Trong ngành logistics, nhân viên phải được đào tạo bài bản để hiểu hơn về các thuật ngữ cũng như quy trình làm việc cụ thể. Trong đó, không thể không nhắc đến khái niệm về 3PL là gì?
Trong thời đại kinh tế thị trường như hiện nay, hoạt động giao thương buôn bán giữa các quốc gia cũng dễ dàng hơn. Nhờ vậy mà những hoạt động bổ trợ cho hoạt động mua bán cũng phát triển theo, trong đó có ngành logistics - một trong những ngành mới vô cùng thu hút nhân sự. Là một nhân viên logistics thì bạn phải trang bị nhiều kiến thức cũng như những thuật ngữ chuyên ngành. Trong đó, phải kể đến 3PL là gì?
I. 3PL là gì?
Khái niệm 3PL được hiểu trong ngành logistics là “Third Party Logistics” - thuật ngữ để chỉ việc sử dụng một bên dịch vụ thứ 3 hay một bên hậu cần thứ 3. Đây là hoạt động của một số doanh nghiệp sản xuất, công ty thương mại sử dụng dịch vụ từ những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics thay vì tự thực hiện các hoạt động đó.
Hoạt động trên trở thành một xu hướng, đẩy mạnh sử dụng dịch vụ bên ngoài theo hướng chuyên môn hóa, từ đó các doanh nghiệp có nhiều thời gian cũng như điều kiện để tập trung nguồn lực vào việc thực hiện và làm tốt các khâu khác như sản xuất, tìm kiếm khách hàng tiềm năng để phát triển thị trường, còn những khâu hậu cần như vận chuyển hàng hóa đến khách hàng sẽ được thực hiện bởi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics.
Dịch vụ 3PL là gì?
Những bên cung cấp dịch vụ 3PL là gì thường sẽ cung cấp các hoạt động tích hợp như kho bãi, dịch vụ vận chuyển và có thể điều chỉnh theo yêu cầu của khách hàng tùy thuộc vào các yếu tố như điều kiện thị trường, đáp ứng được hầu hết yêu cầu về vấn đề giao hàng cho sản phẩm. Thông thường các dịch vụ hậu cần sẽ gồm những dịch vụ giá trị gia tăng liên quan nhiều đến hoạt động sản xuất hay mua sắm hàng hóa, ví dụ như dịch vụ tích hợp của các khâu trong chuỗi cung ứng hàng hóa.
II. Những lợi thế của dịch vụ 3PL trong chuỗi cung ứng
Doanh nghiệp 3PL cung cấp một mạng lưới dịch vụ lớn cho phép khách hàng thực hiện cũng như tối ưu được những hoạt động logistics một cách đơn giản trên phạm vi toàn thế giới thay vì chỉ trong phạm vi một quốc gia.
Dịch vụ 3PL cũng giúp những doanh nghiệp sản xuất tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như chi phí cho các hoạt động kinh doanh cũng như hạn chế từ việc đầu tư thêm những thứ không cần thiết như mua sắm phương tiện vận chuyển hàng hóa hay các thiết bị chuyên dụng, chi phí thuê nhân sự. Bên cạnh đó thì dịch vụ 3PL cũng giúp điều hành hoạt động logistis hiệu quả hơn và giảm bớt được những thiệt hại không mong muốn.
Doanh nghiệp 3PL mang đến những dịch vụ tốt nhất với đội ngũ nhân viên có chuyên môn khá cao đã được đào tạo bài bản về kiến thức chueyen ngành và có nhiều kinh nghiệm trong quy trình logistics. Ngoài ra họ cũng thành thạo việc áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động quản lý toàn bộ hoạt động logistics một cách hiệu quả.
Những lợi thế của dịch vụ 3PL là gì?
Có thể thấy không gian hoạt động các dịch vụ 3PL được mở rộng và cũng linh hoạt gồm có hệ thống kho bãi, trung tâm phân phối mở rộng nhiều nơi hỗ trợ việc rút ngắn khoảng cách vận chuyển cũng như tiết kiệm được nhiều thời guan và chi phí giúp tăng sự linh hoạt khi sử dụng dịch vụ 3PL.
Nhờ có một hệ thống vận hành tiên tiến và hiệ đại cũng như có khả năng điều chỉnh được các liên kết trong một chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ 3PL mang đến sự tiện lợi và tối ưu hóa những hoạt động một cách liên tục. Bên cạnh đó, cũng có thể theo dõi và phân tích được những vấn đề có tác động đến hiệu quả của hoạt động, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục sai sót.
III. 4Pl là gì? Phân biệt 3PL và 4PL
4PL được hiểu là cung cấp dich vụ logistics bên thứ tư hay logistics chuỗi phân phối hay cung cấp logistics chủ đạo, đồng thời cũng là người gắn kết các nguồn lực, cơ sở vật chất của mình với các tổ chức khác nhằm thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics. 4PL là gì cũng làm việc quản lý và thực hiện các hoạt động logistics phức tạp như quản lý trung tâm điều phối, các chức năn kiến thúc hay tích hợp các hoạt động logistics.
4PL là gì liên quan trực tiếp đến 3PL và được phát triển trên nền tảng của 3PL nhưng lĩnh vực hoạt động rộng hơn, bao gồm luôn cả hoạt động của 3PL, các dịch vụ công nghệ thông tin và quản lý tiến trình kinh doanh. Có thể nói 4PL được xem là một điểm liên lạc duy nhất và cũng là nơi thực hiện hoạt động quản lý, tổng hợp tất cả nguồn lực và giám sát chứ cnanwg 3PL trong toàn bộ chuỗi phân phối nhằm vươn tới thị trường toàn cầu và lợi thế chiến lược và các mối quan hệ lâu bền.
Sự khác biệt giữa 3PL và 4PL là gì?
Đặc điểm đầu tiên quan trọng nhất của 4PL là hoạt động mang tính chất chiến lược, tuy nhiên không chỉ áp dụng cho chuỗi cung ứng của khách hàng mà còn góp phần cho sự phát triển của nhiều chuỗi cung ứng cũng như phù hợp với định hướng và tầm nhìn của doanh nghiệp. Ngược lại, dịch vụ 3PL chỉ mang đến những dịch vụ mang tầm chiến thuật và đi sâu vào một số vấn đề cụ thể nào đó trong một chuỗi cung ứng nhất định. Hay hiểu một cách đơn giản thì các doanh nghiệp 3PL sẽ mang đến những dịch vụ hỗ trợ duy trì các thiết bị từ nhà cung ứng đến nhà sản xuất.
Với 4PL là gì, các doanh nghiệp thường là một thực thể dộc lập và được thành lập như một liên doanh giữa đối tượng khách hàng với một số đối tác liên quan. 4PL là gì đóng vai trò vô cùng quan trọng như một chiếc cầu nối giữa khách hàng với nhà cung cấp và toàn bộ vấn đề trong chuỗi cung ứng của khách hàng. Trong một số trường hợp thì 4PL là gì cũng đóng vai trò như một nhà cung cấp dịch vụ logistics bình thường, nghĩa là thực hiện việc liên kết với công ty khác để cung cấp những dịch vụ chất lượng và hoàn tất chức năng của logistics.
IV. Vai trò của 3PL với doanh nghiệp?
Đối với các doanh nghiệp sản xuất hay thương mại, họ hoàn toàn có thể tập trung vào việc phát triển các khía cạnh khác của doanh nghiệp như bán hàng, marketing và phát triển sản phẩm thay vì tập trung vào hậu cần logistics. Ngoài ra, dịch vụ 3PL có thể thương lượng giá dựa vào khối lượng cũng như tần suất đặt hàng với các đơn vị vận chuyển của họ, tối ưu lợi ích kinh tế trên quy mô.
Vai trò của 3PL là gì?
Hầu hết doanh nghiệp đều sẽ có xuất hiện biến động về nhu cầu trong một thời gian. Khi sử dụng những doanh nghiệp 3PL cho phép các nhà lãnh đạo quản lý được các đỉnh cũng như đáy hiệu quả hơn mà không cần cam kết vốn. Bên cạnh đó, khách hàng luôn mong rút ngắn thời gian giao hàng nên việc sử dụng một doanh nghiệp 3PL cho phép danh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển nhanh nhờ có tính chuyên môn hóa cao và xử lý hiệu quả 3PL.
Với các doanh nghiệp 3PL quốc tế thì doanh nghiệp có thể linh hoạt thử nghiệm thị trường mới mà không cần cam kết đầu từ một nguồn lực lơn cho không gian kho và nhân viên. Nếu bạn đang hướng tới thị trường quốc tế thì doanh nghiệp 3PL cũng cung cấp các biện pháp xử lý giấy từ, hải quan, thuế và những vấn đề phát sinh khác ở biên giới. Bạn cũng tiết kiệm được nhiều thời gian trong khi phải tìm ra các quy tắc phức tạp liên quan đến luật thương mại quốc tế.
V. Các loại doanh nghiệp 3PL?
1. Cung cấp dịch vụ vận chuyển (Transportation-based LSPs)
Các doanh nghiệp theo loại hình này tập trung vào việc cung câp 5 phương thức vận tải đi kèm với danh mục giải pháp Logistics toàn diện gồm quản lý hoạt động vận tải, vận chuyển theo hợp đồng chuyên dụng, trung tâm thực hiện vận hành và phát triển giải pháp logisitcs.
Ví dụ như FedEx, National, UPS,...
2. Cung cấp dịch vụ phân phối (Distribution-based LSPs)
Loại doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ lưu kho theo hợp đồng liên quan nhiều đến quản lý hàng tồn kho, lưu trữ sản phẩm hay quản lý đơn hàng, nhiều LSP cũng cung cấp thêm dịch vụ vận chuyển hạn chế để hỗ trợ khách hàng điều phối, tối ưu hóa và thực hiện giao hàng qua tất cả phương thức
Ví dụ như DSC Logistics, Excel và Caterpillar Logistics Services,...
Xem thêm: Áp dụng Digital Marketing vào quá trình nâng cao hiệu quả Logistics
3. Cung cấp dịch vụ giao nhận (Forwarder-based LSPs)
Loại hình 3PL này cung cấp các dịch vụ gồm các đơn vị giao nhận, môi giới cũng như quản lý tìm kiếm và điều hành vận tải cho khách hàng. Họ không sở hữu bất kỳ một thiết bị vận chueyenr nào,, thay vào đó, họ sắp xếp hoạt động vận chuyển cho các lô hàng Less than buckload, đặt hàng đường biển và hàng không, hỗ trợ vận chuyển hàng hóa quốc tế, chuẩn bị và xử lý tải liệu cung cấp dịch vụ vận tải,..
Ví dụ như Kuehne + Nagel Inc., Hub Group Inc., C.H. Robinson Worldwide Inc,...
Các loại doanh nghiệp 3PL?
4. Cung cấp dịch vụ tài chính (Financial-based LSPs)
Loại LSP hỗ trợ người gửi hàng các chức năng tài chính phát sinh từ hoạt động vận tải gồm có xếp hạng hàng hóa, thanh toán cước phí, kiểm toán hóa đơn và kế toán tổng hợp. Các dịch vụ khác bổ sung gồm có khả năng theo dõi, thanh toán điện tử, quản lý tiền tệ quốc tế, báo cáo tuân thủ hãng vận chuyển và quản lý yêu cầu vận chuyển.
Ví dụ như FleetBoston Financial., GXS Inc., Cass Information Systems Inc.,...
5. Cung cấp dịch vụ công nghệ (Technology-based LSPs)
Khi công nghệ ngày càng phát triển thì các LSP cũng giảm chi phí cho hoạt động quản lý khả năng thông tin. Nhiều công ty tìm đến LSP để cung cấp kiến thức chuyên môn. Thu thập và lọc dữ liệu trực tiếp vào hệ thống xương sống của họ, thực hiện các chức năng thương mại điện tử, cung cấp quản lý ngoại lệ chủ động và tham gia vào chuỗi cung ứng.
Ví dụ như Freightquote (C.H.Robinson), Transplace Inc., APL Logistics
VI. Doanh nghiệp logistics Việt Nam với chiến lược 3PL hiện nay
1. Chiến lược 3PL - con đường mở cho các doanh nghiệp
Khái niệm 3PL là gì với doanh nghiệp Việt Nam còn khá mới và chưa phổ biến, tuy nhiên trong những năm gần đây cũng đã xuất hiện một số mô hình khá thực tế như Cross dock, kho VMI,... tại nhiều khu công nghiệp và tập trung chủ yếu từ các doanh nghiệp từ nước ngoài.
Đây được xem là một mô hình có sự tích hợp của các loại hình dịch vụ và chủ yếu là từ dịch vụ vận tải, giao nhận hàng và dựa trên sự tiến bộ của công nghệ để cung cấp cho khách hàng, người tiêu dùng những tiện ích. Đó cũng là những phần giá trị gia tăng trong toàn bộ chuỗi cung ứng giá trị hàng hóa mà chủ doanh nghiệp muốn gửi đến khách hàng.
Doanh nghiệp logistics Việt Nam với chiến lược 3PL
Các doanh nghiệp việt Nam đang trên con đường đến với 3PL là gì và thường sử dụng các dịch vụ từ doanh nghiệp logistics như vận tải, vận tải hàng không, kho bãi và giao nhận hàng hóa. Họ chưa hay ít khi sử dụng dịch vụ mà các doanh nghoepej cung cấp thông tin như tài chính, tư vấn và bảo hiểm. Đây được xem là một lĩnh vực khác cạnh tranh và các doanh nghiệp Việt Nam đang có lợi thế để phát triển các dịch vụ truyền thống như vận tải nội địa. Tuy nhiên, tiềm năng của các dịch vụ logistics còn khá khó khắn và gặp phải nhiều yêu cầu từ doanh nghiệp nước ngoài.
Xem thêm: Chi phí logistics là gì? Tổng quan về chi phí logistics tại Việt Nam
2. Mô hình chiến lược 3PL của doanh nghiệp hiện nay
Hiện nay thì có một số doanh nghiệp có tên tuổi như APL Logistics, DAMCO, DKSH,... các doanh nghiệp đã đầu tư và tăng cường thêm nguồn vốn để mở rộng hoạt động ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đã có thêm những hoạt động với mô hình chiến lược 3PL. Trong các mô hình hoạt động theo chiến lược 3PL thì Việt Nam có các khoản vốn đầu tư ban đầu hay có thể là phát triển từ việc tận dụng và mở rộng những cơ sở hiện có. Bên cạnh đó có nguồn đầu tư về nhân lực một cách chuyên nghiệp hơn, đào tạo bài bản và cung cấp những kiến thức quan trọng về logistics.
Mô hình liên doanh và hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế địa phương để xây dựng thương hiệu hay học hỏi thêm để phát triển.
Mô hình doanh nghiệp tự đầu tư nhưng có sự giúp đỡ từ chuyên gia tư vấn trong cũng như ngoài nước nhằm phục vụ cho nhu cầu thị trường. Các chiến lược 3PL có thể được thực hiện qua nhiều phân kỳ khác nhau với quy mô ngày càng lớn, đồng thời lựa chọn phân khúc thị trường phù hợp để phát triển doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể nhận gia công một phần của chuỗi cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp khác như 3PL hay 4PL ở nước ngoài.
VII. Kết luận
Có thể nói khái niệm 3PL và 4PL là gì còn khá mới mẻ ở Việt Nam, tuy nhiên đây là một thị trường tiềm năng mang lại nhiều lợi ích kinh tế, cũng như tầm nhìn chiến lược cho doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó có những biến chuyển tích cực hơn nhằm cải thiện chất lượng hoạt động logistics và giúp phát triển doanh nghiệp Việt Nam trên thj trường trong và ngoài nước.