Sales executive những năm gần đây trở thành một ngành nghề cực “hot” trên thị trường tuyển dụng. Tuy vậy, khá nhiều người gặp khó khăn trong việc phân biệt nó với vị trí Sales Manager. Cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé…

Trước khi tìm hiểu về Sales Executive là chức vụ gì, nó khác gì so với Sales Manager, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm cơ bản về Sale. Trong lĩnh vực kinh doanh hay bán hàng thì Sale luôn là một trong những bộ phận chủ lực, tới mức không thể thiếu trong từng khâu công việc. 

Để một sản phẩm có thể đến được tay khách hàng với đầy đủ những giá trị tốt nhất, thì ngoài yếu tố cơ bản là hành vi và nhu cầu mua hàng từ người mua, doanh nghiệp bắt buộc phải  thực hiện Sale để thu về được cho mình những giá trị lợi nhuận nhất định. Nếu bạn là một Sales Executive hay Sales Manager, dù đơn vị chỉ vừa mới chập chững khởi nghiệp hay một công ty đã vững chắc, thì tuyệt đối phải có và đẩy mạnh quá trình lập ra chiến lược tiếp cận những đối tượng khách hàng tiềm năng.

Hiện nay có rất nhiều mô hình kinh doanh khác nhau được ra đời, với các loại hình sản phẩm phong phú, hướng tới nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, nên nhu cầu tuyển dụng Sales Executive và Sales Manager là cực kỳ cao, dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực ngành này.

Để tìm hiểu về sự khác biệt giữa 2 vị trí này, chúng ta không thể không biết rõ thông tin của chúng. Vậy Sales Executive nghĩa là gìSales executive là chức vụ gì? Sự quan trọng đối với từng doanh nghiệp của Sales Executive là gì? Bài viết sau sẽ đem tới cho bạn cái nhìn đầy đủ nhất để có thể phân biệt rõ ràng những đặc điểm khác nhau của Sales Manager và Sales Executive là gì...

I. Sales Executive 

1. Khái niệm Sales Executive 

Sales executive là gìSales executive nghĩa là gì? Sales Executive là chức vụ gì?

Để tìm hiểu sales executive nghĩa là gì hay sales executive là chức vụ gì trong một doanh nghiệp, chúng ta cùng xem khái niệm sales executive là gì nhé… Sales Executive thực ra là một vị trí cấp cao của phòng kinh doanh hay có thể nói đó chính là một chuyên viên kinh doanh trong các doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của vị trí này là điều hành và quản lý công việc kinh doanh theo từng khu vực, áp dụng kinh nghiệm quản lý và thực hiện chỉ đạo bổ nhiệm của cấp trên.

Vai trò của sales executive là gì hay các nhiệm vụ của sales executive nghĩa là gì? Tất nhiên, như nhiều chức năng Sale khác, vai trò của sales executivelà bán càng nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ của công ty họ càng tốt. Như vậy, họ có một phần rất quan trọng để đóng góp vào thành công của cả doanh nghiệp.

Nhiệm vụ chính của sales executive là bán các mặt hàng tiêu dùng nhanh như văn phòng phẩm, đồ dùng gia dụng như máy giặt, mặc hàng vật tư công nghiệp như máy móc hạng nặng, phần mềm hệ thống máy tính và dịch vụ như bảo hiểm, du lịch,….

Khách hàng của sales executive khá linh hoạt, có thể là doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) hoặc doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), trong đó bao gồm nhà bán buôn, nhà bán lẻ, nhà sản xuất, doanh nghiệp và cá nhân.

2. Chức năng của Sales Executive trong doanh nghiệp

Sales executive là chức vụ gì hay chức năng trong doanh nghiệp của Sales Executive là gì
Công việc của một sales executive hay còn gọi là chuyên viên kinh doanh chính là bao gồm tất cả những công việc, hoạt động liên quan đến kinh doanh nhằm mục đích đem đến doanh thu cho doanh nghiệp. Cụ thể bào gồm các công việc như sau:

  • Sales executive phải tiến hành nghiên cứu thị trường để xác định khả năng bán hàng và đánh giá nhu cầu của khách hàng
  • Tích cực tìm kiếm cơ hội bán hàng mới thông qua gọi điện thoại, liên lạc trực tuyến và phương tiện truyền thông xã hội cũng là một trong số công việc quan trọng của sales executive
  • Thiết lập các cuộc họp với khách hàng tiềm năng và lắng nghe mong muốn và mối quan tâm của họ
  • Chuẩn bị và cung cấp các bài thuyết trình phù hợp về các sản phẩm và dịch vụ
  • Tạo đánh giá và báo cáo thường xuyên với dữ liệu bán hàng và tài chính
  • Đảm bảo có sẵn hàng để bán và trình diễn
  • Tham gia thay mặt công ty trong các triển lãm hoặc hội nghị
  • Đàm phán / đóng giao dịch và xử lý các khiếu nại hoặc phản đối
  • Sales executive phải biết phối hợp với các thành viên trong nhóm để đạt được kết quả tốt hơn
  • Thu thập phản hồi từ khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng và chia sẻ với các nhóm nội bộ

3. Quyền hạn của Sales Executive 

Khi đã hiểu Sales Executive là chức vụ gì trong doanh nghiệp, có lẽ bạn đã mường tượng được quyền hạn của Sales Executive là gì. Đối với vị trí này, quyền hạn được xác lập thông qua các công việc như sau:

  • Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, ý tưởng và chiến lược kinh doanh hàng tháng, hàng quý theo từng vùng mà mỗi Sales Executive phụ trách
  • Tiến hành quản lý và triển khai kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cho các nhân viên
  • Phân chia công việc cho nhân viên kinh doanh(không phải chuyên viên) 

Xem thêm: Kỹ năng công việc của nhân viên Sale Manager không thể thiếu

4. Mức lương của Sale Executive

Mỗi công việc đều có những đặc thù và tính chất riêng và công việc của Sale Executive cũng như vậy, ngoài lương cứng thì Sale Executive còn được hưởng thêm phần trăm hoa hồng dựa trên doanh số mà họ đem về cho doanh nghiệp/công ty/tập đoàn. 

Chính vì vậy, mức lương của Sale Executive không cố định, nếu ký được nhiều hợp đồng hay bán được nhiều sản phẩm thì mức lương của Sale Executive sẽ rất cao. 

Dựa theo công cụ tra cứu lương của 123job.vn mức lương trung bình của một chuyên viên kinh doanh sẽ giao động từ 5 – 15 triệu đồng/tháng. Mức lương này có thể tăng gấp đôi nếu như bạn kí được nhiều hợp đồng hoặc bán được nhiều sản phẩm/dịch vụ của công ty.

II. Sales Manager

Sales executive nghĩa là gì thì đã rõ, đã đến lúc chúng ta tìm hiểu tới vị trí cũng không kém phần quan trọng trong bộ máy doanh nghiệp - Sales Manager.

1. Khái niệm Sales Manager 

sales manager là ai
Sales manager là ai? Sales executive là gì? Sales executive là chức vụ gì?

Sales Manager còn được biết đến với tên gọi đơn thuần hơn là Trưởng phòng kinh doanh hay giám đốc kinh doanh của một doanh nghiệp, vị trí này được coi là đầu mối quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Đồng thời, Sales Manager cũng là nhân vật “cầm trịch” khâu phát triển thị trường, triển khai các kế hoạch kinh doanh, đón đầu các xu thế kinh doanh “hot” giúp nâng cao từng milimet trong sự hài lòng của người dùng.

2. Chức năng của Sales Manager trong doanh nghiệp

  • Đảm bảo hoàn thành các mục tiêu về doanh thu như: Thiết lập các mục tiêu kinh doanh theo yêu cầu của Giám đốc bán hàng và ban lãnh đạo, bao gồm: dự đoán và phát triển các chỉ tiêu kinh doanh định kỳ cho khu vực; lập kế hoạch dự án doanh số và lợi nhuận cho các sản phẩm hiện có và sản phẩm mới. 
  • Thực hiện các chương trình kinh doanh nội địa bằng việc phát triển các kế hoạch xúc tiến và hành động. Duy trì số lượng hàng hóa, sản phẩm kinh doanh, kết hợp hợp lý các sản phẩm và giá bán nhằm giữ và ổn định mức cung cầu hiện thời, thay đổi khuynh hướng, đường lối kinh doanh và đối thủ cạnh tranh. Thiết lập và điều chỉnh, xây dựng các mức giá bán bằng việc kiểm tra giá cả, sự cạnh tranh, cung cầu. Cuối cùng là cân đối chỉ tiêu doanh thu cho từng kênh bán hàng.
  • Khác với Sales Executive, Sales Manager cần phải quản trị đội ngũ chào hàng: Huấn luyện nhân viên kinh doanh chào hàng, Tiến hành thiết lập và áp dụng các tiêu chuẩn về kết quả hoạt động, Phát triển kỹ năng cho các nhân viên kinh doanh chào hàng, Khuyến khích và đánh giá các nhân viên kinh doanh chào hàng.
  • Quản trị hành chính - Đây cũng là một trong số những đặc điểm khác với Sales Executive: Quản trị hành chính văn phòng bán hàng, Tăng cường thực hiện chính sách của công ty và giao thiệp với nhân viên kinh doanh tại khu vực hoạt động, Phối hợp các hoạt động khác của công ty, Phân công viết báo cáo và Tổ chức các cuộc họp. Quản lý và sử dụng hiệu quả thiết bị, tài sản được bàn giao, đề xuất ý kiến sửa chữa, thay thế hoặc thanh lý với công ty.
  • Tiếp thị: Phát triển các công việc kinh doanh mới, Dự báo Thu nhập cho doanh nghiệp định kỳ và đánh giá thông tin về cạnh tranh, về khách hàng và thị trường, Bán hàng trực tiếp cho khách hàng, Tự mình bán hàng cho khách hàng tiềm năng, Gọi điện thoại hoặc liên lạc trực tuyến để bán hàng cùng với các nhân viên chào hàng.
  • Trách nhiệm về tài chính của Sales Manager hơn so với Sales Executive: Là người lập kế hoạch dự toán ngân quỹ trình Giám đốc bán hàng xem xét. Thực hiện theo kế hoạch sử dụng ngân quỹ của công ty.

3. Quyền hạn của Sales Manager

  • Quyền hạn của Sales Manager khác với Sales Executive là gì? Sales Manager là người trực tiếp nắm quyền tuyển dụng, kỷ luật, khen thưởng, mức lương, điều động, cấp phép cho nhân viên bán hàng, cửa hàng trưởng và đội ngũ giám sát bán hàng.
  • Đồng thời, Sales Manager còn là người đề xuất các chiến lược kinh doanh của công ty.
  • Quyết định phân chia chỉ tiêu doanh số bán hàng cho các đơn vị trực thuộc, các nhân viên kinh doanh, Sales Executive
  • Tiếp nhận và điều động, điều phối nhân sự trong phạm vi bộ phận kinh doanh.
  • Đề nghị doanh nghiệp tiến hành bãi nhiệm, miễn nhiệm cán bộ từ Trưởng nhóm trở xuống.

Xem thêm: Sales Manager là gì? Những hiểu biết căn bản về công việc Sales Manager

4. Mức lương của Sale Manager

Do tính phức tạp và mức độ quyền hạn cao, mức lương của Sales Manager không hề thấp, dựa theo thống kê của công cụ của 123job thông thường mức lương trung bình của nghề này dao động từ 8 triệu đến 30,7 triệu. Mức lương của Sales Manager còn phân theo cấp bậc với mức như sau:

  • Lương bậc thấp: 25,1 triệu
  • Lương bậc cao: 36,3 triệu

III. Làm thế nào để trở thành một Sales Executive?

Để trở thành một Sales Executive, bạn cần phải có một vài năm kinh nghiệm trong nghề Sales. Xuất phát điểm từ nhân viên sales chính là bước đà tuyệt vời để có thể phát triển thành Sales Executive xuất sắc.

Bước đầu tiên, bạn cần thành thạo các kỹ năng cơ bản cần có của một nhân viên kinh doanh. Cụ thể như kỹ năng giao tiếp, truyền đạt thông tin, đàm phán, lắng nghe và chăm sóc khách hàng. Chỉ khi làm chủ được nghề Sales, bạn mới có thể đáp ứng được những yêu cầu cao hơn. Đặc biệt là làm chủ tình huống và chinh phục được những vị khách khó tính nhất.

Bên cạnh đó, bạn cần sở hữu một mạng lưới khách hàng thân thiết ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Mạng lưới khách hàng này sẽ giúp bạn tiếp cận được đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Thông thường, khách hàng sẽ bị chinh phục bởi người thân trước khi đưa ra kết luận mua hàng. Vì thế, mạng lưới quan hệ rộng sẽ là công cụ giúp ích rất nhiều.

Ngoài ra, một chuyên viên kinh doanh giỏi cần có kỹ năng lãnh đạo và quản lý đội nhóm. Bởi họ là người sở hữu một đội ngũ nhân viên riêng của mình. Việc xây dựng đội nhóm lớn mạnh sẽ giúp bạn thu lại nhiều doanh thu hơn.

Nhìn chung, đây là một vị trí đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Để trở thành một Sales Executive thì tạo kết nối, trau dồi và học hỏi là điều kiện tiên quyết giúp bạn thành công.

IV. Sales Manager cần những gì để thành công?

Bất cứ một tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng đều có nhu cầu cần tuyển Sales Manager có năng lực. Để đánh giá chính xác tố chất của nhân viên Sales Manager đó thì cần một số tiêu chí như sau:

1. Đam mê kinh doanh

Mỗi người khi sinh ra đều có năng lực với một ngành nghề nào đó, kinh doanh cũng vậy. Để thành công trong lĩnh vực này đòi hỏi bạn cần phải có bản lĩnh và niềm đam mê kinh doanh thực sự. Áp lực và công việc của họ luôn xoay quanh câu chuyện doanh số nếu như mong muốn vượt qua đối thủ.

2. Coi trọng công nghệ

Trong thời đại công nghệ 4.0, các ứng dụng liên quan đến kinh doanh lần lượt ra đời như phần mềm quản lý hay quản lý khách hàng đều trở thành trợ thủ đắc lực cho nhân viên sales. Qua đó, chỉ vài thao tác đơn giản là Sales Manager có thể kết nối với khách hàng dễ dàng hay hạn chế sai sót trong xử lý công việc . Việc nhanh nhạy công nghệ sẽ giúp các trưởng phòng kinh doanh chủ động chăm sóc khách hàng một cách chu đáo nhất.

3. Trở thành người hướng ngoại

Ở bất cứ chiến dịch kinh doanh nào cũng đều có khách hàng. Đây chính là nút thắt quan trọng trong việc đánh giá sự thành bại của dự án đó. Mối quan hệ càng rộng thì cơ hội tiếp xúc với các khách hàng tiềm năng, nhà tiềm năng càng rộng.

4. Khả năng hùng biện ấn tượng

Nếu đã lên được tới vị trí Sales Manager đồng nghĩa với việc công nhận khả năng đàm phán cũng như thuyết phục của bạn thực sự tốt. Bạn đã dày công trau dồi kỹ năng ăn nói của mình để có thể thuyết phục các đối tượng khách hàng khác nhau.

Xem thêm: Sales Assistant là gì? Trợ lý kinh doanh có phải là Sales Assistant

V. Các chức danh khác trong nghề sale 

1. Sales Man 

  • Phát triển khách hàng mua lẻ tại khu vực được phân công, phối hợp hoạt động với Sales Executive
  • Chăm sóc Khach hàng, quản lý và theo dõi tiến độ doanh số của Khách hàng ( thậm chí có khi phải trực tiếp giao hàng)
  • Trực tiếp quản lý thu công nợ của Khách
  • Thực hiện các công việc về khuyến mãi, hậu mãi
  • Trực tiếp báo cáo cho Sales Rep
  • Nằm dưới quyền quản lý trực tiếp của Sales Rep hoặc Sales Sup (nếu có)
  • Địa bàn hoạt động trong phạm vi của khu vực được giao phó

2. Sale Rep (Sales Supervisor)

Là nhân viên cấp cao hơn Sales Man. Cụ thể:

  • Là những công việc của vị trí Sales Man nhưng công việc này khác ở chỗ nặng hơn về các loại thủ tục giấy tờ (Nhận đơn đặt hàng, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu các hoạt động của đối thủ cạnh tranh, đề xuất các kế hoạch hành động nhằm phát triển tốt công việc bán hàng, từ đó xúc tiến phát triển mạng lưới khách hàng, đại lý, nhà phân phối… sau đó giao lại cho Sales Man để tiến hành thực hiện các công việc bán hàng)
  • Chịu sự quản lý trực tiếp của Supervisor hoặc Director (nếu có)
  • Địa bàn hoạt động trong phạm vi của khu vực được phụ trách
  • Phối hợp hoạt động với Sales Executive

3. Sale Sup

  • Giám sát có thực hiện với nhiều cấp : Cấp vùng, cấp khu vực (Vùng > Khu vực)
  • Thực hiện giám sát mọi hoạt động của Sales Man / Sales Rep
  • Giám sát, quản lý hàng hóa đã cung cấp
  • Giám sát hoạt động tiến độ kinh doanh của khách hàng, công nợ, hàng hóa, hoạt động của đối thủ
  • Lập kế hoạch kinh doanh và các phương án hành động
  • Chịu sự quản lý trực tiếp của Director / Manager

4. Sales Admin

vị trí sales adminVị trí Sales Admin

  • Sales Admin thực ra là thư ký cho phòng kinh doanh, có thể dưới quyền Sales Manager và tương đương với Sales Executive, báo cáo trực tiếp cho Sales Manager hoặc sếp của Sales Admin. 
  • Tùy từng cty mà Sales Admin có nhiệm vụ và vị trí khác nhau, nhưng cũng phải gắn chặt với hoạt động của Sales Executive

Xem thêm: Tổng hợp các mẫu kịch bản telesales bán hàng đỉnh cao 2021

VI. Kết bài

Trên đây là các nội dung chi tiết nhất để bạn có thể phân biệt rõ ràng hai vị trí đặc biệt trong doanh nghiệp là Sales Executive và Sales Manager. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có cho mình cái nhìn toàn diện nhất. Hãy đến với 123job ở những bài viết sau để tìm hiểu thêm về những nghề nghiệp thú vị khác nhé!