Trước nhiều ngã rẽ của cuộc đời, bạn chọn cho mình con đường nào, định hướng nào? Trước khi lựa chọn, chính bạn phải hiểu về những công việc tương lai, ví dụ như cán bộ công chức hay công việc nhà nước, nó là gì?

Từ xa xưa, chúng ta thường được định hướng làm cán bộ công chức mà chính chúng ta cũng không biết được rằng công việc ấy là gì? Mỗi người trong chúng ta đều sẽ có những con đường riêng, những định hướng công việc riêng, trước khi lựa chọn con đường để đi, ít nhiều chúng ta phải hiểu về công việc ấy như thế nào và tại sao chúng ta chọn công việc này. Vậy để hiểu được công việc của một cán bộ công chức là gì và nó có thật sự phù hợp với bản thân chúng ta hay không, cùng tìm hiểu về công việc này. 

I. Cán bộ công chức là gì? 

Cán bộ công chức trong luật công chức được ghép từ 2 thuật ngữ được dùng để chỉ 2 chức danh cụ thể trong cơ quan nhà nước - cán bộ và công chức. Trong điều luật về cán bộ công chức cũng đã quy định rõ định nghĩa của công chức và gì và cán bộ là gì?

1. Cán bộ là gì? 

Trong cán bộ công chức thì cán bộ được hiểu là công dân của Việt Nam, người được bầu cử và phê chuẩn để đảm nhiệm một chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước của Đảng Cộng Sản Việt Nam hay những tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương, cấp tỉnh và thành phố. Cán bộ là người làm việc trong biên chế nhà nước và được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. 

2. Công chức là gì? 

Vậy công chức là gì? Công chức cũng là công dân Việt Nam được bổ nhiệm vào những chức vụ trong cơ quan của Đảng Cộng Sản Việt Nam hay những tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, tỉnh hay trung ương thuộc đơn vị Quân đội Nhân dân thay vì sĩ quan, quân nhân. Công chức cũng là người làm việc trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Đối với những công chức làm việc ở vị trí lãnh đạo hay quản lý của đơn vị thì được hưởng lương từ quỹ lương công lập theo quy định của pháp luật. 

1

Công chức là gì?

3. Viên chức là gì? 

Bên cạnh hai khái niệm trên, còn một khái niệm trong luật công chức mà chúng ta cần hiểu là viên chức là gì? Viên chức cũng là công dân của Việt Nam được tuyển dụng nhân sự theo vị trí công việc, họ làm việc trong những đơn vị công lập theo hợp đồng làm việc, được hưởng lương từ quỹ của đơn vị công lập theo quy định của pháp luật. 

Trong cơ quan nhà nước, có nhiều vị trí công việc khác nhau mà để có thể hiểu về cán bộ công chức thì chúng ta cần phân biệt được những khái niệm trên.

II. Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức 

1. Phân biệt qua khái niệm 

Để phân biệt được cán bộ là gì, công chức là gì, viên chức là gì thì chúng ta có thể dựa vào khái niệm định nghĩa về từng công việc. Ví dụ như cán bộ thì được hiểu là công dân Việt Nam, người được bầu cử, phê chuẩn và đảm nhiệm một chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quản của Đảng, tổ chức chính trị và thành phố trực thuộc trung ương, làm việc trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 

Công chức cũng là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước hay những tổ chức chính trị thuộc cấp tỉnh, cấp huyện, đơn vị thuộc Quân đội Nhân dân mà không phải quân dân chuyên nghiệp, quốc phòng an ninh. Công chức làm việc trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tùy vào vị trí công việc và tổ chức trực thuộc. 

Viên chức cũng là công dân Việt Nam nhưng được tuyển dụng theo vị trí công việc và được phân công làm việc tại những đơn vị công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị công lập theo quy định của pháp luật. 

Xem thêm: Hồ sơ thi tuyển công chức cần có những gì? Kinh nghiệm thi công chức

2

Phân biệt cán bộ, công chức và viên chức

2. Phân biệt qua nguồn gốc 

Ngoài phân định như khái niệm như viên chức là gì, thì phân biệt heo nguồn gốc, 3 đặc thù công việc này được phân công như sau:

  • Cán bộ được bầu cử và bổ nhiệm trong biên chế
  • Công chức phải thi tuyển và có quyết định của cơ quan nhà nước 
  • Viên chức được tuyển dụng theo vị trí công việc và ký hợp đồng làm việc

3. Thời gian tập sự 

Dù ở bất cứ vị trí công việc nào cũng cần thời gian để làm quen với công việc và đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với một vị trí công việc, chính vì vậy 3 vị trí công việc như viên chức là gì trên cũng tương tự:

  • Cán bộ sẽ không quy định về thời gian tập sự 
  • Công chức có thời gian từ 6 đến 12 tháng tùy trường hợp tuyển dụng 
  • Viên chức được quy định tùy vào chức danh nghề nghiệp theo từng ngành nghề và lĩnh vực

Xem thêm: Kinh phí công đoàn là gì? Mức đóng phí công đoàn năm 2021 mới nhất

4. Tính chất 

Để phân biệt được 3 vị trí công việc trong luật công chức thì tính chất công việc của 3 vị trí này cũng là một tiêu chí có thể quan tâm, ví dụ như:

  • Cán bộ giúp vận hành quyền lực trong cơ quan nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý, nhân danh quyền lực công và chính trị, làm việc theo nhiệm kỳ
  • Công chức giúp vận hành quyền lực nhà nước và chịu trách nhiệm quản lý, công việc đòi hỏi thực hiện công vụ thường xuyên
  • Viên chức là người thực hiện những chức năng xã hội, thực hiện những kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu và thực hiện những hoạt động mang tính nghiệp vụ, chuyên môn. 

4. Chế độ hưởng lương 

Theo chế độ hưởng lương thì cán bộ trong luật công chức được hưởng từ từ ngân sách nhà nước và mức lương tùy vào vị trí và chức danh. Công chức là người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc những quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập với những người làm trong bộ máy lãnh đạo, quản lý. Viên chức là người hưởng lương từ quỹ lương của những đơn vị sự nghiệp công lập. 

5. Nơi làm việc 

Cán bộ và công chức đều là người làm việc tại Cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, những tổ chức chính trị - xã hội, tuy nhiên công chức còn có những vị trí làm việc tại Quân đội, Tòa án hay Viện kiểm sát. Khác với cán bộ công chức, viên chức làm việc ở những đơn vị sự nghiệp công lập.

Xem thêm: Phụ cấp thâm niên là gì? Đừng bỏ qua những thông tin quan trọng sau đây

6. Hình thức kỷ luật 

Hình thức kỷ luật của cán bộ công chức tương đối giống nhau vì đều làm việc trong cơ quan nhà nước: khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức hay buộc thôi việc. Dù làm việc ở vị trí công việc nào trong những vị trí trên thì những hình thức kỷ luật này sẽ được áp dụng tùy vào mức độ vi phạm của cán bộ công chức

III. Quy định về đánh giá cán bộ công chức

Hoạt động đánh giá cán bộ công chức được tiến hành hàng năm trước khi có cuộc bầu cử, phê chuẩn và bổ nhiệm vào chức danh mới. Mục đích của đánh giá cán bộ được xác định để làm rõ phẩm chất chính trị, năng lực, đạo đức cũng nhue trình độ chuyên môn tùy vào kết quả nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá bài thi công chức chính là căn cứ để bố trí, sử dụng, bồi dưỡng, đào tạo hay kỷ luật với một cán bộ công chức. Mọi hoạt động đánh giá cán bộ công chức được thực hiện do cơ quan dụng công đặc biệt và họ góp phần giúp nâng cao trình độ của cấp quản lý. Hoạt động đánh giá trên cũng được tiến hành dựa trên những nguyên tắc:

3

Quy định đánh giá cán bộ công chức

  • Kết hợp giữa những tiêu chuẩn chức danh, vị trí và chỉ tiêu biên chế
  • Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ trách nhiệm cá nhân, phân công và phân cấp rõ ràng 
  • Sử dụng, đánh giá và phân loại cán bộ dựa trên những phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành
  • Thực hiện quy tắc bình đẳng giới

Quy định của pháp luật cũng thể hiện chi tiết về nội dung quản lý cán bộ công chức với những hoạt động sau:

  • Ban hành và tổ chức thực hiện những biên bản quy phạm pháp luật
  • Lập kế hoạch, quy hoạch cho cán bộ, công chức 
  • Quy định mọi chức danh và cơ cấu cán bộ
  • Quy định chức danh, mã số công chức và quy định vị trí làm việc với số lượng biên chế
  • Chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương, đường lối và chính sách mà nhà nước ban hành

Bên cạnh đó, cán bộ công chức cũng phải thực hiện những nghĩa vụ được quy định cụ thể và gắn trực tiếp với công việc và nhiệm vụ được giao:

  • Thực hiện đầy đủ và chịu trách nhiệm về mọi nhiệm vụ và quyền hạn được giao 
  • Có ý thức kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành mọi nội quy, quy chế của cơ quan, báo cáo cho người có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật
  • Chủ động phối hợp trong thi hành công vụ và giữ gìn đoàn kết trong nội bộ đơn vị
  • Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản công của nhà nước.
  • Chấp hành mọi quyết định của cấp trên. Trong trường hợp cá nhân chứng minh được quyết định đó trái pháp luật thì có thể báo cáo bằng văn bản tới người ra quyết định, nếu người quyết định vẫn không thay đổi quyết định thi hành thì người thi hành không phải chịu trách nhiệm về hậu quả. 

Với một cán bộ công chức có những nghĩa vụ liên quan đến đạo đức công vụ mà họ không được làm liên quan đến bí mật quốc gia và những nghĩa vụ liên quan đến sản xuất, kinh doanh. 

Cán bộ công chức không được thoái thác hay trốn tránh trách nhiệm, gây bè phái, mất đoàn kết hay tham gia đình công hay những tác phí khác. Cán bộ công chức là người được hưởng phụ cấp và những chính sách ưu đãi khi làm việc ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, môi trường độc hại, nguy hiểm. 

Cán bộ công chức được nghỉ hàng năm để giải quyết những công việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trong trường hợp không sử dụng hay sử dụng không hết số ngày nghỉ phép năm thì họ được thanh toán tiền công cho những ngày không nghỉ. 

Những quyền khác liên quan như quyền được học tập, nghiên cứu khoa học và tham gia những hoạt động kinh tế - xã hội, cán bộ công chức luôn được hưởng những chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại và những chế độ phúc lợi như bảo hiểm. 

IV. Điều kiện xét tuyển công chức

Theo quy định điều 37 Luật Cán bộ công chức 2008 thì việc tuyển dụng công chức dựa vào căn cứ về phẩm chất, trình độ hay năng lực đáp ứng nhu cầu tuyển dụng. Việc tuyển dụng cán bộ công chức được thực hiện thông qua những cuộc thi công chức trừ những trường hợp có đủ điều kiện để trở thành công chức hay cam kết làm việc ở vùng sâu vùng xa như biên giới, hải đảo, từ 5 năm trở lên thì được xét tuyển. 

5

Điều kiện xét tuyển cán bộ công chức

Tuy nhiên, trong 1 năm trở lại đây thì điều luật đã bổ sung thêm 2 trường hợp được tuyển dụng nhờ vào xét tuyển như:

  • Người học theo chế độ cử tuyển, sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại địa phương nơi cử đi học. 
  • Sinh viên đạt thành tích học tập tốt, tốt nghiệp xuất sắc và là nhà khoa học trẻ tài năng

Hiện nay, có nhiều cán bộ công chức tại chức cho rằng cần bổ sung những nội quy lao động về việc tuyển dụng cán bộ công chức là người dân tộc thiểu số hay những vùng có điều kiện khó khăn, vì chỉ những công dân ở từng khu vực này mới hiểu hết được những khó khăn mà người dân nơi đây gặp phải. 

V. Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức

Để thi công chức, bạn cần đạt đủ những điều kiện nào:

  • Là công dân Việt Nam, có quốc tịch và cư trú tại Việt Nam
  • Từ 18 tuổi trở lên. 
  • Đăng ký dự tuyển bằng đơn 
  • sơ yếu lý lịch rõ ràng
  • Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo và chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc
  • Đủ điều kiện sức khỏe phục vụ công việc 

Đáp ứng những điều kiện khác theo yêu cầu của từng vị trí công việc do từng đơn vị sự nghiệp xác định

VI. Những điều nghiêm cấm đối với các cán bộ công chức

Mỗi lĩnh vực, mỗi vị trí công việc đều có những quy định mang tính đặc thù mà trong đó có những điều mà người trong nghề tuyệt đối không được thực hiện. Nhất là có những người làm việc trong bộ máy nhà nước như cán bộ công chức. 

Đã quyết định trở thành một cán bộ công chức sau khi thi công chức thì bạn tuyệt đối không được trốn tránh trách nhiệm, không được sử dụng hay lạm dụng tài sản của Nhà nước trái pháp luật. Cán bộ công chức càng không được lạm dụng quyền lực để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật và không được phân biệt đối xử. 

6

Sứ mệnh và nhiệm vụ của một cán bộ công chức

Đặc biệt, là một cán bộ công chức thì tuyệt đối không được tiết lộ những bí mật quốc gia, đồng thời cũng không được làm những công việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh hay những công tác nhân sự liên quan đến phòng chống tham nhũng. 

Xem thêm: Ngành Luật và những việc làm cụ thể sau khi sinh viên ra trường

VII. Những loại phụ cấp được dành riêng cho các cán bộ công chức

Với bất cứ cán bộ công chức nào cũng có những khoản phụ riêng theo quy định chung của nhà nước, vậy một cán bộ công chức có những phụ cấp gì:

Phụ cấp vượt khung được áp dụng cho những đối tượng được xét duyệt lên bậc lương cuối cùng của ngạch công chức. Mức phụ cấp bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng, tuy nhiên tùy vào vị trí công việc cụ thể mà mức phụ cấp được tính thêm 1% tiền lương. 

Phụ cấp lưu động được áp dụng với những cán bộ công chức và viên chức tại những vùng kinh tế mới, có cơ sở kinh tế và khu vực xa đất liền, những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn. Mức phụ cấp được tính với 4 mức cụ thể: 20%, 30%, 60%, 70% so với mức lương của cán bộ công chức được cộng thêm với mức phụ cấp chức vụ của vị trí lãnh đạo và phụ cấp vượt khung. Thời gian được hưởng là 3 - 5 năm. 

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được áp dụng với cán bộ công chức viên chức khi họ đảm nhận những nhiệm vụ có tính độc hại, nguy hiểm. Ngoài những phụ cấp trên thì cán bộ công chức còn được hưởng những loại công chức khác như phụ cấp thu hút, phụ cấp cấp bậc. 

VIII. Chế độ nghỉ hưu của cán bộ công chức như thế nào

Độ tuổi nghỉ hưu của những cán bộ công chức được quy định dựa vào quy định về độ tuổi lao động giữa nam và nữ, độ tuổi nghỉ hưu của nam từ 60 tuổi và 55 tuổi đối với nữ. Trong trường hợp cán bộ công chức muốn nghỉ hưu trước độ tuổi nghỉ hưu thì vẫn được nhà nước cho phép. 

Thủ tục nghỉ hưu của cán bộ công chức bắt đầu bằng việc cán bộ công chức xác định thời điểm mà họ muốn nghỉ hưu. Thời điểm nghỉ hưu thường là ngày 1 của tháng liền kề, tuy nhiên vẫn có những trường hợp đặc biệt được lùi thời điểm nghỉ hưu. Sau đó, tới thời điểm thông báo nghỉ hưu và ra quyết định nghỉ hưu trước 3 tháng tính từ thời điểm nghỉ hưu. Trước khi nghỉ hưu, thì cán bộ công chức phải chịu trách nhiệm bàn giao mọi tài liệu, công việc hay những nhiệm vụ cho người kế nhiệm. 

IX. Kết luận

Qua những thông tin trên, chắc hẳn mỗi chúng ta đều có cái nhìn bao quát về công việc của một cán bộ công chức hay những khái niệm cơ bản về công chức là gì. Mỗi vị trí công việc trong cơ quan nhà nước có những cách thức tuyển dụng khác nhau và thi công chức là một cách để tuyển dụng cán bộ công chức. Khi đã hiểu được luật công chức thì bạn sẽ định hướng được công việc tương lai của mình nằm ở đâu.