Triết lý kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc và niềm tin mà doanh nghiệp luôn hướng đến trong suốt quá trình làm việc. Dưới đây là bài viết về triết lý kinh doanh đơn giản sẽ làm thay đổi công việc kinh doanh của bạn.
Triết lý kinh doanh được xem như một lời tuyên bố sứ mệnh hoặc thể hiện tầm nhìn của công ty. Thông qua triết lý kinh doanh ta có thể nhìn thấy tầm nhìn và chiến lược phát triển của các doanh nghiệp. Là một doanh nhân thành công, đòi hỏi bạn phải tìm ra con đường của riêng mình cả cho công việc và cuộc sống cá nhân. Dưới đây là 10 triết lý kinh doanh đơn giản sẽ làm thay đổi cuộc sống và công việc kinh doanh mà 123Job vừa tổng hợp.
I. Triết lý kinh doanh là gì?
Triết lý kinh doanh là những tư tưởng có tính triết học mà chủ doanh nghiệp hình thành để hướng dẫn tư duy và hành động cho toàn thể các thành viên trong công ty.
Triết lý kinh doanh bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống, từ quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh… được con người tổng kết và rút ra những tư tưởng chủ đạo như những nguyên tắc về đạo lý và phương pháp quản lý để dẫn dắt hành vi.
Triết lý kinh doanh là những tư tưởng có tính triết học để hướng dẫn tư duy và hành động cho các thành viên trong công ty.
II. Vai trò của triết lý kinh doanh đối với doanh nghiệp
1. Là phương thức để giáo dục và phát triển nguồn nhân lực
Triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp cung cấp các giá trị, chuẩn mực hành vi nhằm tạo nên một phong cách làm việc và sinh hoạt chung đậm đà bản sắc văn hóa doanh nghiệp.
Công tác đào tạo, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.Với việc vạch ra những lý tưởng và mục tiêu kinh doanh ,triết lý kinh doanh giáo dục cho đội ngũ nhân lực đầy đủ về lý tưởng, về công việc và trong một môi trường văn hóa tốt nhân viên sẽ tự giác hoạt động, phấn đấu vươn lên, và có lòng trung thành, tinh thần hết mình vì doanh nghiệp.
2. Triết lý kinh doanh là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là cơ sở rõ ràng để đảm bảo cho một doanh nghiệp kinh doanh và phát triển bền vững. Văn hóa doanh nghiệp sẽ có nhiều yếu tố để cấu thành với vai trò, vị trí và nhiệm vụ khác nhau trong một hệ thống chung. Nói gọn hơn, triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp chính là cốt lõi của phong cách – phong thái của doanh nghiệp đó.
3. Triết lý kinh doanh là cơ sở quản lý chiến lược của doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp thực tế rất phức tạp và biến đổi không ngừng. Để có thể tồn tại được doanh nghiệp cần phải có tính mềm dẻo, linh hoạt. Doanh nghiệp khi muốn phát triển được lâu dài thì cần thêm năng lực chủ động kinh doanh với tính khôn ngoan và sáng suốt. Triết lý kinh doanh là cơ sở quản lý chiến lược trong doanh nghiệp
Sự trừu tượng của triết lý kinh doanh cho phép doanh nghiệp có sự linh hoạt nhiều hơn trong việc thích nghi với môi trường đang thay đổi. Nó tạo ra sự linh động trong việc thực hiện và sự mềm dẻo trong kinh doanh.
III. 10 triết lý kinh doanh đơn giản thay đổi nhận thức của bạn
Triết lý kinh doanh là những mối quan hệ, bạn không thể tiếp tục yêu cầu người khác ủng hộ mình nếu bạn không cho họ thấy bạn có ích đối với họ.
1. Đừng bao giờ bào chữa cho lỗi lầm
Trong mọi trường hợp, không phải lúc nào mọi thứ cũng sẽ hoạt động theo cách mà bạn muốn. Nó có thể là bất cứ điều gì từ dự báo doanh thu bị thiếu hay không thể khởi chạy sản phẩm đúng như thời gian bạn dự định.
Chắc chắn sẽ có rất nhiều lý do để bào chữa cho nguyên nhân tại sao mọi thứ lại không đi theo cách bạn muốn, nhưng điều đó sẽ không làm bạn tốt hơn, đơn giản chỉ vì nó không giúp bạn giải quyết được vấn đề. Thay vì bào chữa, hãy tập trung giải quyết, có thể sẽ không sửa chữa được ngay lập tức, nhưng miễn là bạn đang thực hiện cải tiến thì cuối cùng bạn sẽ có được thành quả xứng đáng.
2. Đừng vì mệt mỏi mà dừng lại
Đã là một doanh nhân, chắc hẳn có đôi lúc bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và stress, thậm chí còn muốn bỏ cuộc... đặc biệt là khi mọi việc diễn ra không suôn sẻ. Và những gì giúp bạn thành công chỉ có thể là kiên trì.
Cho dù bạn đã rất mệt mỏi và đang tự cảm thấy mình đã làm việc đủ giờ, nhưng đừng bao giờ dừng lại cho đến khi mọi việc đã xong hẳn. Thời điểm mà bạn dừng lại đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận thất bại. Miễn là bạn cứ tiếp tục, thì cuối cùng bạn sẽ hoàn thành được mục tiêu mà bạn mong muốn.
3. Không phải lời khuyên nào cũng tốt và hữu ích
Là chủ doanh nghiệp, bạn sẽ phải tìm kiếm đối tác, cộng sự để có thể nhận lại những phản hồi và lời khuyên. Nhưng bạn hãy nhớ rằng không phải tất cả lời khuyên đều có giá trị như nhau. Lời khuyên tốt nhất bạn nhận được là sự thật. Sự thật có thể gây tổn thương, nhưng nó sẽ giúp bạn nhìn nhận ra vấn đề, từ đó tiết kiệm được công sức, thời gian và tiền bạc.
Đừng mong đợi những lời khuyên chỉ quan tâm đến cảm xúc của bạn, vì điều này sẽ không giúp bạn đạt được các mục tiêu của mình, nó chỉ làm bạn dậm chân tại chỗ mà thôi.
4. Làm việc chăm chỉ trong im lặng và giữ thành công cho riêng mình
Khi bạn làm tốt, hẳn bạn sẽ muốn thể hiện, muốn nói với mọi người về thành tích mà bạn đạt được. Nhưng rồi về lâu dài, bạn sẽ hiểu rằng nói với mọi người về thành công của bạn chỉ khiến họ nghĩ rằng bạn kiêu ngạo, thậm chí tạo ra sự cạnh tranh nhiều hơn.
Chỉ cần tập trung vào công việc của bạn vì suy cho cùng bạn không hề mong đợi có quá nhiều đối thủ cạnh tranh với mình.
5. Đừng thấy mình sai khi không cùng suy nghĩ với mọi người
Việc bị người khác tác động trên con đường kinh doanh là điều khó tránh. Nếu bạn mất tập trung vào
mô hình kinh doanh cốt lõi thì bạn sẽ thấy mình đang loay hoay trong những mục tiêu và kết quả là nhận về con số 0.
Muốn làm tốt công việc kinh doanh của mình, bạn cần bắt đầu gặp gỡ và giao lưu với những người có cùng chí hướng. Học hỏi những người có cuộc sống thành công, tư tưởng tích cực, bạn sẽ rất ít khi bị chi phối bởi những suy nghĩ tiêu cực.
6. Đằng sau người thành công là cả một bầu trời cay đắng
Doanh nhân Neil Patel đã từng chia sẻ: “Khi mọi người nhìn vào những gì tôi đã hoàn thành, hầu hết họ đều nghĩ rằng tôi đã thực hiện nó trong vài năm gần đây. Nhưng họ không hề biết là tôi đã từng là một doanh nhân trong hơn 10 năm. Trong khoảng 10 năm đó, tôi đã mất hàng triệu đô la và mắc vô số lỗi lầm”.
Hầu hết các doanh nhân thành công sẽ không nói với bạn số lần họ khởi nghiệp thất bại, thực tế, rất nhiều người thất bại trước khi họ thành công. Vì vậy, chỉ cần là bạn vẫn tiếp tục thì tỷ lệ thành công trong kinh doanh của bạn sẽ tăng lên theo thời gian.
7. Biết ơn những người đã giúp bạn theo đuổi giấc mơ
Bạn sẽ không thể hoàn thành ước mơ của mình nếu không có sự giúp đỡ của người khác. Khi đã đạt được mục tiêu đề ra, hãy chắc chắn rằng bạn không quên những người đã giúp bạn đạt được điều đó. Việc tìm hiểu mong muốn của họ để giúp đỡ cũng là điều mà bạn nên làm.
8. Khó khăn không đồng nghĩa với thất bại
Không phải bạn đang khó khăn thì có nghĩa là bạn đang thất bại. Mỗi thành công lớn đều đòi hỏi những thất bại nhất định. Nếu việc trở thành doanh nhân quá dễ dàng và không gặp phải bất cứ khó khăn gì trong khi thực hiện thì chắc hẳn ai cũng đã trở thành doanh nhân. Vì vậy, nếu gặp khó khăn, hãy đấu tranh và đừng bỏ cuộc, tiếp tục tiến về phía trước cho đến khi bạn nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm.
9. Điều khó mở ra nhất là tâm trí khép kín
Cho dù bạn làm tốt như thế nào, nhưng với những người có tâm trí khép kín, họ luôn cảm thấy bản thân mình biết hết và không muốn nghe lời của bất kỳ ai. Bạn có thể cố gắng và kiên trì với những người như thế này, nhưng đừng lãng phí quá nhiều thời gian, hãy cân nhắc trước khi chọn lựa ai đó giúp đỡ bạn trong công việc kinh doanh.
10. Giúp người khác thì bạn cũng sẽ được đền đáp
Một trong những đặc điểm của triết lý kinh doanh là những mối quan hệ, bạn không thể tiếp tục yêu cầu người khác ủng hộ mình nếu bạn không cho họ thấy bạn có ích đối với họ.
Và thực tế chỉ ra rằng, nếu bạn giúp đỡ mọi người, họ sẽ đồng hành cùng bạn thêm một đoạn đường và nếu bạn giúp đỡ những người không mong đợi bất cứ đền đáp gì thì họ sẽ luôn đồng hành cùng bạn trong cuộc sống và công việc.
IV. Triết lý kinh doanh của những CEO nổi tiếng và thành công trên thế giới
Những triết lý kinh doanh hay của những CEO hàng đầu thế giới
1. Jeff Bezos - CEO của Amazon
Triết lý kinh doanh của ông Jeff Bezos đó là: “Mất 20 năm để xây dựng danh tiếng và 5 phút để huỷ hoại nó. Nếu bạn nghĩ đến điều đó, bạn sẽ hành xử khác”.
Chúng ta có thể rút ra một điều là: Trước khi có một ý định gì đấy hãy nghĩ đến khoảng thời gian bắt đầu mình gây dựng lên nó.
2. Howard Schultz - CEO của Starbucks
Triết lý kinh doanh của Howard Schultz đó là: “Tôi tin rằng khoảng 1 nửa những gì khác biệt giữa doanh nhân thành công và không thành công là ở sự kiên trì tuyệt đối”.
Câu nói này có thể hiểu là: Sự khác biệt rõ ràng giữa những người doanh nhân thành công và không thành công là sự quyết tâm thực hiện những mục tiêu đã đề ra của bản thân và không bỏ cuộc dễ dàng trước khó khăn
3. Steve Jobs - CEO của Apple
Triết lý kinh doanh của Steve Jobs: “Thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Lớn sẽ không còn đánh bại nhỏ mà nhanh sẽ đánh bại chậm”.
Từ đó, ta có thể hiểu sự chậm trễ sẽ làm ta thua cuộc chứ không còn là chuyện phân thắng bại trong cuộc chiến lớn nhỏ nữa.
4. Sam Walton - CEO của Wal-Mart
Triết lý kinh doanh của Sam Walton: “Tôi nghĩ để thành lập một công ty, bạn cần làm 2 điều đúng – định hướng rõ ràng đối với điều mà bạn muốn làm và chọn những người tuyệt vời để thực hiện – khi đó bạn có thể làm tốt".
Chúng ta có thể rút ra một điều đó là: Có hai điều quan trọng để thành lập một công ty thành công, 1 là đề ra mục tiêu rõ ràng, 2 là chọn người phù hợp nhất để thực hiện điều đó.
5. Mark Zuckerberg - CEO của Facebook
Triết lý kinh doanh của Mark Zuckerberg: “Kinh nghiệm dạy tôi rất nhiều điều. Thứ nhất là hãy tin vào linh cảm của bạn, bất kể những thứ trên giấy tờ có vẻ hay ho như thế nào đi chăng nữa. Thứ hai, bạn gần như sẽ kiếm được nhiều tiền hơn với những thứ bạn hiểu rõ. Thứ ba, đôi khi thương vụ đầu tư thành công nhất của bạn lại không phải là cái bạn làm".
Kinh nghiệm này đã như một kim chỉ nam trên con đường thành công của ông trùm "Facebook" được mọi người kính trọng.
6. Donald Trump - CEO của Trump Organization
Triết lý kinh doanh của Donald Trump đó là: “Kiên nhẫn là yếu tố quan trọng của thành công”.
Từ đó, chúng ta có thể nhận thức được rằng “Hãy luôn kiên nhẫn trên con đường mà mình lựa chọn, thành công sẽ đến nếu chúng ta cố gắng và nỗ lực mỗi ngày”
7. Bill Gates - CEO của Microsoft
Triết lý kinh doanh của Bill Gates đó là: “Đa dạng hóa và toàn cầu hóa là chìa khóa của tương lai”.
Chúng ta có thể rút ra một điều đó là: Việc hòa nhập thế giới là vô cùng quan trọng và cần thiết để đem lại nhiều lợi ích to lớn đến với mọi người.
V. Kết luận
Như vậy, khi hình thành triết lý kinh doanh, các nhà quản trị chiến lược của tổ chức xuất phát từ những lý do cơ bản. Qua bài viết trên của 123job.vn về triết lý kinh doanh bạn sẽ hiểu rõ và đạt rõ mục tiêu nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình nhé