Dùng thuốc tân dược đúng cách đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Nếu không nắm rõ được nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể dùng sai cách. Để biết thêm về thuốc tân dược là gì? Bài viết của 123job sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn

Khi ốm đau, hay bệnh tật bạn đều cần dùng đến thuốc ngay cả khi ở nhà hay ở bệnh viện. Ngày trước khi khoa học chưa phát triển con người đã biết công dụng của các loại cây và áp dụng nó thành các loại thuốc dân gian, thuốc đông y. Ngày nay khoa học phát triển, con người dần thay thế các loại thuốc đông y bằng các loại thuốc tân dược và để nó trong tủ thuốc y tế ở trong nhà? Vậy thuốc tân dược là gì? Phân loại thuốc tân dược như thế nào? Và cơ hội việc làm cho sinh viên ngành dược đặc biệt là các nghề liên quan đến thuốc như thế nào? Hãy cùng job123.vn tìm hiểu và thu thập thông tin cho mình tại bài viết này nhé.

I. Câu trả lời cho thuốc tân dược là gì?

Cụm từ thuốc tân dược là gì đã không còn xa lạ với bất kỳ ai trong thời đại công nghệ hiện đại tiên tiến. Với sự phát triển vượt trội của khoa học nghiên cứu các loại thuốc tân dược được ra đời, thuốc tân dược kết hợp với thuốc đông y cổ truyền và tây y đang ngày càng hỗ trợ lẫn nhau trong công tác chữa bệnh cho con người.

Thuốc tân dược là một sản phẩm của y dược hướng tới mục đích phòng chống bệnh tật, chữa bệnh, điều chỉnh các chức năng cho cơ thể con người và phục hồi lại chức năng cho các bộ phận có xu hướng giảm chức năng sinh học. Không chỉ vậy, thuốc tân dược còn giúp con người có sức khỏe tốt hơn, tăng cường bổ trợ khiến đời sống sức khỏe được cải thiện. Thông qua các thuốc tân dược con người bảo vệ  được chính sức khỏe của mình. Sức khỏe là thứ quý giá, quan trọng nhất của mỗi người và có sức khỏe con người mới làm việc, mới lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu của con người và phát triển xã hội. Vì sức khỏe là thứ quý giá, nên con người luôn luôn tìm cách để bảo vệ và chữa trị nó. Nguồn gốc của thuốc tân dược đó là được điều chế từ các loại thực vật có công dụng chữa bệnh cho con người, các loại động vật tốt cho sức khỏe, các loại khoáng chất, vi sinh vật hay sinh phẩm y học khác nhau. Thông qua các nghiên cứu, thí nghiệm về tác dụng của các nguyên liệu trên để đưa ra một sản phẩm tổng hợp có thể hỗ trợ sức khỏe cho con người.

Khái niệm thuốc tân dược là gì?

Khái niệm thuốc tân dược là gì?

Thuốc tân dược là kết quả điều chế, trộn lẫn và kết hợp từ nhiều các loại thực vật, động vật, khoáng vật, dưỡng chất khác nhau,… Để tạo ra một loại thuốc có công dụng cụ  thể cho mỗi một vấn đề sức khỏe nào đó của con người. Tuy nhiên không phải thuốc tân dược nào cũng có thể sử dụng bừa bãi, để đạt được hiệu quả tốt nhất thì bạn nên làm theo sự chỉ định của bác sĩ. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Thuốc tân dược không phải sản phẩm an toàn tuyệt đối với người sử dụng cho dù có chỉ định của bác sĩ. Thuốc nào cũng đều có tác dụng phụ nếu bạn không để ý, vì vậy nên khi sử dụng cần hết sức lưu ý. Và cơ thể của mỗi người là khác nhau nên khi sử dụng thuốc tân dược cho người này không sao nhưng người kia lại có tác dụng phụ.

Xem thêm: Chứng chỉ hành nghề dược là gì? Những thông tin quan trọng bạn cần biết

II. Một số vấn đề về phân loại thuốc tân dược

1. Phân loại thuốc tân dược cần dựa trên những yếu tố nào?

Thuốc tân dược hiện nay được phân thành các loại thuốc khác nhau, và phân loại dựa trên những yếu tố khác nhau.

  • Phân loại thuốc tân dược theo từng đối tượng điều trị như sau: Dược lý nhi khoa, dược lý lão khoa, dược lý nam khoa, dược lý phụ khoa 
  • Phân loại thuốc tân dược theo những cơ chế tác động của thuốc đến con ngườ như: Dược lý di truyền, dược lý miễn dịch, và dược lý phân tử.
  • Phân loại thuốc tân dược theo các nhóm thuốc để nghiên cứu
 + Nhóm thuốc tân dược có tác dụng lên bộ máy tiêu hóa của con người: Thuốc tân dược trị loét dạ dày,thuốc trị tiêu chảy, thuốc nhuận tràng, thuốc điều trị sỏi mật, thuốc trị bệnh trĩ, thuốc chống nôn mửa, thuốc tẩy ruột.

 + Thuốc tân dược có tác dụng đến hệ tạo máu của con người bao gồm: Thuốc trị bệnh thiếu máu hay thuốc trị bệnh rối loạn về đông máu.

+ Thuốc tân dược tác động đến hệ tim mạch của con người bao gồm những loại thuốc sau: Thuốc điều trị tăng huyết áp, giảm huyết áp, thuốc trị suy tim, thuốc trị loạn nhịp tim, thuốc chống cơn đau thắt ngực, thuốc lợi tiểu,…

+ Thuốc tân dược Hormon điều chỉnh các bệnh về rối loạn nội tiết tố như: Hormon vùng dưới đồi, tuyến tụy, hormon tuyến giáp, thuốc điều trị tiểu đường, thuốc tránh thai, hormon sinh dục nữ, hormon sinh dục nam,…

+ Thuốc tân dược thuộc loại chất kháng khuẩn toàn thân: Thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, mẩn ngứa, thuốc kháng virus, thuốc hỗ trợ tăng khả năng miễn dịch, các vaccine.

+ Thuốc tân dược chống ung thư và giúp điều hòa hệ miễn dịch: Thuốc chống ung thư, thuốc điều hòa hệ miễn dịch, thuốc ức chế miễn dịch,…

+ Thuốc tân dược tác động lên hệ cơ xương của con người: Thuốc chống viêm thấp khớp, thuốc giảm đau cơ, thuốc điều trị bệnh gout, thuốc hỗ trợ bổ sung canxi thuốc điều trị các bệnh về xương,…

+ Thuốc tân dược tác động đến hệ thần kinh trung ương bao gồm: Thuốc mê, thuốc gây tê, thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống động kinh, thuốc trị các bệnh về rối loạn tâm thần như trầm cảm,…

+ Thuốc tân dược tác động trên hệ thần kinh thực vật của con người điển hình như: Thuốc giúp kích thích hệ giao cảm, Thuốc làm ức chế hệ giao cảm, thuốc làm ức chế hệ phó giao cảm, thuốc kích thích hệ phó giao cảm.

+ Thuốc tân dược được dùng cho hệ hô hấp: Thuốc ho, thuốc ngậm ho, thuốc hen.

+ Thuốc tân dược dạng vitamin và khoáng chất: Vitamin tổng hợp tan trong nước, vitamin không tan trong nước, các khoáng chất hỗ trợ tăng sức đề kháng

+ Thuốc tân dược mang tính chất giải độc, hỗ trợ giải độc

 Trên đây là các loại thuốc tân dược dùng để trị bệnh và phòng bệnh giúp con người,  đảm bảo cho mỗi người luôn có một sức khỏe tốt nhất để phục vụ cuộc sống và có sức khỏe để lao động, tạo ra giá trị vật chất đáp ứng nhu cầu của xã hội. 

2. Trong tủ thuốc y tế gia đình bạn nên có các loại thuốc gì?

Quan tâm và quản lý đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình là điều rất quan trọng trong đời sống hàng ngày. Sau đây là một số loại thuốc không nên thiếu trong tủ thuốc y tế của gia đình bạn để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Điều tiên đó là thuốc hạ sốt, thuốc cảm và thuốc giảm đau. Đau đầu và sốt là các bệnh thường xuyên xảy ra và đây không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng, bạn có thể không cần phải đi khám ở bệnh viện mà chỉ cần uống một số loại thuốc trị đau đầu, hoặc hạ sốt cùng với chế độ nghỉ ngơi hợp lý thì sẽ nhanh chóng khỏe lại bình thường.Thứ hai, thuốc trị ho hoặc thuốc ngậm ho, giảm đau họng cũng là một loại thuốc mà bạn nên đặt nó ở một chỗ trong tủ thuốc y tế nhà mình.
 
Với triệu chứng ho đơn giản và bệnh lý này cũng dễ bị khi thay đổi thời tiết nên bạn cũng cần phải chuẩn bị trước cho gia đình mình thuốc ho để có thể dùng ngay chỉ khi có dấu hiệu của ho.Thứ ba, trong tủ thuốc y tế nhà bạn không thể thiếu các loại thuốc ngoài da, thuốc trị mẩn ngứa hoặc thuốc sát trùng. Với các vết đứt nhỏ, không sâu lắm do không may gây ra bạn không cần phải đi bệnh viện mà có thể xử lý ngay tại nhà. Để có thể xử lý những vết thương đó tại nhà bạn cần có đồ sơ cấp và các loại thuốc sát trùng như oxi già. Cuối cùng là các loại thuốc liên quan đến đường tiêu hóa, trong sinh hoạt hàng ngày cộng với thói quen ăn uống thì không thể tránh khỏi các bệnh về hệ tiêu hóa, để có thể xử lý dễ dàng, kịp thời và tránh để lại các hậu quả nghiêm trọng khác thì bạn cần có các loại thuốc về tiêu hóa đơn giản. 

III. Thuốc tân dược được điều chế bằng cách nào? 

1. Nguyên liệu

Đầu tiên cần phải nhắc đến đó chính là nguyên liệu. Nguyên liệu đầu vào để có thể sản xuất các thuốc trên đều phải là cao dược liệu, bao gồm cả cao lỏng, cao đặc và cao khô, hoặc có thể là cao dược liệu phối hợp với bột dược liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng đã được thẩm định chặt chẽ. Như vậy, các nguyên liệu làm thuốc tân dược được hiểu rõ như sau:
  • Dược chất (hay còn gọi là hoạt chất) là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng được để sản xuất thuốc, có tác dụng dược lý hoặc có tác dụng trực tiếp trong việc chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm bệnh hay điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người.
  • Dược liệu là những nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc trong tự nhiên từ thực vật, động vật, khoáng vật và đạt tiêu chuẩn chất lượng làm thuốc theo quy định pháp luật.
  • Tá dược là các chất không hoạt tính (dược lý hoặc sinh học) trả qua nhiều quy trình khác nhau, được lựa chọn để xây dựng công thức hay bào chế cùng với các thành phần khác của thuốc, nhằm mục đích tổng hợp xây dựng công thức chung bào chế thuốc.
  • Vỏ nang (capsule) là một loại bao bì nhỏ, có nguồn gốc từ chất gelatin – một loại protein được tách ra từ collagen của da hoặc xương của động vật hoặc gelatin từ thực vật, loại chất này sẽ được hòa tan trong dạ dày khi con người tiêu hóa chúng

2. Kỹ thuật bào chế 

Sau khi lựa chọn kỹ càng, kiểm soát được nguồn gốc của nguyên liệu thì bước kỹ thuật bào chế (Dạng thuốc – Dosage form) là bước tiếp theo sẽ được nhắc tới. Nghĩa là sản phẩm cuối cùng của quá trình bào chế, trong đó dược chất được tổng hợp pha chế và trình bày theo công thức dưới dạng thích hợp để đảm bảo an toàn, hiệu quả, thuận tiện nhất cho người dùng, dễ bảo quản và quan trọng là giá thành hợp lý.

Dạng thuốc bào chế hiện nay bao gồm: dược chất + tá dược + bao bì. Ngoài ra, trong quá trình điều chế còn phụ thuộc vào một số các yếu tố bao gồm yếu tố ảnh hưởng hầu hết đến quá trình giải phóng và hấp thu của dược chất trong cơ thể người bệnh ví dụ như: liều dùng, lứa tuổi, tình trạng bệnh, giới tính….Và dựa theo tính chất lý hóa đặc trưng của dược chất cần lựa chọn tá dược, kỹ thuật bào chế hay bao bì phù hợp sẽ đáp ứng tối đa yêu cầu của dạng thuốc.

Xem thêm: Dược sĩ là ai? Công việc và kỹ năng cần có của người làm Dược sĩ

IV. Gợi ý về việc làm cho các bạn sinh viên ngành dược

Cuộc sống càng phát triển thì nhu cầu của con người về vấn đề sức khỏe được đảm bảo ngày càng cao. Không giống như trước đây, con người chỉ đi khám khi phát bệnh, thì hiện tại mọi người đi khám thường xuyên và định kỳ mặc dù không có bệnh. Chính vì vậy, ngành dược là một ngành hấp dẫn, đầy hứa hẹn mà bạn nên lựa chọn cho nghề nghiệp tương lai. Khi tốt nghiệp ngành dược ra trường bạn sẽ có cơ hội làm việc tại rất nhiều các cơ sở, doanh nghiệp liên quan đến ngành này ở nhiều nơi khác nhau và mức lương cho bạn cũng rất đáng để thử.

1. Nơi bạn có thể xin việc ngành dược ở đâu?

Sau khi bạn tốt nghiệp ra trường cầm trong tay tấm bằng dược sĩ bạn có thể làm việc với các vị trí phù hợp với năng lực của mình tại các doanh nghiệp như:

+ Bạn có thể xin làm việc tại các bệnh viện tư nhân hoặc bệnh viện công lập tại địa phương. Khi làm việc tại bệnh viện việc chính của bạn cần lấy thuốc cho bệnh nhân dưới sự đơn kê của bác sĩ, bán thuốc cho bệnh nhân theo các đơn kê thuốc của bác sĩ theo sổ khám bệnh của bệnh nhân.

+ Bạn cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất về thuốc, thực phẩm chức năng. Bạn sẽ tham gia vào các quá trình sản xuất thuốc, có thể tham gia vào việc nghiên cứu để chế tạo ra các loại thuốc có tác dụng tốt nhất phù hợp với các vấn đề liên quan đến sức khỏe của con người.

+ Bạn có thể làm việc tại các trường đại học, cao đẳng về dược ở địa phương với vai trò là giảng viên, trợ giảng hoặc vai trò là một kỹ thuật viên,.. giảng dạy cho các bạn sinh viên trong trường.

+ Bạn có thể làm việc tại các học viện, cơ sở nghiên cứu, các trung tâm kiểm nghiệm. Khi làm việc trong viện nghiên cứu bạn sẽ có vai trò nghiên cứu để có thể điều chế, sáng tạo ra các loại thuốc. Còn nếu như bạn làm việc tại các trung tâm kiểm nghiệm thì vai trò vai trò chính của bạn là phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không đúng chức năng và kiểm tra chất lượng của thuốc.

+ Bạn cũng có thêm các lựa chọn là làm việc tại các cơ sở kinh doanh thuốc. Đây là một trong những cơ hội việc hấp dẫn dành cho các bạn trẻ đam mê kinh doanh nhưng lại tốt nghiệp ngành dược. Bạn có thể xin việc tại các cơ sở bán lẻ hoặc làm việc tại các công ty chuyên về xuất nhập khẩu các loại thuốc.

+ Bạn cũng có thể tự lập nghiệp mở hiệu thuốc tư nhân của chính mình. Đây là bước đi đầu tiên của bạn, không quá dễ dàng nhưng cũng không mấy khó khăn khi nhu cầu sử dụng thuốc của mỗi người ngày càng tăng thì đó là một lựa chọn khá hay cho bạn. Khi làm việc tại các doanh nghiệp, công ty như đã nói ở trên bạn có thể ở vị trí là một người dược sĩ, kiểm tra viên hay một người chuyên viên giám sát, một nhà nghiên cứu, hay một người giảng dạy kiến thức. Với mỗi công việc mà bạn chọn thì bạn sẽ làm việc ứng với các vị trí khác nhau, phù hợp với năng lực, chuyên môn và khả năng của chính bản thân mình.

2. Tìm hiểu về tố chất kiến bạn có thể trở thành một dược sĩ giỏi? 

Trong các nghề thì dược sĩ hay bác sĩ đều là những nghề cần thật sự giỏi và tâm huyết bởi nó trực tiếp liên quan đến sức khỏe và tính mạng của con người. Với nghề này không phải bạn chỉ cần học dược là được, là có thể đi làm việc. Để trở thành một dược sĩ giỏi, tâm huyết bạn cần phải có các tốt chất như sau:

- Là người có tư duy tốt, đây là một lợi thế lớn dành cho bạn để có thể đảm bảo chất lượng trong quá trình học tập cũng như làm việc bạn để có thể luôn trong trạng thái làm mọi việc tốt nhất và đạt được hiệu quả cao nhất cho bản thân mình.

- Bạn cần không ngừng học hỏi và bồi dưỡng cho mình những kiến thức mới, bạn cần phải chăm chỉ tiếp thu nguồn kiến thức vô tận để bắt kịp với sự phát triển của ngành y học cũng như dược học của các cường quốc trên thế giới.

- Để có thể theo đuổi dài lâu và gắn bó với ngành dược bạn cần phải có tính kiên trì, nhẫn nhịn và sự cẩn thận để không gặp sai sót, để  không xảy ra những điều đáng tiệc ngoài mong muốn do bản thân gây ra.

- Để thành công trong một lĩnh vực nào đó kể cả ngành dược bạn cũng cần phải có niềm đam mê nhất định với ngành. Đam mê đó sẽ tạo hứng thú, sử thoải mái và thúc đẩy  công việc mình làm để giúp bạn tạo ra những giờ làm việc đạt hiệu quả cao.

Xem thêm: Bí quyết xin việc dành cho sinh viên ngành Y dược mới ra trường

V. Những lưu ý khi sử dụng thuốc tân dược

1. Cung cấp đầy đủ thông tin

Trước khi dùng thuốc tân dược hoặc dùng kết hợp nhiều thuốc với nhau, bạn cần cung cấp các thông tin, các trạng thái đặc biệt của cơ thể cho bác sĩ kê toa để có thể tránh được tác dụng phụ của thuốc trong quá trình bạn sử dụng

Khi chưa rõ thông tin, bạn cần hỏi các câu hỏi liên quan đến thuốc mà bạn sẽ phải dùng, diễn biến, trạng thái bệnh tật khi dùng thuốc, cách theo dõi, chế độ ăn, uống, sinh hoạt hàng ngày,…

2. Dùng nước lọc/ nước ấm khi uống thuốc

Theo nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, chỉ có nước lọc, nước lọc ấm là loại nước dùng để uống thuốc tốt nhất mà bạn cần chú ý. Đây là loại nước tốt nhất vì nó đã được diệt khuẩn và các chất tan như canxi, magiê, natri, kali đặc biệt những độc chất như thạch tín… đã được loại bỏ hoặc ở ngưỡng cho phép người dùng sử dụng. Do đó, khi bạn uống thuốc với loại nước này sẽ không bị các chất hòa tan có trong nước tác dụng với thành phần thuốc làm thay đổi tác dụng của thuốc. Với lượng nước như vậy cũng đủ giúp đưa thuốc viên (viên nén hoặc viên nang) từ miệng theo đường thực quản xuống nhanh đến dạ dày, tan ra và hòa tan thành dung dịch thuốc, sau đó trôi xuống ruột và dược chất sẽ hấp thu vào máu dẫn đến các cơ quan trong cơ thể rồi nó sẽ phát huy tác dụng.

3. Không đột ngột ngừng sử dụng thuốc

Với công dụng nhất định và có cả các tác dụng phụ thì thuốc thường được biết đến và đánh giá trước khi đưa ra thị trường. Ngừng sử dụng một loại thuốc đột ngột có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng ngoài ý muốn.

4. Không tự ý mua thuốc điều trị

Tự kê đơn điều trị mà không được sự cho phép của bác sĩ dựa theo một đơn thuốc đã có từ trước có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Phương pháp này chỉ được chấp nhận và có thể dùng cho các bệnh lành tính điều trị với thuốc không cần đơn thuốc bác sĩ.

5. Không nên nghiền nát, bẻ nhỏ thuốc tân dược

Một số quan niệm cho rằng nghiền thuốc ra uống sẽ dễ uống hơn, đồng thời nó sẽ đẩy nhanh tác dụng. Tuy nhiên đây lại là một trong những quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi mỗi một loại thuốc đưa ra thị trường đều có những mục đích riêng nên mọi người cần phải lưu ý tuân thủ cách đưa thuốc vào cơ thể đúng theo sự hướng dẫn của các dược sĩ.

Nếu là thuốc dạng viên nén, cần uống thuốc nguyên viên với nước đun sôi để nguội. Không nên nghiền vụn
Còn đối với dạng viên nén sủi bọt thì bạn cần hòa tan thuốc hoàn toàn trong nước (pha đúng với lượng nước trong tờ hướng dẫn sử dụng trước khi uống hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ), và uống hết lượng đó.

Một số dạng bào chế đặc biệt theo từng bệnh, thường là thuốc trị đau thắt ngực thì có hướng dẫn đó là ngậm, hoặc đặt dưới lưỡi, cho thuốc tan từ từ trong miệng. Đối với thuốc dạng viên nén nhưng để dùng ngoài (như thuốc đặt âm đạo), cần nhúng ướt viên thuốc đó trước khi dùng để tránh làm trầy xước niêm mạc âm đạo.

6. Không nên nằm khi uống thuốc

Một số trường hợp đó là uống thuốc xong đi nằm ngay hay uống thuốc ở tư thế nằm, đây là những cách uống thuốc sai. Bởi lúc nằm thuốc chưa kịp xuống dạ dày, dễ bám vào vách thực quản, gây vướng víu, không làm giảm tình trạng bệnh mà còn gây kích thích thực quản, vì vậy dễ gây ho; viêm,… Lời khuyên dành cho mọi người là nên ngồi hoặc đứng khi uống thuốc, sau đó khoảng chừng 10 – 15 phút đợi thuốc ngấm mới nên đi nằm.

7. Lưu ý thời gian sử dụng thuốc

Những lưu ý nhỏ khi sử dụng thuốc tân dược

Những lưu ý nhỏ khi sử dụng thuốc tân dược

Cần tuân thủ đúng theo lời hướng dẫn của các Dược sĩ của bạn đang hướng dẫn về thời gian cũng như liều lượng dùng thuốc. Trong những trường hợp thuốc không có kê đơn hay hướng dẫn từ dược sĩ, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và xem kỹ về thời gian sử dụng thuốc lúc nào.

Trong trường hợp phải dùng một lúc nhiều loại thuốc để trị bệnh, các bạn nên tìm hiểu thật kỹ thông tin phối hợp trong cùng một thời điểm có gây hại hay có tác dụng phụ gì không. Nếu bắt buộc phải uống quá nhiều loại thuốc thì cần sắp xếp thời gian hợp lý, số lần và cách kết hợp sao cho phù hợp với tình trạng bệnh và công dụng của thuốc. Thông thường, các loại thuốc khác nhau nên được uống cách nhau khoảng 1 giờ đồng hồ.

Đặc biệt lưu ý rằng mọi người không nên uống bù thuốc, bởi điều này là gây tổn hại đến sức khỏe, nó làm cho nồng độ thuốc trong máu tại thời điểm uống thuốc tăng cao, gây nguy hiểm.

8. Không nên vận động sau khi dùng thuốc

Khi mới uống thuốc xong bạn không nên vận động ngay. Vì sau khi thuốc được đưa đến dạ dày, thời gian phải mất đến 30 – 60 phút thì thuốc mới phát huy hết tác dụng. Quá trình này rất quan trọng cần có đủ lượng máu tham gia tuần hoàn. Việc vận động mạnh ngay sau khi dùng thuốc thì hệ tuần hoàn sẽ phải tăng cường lượng máu phù hợp đến hệ vận động, làm giảm lượng máu đến các cơ quan nội tạng điều đó sẽ làm giảm hiệu quả hấp thu thuốc.

9. Thông báo ngay khi thấy dấu hiệu bất thường

Nếu bạn thấy nghi ngờ những thông tin về tác dụng có hại hoặc có gì bất thường hoặc cần biết thêm gì liên quan đến việc dùng thuốc, hãy thông báo và hỏi các dược sĩ, bác sĩ kê đơn hoặc đến cơ sở y tế.

Xem thêm: Dược động học là gì? Tầm quan trọng trong việc ngăn ngừa kháng thuốc

VI. Kết luận 

Qua bài viết trên thì bạn đọc đã hiểu thuốc tân dược là gì chưa? Hy vọng với những chia sẻ và thông tin cung cấp tại đây sẽ giúp bạn có thêm những điều bổ ích và giải đáp được một phần nào đó về thắc mắc của bạn với câu hỏi “ thuốc tân dược là gì trong cuộc sống hiện nay”. Ngành dược cũng là một ngành thú vị và đặc biệt không nên bỏ qua với các bạn khi chọn ngành học cho mình.