Hiện nay, ngành Luật đang thu hút đông đảo khá nhiều bạn trẻ theo học bởi đây là một ngành học có nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được bật mí về cơ hội việc làm sau khi ra trường nhé!

Ngành luật có lẽ là một cái tên không còn quá xa lạ đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên việc nắm vững cho mình được những định hướng về nghề nghiệp sau này vẫn luôn là dấu hỏi chấm của mọi người. Và trong bài viết ngày hôm nay 123job xin gửi tới bạn đọc, đặc biệt là sinh viên sắp ra trường những việc làm phổ biến của ngành Luật. Cùng tiếp tục theo dõi bài viết nhé! 

I. Ngành luật là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất thì ngành luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng nội dung, tính chất thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. 

Đối với trình độ Đại học, ngành luật thường được phân thành các chuyên ngành chính như: Luật hành chính, Luật kinh tế, Luật dân sự, Luật đất đai… Tùy vào mỗi chuyên ngành theo học mà sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức khác nhau. 

Ví dụ: Đối với những sinh viên theo chuyên ngành Luật dân sự, ngoài những kiến thức pháp luật chung, họ còn được trang bị những kỹ năng về các quan hệ pháp luật dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình, cách xử lý các quan hệ khi có vi phạm hay tranh chấp. Ngoài ra thì Sinh viên còn được cung cấp thêm những kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và pháp luật, về khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở, về công tác kiểm tra, thanh tra, về công chứng và luật sư, giải quyết các khiếu nại, tố cáo...

Ngành luật là gì?Ngành luật là gì?

II. Những cơ hội việc làm trong ngành Luật hiện nay

Khi nhắc đến việc làm trong ngành Pháp luật, không ít người sẽ chỉ nghĩ đến nghề luật sư, tuy nhiên không chỉ có vậy, cử nhân ngành luật ra trường có thể đảm nhiệm các chức vụ như: Thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, công chứng viên hoặc chuyên viên pháp lýHọc luật ra làm gì? Có lẽ là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều bạn đang theo nghề. Và câu trả lời là bạn không chỉ làm việc tại các Bộ, các phòng ban nhà nước mà hoàn toàn có thể mở một văn phòng chuyên về luật riêng hoặc tư vấn luật tại các doanh nghiệp lớn.

Theo một thống kê vào tháng 3/2017, trung bình cả nước có khoảng 612.000 doanh nghiệp đang hoạt động và chắc chắn rằng không một doanh nghiệp nào có thể thiếu vắng đi sự hỗ trợ pháp lý trong việc kinh doanh và điều hành. Bên cạnh đó, theo thông tin từ Bộ tư pháp, tính đến năm 2020, chỉ riêng các chức danh tư pháp cần tới trên 20.000 nhân sự và con số đó chắc chắn sẽ tăng lên nhiều lần trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế. Nhìn vào những con số biết nói trên có thể thấy được nhu cầu nhân sự ngành luật ngày càng tăng cao và mở ra hàng ngàn cơ hội việc làm.

III. Học ngành Luật ra trường làm việc gì?

1. Công chứng viên

Công chứng viên là người có trách nhiệm tư vấn và thẩm định công chứng cho khách hàng; công chứng và chịu trách nhiệm về hợp đồng giao dịch, hồ sơ theo quy định Pháp Luật; hỗ trợ việc soạn thảo; soạn thảo và tư vấn các vấn đề về pháp lý thẩm định tính pháp lý của các hợp đồng, thỏa thuận; hỗ trợ luật sư trong các hồ sơ tranh chấp.

Để trở thành công chứng viên, trước tiên bạn phải đạt điều kiện là có bằng cử nhân luật, có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật, đảm bảo sức khỏe để hành nghề công chứng. Ngoài ra một số kỹ năng mềm quan trọng mà bạn cũng phải nắm vững như: Thành thạo tin học văn phòng, khả năng giao tiếp, xử lý tình huống tốt....

Mức lương trung bình công chứng viên dao động từ 8 - 10 triệu VNĐ/tháng

Sau khi học xong ngành Luật, bạn có thể lựa chọn làm Công chứng viênSau khi học xong ngành Luật, bạn có thể lựa chọn làm Công chứng viên

2. Chuyên viên pháp lý

Chuyên viên pháp lý là vị trí có cơ hội việc làm cao trong ngành luật. Họ là người có trách nhiệm giải quyết, tư vấn những vấn đề liên quan đến pháp luật cho doanh nghiệp. Do đó, họ phải là người nghiên cứu, soạn thảo và hoàn thiện các văn bản, hồ sơ pháp lý. Bên cạnh đó, Chuyên viên pháp lý cũng phải có trách nhiệm cập nhật những thay đổi của quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành. 

Để làm công việc chuyên viên pháp lý, điều kiện cần là bạn phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật. Đồng thời có kỹ năng giao tiếp tốt, có sức thuyết phục, linh hoạt trong giải quyết vấn đề, tác phong làm việc chuyên nghiệp. 

Mức lương hiện nay của chuyên viên pháp lý dao động từ 10 – 15 triệu VNĐ/tháng.

3. Kiểm sát viên/Công tố viên

Công việc chính của một Kiểm sát viên/ công tố viên là kiểm tra, giám sát việc khởi tố các hành vi phạm tội hay buộc tội, các hoạt động điều tra từ đó đề xuất hình phạt thích hợp; kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử, việc chấp hành pháp luật của mọi người, quyết định của thẩm phán, Tòa án. Bên cạnh đó, Công tố viên còn tham gia điều tra, truy tố tội phạm và nếu kết quả điều tra không hợp lý thì họ có quyền lật lại vụ án và yêu cầu điều tra lại từ đầu. Ngoài ra, Kiểm sát viên/Công tố viên cũng là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của bản thân, và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.

Công việc này yêu cầu bạn phải có trình độ cử nhân luật trở lên, nắm vững luật, nhiệm vụ của cảnh sát, công tác điều tra tội phạm, có khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tranh biện, hùng biện, phân tích và xử lý thông tin, lập văn bản báo cáo... Bên cạnh đó cũng cần có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, bản lĩnh vững vàng. 

Mức lương trung bình hiện nay của Kiểm sát viên/Công tố viên dao động từ 8 - 10 triệu VNĐ/tháng + 25% phụ cấp /tháng.

4. Luật sư

Luật sư có lẽ là việc làm quen thuộc nhất với nhiều người, thể hiện rõ nhất đặc thù của ngành Pháp luật/ Pháp lý. Công việc chính của một luật sư bao gồm:

  • Chịu trách nhiệm nghiên cứu, phân tích các vấn đề về pháp luật, soạn thảo và nộp lại văn bản pháp luật
  • Làm rõ các vấn đề pháp luật, chỉ đạo, định hướng cho khách hàng, doanh nghiệp hoạt động và hành xử theo đúng quy định của pháp luật
  • Tư vấn và đại diện pháp luật cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trước tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng
  • Tổ chức những cuộc đàm phán và thương lượng về các vấn đề pháp luật.

Tại Việt Nam, sau 4 năm học tại các trường đại học chuyên ngành luật, sinh viên mới được nhận bằng Cử nhân luật học. Để trở thành luật sư, điều đầu tiên là ứng viên cần bỏ ra 2 năm để học tập tại "Học viện Tư pháp" và tập sự tại các văn phòng hoặc công ty luật sư. Sau khi hoàn tất kỳ kiểm tra hết tập sự thì ứng sẽ được cấp thẻ luật sư và chính thức hành nghề "Luật sư".

Mức lương trung bình hiện nay của Luật sư dao động từ 15- 20 triệu VNĐ/tháng

Luật sư là một trong những công việc phổ biến nhất của ngành Pháp luậtLuật sư là một trong những công việc phổ biến nhất của ngành Pháp luật

5. Thư ký tòa án

Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án. Công việc chính của thư ký tòa án bao gồm:

  • Ghi chép lại các diễn biến của phiên tòa
  • Có trách nhiệm quản lý và sắp xếp hồ sơ
  • Kiểm tra danh sách và phổ biến những nội quy của phiên tòa tới những người được triệu tập
  • Nắm rõ được số lượng người và tìm hiểu lý do của người vắng mặt và báo cáo với Hội đồng xét xử.
  • Hỗ trợ thẩm phán trong việc tiến hành các công tác liên quan tới quá trình giải quyết vụ án như: hướng dẫn đương sự bổ sung chứng cứ, thông tin, ghi chép biên bản các phiên hòa giải…

Mức lương trung bình hiện nay của thư ký tòa án dao động từ 8 - 10 triệu VNĐ/tháng + phụ cấp /tháng.

6. Giảng viên ngành luật

Nếu bạn là người đam mê với việc đứng trên bục giảng thì công việc giảng viên ngành luật thực sự là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Giảng viên ngành luật là người giảng dạy các bộ môn Pháp Luật tùy theo từng ngành như Luật kinh tế, Luật Sở hữu trí tuệ...với các môn chính như: Dân sự, hình sự, tố tụng dân sự. Ngoài ra họ còn có trách nhiệm đánh giá rèn luyện sinh viên, thực hiện các công tác học vụ.

Để có thể đảm nhận được công việc Giảng viên ngành luật thì điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất là có bằng Thạc sĩ trở lên ngành Luật hoặc tốt nghiệp đại học loại giỏi ngành Luật hệ chính quy tại các trường đại học công lập, Có trình độ ngoại ngữ, đặc biệt Tiếng anh tối thiểu là bằng C, thành thạo tin học văn phòng, có năng lực sư phạm…

Mức lương trung bình của giảng viên ngành luật hiện nay dao động từ 7-10 triệu VNĐ/tháng.

7. Thẩm phán

Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật có nhiệm vụ xét xử vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án. Công việc chính của Thẩm phán bao gồm:

  • Chủ trì việc xét xử và điều trần các vụ án.
  • Nghiên cứu và phân tích các vấn đề theo pháp luật, báo cáo, đánh giá các tài liệu.
  • Lắng nghe, xem xét và đánh giá các chứng cứ, lập luận.
  • Quyết định quy trình thực hiện xét xử theo luật pháp và quy tắc, quyết định giam giữ bị cáo đến khi xét xử, phê duyệt lệnh bắt giữ.
  • Đưa ra phán quyết và giải quyết tranh chấp giữa các bên, quyết định, hướng dẫn về các trường hợp.

Điều kiện để trở thành Thẩm phán là bạn phải có bằng cử nhân luật, sau đó tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ thẩm phán của Học viện Tòa án hoặc Học viện Tư pháp, có các kỹ năng định hướng, khả năng xác định và phân tích các vấn đề, thành thạo tiếng anh…

Mức lương trung bình của Thẩm phán là 6 triệu VNĐ + phụ cấp ngành nghề/tháng

Thẩm phán cũng là lựa chọn hay cho những bạn học ngành Luật Thẩm phán cũng là lựa chọn hay cho những bạn học ngành Luật 

8. Một số ngành nghề khác

Ngoài các nghề nghiệp tiêu biểu ngành luật đã được nêu rõ ở trên thì dưới đây 123job muốn cung cấp đến cho bạn đọc một số công việc khác, để có thêm nhiều sự lựa chọn hơn:

  • Trợ giúp viên pháp lý, Trợ lý luật sư
  • Cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước
  • Điều tra viên vụ việc cạnh tranh
  • Giám thị, Phó giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng trại giam
  • Người làm công tác pháp chế thuộc các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học
  • Ủy viên Ban Giải quyết khiếu nại thuộc Bộ phận pháp chế của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam

IV. Kết luận

Trên đây là tất cả những chia sẻ về ngành luật là gì? Cơ hội ngành luật ra sao? mà 123job muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng bài viết trên có thể là chìa khóa giải bài toán học luật ra làm gì? của tất cả những ai đang theo đuổi và cũng có thể sắp theo đuổi ngành Luật. Chúc bạn thành công và tiếp tục cố gắng trên con đường mình đã chọn lựa nhé!