Khủng hoảng tuổi 20 là một loại khủng hoảng mà chúng ta thường gặp ở độ tuổi 20, tuy nhiên nếu bạn đang trong giai đoạn này thì phải làm sao? Hiểu về khủng hoàng tuổi 20 để không tiêu cực quá nhé!

Có những khái niệm và quan điểm không xuất hiện ở thời điểm trước, nhưng lại xuất hiện và bắt đầu được lan truyền trong những năm gần đây. Được kể đến ở đây là khái niệm về “khủng hoảng tuổi 20” - một cụm từ mới xuất hiện và được lan truyền một cách chóng mặt trên mạng xã hội. Vậy khủng hoảng tuổi 20 là gì, tìm hiểu ngay với những thông tin dưới đây!

I. Khủng hoảng tuổi 20 là gì?

Trong tâm lý học đại chúng, có một thuật ngữ được dùng để nói về khủng hoảng tuổi 20 - khủng hoảng quarter - life crisis. Cuộc khủng hoảng này được hình thành từ sự lo lắng về định hướng nghề nghiệp trong tương lai cũng như điều kiện và chất lượng sống. Loại khủng hoảng này thường xảy ra ở những đối tượng đang trong độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi, tuy nhiên số ít trường hợp xảy ra với người ở độ tuổi 18. Một nhà tâm lý học tên Alex Fowke đưa ra khái niệm rằng “đây là một thời kỳ tràn ngập những suy nghĩ khủng hoảng, nghi ngờ và thất vọng khi sự nghiệp chưa có gì, các mối quan hệ cũng chưa có, mông lung và tình trạng tài chính bất ổn định”.

1

Khủng hoảng tuổi 20 là gì?

II. Các biểu hiện hay dấu hiệu của khủng hoảng tuổi 20 hay khủng hoảng nghề nghiệp tuổi 20

1. Chỉ có bản thân mình phải vật lộn với cuộc sống

Những trang mạng xã hội như Facebook cung cấp cho người đọc những thông tin mới nhất của bạn bè, người thân khi họ đang đi du lịch, được thăng chức, đính hôn hay có em bé. Mọi người sử dụng mạng xã hội để khoe khoang những trải nghiệm đẹp đẽ nhất, tốt nhất của họ nhưng có thể nói đó chỉ là ảo và không có điều gì đảm bảo rằng họ đang sống tốt như những gì đang thể hiển. Mỗi người đều có những vấn đề riêng cần quan tâm. 

Thay vì mang tư duy “mình là nạn nhân” và chỉ có mình rơi vào trạng thái khủng hoảng tuổi 20 thì bạn có thể dùng thời gian để lắng nghe câu chuyện từ những người xung quanh. Đừng chỉ quan tâm và hỏi han về việc họ đang làm gì mà thay vào đó hãy hỏi họ về những mối quan hệ có thể giúp mình có được công việc tốt hơn. 

Khi đủ sự quan tâm thì bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi những người bạn của bạn sẵn sàng trải lòng về những thách thức mà họ cũng đang phải đối mặt để vật lộn với cuộc sống, từ đó cũng là cách để bạn rút kinh nghiệm và vượt qua khủng hoảng tuổi 20

2. Ghét công việc nhưng không thể thoát ra

Đôi khi ở độ tuổi 20 bạn sẽ phải đối mặt với những khủng hoảng công việc - những loại công việc mà bạn buộc phải làm dù không yêu thích. Bạn nhất nút ngủ thêm 10 phút cả chục lần mỗi sáng vì cảm thấy không có chút động lực nào để dậy đi làm. Công việc của bạn có thể đảm bảo cho cuộc sống bạn không bị bế tắc nhưng lại không phải công việc mà bạn thật sự yêu thích. 

2

Khủng hoảng công việc với người trẻ

Cũng có thể tại thời điểm ứng tuyển, đó là công việc mà bạn yêu thích nhưng tại thời điểm hiện tại thì bạn không thích nữa, hoặc thậm chí không còn hiểu rõ ý nghĩa của công việc này, liệu rằng nó có phù hợp với bạn hay không. Vậy phải làm sao đây?

Nếu bạn đang ở trong trạng thái khủng hoảng tuổi 20 thì hãy cứ kiên nhẫn vì không phải ai cũng có thể được làm công việc mình thích ngay từ công việc đầu tiên, kể cả người may mắn tìm được công việc phù hợp với mình đi nữa thì cũng có thể thay đổi ý kiến bất cứ lúc nào. 

Đây là khoảng thời gian mà bạn nên tự vấn xem bạn ghét nhất điểm gì ở công việc này để bạn không lặp lại sai lầm trong tương lai, nhưng đồng thời cũng cần xem xét lại những kỹ năng mà bạn đã đạt được trong thời gian vừa qua để có thể lựa chọn một công việc tốt hơn. Nếu cảm thấy không phù hợp, hãy tìm kiếm một công việc phù hợp hơn, với thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì kiếm việc không còn là việc quá khó khăn. 

3. Đặt câu hỏi cho các mối quan hệ

Khi bạn quyết định bắt đầu một mối quan hệ với một cô gái hay một chàng trai thì bạn sẽ tự hỏi mình những câu hỏi: Đây có phải người mình có thể gắn bó cả đời? Bạn có muốn ở bên người đó đến già? Bạn có muốn lấy người đó không? Nếu gặp khủng hoảng tuổi 20, bạn cũng đã qua thời điểm có những mối tình đầu trong trẻo nữa, đây là sự bắt đầu của những mối quan hệ có tính thực tế mà mỗi người phải chia sẽ gánh nặng với người kia. 

Trong thời điểm khủng hoảng tuổi 20, bạn sẽ phải làm quen với áp lực công việc hay stress khi bắt đầu mối quan hệ lâu dài với một ai đó, những câu hỏi sẽ liên tục được đặt ra nhằm giúp bạn giải quyết vấn đề. Nhưng quan trọng hơn hết là bạn có thật sự hạnh phúc khi ở bên người đó hay không, đó mới là điều khiến bạn cảm thấy bế tắc và cũng là một loại biểu hiện của khủng hoảng tuổi 20

4. Chắc chắn mình sẽ độc thân cả đời

Khi xung quanh bạn ai ai cũng có đôi có cặp, bạn ngày càng nhận được nhiều thiệp mời đám cưới từ những bạn bè xung quanh. Trong khi bạn đang rơi vào khủng hoảng tuổi 20 thì bạn bè đôi lứa đã yên bề gia thất, điều này khiến bạn buồn và stress. Dừng lại một chút nhé! Suy nghĩ theo một hướng khác đi thì bạn mới chỉ 20 tuổi thôi và cuộc đời này còn rất dài, cơ hội vẫn còn chờ bạn ở phía trước. Bạn luôn có cơ hội được gặp những mối quan hệ mới, trải nghiệm mới vì vậy đừng vội nếu bạn chưa lấy chồng, bạn vẫn có thể sống là chính bạn và duyên số sẽ tự đến khi đúng thời điểm. 

2

Âu lo về những vấn đề chưa xảy ra

5. Cảm thấy sợ khi theo đuổi giấc mơ

Ai trong chúng ta cũng đều có những suy nghĩ mông lung khi theo đuổi công việc mơ ước. Nhưng bạn đang ở độ tuổi 20 thì bạn có thể mắc sai lầm, vì vậy hãy tận dụng thời gian này để trải nghiệm, thử và thất bại để có những bài học. Khi bạn còn trẻ, hãy hoạt động một cách mạnh mẽ và tự tạo động lực cho bản thân, đừng ngại thử những điều mới mẻ, vì nếu qua độ tuổi này thì bạn sẽ không có được những cơ hội như bây giờ. Ở giai đoạn khủng hoảng tuổi 20, có thể bạn sẽ thất bại khi khởi nghiệp nhưng đừng vì vậy mà gục ngã, vì bạn còn thời gian và cơ hội để bước tiếp và làm lại. 

6. Bám lấy những người bạn cũ dù không còn nhiều sự tương tác

Trong chúng ta ai cũng có những người bạn thân chơi với nhau đến hết đời, cảm giác có được những người bạn như vậy thật thoải mái, dễ chịu khi có người cùng giải bày. Nhưng thực tế, sau khi tốt nghiệp và bắt đầu công việc thì ai cũng có những con đường riêng để đi, đôi khi hướng đi của họ lại ngược lại với phương hướng phát triển của bạn và cuối cùng họ rời xa bạn. Đến khi bạn nhận ra thì có lẽ họ đã không còn bên cạnh bạn nữa. 

Nếu vì chuyện này mà bạn rơi vào khủng hoảng tuổi 20 thì hãy dừng lại và coi đây là chuyện bình thường nhé. Sẽ không có ai ở bên bạn cả đời, tình bạn, tình thân hay tình yêu, ở mỗi giai đoạn của cuộc đời, sẽ có người đồng hành cùng bạn, nếu không thì bạn sẽ là người đi con đường của mình, vì vậy nếu như mất đi những người bạn cũ thì đừng ngần ngại tìm thêm những mối quan hệ mới tốt đẹp hơn. 

7. Cảm thấy mình béo hơn bao giờ hết (thực tế có thể đúng là như vậy)

Cảm thấy bản thân béo hơn là một sự tự ti của những người bèo, vì sự tự ti này mà họ cảm thấy đánh mất thân hình cân đối ngày 18 tuổi. Việc bị mọi người soi mói cũng khiến bạn dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng tuổi 20. Thay vì tự trách bản thân thì hãy lựa chọn một môn thể thao hay một thói quen tốt như luyện tập theo sở thích của bạn, học cách nấu ăn để kiểm soát lượng calo nạp vào, giảm cân khoa học và yêu bản thân mình hơn. 

4

Suy nghĩ về cân nặng của bản thân

8. Thấy như ai đó đang sống cuộc đời của mình

Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ ở không còn phải làm bài tập về nhà, không chịu áp lực từ học tập nhưng không có nghĩa bạn sẽ được nghỉ ngơi. Sau một thời gian học tập, hãy dành một chút thời gian về thăm gia đình để hiểu được giá trị của hai chữ người thân. Đồng thời bạn có thể hòa đồng hơn với đồng nghiệp bằng cách trò chuyện cùng họ,.... Thực tế, bạn có thể làm chủ cuộc sống khi khủng hoảng tuổi 20 cũng như quyền quyết định của bạn, nếu như cảm thấy không thoải mái hãy từ chối chúng và đừng để người khác sống thay bạn.

9. Quá kiêu hãnh và không cần sự giúp đỡ

Bạn là một cá thể độc lập nhưng bạn không thể nào sống thiếu tập thể, có nhiều việc bạn không thể tự làm một mình mà cần nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Trên thực tế, không ai có thể làm tất cả mọi thứ một mình, bạn sẽ chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất và nhờ ai đó giúp đỡ bạn việc khác nằm ngoài khả năng của bạn. 

Tuy nhiên, đây không phải lý do để bạn lười nhác và ỷ lại vào người khác, bạn chỉ được nhờ họ làm cùng chứ đừng chối bỏ trách nhiệm - bạn chỉ cần một vài lời khuyên hay một chút hỗ trợ mà thôi. Đừng lợi dụng khủng hoảng tuổi 20 để ỷ lại vào người khác quá nhiều nhé!

10. Cảm thấy tội lỗi vì không ”biến ước mơ thành sự thật"

Nếu hiện tại bạn đang rơi vào trạng thái khủng hoảng tuổi 20 thì có lẽ bạn thuộc thế hệ gen Z và việc sử dụng tài khoản Facebook là chuyện thường tình. Nếu bạn tìm kiếm thông tin trên bất cứ phương tiện nào thì bạn đều sẽ tìm được những thông tin đại loại như bạn nên đi du lịch khi còn thãn xuân,... Sau những bài đọc đó, bạn sẽ thấy mình có thêm nhiều động lực và cảm hứng nhưng đi kèm sau đó là những tội lỗi vì lười biếng không biến được ước mơ thành sự thật. Đây cũng là một trong những lý do tạo nên khủng hoảng tuổi 20 cho giới trẻ.

5

Cảm thấy tội lỗi vì không biến ước mơ thành sự thật

11. Chờ đợi những điều tốt đẹp vì mình xứng đáng, nhưng rồi chẳng có gì xảy ra

Hãy mang một niềm tin, khi bạn cần cù làm điều gì đó, đổi lại bạn sẽ có được kết quả bạn muốn. Là một người tử tế, thông minh và chăm chỉ không chắc có thể đưa bạn đến phiên bản mà bạn mong muốn. Tuy nhiên nếu bạn thật sự muốn đạt được thứ gì đó, bạn phải lên tiếng trước, tức tìm cách để vượt qua tình trạng khủng hoảng tuổi 20 để tìm kiếm thứ bạn muốn. 

12. Lo sợ rằng phần đời còn lại của mình sẽ diễn ra như thế này

Nếu bạn đang lo sợ về những điều tệ hại có thể xảy ra trong cuộc đời bạn thì ngay bây giờ hãy thay đổi hành vi thói quen của chính bạn. Trong một số việc quan trọng, bạn phải đưa ra quyết định nhưng sự việc diễn ra trong đời bạn sẽ không theo ý bạn, vì vậy hãy luôn sẵn sàng vì biến cố luôn có thể xảy ra dù là khủng hoảng công việc

13. Làm quá nhiều và hưởng thụ quá ít

Đây cũng là một trong những tình huống đẩy bạn đến trạng thái khủng hoảng tuổi 20. Ở độ tuổi này, bạn làm quá sức nhưng lại muốn tiết kiệm nên đã dẫn đến tình trạng tâm trạng bị dồn nén không được giải tỏa. Nếu bạn đang như vậy thì hãy dành thời gian suy nghĩ xem đâu mới là điều quan trọng, điều gì khiến bạn có thể mỉm cười khi bước qua tuổi 20. 

14. Lúc nào cũng thấy mệt mỏi

Bạn không còn là một đứa trẻ cấp 2 hay cấp 3 nữa vì vậy bạn cần tuân thủ theo những quy định nơi mà bạn làm việc. Việc phải tuân theo một điều gì đó một cách nghiêm khắc là khi bạn cảm thấy áp lực vô cùng lớn. Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy mình không đủ sức khỏe vì chưa ngủ đủ giấc và cà phê là một giải pháp hữu hiệu giúp bạn tỉnh táo nhưng lại không thể khiến bạn đủ khỏe khoắn bằng việc tỉnh dậy với giấc ngủ đủ giấc. Vì thế khi khủng hoảng tuổi 20 hãy biết cách nghỉ ngơi, tiết chế và dừng công việc đúng lúc để xả hơi vì bạn hiểu cơ thể bạn hơn ai hết. 

6

Luôn trong trạng thái mệt mỏi

15.Để người khác kìm chân

Ai cũng có những người thân hay bạn bè có suy nghĩ tiêu cực hay bị mắc kẹ trong khủng hoảng tuổi 20 mà không thoát ra được. Họ thường cười vào mặt bạn khi bạn nói ra ước mơ của mình. Bạn sẽ thường nhận được những câu nói như: “Đừng mơ mộng nữa mà hãy sống thực tế đi!”. Có thể thấy họ đang cản trở bạn tiến đến những thứ bạn mong muốn, vì vậy đừng nghe họ. 

16. So sánh bản thân với những người khác

Cô ấy có được công việc đãi ngộ tốt hơn tôi, Cô ấy có người yêu hoàn hảo ghê,... có hàng loạt những suy nghĩ đầy sự so sánh mà bạn nghĩ đến. Nhưng hãy nhớ điều này nếu bạn muốn vượt qua khủng hoảng tuổi 20 thì hãy ngừng so sánh bản thân với người khác. Thay vì ngồi một chỗ và so đo với người khác thì hãy tự hỏi chính mình xem có thể đạt được những điều đó không, nếu có thì bằng cách nào. Đừng cho rằng người khác thành công thì bạn sẽ thất bại thì nỗ lực của bạn sẽ cho bạn thấy mình là ai, vì vậy đừng để bản thân rơi vào khủng hoảng công việc

17. Thấy mình thật tầm thường

Điều mà những người trẻ đang rơi vào trạng thái khủng hoảng tuổi 20 thường thấy là tự thấy mình thật tầm thường trước kẻ khác. Bạn mới chỉ sống được một phần tư cuộc đời mà bạn đã cảm thấy mình thất bại và tầm thường vì không làm được gì lớn lao ư? Bạn không phải người học giỏi nhất lớp cũng không phải là một nhân viên xuất sắc ở chỗ làm nhưng bạn vẫn còn thời gian ba phần tư cuộc đời còn lại để phấn đấu thì tại sao lại lo lắng. 

18. Nghĩ rằng chẳng có ai quan tâm

Người đang rời vào trạng thái khủng hoảng tuổi 20 thường mang suy nghĩ rằng chẳng có ai quan tâm đến mình và cảm thấy vô cùng lạc lõng. Tuy nhiên thay vì than thân trách phận, thì bạn nên là người chủ động bày tỏ sự quan tâm của mình với người khác trước khi nhận được sự quan tâm từ người khác. 

6

Nghĩ rằng bản thân một mình

19. Thấy sợ hãi

Bạn đang bị khủng hoảng tuổi 20 vì cảm thấy lạc lõng và trơ trọi vì không biết trong 5 năm nữa mình làm gì, trở thành ai, bạn cũng không tưởng tượng được cuộc sống của mình rồi sẽ thế nào. Dù bạn có vẽ ra những viễn cảnh như thế nào thì tất cả chỉ là tưởng tượng mà thôi, rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi. Ai cũng sẽ sợ hãi trước những thứ mà mình không thể thấy, cầm hay nắm được, đặc biệt là mọi điều sẽ xảy ra trong tương lai.

Điều duy nhất mà bạn có thể làm là tin tưởng vào khả năng và năng lực của chính mình, những kỹ năng mềm mà bạn đã có được để sẵn sàng đối mặt với bất cứ điều gì sẽ ập tới khi khủng hoảng tuổi 20. Bạn sẽ nhanh chóng tìm được chỗ đứng trên con đường của bạn mà thôi. 

III. Diễn biến của Khủng hoảng tuổi 20 

Đầu tiên bạn sẽ thấy mình như bị bó buộc trong khủng hoảng tuổi 20 không thể chuyển việc nhưng cũng không thể tự mình kiểm soát được một mối quan hệ cá nhân hay tệ hại hơn là cả hai thứ trên đang diễn ra cùng một lúc. Thực tế đây chỉ là một loại ảo giác mà ta cảm thấy mình bị bó buộc. Bạn hoàn toàn có thể loại bỏ nó nhưng chính suy nghĩ của bạn ngăn cản điều đó. 

Tiếp theo, khi ảo giác này càng lớn, tâm sinh lý khác biệt so với giai đoạn đầu cho thấy bạn đang rối loạn về cảm xúc. Giai đoạn này giúp bạn tiếp xúc với những cơ hội mới phù hợp với đam mê, sở thích và cai tôi của bạn. Một vài người trả lời phỏng vấn rằng trong giai đoạn khủng hoảng tuổi 20, nó giống như trói buộc bạn vào một cái gì đó không lối thoát nhưng phần lớn còn lại nói rằng dù đây là thời điểm khó khăn nhưng sẽ cung cấp cho bạn chất xúc tác tạo nên sự thay đổi tích cực trong tương lai. 

7

Diễn biến khủng hoảng tuổi 20

Giai đoạn tiếp đến là tạo dựng cuộc sống mới sau khủng hoảng tuổi 20. Ở thời điểm này bạn sẽ thấy mình đang hồi sức một cách đáng kinh ngạc. Bạn sẽ bắt đầu khám phá những công việc mới, làm chủ mọi việc diễn ra trong cuộc sống, bắt đầu tìm kiếm những công việc phù hợp hơn và những mối quan hệ bền vững,...

Giai đoạn cuối là củng cố những cam kết mới, thể hiện niềm đam mê mãnh liệt của bạn, tạo cho bạn những cam kết và giá trị mới. Bạn trưởng thành hơn sau khi chịu đựng khủng hoảng tuổi 20, khủng hoảng nghề nghiệp và đầy tự tin với sự nỗ lực và cố gắng của mình.

IV. Tạm kết 

Khủng hoảng tuổi 20 là điều có thể xảy ra với bất cứ ai, ở bất cứ hoàn cảnh nào. Hiểu được giai đoạn khó khăn này, biết cách xử lý chúng để có cuộc sống thoải mái, tích cực hơn mới là điều bạn cần quan tâm. Hãy tiếp tục theo dõi Khủng hoảng tuổi 20 là gì? Những khủng hoảng mốc tuổi 20 là gì? (P2) để biết cách giải quyết vấn đề này nhé!