Xã hội, kinh tế, và văn hóa,... thì đều là những mặt quan trọng ở trong đời sống. Trong đó, 2 thanh đương cột làm trụ để cho xã hội phát triển đó chính là hai mặt kinh tế và xã hội. Vì thế, cần đến những người làm trong ngành công tác xã hội.
Chắc hẳn vẫn còn nhiều bạn thắc mắc là ngành công tác xã hội là gì? Hay làm công tác xã hội là gì? Nhân viên công tác xã hội hoặc người làm trong nghề công tác xã hội thường làm những công việc gì? Vậy nên trong bài viết dưới đây 123job sẽ bật bí đến bạn đọc về ngành công tác xã hội là gì, làm công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội và người làm trong nghề công tác xã hội nhé!
I. Tìm hiểu chung về Ngành Công tác xã hội là gì?
1. Bạn hiểu gì về Ngành Công tác xã hội là gì?
Nếu như muốn theo đuổi ngành này, thì trước hết bạn cần phải hiểu biết về nó. Nói tới ngành công tác xã hội là gì? Thì có rất nhiều cách hiểu, và nhiều quan niệm nghề nghiệp khác nhau tuy nhiên chung quy lại thì đây chính là một ngành thuộc về xã hội, giúp giải quyết được một cách hài hòa về các mối quan hệ để có thể tiến đến việc xây dựng một xã hội hạnh phúc. Sinh viên khi theo học ngành công tác xã hội là gì? Thì sẽ được học nhiều về vấn đề tâm lý con người, cũng như sự phát triển bền vững của các mối quan hệ và các định hướng để phát triển xã hội, đồng thời còn giúp đỡ cho các đối tượng yếu thế ở trong xã hội, giúp đỡ cho họ sớm hòa nhập với cộng đồng, và tạo cơ hội cho người lao động để tìm việc làm hiệu quả hơn.
Bạn hiểu gì về Ngành Công tác xã hội là gì
Đồng thời, các bạn làm công tác xã hội sẽ được trải nghiệm thực tế tại các cơ sở, trung tâm bảo trợ xã hội, hoặc là các liên ngành liên quan tới các vấn đề của xã hội như là bảo hiểm, quyền trẻ em, hay bệnh viện,.... Những cơ hội trải nghiệm thực tế làm công tác xã hội này sẽ bồi dưỡng thêm nhiều kỹ năng mà không lý thuyết nào có thể có được và đồng thời làm gia tăng thêm nhiều mối quan hệ nghề nghiệp về con đường tương lai sau này. Hầu hết, sinh viên nghề công tác xã hội sẽ phải hiểu được giá trị của ngành học này nếu như muốn theo đuổi trên con đường sự nghiệp này.
2. Công tác xã hội và ý nghĩa ở trong cuộc sống
Sau khi mà được đào tạo bài bản về kiến thức, kĩ năng, các bạn sinh viên nghề công tác xã hội sẽ ra trường và thực hiện chức năng, cũng như nhiệm vụ của mình đối với xã hội. Chức trách của những nhân viên công tác xã hội hoàn toàn có thể can thiệp vào đời sống cá nhân, cũng như vào đời sống gia đình hay là các nhóm, cộng đồng xã hội. Ở đâu có mà vấn đề về vật chất lẫn tinh thần thì là ở đó cần tới sự hỗ trợ, và giúp đỡ của người làm ngành công tác xã hội. Họ sẽ giúp tháo gỡ được khó khăn và cũng như đưa ra phương hướng phát triển để có thể đưa cá nhân, mối quan hệ,... trở nên tốt đẹp hơn.
Chẳng hạn như, tại các gia đình xảy ra mâu thuẫn và bạo lực, các nhân viên công tác xã hội của xã sẽ giúp đỡ để cho những người liên quan nhìn nhận lại các mối quan hệ của mình, cũng như nhìn nhận hành vi và thấy được mấu chốt của vấn đề. Đối với sinh viên nghề công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội có thể giúp cho các em tháo gỡ được những vướng mắc, hoặc những khó khăn gặp phải trong cuộc sống,....
Xem thêm: Quan hệ xã hội là gì? Xây dựng mối quan hệ xã hội từ những bước đơn giản nhất
III. Sinh viên được học những gì ở Ngành Công tác xã hội?
Học những gì ở trong ngành Công tác xã hội là gì? Cũng là một nội dung được nhiều sĩ tử quan tâm trước khi mà cân nhắc để theo đuổi chuyên ngành này. Trên thực tế, biết được những nội dung, cũng như kiến thức được giảng dạy ở trong mỗi chuyên ngành sẽ giúp cho các bạn dễ dàng hòa nhập và dễ làm quen hơn sau khi mà đã đăng ký tuyển sinh vào ngành học.
Theo đó, sinh viên ngành công tác xã hội sẽ được cung cấp nền tảng tri thức sâu rộng về các khía cạnh hàn lâm như là: Xã hội học, Tâm lý học, cũng như Mô hình và lý thuyết Công tác xã hội, và Các phương pháp phân tích, phương pháp làm công tác xã hội chuyên nghiệp, Cách để thiết lập kế hoạch và lượng giá tiến trình, cũng như hỗ trợ thực hiện và ứng xử tình huống.
Sinh viên được học những gì ở Ngành Công tác xã hội
Song song với đó, khung chương trình giảng dạy ngành Công tác xã hội còn giúp cho sinh viên được tiếp cận với những cách thức để xây dựng các mô hình khác nhau, đồng thời nhằm hướng đến việc hỗ trợ và giúp đỡ cho những đối tượng gặp khó khăn và có những vấn đề nghiêm trọng ở trong cuộc sống. Sinh viên ngành công tác xã hội cũng được học cách nghiên cứu, phân tích và cũng như thiết lập những cơ chế, chính sách và xã hội. Đặc biệt hơn, khi học ngành Công tác xã hội, người học sẽ được học được cách để vận dụng các mô hình quản trị và truyền thông ở trong chính hoạt động này, thỏa mãn được các nhu cầu phát triển của đất nước thông qua việc tư vấn, cũng như đưa ra lời khuyên, hay là tham mưu về việc xây dựng các chính sách về xã hội.
Xem thêm: Ngành xã hội học làm gì? Cơ hội phát triển của sinh viên trong tương lai
III. Định hướng nghề nghiệp cho cử nhân Công tác xã hội là gì?
Học ngành Công tác xã hội thì ra làm gì chính là một trong những vấn đề rất được quan tâm. Vì thông thường, nhiều ý kiến cho rằng những khối ngành mà nó có liên quan đến xã hội ngày nay rất khó có cơ hội việc làm. Tuy nhiên, thì thực tế lại cho thấy, ngành Công tác xã hội hiện đang thiếu một nguồn nhân lực thực sự có chuyên môn và cũng như kiến thức để có thể làm việc cho đất nước
1. Công tác ở các công ty ở trong nước và quốc tế
Nếu như bạn yêu thích sự tự do, không bị gò ép ở một khuôn khổ hay là trong môi trường làm việc Nhà nước. Thì công tác xã hội ở các tổ chức doanh nghiệp ở trong và ngoài nước sẽ rất thích hợp cho sự nghiệp của bạn. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng chuyên môn Công tác xã hội của mình ở đây dựa trên nhiều vai trò và cũng như chức danh khác nhau.
Chẳng hạn như là vai trò là một chuyên viên tham mưu, tư vấn và cũng như hỗ trợ cho các công ty, doanh nghiệp về các chính sách chăm sóc, và quan tâm đến cán bộ công nhân viên về cả đời sống tinh thần lẫn cả vật chất. Trong các doanh nghiệp, chuyên viên Công tác xã hội là gì thì họ có chức năng quan trọng, thậm chí họ còn được ví như là những cây cầu, để bắt nhịp giữa doanh nghiệp với người lao động, với xã hội cộng đồng thì họ thường xuyên phải nghiên cứu, phân tích và từ đó đưa ra những giải pháp để cải thiện thích hợp về các mối quan hệ tiêu cực mà có ảnh hưởng trực tiếp đến công ty.
2. Thực hành công tác xã hội ở trong các cơ sở giáo dục
Làm việc ở trong các cơ sở giáo dục, hay ở trong môi trường học đường văn minh chính là một lựa chọn lý tưởng cho những ai học xong ngành Công tác xã hội. Bạn hoàn toàn có thể ở lại chính ngôi trường giảng dạy bạn để mà cống hiến, hoặc là có thể xin vào làm việc ở trong những cơ sở giáo dục và đào tạo khác.
Thực hành công tác xã hội ở trong các cơ sở giáo dục
Trong môi trường giáo dục, chuyên viên Công tác xã hội là gì thì họ chính là cá nhân chịu trách nhiệm hỗ trợ Nhà trường ở trong công tác xây dựng, thiết lập, cũng như theo dõi và quản lý các chính sách. Đồng thời, nhiệm vụ của người làm công tác xã hội hướng đến việc giảm thiểu được những thói quen, hành vi tiêu cực, và cũng như những mặt khác phát triển những ưu thế của Nhà trường. Chuyên viên làm công tác xã hội trong các cơ sở giáo dục cũng sẽ đóng vai trò là cầu nối giữa tổ chức của mình với các tổ chức xã hội ở tại địa phương, cũng như hỗ trợ và giúp đỡ cho giáo viên, học sinh, sinh viên mà có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời chăm lo đời sống tinh thần và sức khỏe cho toàn bộ học sinh, lẫn cả sinh viên và cán bộ trong Nhà trường.
3. Làm công tác xã hội ở tại các cơ sở y tế
Nếu như được làm việc trong môi trường giáo dục, thì không có lý do gì làm Công tác xã hội lại không thể hoạt động được ở trong môi trường y tế. Các cơ sở y tế thường có nhu cầu tuyển dụng chuyên viên Công tác xã hội, điển hình như là ở các bệnh viện, hay các trung tâm sức khỏe lớn.
Tham gia làm việc ở trong các cơ sở y tế, các chuyên viên làm Công tác xã hội chịu trách nhiệm hỗ trợ và cũng như giúp đỡ cho tập thể các bác sĩ, y sĩ,... trong công tác tư vấn, việc giới thiệu, phân loại bệnh nhân, đồng thời gánh vác một phần hoạt động y tá, điều dưỡng, chẳng hạn như là việc chăm sóc cho bệnh nhân,... Mục tiêu của họ ở trong môi trường bệnh viện đó chính là giảm thiểu một phần gánh nặng, và khó khăn ở trong việc tiếp cận cũng như là sử dụng các sản phẩm và cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế.
4. Làm công tác xã hội ở tại địa phương
Có lẽ, địa phương chính là một trong những môi trường làm việc thông dụng và cũng như quen thuộc nhất của những người làm công tác xã hội. Bạn còn sẽ được tham gia làm việc với cộng đồng từ nông thôn cho đến thành phố nữa. Thực hiện những công tác để xây dựng và triển khai chính sách xóa đói giảm nghèo, cũng như kết nối yêu thương, làm đầu mối để liên kết giữa địa phương và các tổ chức xã hội. Hướng đến mục tiêu là để giải quyết các vấn đề về xã hội, kinh tế,... tại địa phương như là: giảm thiểu tác hại của ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường, hoặc xóa đói giảm nghèo, tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, hay là tệ nạn xã hội, người già neo đơn, trẻ em mồ côi,... nhằm tạo nên được một không gian cộng động đầy tự lực, tự cường, từ đó có thể bền vững phát triển kinh tế và cả xã hội và văn hóa.
Làm công tác xã hội ở tại địa phương
Cuối cùng, làm việc ở trong các tổ chức NGOs cũng chính là một lựa chọn hay cho những tân cử nhân chuyên ngành Công tác xã hội. Tuy nhiên các tổ chức phi chính phủ thường thì họ có yêu cầu khá cao về chuyên môn cũng như là ngoại ngữ. Nếu như bạn là một người thích sự trải nghiệm, tự tin, cũng cần có chuyên môn tốt, đây sẽ chính là một môi trường cống hiến hết mình và tuyệt vời nhất.
Xem thêm: Quan hệ công chúng và những định nghĩa đúng về ngành nghề “hot” này
IV. Thông tin tuyển sinh Ngành Công tác xã hội mới nhất
1. Các trường có ngành công tác xã hội
Với ngành học công tác xã hội hiện nay thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình rất nhiều các trường đại học đào tạo ngành này mà khác nhau ở 3 vùng miền của tổ quốc. Sau đây sẽ chính là tên của một số trường hiện đang đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công tác xã hội bao gồm: Trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, hay Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Công Đoàn, Đại học Y tế Công cộng, hoặc là Học viện Phụ nữ Việt Nam, Trường Đại học Lao động Xã Hội Hà Nội, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam…
2. Ngành công tác xã hội thi khối nào?
Tổ hợp môn mà theo phương án kỳ thi THPTQG mới nhật đã tạo nên rất nhiều được các khối tuyển sinh khác nhau với ngành học này để bạn hoàn toàn có thể lựa chọn một khối phù hợp với cả khả năng học tập của bản thân như sau:
Khối xét tuyển sinh A00 thì nó gồm các môn toán học, hóa học, vật lý.
Khối xét tuyển sinh A01 thì nó gồm các môn tiếng Anh, toán học, vật lý.
Khối xét tuyển sinh C00 thì nó gồm các môn địa lý, lịch sử, ngữ văn.
Khối xét tuyển sinh C04 thì nó gồm có các môn địa lý, toán học, ngữ văn.
Khối xét tuyển sinh C14 thì nó gồm có các môn ngữ văn, giáo dục công dân, toán học.
Ngành công tác xã hội thi khối nào
Khối xét tuyển sinh D01 thì nó gồm có các môn tiếng Anh, toán học, ngữ văn.
Khối xét tuyển sinh D02 thì nó gồm có các môn tiếng Nga, toán học, ngữ văn.
Khối xét tuyển sinh D03 thì nó gồm có các môn tiếng Pháp, toán học, ngữ văn….
3. Ngành công tác xã hội lấy bao nhiêu điểm?
Ngành công tác xã hội thì nó sẽ được đào tạo tại nhiều các cơ sở giáo dục khác nhau, cũng như các trường đại học để bạn có thể lựa chọn, bên cạnh khối thi và trường đào tạo đa dạng thì điểm chuẩn để xét tuyển vào ngành cũng sẽ khác nhau. Tùy thuộc từng trường, haowjc điểm chuẩn xét tuyển vào ngành thì nó cũng có sự khác biệt. Những năm gần đây ngành công tác xã hội sẽ có điểm chuẩn rơi vào tầm khoảng 18 điểm – 24 điểm, tùy thuộc vào từng trường đại học.
Dự kiến ở trong năm tới thì ngành học này giữa các trường cũng sẽ chỉ có mức điểm chuẩn xét tuyển vào trường ở trong khoảng tầm từ 18 điểm – 24 điểm mà thôi.
Xem thêm: Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM: Học phí rẻ, môi trường năng động
V. Tố chất cần có để theo đuổi lĩnh vực công tác xã hội là gì?
Để có thể đi lâu dài với ngành công tác xã hội là một điều rất khó, hay ở ngành nào cũng vậy. Với nhân viên công tác xã hội, bạn muốn cùng nó phát triển thì bạn cần phải có những tố chất như sau:
Một là, bạn phải có tính trung thực và thật thà ở trong công việc, cũng như trong cuộc sống.
Hai là, bạn phải có niềm đam mê với những công việc công cộng, cũng như thích giúp đỡ người khác và tìm được niềm vui từ việc giúp đỡ kẻ yếu thế ở trong xã hội.
Tố chất cần có để theo đuổi lĩnh vực công tác xã hội là gì
Ba là, bạn phải có một tâm hồn đẹp, bao dung và cũng như độ lượng thì sẽ rất phù hợp với nghề công tác xã hội.
Bốn là, bạn phải có kỹ năng tốt trong giao tiếp, cũng như ứng xử và khả năng về ngoại ngữ, tin học,…
Năm là, biết cách để lập kế hoạch với từng dự án, cũng như làm việc theo nhóm và cả thực hiện các kỹ năng nghiên cứu. Có sức khỏe tốt và đi được xa sẽ chính là những cơ hội tốt để bạn phát triển với nghề công tác xã hội này.
Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp hiệu quả giúp bạn thành công trong cuộc sống
VII. Kết luận
Qua những thông tin trên đã giúp cho bạn đọc hiểu được ngành công tác xã hội là gì, sinh viên làm công tác xã hội là gì, nhân viên công tác xã hội và người làm trong nghề công tác xã hội, thông tin tuyển sinh ngành công tác xã hội. Rất hy vọng những thông tin trên do 123job cung cấp về ngành công tác xã hội, nghề công tác xã hội, làm công tác xã hội và nhân viên công tác xã hội sẽ thật sự hữu ích với bạn đọc!