Kỹ sư R&D là một trong những ngành nghề có triển vọng lớn nhất trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay. Bạn đã hiểu gì về ngành R&D và công việc của các kỹ sư R&D? Mời bạn đọc cùng 123job đi tìm hiểu tổng quan về nghề R&D nhé.
R&D là gì? Công việc của các kỹ sư R&D là làm gì? Ngành R&D ở Việt Nam có cơ hội việc làm như thế nào? Bạn là người quan tâm đến công việc của bộ phận R&D và muốn tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến ngành nghề này, đừng bỏ lỡ bài viết của chúng tôi vì bạn sẽ mất đi một kênh thông tin đầy đủ nhất về nghề R&D đấy. Vậy thì ngay bây giờ chúng ta cùng đi khám phá những thông tin tổng quan về R&D là gì nhé.
I. R&D là gì?
R&D là gì?
R&D là từ viết tắt của cụm từ tiếng anh Research & Development, được dịch ra là nghiên cứu và phát triển - một trong những chìa khóa thành công của các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới.
Công việc của phòng R&D bao gồm việc đầu tư, tiến hành và mua hoặc bán các công trình nghiên cứu, sản phẩm công nghệ mới phục vụ cho quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.
Công tác nghiên cứu và phát triển của bộ phận R&D cũng nhằm khám phá ra những tri thức mới về các sản phẩm, quá trình và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của con người, sau đó áp dụng những công trình đó để tạo ra các sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trường tốt hơn.
Bộ phận R&D là làm gì - họ làm những công việc trong quy trình công nghệ để phục vụ cho mục tiêu và chức năng quan trọng của các công ty tiên tiến, công ty đa quốc gia (TNCs) tiên phong trong lĩnh vực công nghệ trên thế giới. Phòng R&D của mỗi doanh nghiệp có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển sản phẩm; Cải tiến nội địa hóa công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; Nghiên cứu và thay thế dần các bước sản xuất và công nghệ phù hợp nhằm tăng năng suất lao động và hàm lượng công nghệ trên các sản phẩm; Nghiên cứu nội địa hóa một số vật tư nhằm nâng cao giá trị gia tăng và chủ động trong sản xuất với chi phí hợp lý với mục đích đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng.
II. Chức năng của R&D
Bạn có từng thắc mắc phòng R&D là làm gì hay chức năng của phòng R&D là gì? Tại các tập đoàn đa quốc gia, chức năng của phòng R&D không chỉ giới hạn ở việc cho ra đời sản phẩm mới mà với mỗi bộ phận R&D chuyên nghiệp thường phải “bao sân” đồng thời nhiều chức năng khác nhau, điển hình là bốn chức năng chính dưới dây:
1. Nghiên cứu - phát triển sản phẩm (Product R&D)
Nghiên cứu - phát triển sản phẩm
Đây là chức năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm đơn giản nhất nhằm cho ra đời những “tác phẩm” có thiết kế, chất liệu, và công dụng mới phục vụ nhu cầu của người dùng ngày càng tốt hơn. Chẳng hạn, sản phẩm mới bứt phá hơn công thức truyền thống là nước mắm làm từ cá hồi, bột nêm làm từ rong biển, trà thảo mộc đóng chai tiện dụng và sản phẩm cửa nhựa uPVC…
Hoạt động của phòng R&D thường chú trọng nhiều đến công thức tạo ra sản phẩm, thành phần cấu tạo, màu sắc, hương vị, chất liệu và kiểu dáng bắt mắt của sản phẩm. Ngoài ra, Product R&D còn bao gồm cả việc nghiên cứu, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm đang bán trên thị trường.
Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, chức năng Product R&D tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển các dịch vụ đặc biệt với nội dung mới, đem lại lợi ích và trải nghiệm thú vị cho người dùng. Ví dụ như các tour du lịch đến những địa điểm mới, có các chương trình vui chơi đặc sắc phù hợp với mọi lứa tuổi…
2. Nghiên cứu - phát triển bao bì (Packaging R&D)
Với một số doanh nghiệp, đặc biệt là những công ty có sản phẩm là các loại hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), bộ phận R&D có chức năng nghiên cứu, phát triển các loại chất liệu bao bì mới phù hợp với thị trường.
Ví dụ một công ty trong ngành đồ ăn nhanh tung ra các sản phẩm cafe đóng chai uống liền, vậy là bao bì sản phẩm buộc phải làm từ chất liệu chịu nhiệt mà không bị biến dạng, không có chất độc hại. Bộ phận R&D của doanh nghiệp đó có nhiệm vụ nghiên cứu để chọn một loại chất liệu phù hợp với các tiêu chí đưa ra và phải có chi phí hợp lý nhất cho sản phẩm này.
Tuy nhiên, một vài doanh nghiệp không có đủ nguồn nhân lực nên việc nghiên cứu các kiểu dáng đặc biệt, trình bày cấu trúc sản phẩm và màu sắc của bao bì sản phẩm cũng là một nhiệm vụ của phòng R&D Packaging.
Bộ phận Packaging R&D đóng góp rất lớn vào thành công trong việc tiêu thụ sản phẩm của các công ty. Đôi khi, chỉ cần chất liệu bao bì sản phẩm được thay đổi với tiêu chí thân thiện môi trường, trong khi vẫn giữ nguyên thành phần, chất lượng, số lượng của mỗi sản phẩm thì mức tiêu thụ sản phẩm đã có sự thay đổi tăng lên rõ rệt. Dòng sản phẩm mì ăn liền là một ví dụ điển hình khi sử dụng bao bì nhựa thay cho bao bì giấy dễ gây ẩm mốc, kể từ đó sản phẩn tiêu thụ được nhiều hơn và cạnh tranh ngang ngửa với các sản phẩm của nước ngoài, dù chất lượng bên trong của sản phẩm vẫn chưa thay đổi nhiều.
3. Nghiên cứu - phát triển công nghệ (Technology R&D)
Nghiên cứu - phát triển công nghệ
Technology R&D là gì? Đây là bộ phận chuyên nghiên cứu, tìm kiếm công nghệ sản xuất, chế biến tối ưu cho sản phẩm để phù hợp với chất lượng và giá thành trên thị trường. Ví dụ như công nghệ lên men tự nhiên hoàn toàn khác và an toàn hơn công nghệ thủy phân bằng axit trong sản xuất nước tương, công nghệ sản xuất sản phẩm mới là bia tươi khác với bia “luộc” và nhiều công nghệ chế biến sản phẩm khác.
Technology R&D không chỉ tự tạo ra công nghệ của riêng mình mà còn phải nghiên cứu bí quyết công nghệ của đối thủ cạnh tranh với mục đích bắt chước hoặc phát triển công nghệ mới cho mình.
4. Nghiên cứu - phát triển quá trình (Process R&D)
Bản chất của chức năng Process R&D là công việc nghiên cứu, tìm kiếm các quá trình sản xuất, chế biến, vận hành, và phối hợp một cách tối ưu nhất, được thể hiện qua các giai đoạn sản xuất cụ thể mang tính ứng dụng cao, đem lại hiệu quả và hiệu suất cao cho bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.
Chẳng hạn như việc nghiên cứu, phát triển quy trình sản xuất (đối với sản phẩm), quy trình phục vụ (đối với dịch vụ) và các quy trình vận hành (đối với máy móc)… Chức năng Nghiên cứu - phát triển quá trình có thể được xem là hoạt động nghiên cứu - phát triển “phần mềm” của sản phẩm, nó hoàn toàn khác so với phát triển với “phần cứng” là chất liệu, bao bì sản phẩm, công nghệ sản xuất, chế biến…
Nhiệm vụ nghiên cứu - phát triển “phần mềm” này thường bị các doanh nghiệp nhỏ xem nhẹ hoặc bỏ qua vì nó khá tốn kém, trong khi hiệu quả mà nó mang lại còn cao hơn cả “phần cứng”. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ, việc nghiên cứu - phát triển quy trình phục vụ mang ý nghĩa hết sức quan trọng, nó có tính quyết định trong sự thành - bại của doanh nghiệp khi ra mắt loại hình dịch vụ mới.
Như vậy để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, bộ phận R&D không thể không kết hợp các chức năng một cách khoa học, hợp lý cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp.
III. Yêu cầu công việc nghề R&D
1. Kiến thức nền tảng
Mỗi nhân viên phòng R&D đều phải có kiến thức nền tảng vững vàng về chuyên ngành cũng như kinh nghiệm thực chiến. Cụ thể các yêu cầu về kiến thức cho một nhân viên R&D như sau:
- Tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành có liên quan như công nghệ thực phẩm, chế biến, chế tạo...
- Có kinh nghiệm trong việc làm nghiên cứu, phát triển sản phẩm với dòng sản phẩm bất kỳ.
- Biết sử dụng thành thạo các thiết bị đo lường, các phần mềm thiết kế bao bì sản phẩm và biết đọc bản vẽ kỹ thuật (Có thể đào tạo thêm).
- Có kiến thức và hiểu biết về kỹ thuật nghiên cứu phòng thí nghiệm khoa học.
2. Kỹ năng nghề nghiệp
Kỹ năng nghề nghiệp ngành R&D là gì - là các kỹ năng vô cùng quan trọng để nhân viên R&D có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất. Cụ thể nhân viên phòng R&D cần các kỹ năng mềm sau:
- Thành thạo tin học văn phòng: Nhân viên R&D cần có kỹ năng tin học văn phòng tốt, để có thể tìm kiếm, thu thập và lưu trữ các kết quả nghiên cứu một cách đơn giản và nhanh chóng.
- Hiểu biết về các nghành nghề: Vốn hiểu biết tốt đa dạng các nghành nghề và các sản phẩm sẽ giúp nhân viên booh phận R&D có nhiều ý tưởng thiết kế những sản phẩm mới hữu ích hiệu quả nhất.
- Kỹ năng giao tiếp: Nhân viên R&D thường sẽ không làm việc độc lập mà phải làm việc nhóm liên tục vì vậy rất cần kỹ năng giao tiếp tốt để phối hợp công việc hoàn hảo. Ngoài ra kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ cũng vô cùng quan trong. Nó giúp nhân viên ngành R&D có thể hiểu được các ý muốn của khách hàng ngoại quốc và đọc các sản phẩm, thiết bị nhập ngoại.
- Khả năng chịu đựng áp lực công việc: Áp lực công việc của ngành R&D cực kỳ cao mặc dù họ được làm việc trong một môi trường năng động, chuyên nghiệp. Nhân viên R&D phải là người có thể chịu đựng những áp lực, căng thẳng từ công việc, từ cấp trên. Điều này vô cùng quan trọng vì họ sẽ được cấp trên yêu cầu nghiên cứu, thiết kế sản phẩm với deadline vô cùng ngắn và phải đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Có lẽ với mọi ngành nghề thì việc chạy deadline luôn là mệt mỏi và căng thẳng nên để trở thành nhân viên R&D thì đòi hỏi người làm cần đáp ứng được yêu cầu này.
IV. Triển vọng nghề R&D
Triển vọng ngành R&D ở Việt Nam hiện nay là cực kỳ cao, trong khá nhiều các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp liên doanh đều phát triển phòng R&D cho đơn vị mình. Điển hình như các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như: FPT, Viettel, Vinamilk, Samsung, LG, Panasonic… đang xây dựng bộ phận R&D theo mô hình hiện đại đạt chuẩn của thế giới.
Trên các website tìm việc làm online, có rất nhiều công ty, tập đoàn lớn đang có nhu cầu tuyển dụng nhân viên R&D với các tiêu đề như: “Tuyển nhân viên phát triển sản phẩm”, “Tuyển kỹ sư nghiên cứu và phát triển”. Có thể thấy cơ hội việc làm của ngành R&D rất nhiều và chất lượng. Hầu hết các tập đoàn, doanh nghiệp lớn nào cũng đều có những dự án thiết kế, sản phẩm mới “dài hơi” cần ra mắt trong tương lai nên nhu cầu tuyển dụng lực lượng kỹ sư R&D có chất lượng là cực kỳ lớn.
Vì thế nếu bạn còn đang phân vân trong việc chọn ngành nghề thì hãy mạnh dạn mà lựa chọn ngành R&D để thỏa đam mê và mong muốn trở thành kỹ sư R&D ngay và luôn nhé. Muốn trở thành nhân viên R&D có tay nghề cao, kỹ năng tốt thì ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, bạn cần đầu tư thời gian tham gia các chương trình nghiên cứu về chuyên ngành R&D để “thu nạp” cho mình những kiến thức, nền tảng thật vững chắc trong nghề này.
V. Mức lương của nghề R&D
Mức lương của kỹ sư R&D ở Việt Nam đang dao động trong khoảng từ 8 đến 20 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào số năm thâm niên và năng lực làm việc của người kỹ sư hoặc cũng có thể phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Đặc biệt với vị trí trưởng nhóm R&D tại các doanh nghiệp, có nhiều kinh nghiệm làm việc và năng lực tố thì mức lương có thể tính bằng vài ngàn đô mỗi tháng và cùng với đó là rất nhiều chế độ đãi ngộ rất hấp dẫn khác như BHXH, BHYT...
VI. Ưu - nhược điểm nổi bật của nghề
Ưu - nhược điểm nổi bật của nghề R&D
Mỗi ngành nghề đều có ưu - nhược điểm riêng biệt, ngành R&D ở Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vậy Ưu - nhược điểm của ngành R&D là gì?
1. Ưu điểm
- Bằng sáng chế: Hoạt động nghiên cứu và Phát triển sản phẩm, dịch vụ thành công giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội sở hữu bằng sáng chế cấp quốc gia, quốc tế cho những dịch vụ và sản phẩm mới. Bằng sáng chế được coi là phương tiện giúp doanh nghiệp nâng cao thương hiệu cá nhân, định hình vị trí trên thị trường một cách nhanh nhất, uy tín nhất và lưu giữ được mức lợi nhuận lâu dài.
- Chi phí: Khi hoạt động R&D thành công, nó tác động lớn đến việc cắt giảm chi phí bỏ ra cho quy trình sản xuất cũ, tối ưu chi phí cho quy trình mới. R&D có thể mang lại cho công ty một quy trình sản xuất mới, ít tốn kém hơn và đồng thời tăng biên lợi nhuận, nâng cao tính cạnh tranh với sản phẩm của đối thủ.
- Tài chính: Doanh nghiệp đôi khi sẽ cần gây quỹ cho một hoạt động nhất định, R&D thành công là cách chứng minh tốt nhất về tầm nhìn và tiềm năng sẵn có doanh nghiệp đó. Tính khả năng linh hoạt về sáng tạo và đổi mới sản xuất của hoạt động R&D của doanh nghiệp sẽ thu hút nhà đầu tư rót vốn nhanh hơn và nhiều hơn.
- Tuyển dụng: Sự sáng tạo trong sản xuất chưa bao giờ ngừng lại và luôn thu hút những nhân tài trong ngành. Vậy vai trò của R&D là gì trong hoạt động tuyển dụng? Nếu thực hiện R&D thành công, doanh nghiệp sẽ là trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều ứng viên xuất sắc cho vị trí mà doanh nghiệp tuyển dụng.
2. Nhược điểm
- Chi phí cao: Để thực hiện được R&D thành công, doanh nghiệp cần bỏ ra một khoản chi phí khá lớn để thiết lập, duy trì hoạt động của bộ phận R&D hiện tại và tương lai. Không phải công ty, doanh nghiệp nào cũng có đủ tiềm lực tài chính để duy trì một phòng R&D mạnh và hoạt động tối ưu như vậy.
- Thời gian: Sau khi thành lập bộ phận R&D và đi vào hoạt động, kết quả mà bộ phận này mang lại sẽ ngay lập tức có hiệu quả mà phải mất thời gian khá lâu để PR sản phẩm và chờ đợi sự tiếp nhận của thị trường. Đây được coi là rủi ro khá lớn đối với những doanh nghiệp nhỏ vì sẽ mất khá nhiều thời gian chết và tốn một khoản đầu tư lớn trong thời gian dài chờ đợi.
- Kết quả không chắc chắn: Trong hoạt động R&D không phải lúc nào cũng suôn sẻ, đôi khi sản phẩm mới được nghiên cứu ra không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và không được thị trường chấp nhận. Khi đó công việc nghiên cứu buộc phải dừng lại và mất thêm thời gian để bắt đầu với một ý tưởng mới.
- Điều kiện thị trường: Thị trường luôn tiềm ẩn nhiều những thách thức lớn yêu cầu doanh nghiệp phải trực tiếp đối mặt. Vì vậy nguy cơ đối với sự nghiên cứu và phát triển sản phẩm chính là sự xuất hiện sớm hơn của một dòng sản phẩm mới có tính năng tương ứng hoặc vượt trội hơn sản phẩm của mình.
Để đạt được thành công trong thị trường R&D, mọi doanh nghiệp đều cần phải tiên lượng trước những rủi ro sẽ xảy ra trong tương lai. Một khi đã quyết định thực hiện nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm mới thì doanh nghiệp phải bảo đảm có mọi phương án ứng phó kịp thời với những thách thức ở phía trước.
VII. Kết luận
Như vậy, chúng tôi vừa chia sẻ với bạn thông tin cơ bản về R&D là gì và các kiến thức cần thiết liên quan đến ngành R&D ở Việt Nam mà bạn nên biết. Hy vọng bài viết trên của 123job sẽ là sự tham khảo hữu ích dành cho tất cả các bạn đã và đang nuôi dưỡng đam mê trở thành kỹ sư R&D chuyên nghiệp.