Ngành quản trị kinh doanh là gì mà từ trước đến hiện nay nó chưa từng hết hot, cạnh tranh gay gắt để có thể theo học tại một trường đại học? Một nhà quản trị tương lại cần chuẩn bị những gì để làm việc được trong ngành này?

Để trở thành một chuyên viên, trưởng nhóm hay cao hơn là  phó phòng, trưởng phòng, giám đốc, ban giám đốc, hội đồng quản trị (đều gọi nhà quản trị nhưng tùy theo cấp bậc) thì ít nhất bạn đã phải trải qua thời gian học và làm việc vài năm thử thách trong thực tế của ngành quản trị kinh doanh. Vậy học ngành quản trị kinh doanh là gì? Nên học quản trị kinh doanh ở đâu để có đầu đủ kiến thức và kỹ năng để thực chiến trong công việc? Hãy cùng đồng hành với 123job.

I. Nguyên nhân khiến nhiều sinh viên bị thu hút bởi ngành quản trị kinh doanh là gì?

1. Nhu cầu của thị trường đối với ngành quản trị kinh doanh là gì?

quản-trị-kinh-doanh-la-gi

Nhu cầu của thị trường đối với ngành quản trị kinh doanh là gì?

Có thể nói rằng học quản trị kinh doanh là một trong những ngành hay chuyên ngành "hot" nhất đối với sinh viên khối kinh tế. Ngành này cung cấp hầu như tất cả những kiến thức cần có về hoạt động thương mại, tài chính - kinh doanh, kế toán và đặc biệt là kỹ năng quản trị. Chính vì độ bao phủ rộng như vậy nên sau khi ra trường cơ hội nghề nghiệp vô cùng rộng rãi và linh hoạt.

Công việc của người theo học quản trị kinh doanh trải rộng từ hoạt động xuất nhập khẩu, marketing, kinh doanh đến nhân sự, bảo hiểm, tài chính, kế toán. Cầu cho thị trường lao động với các vị trí về quản trị đã và đang không ngừng tăng lên. Nghiên cứu được công bố năm 2019 cho thấy nhân sự làm ngân hàng, tài chính và bảo hiểm có mức lương cao nhất trong khối kinh tế hiện nay. Trong khi đó, marketing cũng là 1 trong 5 ngành có được mức tăng trưởng nhanh nhất và có khă năng tạo ra nhiều cơ hội việc làm nhất.

Một trong những ưu thế khác khi người học theo đuổi sự nghiệp về ngành quản trị kinh doanh là có thể cân nhắc trong việc tự khởi nghiệp hoặc nỗ lực thăng tiến lên các vị trí quản lý cao hơn trong doanh nghiệp. Do đã có nền tảng kiến thức vững vàng mà người qua đào tạo hoàn toàn có thể tự làm quản lý, điều hành và xây dựng lĩnh vực của riêng mình. 

2. Độ dài về thời gian thử việc của người làm trong quản trị kinh doanh là gì?

Thời gian dành cho hoạt động thử việc của người làm trong ngành quản trị kinh doanh thường là 2 tháng theo luật định. Tuy nhiên cũng tùy vào năng lực cá nhân, chính sách doanh nghiệp và vị trí làm việc mà khoảng thời gian này sẽ có sự điều chỉnh để phù hợp. Với những người mới ra trường thì sẽ cần khoảng thời gian dài hơn để làm quen với văn hóa doanh nghiệp, làm quen với số lượng công việc. Nhưng với người đã có kinh nghiệm làm việc thì thời gian này thường là 1 tháng ha 15 ngày; hoặc với người ở trình độ cao cấp thì họ có thể trực tieps đến làm việc.

3. Mức lương khởi điểm của người làm trong nghề quản trị kinh doanh là gì?

Cũng giống như bao công việc khác, mức lương của người ra trường học ngành này cao hay thấp tùy theo năng lực của bản thân và kinh nghiệm làm việc. Theo trang tuyển dụng Glassdoor, ở Mỹ, mức lương trung bình của ngành là 63.388 USD/năm (tương đương với 1,5 tỷ đồng/năm); mức lương khởi điểm thấp nhất vào khoảng 39.000 USD/năm (khoảng 900 triệu đồng/năm).

Tại Việt Nam, lương cứng của nhân viên kinh doanh là từ 3 - 4 triệu đồng/tháng cộng thêm tiền hoa hồng, KPI 

4. Mức lương theo năm kinh nghiệm của người làm quản trị kinh doanh là gì?

quản-trị-kinh-doanh-la-gi-1

Mức lương theo năm kinh nghiệm của người làm quản trị kinh doanh là gì?

Kinh nghiệm là một trong những yếu tố quan trọng dể quyết định mức tiền lương bên cạnh doanh số và các chỉ tiêu KPI khác. Sau nhiều năm làm việc, nhờ vào việc có thể tích luỹ nhiều kinh nghiệm quý giá, hình thành các mối quan hệ tích cực, kết nối và duy trì liên lạc với nhiều khách hàng,... nên thu nhập sẽ tăng lên.

5. Cơ hội sự nghiệp của người học ngành quản trị kinh doanh là gì?

Có rất nhiều vai trò công việc trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Vậy những công việc có thể được đảm nhiệm bởi một người học quản trị kinh doanh là gì? 

  • Nhân viên kinh doanh.

  • Nhân viên bán hàng.

  • Nhân viên tư vấn.

  • Nhân viên bảo hiểm.

  • Chuyên viên tài chính.

  • Chuyên viên phát triển thị trường.

  • Chuyên viên/ Nhân viên marketing.

  • Người tư vấn phát triển kinh doanh.

  • Người làm chủ doanh nghiệp.

  • Người đồng sáng lập công ty.

  • Giám đốc công ty.

  • Doanh nhân.

  • Giám đốc tài chính thương mại.

  • Quản lý dịch vụ doanh nghiệp.

  • Giám đốc điều hành.

  • Giám đốc tài chính.

  • Kiểm soát tài chính.

  • Nhân viên sales admin.

  • Nhân viên quản lý hành chính.

II. Học ngành quản trị kinh doanh ở những cơ sở uy tín nào? 

quản-trị-kinh-doanh-la-gi-

Học ngành quản trị kinh doanh ở những cơ sở uy tín nào? 

Những trường đại học có chương trình đào tạo hàng đầu cho ngành quản trị kinh doanh tại Việt Nam là gì?

Những trường đại học có ngành hay chuyên ngành quản trị kinh doanh uy tín tại Hà Nội:

  • Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

  • Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

  • Đại Học Kinh Tế, Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Những trường đại học có ngành hay chuyên ngành quản trị kinh doanh uy tín tại Hồ Chí Minh:

  • Đại Học Kinh Tế

  • Học Viện Tài Chính

  • Đại Học Quốc Tế, Đại Học Quốc Gia TPHCM

Những trường đại học có ngành hay chuyên ngành quản trị kinh doanh uy tín tại Đà Nẵng, miền Trung:

  • Đại Học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng

  • Đại Học Kiến Trúc Đà Nẵng

III. Thách thức đối với ngành quản trị kinh doanh là gì? 

quản-trị-kinh-doanh-la-gi-3

Thách thức đối với ngành quản trị kinh doanh là gì? 

1. Chất lượng nhân lực trong ngành không đồng đều

Quản trị kinh doanh là ngành đào tạo ở trình độ trung cấp trở lên. Một trong những điều khó khăn với nhân sự trong ngành này đó là trình độ không đồng đều. Người làm phải cạnh tranh rất lớn với những người có bằng cấp chứng chỉ cao hơn và kỹ năng tốt hơn, hoặc thậm chí là người từ ngành khác như marketing, tài chính làm trái ngành chuyển sang.

2. Nhân lực làm trái ngành nghề

Ngành quản trị kinh doanh vô cùng rộng và có nhiều cơ hội việc làm và dẫn đến không tập trung. Có nhiều người học quản trị kinh doanh nhưng ra làm nhân viên tư vấn hoặc telesales. Vấn đề này tạo lên một thực trạng là nhiều bạn trẻ không định hướng được mình có thể làm gì sau khi tốt nghiệp ra trường. 

IV. Những phẩm chất cần có của một người làm quản trị kinh doanh là gì?

quản-trị-kinh-doanh-la-gi-4

Những phẩm chất cần có của một người làm quản trị kinh doanh là gì?

1. Kỹ năng quản lý của người làm quản trị kinh doanh là gì?

Quản lý là kỹ năng quan trọng nhất của một người làm quản trị kinh doanh. Đây là kỹ năng lớn tập hợp của nhiều các kỹ năng khác như: hoạch định, ra quyết định, tổ chức và điều hành doanh nghiệp..

2. Kỹ năng lãnh đạo của người làm quản trị kinh doanh là gì?

Người làm quản trị kinh doanh phải có khả năng dẫn dắt và chỉ đạo tổ chức trong thực hiện công việc, phải là người có tiếng nói để dẫn dắt được tất cả mọi người cùng hướng về một mục đích chung. Kỹ năng lãnh đạo sẽ quyết định phần lớn đến sự thành bại của một kế hoạch dự án. Người lãnh đạo phải là người đưa ra sáng kiến, phản biện nếu chưa hợp lý, lắng nghe, tạo động lực thúc đẩy người khác và xử lý các xung đột,…

3. Xử lý thông tin và năng lực tư duy của người làm quản trị kinh doanh là gì?

Người làm quản trị bắt buộc phải có kỹ năng phân tích và xử lý hệ thống thông tin, phản xạ lại nhanh chóng và một tư duy logic. Nó được sử dụng trong quá trình ra quyết định; phân tích thông tin; giải quyết vấn đề; ra quyết định theo ủy quyền; quyết định ý tưởng đổi mới sáng tạo; hay cải tiến công việc của bản thân và doanh nghiệp.

4. Kỹ năng kỹ thuật của người làm quản trị kinh doanh là gì? 

Đây là việc hiểu rõ về lĩnh vực đang hoạt động kinh doanh. Ví dụ với một nhà quản trị marketing, người làm quản trị phải hoạch định chiến lược phát triển/ kế hoạch kinh doanh, kỹ năng triển khai hoạt động và đo lường, hiệu chỉnh

5. Kỹ năng quan hệ với con người của người làm quản trị kinh doanh là gì?

Kỹ năng quan hệ với con người có thể hiểu là khả năng phối hợp cùng làm việc, thấu hiểu và khuyến khích người cộng tác trong quá trình hoạt động, tạo dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong cả quá trình khi thực hiên công việc.

6. Kỹ năng nhận thức chiến lược của người làm quản trị kinh doanh là gì?

quản-trị-kinh-doanh-la-gi-5

Những phẩm chất cần có của một người làm quản trị kinh doanh là gì?

Kỹ năng nhận thức chiến lược thể hiện ở kỹ năng phân tích, nhạy cảm trong dự báo về những cơ hội và mỗi đe dọa của môi trường kinh doanh trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh có bám sát với thực tế sẽ xảy đến. Kỹ năng này cho phép nhà quản trị được tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế nhất các đe dọa có thể có.

7. Kỹ năng bán hàng và marketing của người làm quản trị kinh doanh là gì?

Việc có thuyết phục được đối tác, nhà tài trợ, người tiêu dùng hay không thể hiện ở khả năng truyền đạt đúng thông tin đến người nhận, qua những công cụ trong marketing như bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp (hoạt động telesale, emai,...), PG, PB,... Chìa khóa ở đây là biết cách nhào nặn linh hoạt và truyền tải đúng những thông điệp hấp dẫn đến đúng đối tượng mục tiêu, từ đó mở ra việc kinh doanh mới, xây dựng mới những dòng doanh thu có lợi nhuận.

8. Kỹ năng quản lý thời gian của người làm quản trị kinh doanh là gì?

Quản lý thời gian giúp cho nhà quản trị sử dụng thời gian một cách năng suất và hiệu quả. Kỹ năng này sẽ giúp nhà quản trị đạt được nhiều lợi ích và dùng thời gian một cách thông minh. Chìa khóa là dùng thời gian hiệu quả và tập trung vào những hoạt động mang lại các giá trị cao nhất cho doanh nghiệp. 

9. Kỹ năng quản lý tài chính của người làm quản trị kinh doanh là gì?

Hoạt động tài chính là áp dụng các kỹ thuật mà cá nhân và doanh nghiệp ứng dụng để quản lý dòng tiền ra và vào, đặc biệt là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí và những rủi ro ở trong các khoản đầu tư hiện tại và tương lai. Chìa khóa ở đây là phải diễn giải được các khoản thu chi và phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng qua các báo cáo tài chính để xác định những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận công ty.

10. Kỹ năng đàm phán của người làm quản trị kinh doanh là gì?

Đàm phán là việc làm của hầu hết mọi người trong cuộc sống, chỉ là vấn đề được nói tới không mang tính kinh tế to lớn nên họ không nhận ra điều ấy. Còn những cuộc đàm phán kinh tế thường có xu hướng khéo léo và sắc sảo hơn. Cuộc đàm phán này đòi hỏi người có kinh nghiệm cần biết phải nói gì, thể hiện gì, khi nào nên và không nên nói, hoặc khi nào nên nhượng bộ hoặc lấy thế thượng phong. Chìa khóa quan trọng ở đây là cần biết tiến lùi gợi mở làm thế nào để phát triển một cuộc đàm phán có lợi cho các bên tham gia hay ít nhất là phía mình không bị thiệt thòi.

V. 4 cách kiểm soát tư duy tốt hơn để trở thành quản trị kinh doanh là gì? 

quản-trị-kinh-doanh-la-gi-6

4 cách kiểm soát tư duy tốt hơn để trở thành quản trị kinh doanh là gì? 

1. Suy nghĩ tích cực đối với người làm quản trị kinh doanh là gì?

Nhà quản trị cần biết được sự quan trọng trong mỗi cử chỉ của họ, mỗi lời nói hay hành động của họ đều được đánh giá bởi người khác nên cần phải kiểm soát hành vi của mình vô cùng cẩn thận.

Mỗi buổi sáng, hãy nhắc nhở bản thân rằng hiện tại và tương lai sẽ phải trải qua rất nhiều cơ hội nhưng quan trọng là phải nắm bắt được chúng. Hãy tập trung theo một cách tích cực vào những việc nằm trong tầm kiểm soát và bỏ qua những điều không thể. Và hãy dẫn dắt bằng cách giúp nhân viên cũng có đượccái nhìn tích cực như vậy.

2. Kiểm soát hành động

Kiểm soát được cảm xúc bản thân sẽ tạo ra những cơ họi tốt hơn cho việc hoạch định kết quả khi xử lý các tình huống khó khăn. Hãy tạm ngưng để suy nghĩ một chút trước khi đưa ra phản ứng với tình huống hay ai đó, để tự xem xét và chắc chắn rằng bạn đã nghĩ về việc cảm xúc và hành động của mình có thể tác động đến người khác và đến cả kết quả của sự việc Nên nhớ rằng, văn hóa của tổ chức sẽ được đánh giá dựa trên suy nghĩ cũng như hành động của từng thành viên trong tổ chức. Do vậy, nhà lãnh đạo đóng vai trò quan trọng để những văn hóa này hình thành trong những nhân viên dưới quyền. 

3. Tập trung vào những cơ hội

Nhà lãnh đạo có thái độ tích cực thường dễ dàng nhìn thấy cơ hội trong mọi tình huống hơn. Bị mất một khách hàng lớn sao? Họ có thể tập trung nguồn lực của mình để đầu tư vào các khách hàng tuyệt vời khác nữa! Một trong những thành viên quan trọng trong đội ngũ rời khỏi công ty hay tổ chức? Những thành viên còn lại sẽ có cơ hội để được tỏa sáng thay vào đó!

4. Tự tạo ra tiềm năng

Người thành công có xu hướng tìm kiếm những cơ hội và phương thức khác nhau mới mẻ và khác biệt để “mở khóa” tiềm năng của chính bản thân. Điều này sẽ liên quan tới việc chấp nhận thực hiện những công việc mang tính rủi ro, kiểm soát được tốt nỗi sợ hãi và có thể biến nó thành sức mạnh.

VI. Sinh viên chuẩn bị gì để trở thành nhà quản trị? 

quản-trị-kinh-doanh-la-gi-7

Sinh viên chuẩn bị gì để trở thành nhà quản trị? 

1. Cơ hội hiện tại cho người học quản trị kinh doanh là gì?

Ở hầu hết các công ty lớn có mặt tại Việt Nam như: Unilever, Coca-Cola, Pepsi, Nestlé, P&G, Maersk, Metro, Prudential, Ernst & Young Việt Nam....  đều muốn tìm kiếm và đào tạo ra cho chính mình những nhà quản trị, lãnh đạo tương lai cho doanh nghiệp mình. 

Với những người trẻ mới ra trường, doanh nghiệp dễ đào tạo hơn vì họ là những người mới, chưa bị tác động bởi nhiều môi trường sai lệch bên ngoài. Hơn nữa, khi được mang đến những phúc lợi như đánh giá đúng năng lực bản thân và được công ty chỉ việc đào tạo thì những người này sẽ rất trung thành.

Đây sẽ là đội ngũ quản lý doanh nghiệp trẻ trung, năng động, nhiều tiềm năng chưa được khai thác, có thể nắm rõ mô hình cũng như lĩnh vực kinh doanh của công ty, là nền tảng cho quá trình gắn bó lâu dài sau này, giảm thiểu tình trạng biến động nhân sự.

2. Yêu cầu cần có ở một người học quản trị kinh doanh là gì?

Tùy theo lĩnh vực hoạt động và loại hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà các vị trí tuyển dụng của họ cũng khác nhau. Hằng năm, Unilever sẽ tuyển dụng từ 15 - 25 cho các vị trí quản lý ở tương lai như: marketing, sales, kế toán, phụ trách chuỗi phân phối, điều hành sản xuất, nhân sự.

Để được tiếp nhận, người ứng tuyển phải trải qua các vòng thi tuyển (hay phỏng vấn) khắt khe, người thi tuyển phải là sinh viên năm cuối của các trường đại học, có kết quả học tập tại đại học đạt loại khá trở lên, giao tiếp tốt bằng tiếng Anh và có các kỹ năng cơ bản của người quản trị và hợp tác nhóm.

VII. Kết luận 

Phía trên là tất cả các kiến thức và cả kỹ năng về quản trị kinh doanh là gì? Học quản trị kinh doanh ở đâu là tốt nhất và tiềm năng phát triển khi theo học ngành quản trị kinh doanh. Mong rằng những điều trên sẽ giúp bạn có được định hướng tốt hơn trong chọn nghành học, chọn nghề làm việc và rèn luyện tốt bản thân để phù hợp với công việc.