Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội là ngôi trường chiếm được tình cảm của khá nhiều em học sinh cũng như bậc phụ huynh. Vậy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được 123job bật mí tới bạn đọc một số thông tin chi tiết về ngôi trường này nhé!

Hằng năm, khi mỗi dịp tuyển sinh đại học đến, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội lại nhận được hàng ngàn câu hỏi, hàng ngàn hồ sơ của các em học sinh. Sự quan tâm về trường của các em học sinh cũng như bậc phụ huynh luôn tăng dần qua các năm. Vậy điều gì khiến cho Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thu hút sinh viên đến vậy? Cơ sở vật chất cũng như học phí của trường như thế nào? Học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ra trường có dễ xin được việc? Nếu bạn muốn tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi trên thì cùng theo dõi bài viết dưới đây để được bật mí nhé!

I. Những thông tin cần biết về trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội

1. Khái quát về lịch sử hình thành

Cách không lâu sau ngày lễ độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vào ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 45/SL về việc thành lập trường Đại học Văn khoa tại Hà Nội với mục đích chính là đưa nền khoa học nước nhà “theo kịp bước các nước tiên tiến trên toàn cầu”. Ngày 15/11/1945, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức lễ khai giảng năm học đầu tiên tại 19 Lê Thánh Tông, Thành phố Hà Nội.

Vào tháng 9 năm 1995, trên nền tảng các ngành học về Khoa học xã hội và nhân văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội chính thức được thành lập và trở thành một thành viên của trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Trường có trụ sở đặt tại số 336 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Giới thiệu về trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Giới thiệu về trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

2. Các ngành đào tạo

Theo thông tin tuyển sinh đại học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đào tạo các ngành như: Báo chí, chính trị học, công tác xã hội, Đông Nam Á, Đông Phương học, Hàn Quốc học, Hán Nôm, khoa học quản lý, lịch sử, lưu trữ học, nhân học, ngôn ngữ học, Nhật Bản học, quan hệ công chúng, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị khách sạn, quản lý thông tin, quản trị văn phòng, quốc tế học, tâm lý học, tôn giáo học, triết học, văn hóa học, thông tin - thư viện, văn học, Việt Nam học, xã hội học.

3. Các khoa và bộ môn đào tạo

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội hiện có 17 khoa đào tạo bao gồm:

  1. Khoa du lịch học
  2. Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông
  3. Khoa Đông phương học
  4. Khoa Khoa học Chính trị
  5. Khoa Khoa học Quản lý
  6. Khoa lịch sử
  7. Khoa Lưu trữ học, quản trị văn phòng
  8. Khoa Ngôn ngữ học
  9. Khoa nhân học
  10. Khoa quốc tế học
  11. Khoa tâm lý học
  12. Khoa Thông tin - Thư viện
  13. Khoa triết học
  14. Bộ môn Tôn giáo học
  15. Khoa văn học
  16. Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt
  17. Khoa xã hội học.

4. Các đơn vị, phòng chức năng

Hiện nay trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội có 6 đơn vị, phòng chức năng chính là:

  • Phòng Hành chính - Tổng hợp
  • Phòng Chính trị và công tác sinh viên
  • Phòng Đào tạo
  • Phòng Kế hoạch - Tài chính
  • Phòng Tổ chức cán bộ
  • Phòng Thanh tra - Pháp chế và Sở hữu trí tuệ.

Xem thêm: Khám phá cơ sở vật chất trường Đại học phòng cháy chữa cháy

II. Chất lượng đào tạo của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Từ năm 2006 cho đến năm 2012, Nhà trường được đánh giá chất lượng đào tạo theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của nhà trường và khoa trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (2006). Trường cũng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá theo tiêu chuẩn của Bộ và là một trong số 20 trường đầu tiên  tại Việt Nam được đánh giá và đạt được kết quả tốt.

Đặc biệt vào năm 2012, Trường đã được đánh giá chu kỳ 2 theo bộ tiêu chuẩn của Đại học Quốc gia Hà Nội với kết quả và có tới 60/61 tiêu chí đạt chuẩn. Năm 2015, Trường được kiểm định chất lượng đào tạo theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay, Trường đã được Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp Giấy chứng nhận đạt chuẩn về chất lượng đào tạo Quốc gia.

Chất lượng đào tạo của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chất lượng đào tạo của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Tính đến nay, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã có 6 chương trình đào tạo đại học được đánh giá đạt chất lượng theo bộ tiêu chuẩn mạng lưới các trường đại học ở Đông Nam Á (AUN-QA), có 03 chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó cũng có 10 chương trình đào tạo được đánh giá đồng cấp theo định hướng về tiêu chuẩn AUN-QA.

III. Học phí Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Theo thông tin tuyển sinh đại học, Học phí Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm học 2021 - 2022 dự kiến như sau:

  • Học phí Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đối với các chương trình đào tạo chuẩn (trừ ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, ngành Quản trị khách sạn) là: 980.000đ/tháng (9.800.000đ/năm), tương đương với 270.000đ/tín chỉ.
  • Học phí Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đối với ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị khách sạn là: 1.170.000đ/tháng (11.700.000đ/năm), tương đương với 270.000đ/tín chỉ.
  • Học phí Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao (thu học phí tương ứng với chất lượng đào tạo) là: 3.500.000đ/tháng (35.000.000đ/năm).

Xem thêm: Đại học Ngoại Thương - Ngôi trường nhiều “hoa hậu” nhất miền Bắc

IV. Điều gì khiến cho Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội thu hút nhiều sinh viên vậy?

1. Có rất nhiều tuyến xe buýt chạy đến trường

Dưới đây là một số tuyến xe buýt chạy đến trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:

  • Xe buýt số 01: BX Gia Lâm - BX Yên Nghĩa
  • Xe buýt số 02: Bác cổ - BX Yên Nghĩa
  • Xe buýt số 19: Trần Khánh Dư - Học viện Chính sách và Phát triển
  • Xe buýt số 21A: BX Giáp Bát - BX Yên Nghĩa
  • Xe buýt số 21B: KĐT Pháp Vân Tứ Hiệp - BX Yên Nghĩa
  • Xe buýt số 27: BX Yên Nghĩa - BX Nam Thăng Long.

2. Trường có đa dạng ngành đào tạo

Như trên 123job cũng đã chia sẻ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội có rất nhiều ngành đào tạo khác nhau, trong đó có một số ngành HOT của trường có thể kể đến như ngành Quốc tế học, ngành báo chí, quan hệ công chúng, ngôn ngữ học, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị khách sạn...

Điều gì khiến cho Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội thu hút nhiều sinh viên vậy

Điều gì khiến cho Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội thu hút nhiều sinh viên vậy?

3. Cơ sở vật chất đạt chuẩn

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là ngôi trường có cơ sở vật chất khá hiện đại và đạt chuẩn. Trường có 9 dãy nhà cao tầng, trong đó tòa 8 tầng cao nhất (là E1) là nhà hành chính, đây là nơi sinh viên có thể trao đổi vấn đề thắc mắc về học tập, đào tạo với nhà trường. Trường có thư viện mới ở cổng sau có 5 tầng với đầy đủ tài liệu tham khảo để phục vụ cho sinh viên trong quá trình học tập. Trong trường có căng tin, văn phòng phẩm nhằm phục vụ cho nhu cầu ăn uống, mua bán của sinh viên.

4. Ăn gì, chơi đâu?

Ở khu vực này, có rất nhiều địa điểm nổi tiếng để thỏa sức ăn chơi cùng bạn bè, mua bán giá rẻ cho sinh viên như chợ Phùng Khoang, thiên đường ăn uống khu Đại học Hà Nội, Trung tâm Thương mại Royal City, hồ Văn Quán, Siêu thị Big C Thăng Long… Ngoài ra xung quanh đây cũng có rất nhiều quán ăn ngon nữa đấy! Đối với những bạn đam mê về ẩm thực thì đây có lẽ là một tin cực kỳ vui dành cho bạn!

5. Kí túc xá và nhà ở

Về nhà ở, sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội sẽ có rất nhiều những lựa chọn khác nhau bao gồm:

  • Lựa chọn 1: Ký túc xá Mễ trì 
  • Lựa chọn 2: Ký túc xá Mỹ Đình (Có cơ sở vật chất mới, trang thiết bị hiện đại, ngoài ra an ninh cũng vô cùng tốt).

Ký túc xá Mỹ Đình

Ký túc xá Mỹ Đình

  • Lựa chọn 3: Làng sinh viên HACINCO (Ở đây có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt và có vị trí gần trường).
  • Lựa chọn 4: Khu nhà ở sinh viên Tứ Hiệp – Pháp Vân.
  • Lựa chọn 5: Thuê trọ ở ngoài.

Xem thêm: Đại học Công nghiệp Hà Nội: Ngành học đa dạng, điều kiện học tập tốt 

V. Điều kiện tuyển sinh đại học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

  • Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình học THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc có thể là giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp ở trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và phải thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và những văn bản hướng dẫn thi hành). Hoặc có thể là người đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện và đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam (được gọi chung là tốt nghiệp THPT). 
  • Có đủ sức khoẻ để học tập tốt theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị tật, dị dạng, bị suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập thì hiệu trưởng của trường sẽ xem xét, quyết định cho dự tuyển vào những ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

 VI. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn- ĐHQG Hà Nội xét tuyển 1.680 chỉ tiêu năm 2022 

Năm 2022, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển sinh 1.680 chỉ tiêu cho 31 ngành/chương trình đào tạo, dựa trên 5 phương thức xét tuyển.

Cụ thể, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT (dự kiến 10% tổng chỉ tiêu), xét tuyển thẳng theo quy định đặc thù của ĐH Quốc gia Hà Nội (dự kiến 10% tổng chỉ tiêu), xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội (dự kiến 20% tổng chỉ tiêu), xét tuyển dựa trên chứng chỉ quốc tế (dự kiến 10% tổng chỉ tiêu) và xét dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT (dự kiến dành 50% chỉ tiêu).  

1. Các phương thức xét tuyển

- Yêu cầu chung: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.

1.1. Phương thức xét tuyển 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển 

Nhóm đối tượng 1: Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc.

b) Thí sinh là thành viên chính thức đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế hoặc Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế.

c) Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia.

d) Thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.

e) Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (phải học bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính thức).

g) Thí sinh là người nước ngoài có nhu cầu xét tuyển đại học tại Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN.

Nhóm đối tượng 2: Xét tuyển thẳng theo quy định đặc thù của Đại học Quốc gia Hà Nội

1.2.1 Học sinh hệ chuyên của các trường THPT chuyên trên cả nước có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

a) Là thành viên chính thức đội tuyển dự kỳ thi Olympic hoặc Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế;

b) Đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN;

c) Đạt giải chính thức trong kỳ thi Olympic chuyên Khoa học tự nhiên bậc THPT được tổ chức hàng năm;

d) Là thành viên chính thức của đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia;

e) Có điểm trung bình chung học tập mỗi học kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành đăng ký.

1.2.2 Học sinh hệ không chuyên của các trường THPT thuộc ĐHQG Hà Nội có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

a) Đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQG Hà Nội;

b) Đạt giải chính thức trong kỳ thi Olympic chuyên Khoa học tự nhiên bậc THPT được tổ chức hàng năm;

c) Có điểm trung bình chung học tập mỗi học kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,5 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 9,0 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành đăng ký.

1.2.3 Học sinh các trường THPT trên toàn quốc có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

a) Là thành viên tham gia cuộc thi tháng của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức hàng năm và có điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành đăng ký.

b) Đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, có môn đạt giải thuộc tổ hợp xét tuyển và điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành đăng ký.

Nhóm đối tượng 3: Ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thí sinh đạt giải khuyến khích trong kỳ thi HSG quốc gia hoặc giải tư trong cuộc thi khoa học - kỹ thuật cấp quốc gia, có môn thi hoặc đề tài phù hợp với môn thi thuộc các tổ hợp xét tuyển của Trường ĐHKHXH&NV và đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành tuyển sinh trong năm.

2. Phương thức xét tuyển 2: Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 
 - Xét tuyển thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường ĐHKHXH&NV.

- Thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, số trường/ngành và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).

- Thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký nhưng mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

- Điểm trúng tuyển xác định theo từng tổ hợp các bài thi/môn thi xét tuyển. Điểm xét tuyển của từng tổ hợp xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có).

- Thí sinh xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đăng ký nguyện vọng xét tuyển cùng với đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Phương thức xét tuyển 3: Xét tuyển các thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực, chứng chỉ quốc tế A-level, SAT, ACT và chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế  

Đối tượng 1: Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực học sinh THPT năm 2021 do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Trường ĐHKHXH&NV quy định.

Đối tượng 2: Thí sinh có chứng chỉ quốc tế A-Level, trong tổ hợp kết quả 3 môn thi có ít nhất một trong hai môn Toán hoặc Ngữ văn và điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60).

Đối tượng 3: Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) đạt điểm từ 22/36 trở lên.

Đối tượng 4: Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) đạt điểm từ 22/36 trở lên.

Đối tượng 5: Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc chứng chỉ TOEFL iBT đạt từ 65 trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương khác  và có tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. 

2. Các ngành đào tạo

88

Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2021

Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2022 

Nguồn: Vietnamnet 

Xem thêm: Có nên học công nghệ tại trường Đại học công nghệ thông tin Hồ Chí Minh không?

 

VIII. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về tuyển sinh đại học, cơ sở vật chất, mức học phí Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng với những thông tin ở bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng như giúp bạn có thêm được một gợi ý mới trong hành trình lựa chọn trường Đại học của riêng mình!