Nguồn vốn ODA là gì? Đặc điểm của nguồn vốn ODA? Những ưu nhược điểm của nguồn vốn ODA là gì? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cáp cho bạn tất cả những thông tin cần thiết về nguồn vốn ODA.
Đối với những người làm lĩnh vực kinh doanh thì thuật ngữ ODA đã quá quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Vậy ODA là gì? Đặc điểm của ODA như thế nào? Những ưu nhược điểm của ODA là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
I. ODA LÀ GÌ?
1. Khái niệm ODA là gì?
Nguồn vốn ODA là gì?
ODA viết tắt của cụm từ Official Development Assistance là một thuật ngữ kinh tế mang ý nghĩa hỗ trợ phát triển chính thức, là viện trợ của chính phủ để thúc đẩy kinh tế phát triển và phúc lợi của các nước đang phát triển. Nguồn hỗ trợ đó có thể được cung cấp từ nhà tài trợ cho người nhận hoặc chuyển qua một cơ quan phát triển đa phương như Liên hiệp quốc và Ngân hàng Thế giới. Các khoản tài trợ, các khoản vay hoặc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật được gọi chung là các khoản viện trợ. Những nước và vùng lãnh thổ đang phát triển mà được OECD duy trì danh sách sẽ được tính là ODA. ODA là biện pháp chủ yếu được sử dụng trong thực tế tất cả các mục tiêu viện trợ và đánh giá hiệu suất viện trợ.
2. Vốn ODA là gì?
Thông qua khái niệm, ta có thể hiểu nguồn vốn ODA là những nguồn tiền từ chính phủ, các cơ quan chính thức và kể cả những cơ quan phi chính phủ. Rất nhiều công trình xây dựng của nước ta có vốn ODA là sân bay Nội Bài T1, cầu Nhật Tân,... và vốn ODA của các công trình này đều từ Nhật Bản.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGUỒN VỐN ODA
Đặc điểm của nguồn vốn ODA
1. Nguồn vốn hợp tác phát triển
ODA được coi là nguồn vốn hợp tác phát triển vì nó là một hình thức hợp tác giữa chính phủ với các nước phát triển, các nước đang phát triển hoặc các nước chậm phát triển. . Nó được coi là khoản viện trợ không hoàn lại hoặc khoản vay với những điều kiện ưu đãi để các quốc gia cùng nhau phát triển.
Không chỉ viện trợ một khoản tiền, cho vay với chính sách ưu đãi mà còn cung cấp hàng hóa, chuyển giao những hình thức khoa học kỹ thuật tiên tiến,... Và bên nhận viện trợ khi ấy phải có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn đó vào các kế hoạch để phát triển kinh tế xã hội, xây dựng các cơ sở hạ tầng,... giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển và nâng cao đời sống của người dân.
2. Nguồn vốn có nhiều ưu đãi
Như đã nói ở trên nó còn là hình thức cho vay với những chính sách ưu đãi như mức lãi suất thấp hoặc thậm chí là 0% nếu đó là ngân hàng thế giới. Vì mục đích hỗ trợ các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển nên ODA luôn có ưu đãi vượt trội hơn so với bất kỳ khoản vay nào như: thời hạn vay dài với mức lãi suất thấp,...
3. Đi kèm một số điều kiện ràng buộc
Khi cho vay thì các nước cho vay cũng có những điều kiện ràng buộc nhất định đối với bên vay. Vì các nước phát triển vừa muốn đạt được những mục đích chính trị vừa muốn mở rộng phát triển nền kinh tế nên những khoản vay bao giờ cũng đi kèm những điều kiện nhất định.
III. CÁC LOẠI VỐN ODA HIỆN NAY
Phân loại nguồn vốn ODA
1. Viện trợ không hoàn lại
Viện trợ không hoàn lại được hiểu là hình thức vay vốn mà nước vay không phải hoàn trả lại cho bên cho vay. Hình thức cho vay này cũng có mục đích riêng của nó là các nước cho vay sẽ trở thành nhà thầu của dự án mà các nước vay sử dụng nguồn vốn vào đó theo thỏa thuận của hai bên.
2. Viện trợ có hoàn lại
Viện trợ có hoàn lại là vay vốn với hình thức lãi suất thấp và có một khoảng thời gian để trả nhất định. Tín dụng ưu đãi đang chiếm một phần lớn tỷ trọng lớn trong vốn ODA trên thế giới và không được sử dụng vào các mục đích xã hội mà chủ yếu được sử dụng cho các dự án xây dựng. Các điều kiện ưu đãi thường bao gồm như sau:
- Lãi suất thấp
- Thời gian trả nợ dài
- Có khoảng thời gian cụ thể để trả nợ, trả lãi.
3. Vốn ODA hỗn hợp
Vốn ODA hỗn hợp là loại ODA kết hợp giữa viện trợ không hoàn lại và viện trợ có hoàn lại. Nguồn vốn này sẽ giúp các nước vừa phát triển được môi trường xã hội, vừa xây dựng được những cơ sở hạ tầng tốt giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
IV. PHÂN TÍCH ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VỐN ODA
Ưu nhược điểm của nguồn vốn ODA
1. Ưu điểm của vốn ODA
Vì ODA là nguồn vốn phát triển nên nó có rất nhiều ưu điểm và cụ thể những ưu điểm ấy như sau:
- Mức lãi suất thấp hơn rất nhiều so với các khoản vay khác, thường dao động ở dưới mức 2-3%, và có thể là 0% nếu đó là ngân hàng thế giới
- Thời gian cho vay và thời gian ân hạn vay tương đối dài, khoảng 20 - 40 năm nếu phải hoàn trả và 8 - 10 năm nếu ân hạn vay
- Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thường thấp nhất là 25% trong tổng vốn ODA
- Đối với các nước chậm phát triển thì ODA chính là nguồn vốn rất quan trọng để họ ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.
2. Bất lợi khi nhận vốn ODA
Mặc dù vốn ODA có nhiều lợi ích như vậy nhưng chúng ta cũng sẽ gặp phải rất nhiều bất lợi khi nhận vốn ODA bởi những nước cho vay thường họ sẽ có chính sách và hướng đi riêng để mở rộng thị trường, phát triển kinh tế. Chính điều đó cũng đã ảnh hưởng một phần đến các nước nhận nguồn vay đó.
- Về kinh tế, các nước vay sẽ phải gỡ bỏ các loại thuế đối với các nước cho vay và được yêu cầu phải mở cửa thị trường bảo hộ cho các danh mục hàng hóa mới của các nước cho vay. Hoặc các nước cho vay sẽ yêu cầu cho phép họ đầu tư vào các lĩnh vực hạn chế nhưng có khả năng sinh lời cao
- Nguồn vốn ODA từ những nước phát triển cung cấp cho các nước chậm phát triển thường yêu cầu mua thêm các thiết bị dù nó không cần thiết cho các nước chậm phát triển
- Ngoài ra, các nước cung cấp vốn ODA còn có điều kiện là các nước vay phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hóa authentic, dịch vụ do họ sản xuất.
- Do tác động của tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị của vốn ODA phải hoàn lại tăng lên thì chính là một điều bất lợi đối với các nước nhận ODA.
V. NHỮNG THÔNG TIN BẠN CẦN BIẾT VỀ DỰ ÁN VỐN ODA
1. ODA hỗ trợ các dự án bị lãng quên
Các nước đang phát triển sẽ phải tiếp cận được với y tế, giáo dục, chống biến đổi khí hậu,... để phát triển và vì sự ổn định quốc tế. Tuy nhiên các dự án tập trung vào các vấn đề này thường bị lãng quên vì người ta thấy chúng quá rủi ro và đặt mức độ ưu tiên thấp. Và khi đó vốn ODA chính thức có tác dụng và được sử dụng để thay đổi các dự án đã bị lãng quên và đã giúp định hướng lại nền kinh tế cho các nước đang phát triển và chậm phát triển
2. Không phụ thuộc hoàn toàn vào các khoản hỗ trợ
Các quốc gia tài trợ đã giúp các nước nhận ODA kiếm được một khoản tiền lớn và đây thực chất là hình thức tài trợ nhưng lại không phải là cách duy nhất mà viện trợ được cung cấp. Các khoản đóng góp được tính như là một phần của ODA và nó cũng bao gồm nhận người tị nạn từ các nước đang phát triển, miễn học phí cho các nghiên cứu sinh tại một số quốc gia hay là chi phí cho một số hoạt động giữ gìn hòa bình và xóa một số khoản nợ.
3. Quốc gia không phải là người chơi duy nhất
Trong thuật ngữ viện trợ phát triển thì viện trợ song phương được cung cấp bởi các quốc gia thông qua các khoản đóng góp của các chương trình cơ quan quốc tế. Các ngân hàng phát triển khu vực cũng đóng góp một vai trò rất quan trọng bên cạnh các ngân hàng đa phương.
4. Viện trợ công cộng chỉ là một phần của tài trợ phát triển
Khoản tiền dành cho dự án ODA chỉ là một phần trong số các khoản tiền phân phối trên thế giới. Viện trợ công cộng sẽ bao gồm tất cả các khoản tài trợ công cộng cho các nước đang phát triển. Tài trợ này làm phức tạp hóa việc ước tính các khoản tiền có liên quan.
VI. KẾT LUẬN
Qua bài viết trên bạn đã hiểu được ODA là gì, những đặc điểm của vốn ODA và những ưu nhược điểm khi nhận ODA. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích đối với những ai đang muốn tìm hiểu về ODA.