Ra quyết định cũng chính là một loại kỹ năng. Đây là kỹ năng rất thiết yếu trong công việc. Vì vậy kỹ năng ra quyết định trong công việc cần được rèn luyện như thế nào? Hãy cùng 123job tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau nhé!
Với mỗi người chúng ta mà nói, thường xuyên bạn cần phải đưa ra quyết định trong cuộc sống, để quyết định xem có nên mua cái áo đó hay không và quyết định xem bạn nên học trường nào? Với những nhà quản trị, việc ra quyết định là công việc rất thường xuyên của họ, thế nhưng làm thế nào để bạn có thể đưa ra các quyết định chiến lược nhất. Trong bài viết này thì chúng tôi sẽ giải thích rõ cho bạn hiểu ra kỹ năng quyết định là gì? Và những kỹ năng để người lãnh đạo ra quyết định nhé.
I. Kỹ năng ra quyết định là gì?
Theo như tâm lý học thì kỹ năng ra quyết định sẽ được coi là một quá trình về nhận thức của con người và dẫn đến việc đưa ra các lựa chọn hay cũng chính là một quá trình hoạt động đối với những khả năng thay thế. Với mỗi quá trình thay thế để kỹ năng ra quyết định đó của con người thì nó chính là sự lựa chọn cuối cũng có thể hay không thể nhắc nhở hành động. Kỹ năng ra quyết định chính là việc mà các bạn cần phải lựa chọn những giá trị thay thế, dựa vào những giá trị hay sở thích của người ra quyết định.
Kỹ năng ra quyết định là gì?
Bên cạnh đó thì kỹ năng ra quyết định nó cũng có liên quan đến việc giải quyết vấn đề. Nhà quản trị sẽ luôn đưa ra những quyết định và quyết định về một nhà lãnh đạo sẽ ảnh hưởng tới chính hiệu quả trong công việc và tổ chức của bạn. Chính vì thế mà khi các bạn đưa ra quyết định thì bạn cần phải suy nghĩ thật kỹ nếu như bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi đấy. Quyết định cũng được phân chia thành nhiều loại ra quyết định khác nhau chứ nó không đơn thuần chỉ là quyết định. Có ba loại quyết định chính là: Quyết định theo quy chuẩn và quyết định cấp thời, quyết định có chiều sâu. Để hiểu rõ hơn về các loại quyết định này thì đừng vội bỏ lỡ phần sau đây nhé.
Xem thêm: Kỹ năng đàm phán của doanh nhân chinh phục mọi đối tác
II. Phân loại kỹ năng ra quyết định
1. Quyết định theo quy chuẩn
Chắc bạn cũng chẳng còn mấy xa lạ đối với những quyết định quy chuẩn này nữa, bởi vì đây chính là những quyết định có mang tính lặp đi lặp lại hàng ngày. Giải pháp cho những quyết định này đó là giải những thủ tục, luật lệ hay những chính sách đã được quy định từ trước đó. Quyết định này sẽ thường đơn giản và bạn đưa ra quyết định như này thường là dựa vào lập luận logic hay tham khảo những quy định có trước. Đối với những vấn đề này thì nó sẽ còn gặp vấn đề phát sinh nếu như các bạn không thực hiện đúng với quy tắc của nó. Tuy nhiên thì nó vẫn có những phát sinh không được thực hiện theo đúng về quy trình của nó tuy nhiên nó vẫn bạn vẫn cần có khuynh hướng ra kỹ năng ra quyết định như thế này.
Ví dụ: Giám đốc có quyết định mua máy in và máy tính để cho nhân viên có thể sủ dụng phục vụ cho công việc thuận tiện.
2. Quyết định cấp thời
Quyết định cấp thời chính là một quyết định cần phải đòi hỏi những tác động nhanh, mạnh hay dứt khoát, quyết định này gần như là phải được thực hiện ngay lập tức.
Trong một hoàn cảnh nhất định, sẽ xảy ra bất chợt nếu như là những dự định hoặc kế hoạch của bạn không được thực hiện lúc đó được do điều kiện hoặc về hoàn cảnh thì bắt buộc bạn cần phải đưa ra một quyết định khác để thay thế cho dự kiến cũ. Quyết định này sẽ thường không được chuẩn bị trước vì vậy chính vì thế mà nó sẽ đòi hỏi ở những người ra quyết định cấp thời cần phải rất tập trung. Thông thường thì những quyết định này cũng phải được thực hiện luôn và nó sẽ cho các bạn rất ít thời gian để thực hiện hay hoạch định lôi kéo người khác vào quyết định này.
Ví dụ: Nếu như một chuyến máy bay sẽ đến muộn hơn so với lịch dự kiến và để cho khách hàng phải chờ đợi lâu thì giám đốc của hãng này cũng sẽ phải gặp hành khách của mình sau đó mới quyết định xem có nên để họ chở hay cho họ về nhà hay không?
3. Quyết định có chiều sâu
Quyết định có chiều sâu chính là một quyết định đưa ra cần phải có thời gian chuẩn bị để đưa ra giải quyết chứ không giống như là những quyết định khác khi đưa ra thì có thể thực hiện ngay lập tức được. Những quyết định cần có chiều sâu đòi hỏi các bạn cần phải lên kế hoạch, tập trung họp thảo luận hay lấy ý kiến chung. Với những kỹ năng ra quyết định như thế này thường liên quan đến việc định hướng phát triển hoặc những công việc có tầm ảnh hưởng đến tổ chức. Chính vì thế mà có thể nó cũng là kỹ năng ra quyết định gây ra nhiều tranh cãi nhất, bất đồng hay có thể là xung đột quan điểm.
Với những quyết định có chiều sâu này thì bạn sẽ có thời gian để chuẩn bị, hơn nữa bạn cũng sẽ có những ý kiến hay phương án khác nhau để có thể thực hiện vì nó cũng được dựa trên sự tranh luận của nhiều người. Khi bạn càng nhiều người đưa ra ý kiến thì bạn có nhiều sự lựa chọn thì lúc này chỉ cần chọn phương án tốt nhất để được nhiều người tán dương nhất để thực hiện là xong.
Quyết định có chiều sâu chính là những kỹ năng ra quyết định mang tính chọn lọc để thích ứng và sáng tạo. Việc bạn chọn lọc với phương án này sẽ cho phép bạn đạt được sự thích hợp tốt nhất và sự hiệu quả của phương án này cũng sẽ phụ thuộc vào những quyết định của bạn, quyết định cần phải được nhiều người chấp thuận nhất.
Ví dụ: Một doanh nghiệp có kỹ năng ra quyết định mua đất để mở rộng kinh doanh, quyết định này cũng cần phải được đưa ra họp bàn để thảo luận giữa các cổ đông với nhau.
III. Vai trò của kỹ năng ra quyết định trong công việc
Để đạt được thành công như là mong muốn, kỹ năng ra quyết định chính là chìa khóa dành cho các bạn. Không thể trì hoãn hay không thể chần chừ, với những quyết định với sự thông minh, quyết đoán, chính xác, các bạn sẽ thu lại được lợi ích cho bản thân mình, hay cho cả một tập thể làm việc chung cùng bạn. Chính vì thế, để sử dụng kỹ năng của mình, kỹ năng ra quyết định tốt chính là cách để bạn ngày càng phát triển hơn ở trong công việc để có một cuộc sống dễ dàng hơn. Trong bất kỳ vấn đề nào, với kỹ năng ra quyết định chính xác và nhạy bén của mình, bạn sẽ luôn nắm bắt được một cơ hội tuyệt vời.
IV. Kỹ năng để đưa ra một quyết định chiến lược
Với những nhà lãnh đạo thì việc đưa ra nhiều phương hướng chiến lược hay những kỹ năng ra quyết định là rất quan trọng với họ. Hàng ngày họ cần phải đưa ra những quyết định hết sức quan trọng có liên quan tới sự phát triển của cả doanh nghiệp, chính vì thế mà kỹ năng ra quyết định vô cùng quan trọng. Cho dù bạn không phải là người lãnh đạo, tuy nhiên bạn cũng cần phải đưa ra quyết định ở trong cuộc sống của mình. Để bản thân mình không cần phải hối tiếc vì điều mình làm thì các bạn cần phải biết những kỹ năng dưới đây.
1. Các bước để đưa ra một quyết định
Trong cuộc sống của chúng ta, các bạn sẽ phải đưa ra những quyết định hàng ngày, đối với những quyết định dễ dàng thì các bạn không quá khó khăn để có thể đưa ra. Còn với những quyết định quá khó khăn thì cần phải có thời gian, vì vậy với những kỹ năng ra quyết định khó hay phức tạp thì bạn cần phải làm gì?
- Bước thứ nhất, bạn cần phải tìm hiểu vấn đề: Hãy hiểu rằng bạn cần phải làm gì hay làm như thế nào? Vấn đề mà các bạn đang gặp phải đó là gì, hãy xác nhận rõ ràng điều đó để có thể ra quyết định của bạn đưa ra là đúng đắn.
- Bước thứ hai, nhận định các giải pháp: Hãy xem bạn có bao nhiêu sự lựa chọn, hãy nghĩ đến những cách mà các bạn có thể đưa ra để giải quyết các vấn đề là gì. Sau đó hãy tham khảo những ý kiến qua người khác. Tham khảo những ý kiến mà các bạn cho rằng người đó bạn có thể tin tưởng, ví dụ như là: Bố mẹ, bạn bè, thầy cô… sau khi đã lắng nghe đầy đủ ý kiến từ những người đó thì các bạn hãy phân tích ở trên cơ sở thực tế của bản thân để giải quyết nó.
- Bước thứ ba, đưa ra những lý lẽ để tán thành hay phản đối của mỗi sự lựa chọn. Sau khi đã có được những phương án thực hiện giải quyết vấn đề trong tay thì bạn hãy lọc ra những phương án mà các bạn cho rằng khả thi và dễ thực hiện nhất. Sau đó hãy cùng đánh giá những ưu nhược điểm của phương pháp này để xác định những hậu quả của nó nếu như là bạn thực hiện hay không thực hiện theo. Và liệu phương án đó có phải sẽ chỉ ảnh hưởng tới mình bạn hay không? Hay cả đối với người khác nữa.
- Bước thứ tư, kỹ năng ra quyết định cuối cùng: Bạn chỉ được lựa chọn một phương án để có thể thực hiện đưa ra quyết định đó, sau khi lựa chọn hãy cùng đảm bảo rằng phải làm theo để thực hiện đúng giải pháp đó. Nếu như là một người lãnh đạo giỏi và là một người có trách nhiệm đối với bản thân thì sau khi đưa ra quyết định thì bạn cần phải chịu trách nhiệm cùng với những quyết định đó của bản thân.
2. Kỹ năng để đưa ra một quyết định chiến lược
Quyết định không làm
- Có nhiều mong muốn không phù hợp đối với bản thân, nếu như với những kỹ năng ra quyết định không thực tế thì các bạn cần biết mình không có khả năng để thực hiện điều đó. Chính vì thế dù sớm hoặc muộn nếu như đã cương quyết thì bạn sẽ có những quyết định sai lầm.
- Hãy tuân thủ theo đúng bốn bước để có thể đưa ra quyết định, trừ khi thật cần thiết thì các bạn mới có thể bỏ qua những bước này. Nhưng khuyên bạn nên cẩn thận để có thể đưa ra quyết định, nếu không muốn nhận hậu quả lớn nhé.
- Hành động không cần thiết nhất khi mà các phương hướng hành động tốt nhất đó là không làm gì cả.
- Lựa chọn các phương án dễ dàng, dễ thực hiện tuy nhiên lại không đem lại hiệu quả gì cho chính bạn. Điều này cũng sẽ khiến cho bạn bị sa lầy vào những bế tắc khi quyết định.
Quyết định làm
- Luôn luôn trung thực ở trong việc nhìn nhận hay đánh giá các vấn đề, nếu như là vấn đề khó thì không được nói đơn giản.
- Chịu trách nhiệm cho những quyết định mà mình đưa ra
- Biết sử dụng linh hoạt thời gian để sử dụng thời gian một cách hiệu quả. Bạn nên hiểu rằng có hai thứ qua đi mà bạn không quay lại chính là thời gian và cơ hội. Thời gian khi các bạn đã lãng phí thì nó sẽ cũng không bao giờ quay trở lại nữa.
- Tự tin vào chính khả năng của bản thân, nếu như đến chính bản thân bạn còn không thể tin tưởng bạn thì liệu người khác sẽ tin vào quyết định của bạn hay không. Để mọi người tin rằng mình đúng thì các bạn cần phải có niềm tin vào chính mình trước đã.
- Biết học hỏi và đúc rút từ những sai lầm trước đối với nhiều người họ không bao giờ dám nhìn nhận những sai lầm của mình tạo ra, vì vậy họ sợ mình sẽ lặp lại sai lầm đó. Tuy nhiên đó lại không phải điều đúng đắn. Bạn cần phải biết nhìn nhận cái sai của bạn, để từ đó bạn biết mình sai ở đâu và không tái lại những sai đó nữa. Đó chính là kỹ năng ra quyết định mà bạn có thể dựa vào để đưa ra quyết định cho mình, bạn hãy chắc chắn một điều rằng là bạn tự tin vào nó và có khả năng chịu trách nhiệm đối với chính nó nhé.
Xem thêm: Kỹ năng mềm là gì? Các kỹ năng mềm cần thiết trong công việc
V. Cách rèn luyện kỹ năng ra quyết định
Cách rèn luyện kỹ năng ra quyết định
1. Luôn độc lập suy nghĩ, không bị chi phối quá nhiều bởi người khác
Đương nhiên các bạn nên lắng nghe sự góp ý của nhiều người xung quanh để sự lựa chọn của mình cũng có tính khách quan hơn. Dù vậy, không phải lúc nào sự góp ý của họ sẽ là đúng đắn. Với nhiều sự kiện quan trọng nhất với bạn, chỉ có bạn mới có thể đưa ra kỹ năng ra quyết định. Dù đúng dù sai, mặc dù kết quả có thế nào, bạn cũng là người duy nhất sẽ chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.
Bởi vậy, hãy suy nghĩ một cách độc lập và không để bị tác động quá nhiều bởi những ý kiến của người khác. Hãy quyết đoán, nỗ lực hơn và bỏ qua sự sợ hãi, lo lắng. Biết đâu sau cùng là những cơ hội rất tuyệt vời nhất thì sao? Hơn nữa, nếu bạn không bị ảnh hưởng nhiều bởi những người xung quanh thì lúc nào kỹ năng ra quyết định cũng trở nên đưa ra dễ dàng hơn.
2. Luyện tập cách nhìn nhận vấn đề một cách khách quan
Để tránh những rủi ro không đáng có, điều đặc biệt là đề phòng trường hợp bạn đang quá tự tin hay quá mơ mộng, bạn cũng nên tiếp nhận một vài thông tin góp ý từ các người bạn tôn trọng nhất. Không phải đó là tất cả mọi người, chỉ một số người thôi tuy nhiên cũng đủ để bạn định hình lại cách nhìn của mình đối với sự việc cần kỹ năng ra quyết định đó. Cái nhìn khách quan đôi khi lại giúp cho các bạn tự tin hơn rất nhiều về kỹ năng ra quyết định.
3. Sẵn sàng hành động khi cần thiết
Quyết định không phải chỉ là đưa ra một lời nói. Quyết định cũng nên đi kèm theo hành động. Đặc biệt đó là khi bạn làm cho một doanh nghiệp, các bạn công bố một quyết định nào đó mà bản thân của bạn không thực thi thì cũng sẽ không nhận được sự ủng hộ từ phía mọi người. Hay là kỹ năng ra quyết định của bạn đã được thực hiện tuy nhiên vẫn chưa thấy được hiệu quả đúng như mong muốn. Vậy thì hãy tìm cách hành động để có thể thúc đẩy quá trình gặt hái được thành công.
4. Kiên định với lựa chọn của mình
Điều quan trọng nhất đó là bạn luôn kiên định với kỹ năng ra quyết định của mình. Đương nhiên không phải lúc nào quyết định của bạn cũng là một lý tưởng vào đúng thời điểm đó và đôi khi thì bạn buộc phải thay đổi kỹ năng ra quyết định của mình. Chính vì thế, bạn hãy rèn luyện kỹ năng quản lý và kỹ năng phân tích để có thể đưa ra những quyết định chính xác nhất ở trong mọi trường hợp.
VI. Bạn có nên tự ra quyết định hay không?
Cuộc đời là của các bạn, chính vì thế mà bạn hãy sống như một “đóa hoa” vươn giữa trời chứ đừng sống như một “bình hoa”. Hãy tự quyết định cho cuộc đời của mình, bạn nên làm gì và cần phải làm gì để nó thực sự là một cuộc sống của chính bạn. Hầu như cuộc sống của những bạn trẻ hiện nay đều nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ, ngay từ khi còn nhỏ thì các bạn đã được người lớn quyết định thay vì cho việc mặc gì, ăn gì hoặc chơi gì. Những tư tưởng và kỹ năng ra quyết định đó ăn sâu vào tiềm thức của bạn cho đến khi lớn lên bạn cũng vậy. Bạn không biết mình mong muốn học trường nào, hoặc sở thích của mình là gì? Tất cả mọi thứ bạn vẫn đang nghe theo sự sắp đặt của người lớn. Nếu sống một cuộc sống như vậy các bạn có thấy mình giống một bình hoa hay không? Sau khi nghe theo các định hướng từ bố mẹ, nghe theo những sự quyết định của người khác bạn có bao giờ hối hận và thấy rằng mình không tự quyết định sớm hơn hay không?
VII. Kết luận
Kỹ năng ra quyết định sẽ đem đến cho bạn nhiều cơ hội và trở nên thành công trong công việc. Bởi vậy, ngay từ khi mới bắt đầu đi làm, các bạn hãy nỗ lực rèn luyện kỹ năng ra quyết định này. Và để tham khảo thêm nhiều kỹ năng hỗ trợ công việc khác nhau, bạn hãy truy cập vào website 123job.vn mỗi ngày nhé!