Tìm hiểu về những thuật ngữ kinh tế để hiểu hơn về nền kinh tế thị trường như Việt Nam. Khái niệm cán cân thương mại trong xuất nhập khẩu là gì? Vì sao cần quan tâm đến thuật ngữ này và tác động của nó trong nền kinh tế.

Trong nền kinh tế, có một số khái niệm, một số thống kê luôn được quan tâm vì thể hiện được tình trạng thực tế của nền kinh tế quốc gia. Trong số đó, có khái niệm về cán cân thương mại liên quan đến tình hình xuất nhập khẩu của một quốc gia. Nhìn vào chính sách tiền tệ tổng kết của cán cân thương mại thì ta có thể thấy được kết quả hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu của quốc gia đó. 

I. Tìm hiểu cán cân thương mại là gì?

Trong chuyên ngành kinh tế thương mại thì khái niệm về cán cân thương mại là gì không còn quá xa lạ, tuy nhiên với những bạn mới chỉ tiếp cận với lĩnh vực này thì có thể chưa hiểu rõ. Khái niệm cán cân thương mại là gì được hiểu như một bảng kê kế toán với những thông tin được cung cấp liên quan đến vòng hoạt động về dịch vụ, hàng hóa trong một thời gian nhất định. Những giao dịch này được tổ chức bởi một tổ chức, một cá nhân hay một doanh nghiệp với đối tượng giao dịch chính là hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực hay tài sản chính. 

1

Cán cân thương mại là gì?

Cán cân thương mại là gì? Trong cán cân thương mại có những giao dịch được cung cấp từ phía dân cư trong nước với đối tượng cư trú nước ngoài, sự thanh toán được ghi vào tài sản nợ và ngược lại, nếu người cư trú ngoài nước thanh toán cho người cư trú trong nước thì số ghi được ghi vào tài sản bên có. Vậy có thể hiểu, cán cân thương mại là điều kiện cơ sở để đối chiếu khoảng tiền thu và khoản tiền trả từ nước ngoài của một quốc gia được tính trong một thời gian nhất định. Khi hiểu được khái niệm cán cân thương mại là gì, bạn cũng sẽ thấy nó phản ánh sự chênh lệch giữa khoản thu từ hoạt động xuất khẩu so với khoản chi từ hoạt động nhập khẩu hàng hóa. 

Cán cân thương mại sẽ được quy định trong một bảng tổng hợp toàn bộ chỉ tiêu về những giao dịch kinh tế phát sinh giữa người định cư trong nước và người không cư trú trong thời gian nhất định. Hiểu theo kinh tế vĩ mô thì cán cân thương mại cũng là một bộ phận của cán cân thanh toán còn được gọi là bảng cân đối thương mại quốc tế.

Xem thêm: Vai trò của thị trường tài chính đối với sự phát triển của nền kinh tế

II. Công thức cán cân thương mại

Từ khái niệm cán cân thương mại là gì, bạn dễ dàng suy ra được công thức tính cán cân thương mại:

CÔNG THỨC: TC = X - M

Trong đó:

  • TC - Trade Balance được hiểu là cán cân thương mại
  • X - Export được hiểu là Tổng giá trị xuất khẩu
  • M - Import được hiểu là Tổng giá trị nhập khẩu

Từ công thức tính cán cân thương mại là gì, ta dễ dàng suy ra được 3 trường hợp:

  • Nếu TB > 0, đây là cán cân thương mại thặng dư, tức là thu nhập từ hoạt động xuất khẩu nhiều hơn hoạt khoản chi từ hoạt động nhập  khẩu, khái niệm này còn được gọi là xuất siêu.
  • Nếu TB
  • Nếu TB = 0, đây là cán cân thương mại cân bằng, tức là thu nhập từ hoạt động xuất khẩu bằng với khoản chi từ nhập khẩu. 

2

Công thức tính cán cân thương mại

Để hiểu về khái niệm cán cân thương mại là gì, chúng ta cũng cần tìm hiểu và khái niệm kim ngạch. Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị xuất khẩu với lượng doanh thu thu về của tất cả những hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia, tiếp đến là quy trình quy đổi ra một loại tiền tệ chung. Kim ngạch xuất khẩu càng cao đồng nghĩa với minh chứng kinh tế tài chính của quốc gia đang phát triển. Ngược lại khi kim ngạch xuất khẩu thấp thì kinh tế tài chính tiền tệ của doanh nghiệp cần cải cách. 

III. Vai trò của cán cân thương mại đối với nền kinh tế     

Cán cân thương mại được xem là một yếu tố giúp cho quốc gia có cái nhìn tổng quát toàn bộ tình hình xuất nhập khẩu của một quốc gia trong một thời gian dài với những điều chỉnh từ cân đối, điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu đã đề ra. 

Thứ nhất, cán cân thương mại là một văn bản thể hiện cụ thể và chi tiết tình hình chính sách tiền tệ của một quốc gia, đồng thời thể hiện được khả năng cạnh tranh giữa đồng tiền của quốc gia đó nhờ vào sự thay đổi tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so với ngoại tệ. 

Thứ hai, hiểu được cán cân thương mại là gì, cán cân thương mại sẽ thể hiện được tình trạng của cán cân vãng lai. Đồng thời, đây cũng ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của nền kinh tế vĩ mô của quốc gia đó. Dựa vào tình hình của cán cân thương mại, quốc gia đó sẽ dễ dàng điều chỉnh những quy định và chính sách để đưa ra phương án phù hợp. 

Thứ ba, cán cân thương mại cũng thể hiện được nguồn đầu tư, tiết kiệm hay thu nhập của một quốc gia trên cán cân thương mại quốc tế. Nếu là cán cân thâm hụt thì đồng nghĩa với việc quốc gia đó đăng chi nhiều hơn thu, tiết kiệm ít hơn đầu tư nên cần một chính sách kinh tế vĩ mô là nhằm ổn định nền kinh tế là cần thiết.

Xem thêm: Đón đầu 5 xu hướng packaging hiện đại trong nền kinh tế thị trường

IV. Tác động của cán cân thương mại

Với khái niệm của cán cân thương mại là gì, nó mang lại tác động tích cực cũng như tác động tiêu cực. Tác động tích cực là khi xuất khẩu ròng giúp tăng lượng tài  sản của nền kinh tế, ngoài ra trạng thái của cán cân thương mại cũng tác động đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế, ví dụ như thặng dư thì giúp phát triển kinh tế, giải quyết vấn đề thất nghiệp, tăng tích lũy dưới hình thức dự trữ ngoại hối, tiền đề cho chuyển đổi đồng nội tệ. 

3

Tác động của cán cân thương mại

Song song với những tác động tích cực trong kinh tế vĩ mô thì cán cân thương mại cũng có nhiều tác động tiêu cực. Khi cán cân thương mại thâm hụt kéo dài thì cũng cần cắt bớt nhập khẩu là một phần của biện pháp tài chính tiền tệ. Kết quả dẫn đến là làm giảm tình trạng thất nghiệp, tuy nhiên khi cán cân thương mại thặng dư hay thâm hụt trong thời gian ngắn hạn thì chưa nói được tình trạng của nền kinh tế. 

V. Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại là gì? 

1. Tỷ giá hối đoái

Với một nhân viên xuất nhập khẩu thì tỷ giá hối đoái là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng chính sách tiền tệ và cán cân thương mại. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng thì đồng nghĩa là giá cả của hàng nhập khẩu sẽ rẻ hơn, ngược lại thì hàng hóa xuất khẩu sẽ trở nên đắt hơn so với hàng nước ngoài. Điều gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu và thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu, kết quả là ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu ròng. Trong trường hợp tỷ giá đồng nội tệ giảm thì hoạt động xuất khẩu lại có lợi thế hơn và đồng thời nhập khẩu lại gặp bất lợi. 

Trong xuất nhập khẩu có một trường hợp liên quan đến chính sách tiền tệ có thể xảy ra là phá giá tiền tệ tức là giảm bớt hay tăng tỷ giá hối đoái, phá giá cũng đưa đến tăng giá hàng nhập khẩu và giảm giá thành hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia, đồng thời tạo ra một khoản thặng dư trong tài khoản vãng lai.

Chính sách thương mại hay bảo hộ hàng hóa trong nước ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Ngoài ra, những rào cản về nhập khẩu một số hàng hóa nhằm cải thiện cán cân thương mại, đồng thời còn phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế và thu thập của người tiêu dùng cũng như chu kỳ kinh tế. 

Xem thêm: Kinh doanh thương mại là gì? Những điều cần biết về ngành kinh doanh thương mại

2. Nhập khẩu

Nhập khẩu của một quốc gia có xu hướng tăng khi GDP tăng, thậm chí là tốc độ tăng trưởng nhanh hơn bình thường. Ngoài GDP thì nhập khẩu còn phụ thuộc vào mức giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Hoạt động nhập khẩu cũng sẽ tăng lên khi giá cả trong nước tăng so với giá thị trường quốc tế. 

3. Xuất khẩu

Xuất khẩu cũng ảnh hưởng đến cán cân thương mại và phụ thuộc vào diễn biến tại những quốc gia khác. Hoạt động xuất khẩu của quốc gia này là tình trạng nhập khẩu của quốc gia khác, vì vậy nó phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của quốc gia của bạn. 

VI. Nguyên nhân gì dẫn đến sự thâm hụt cán cân thương mại?

1. Do lạm phát tăng cao

Yếu tố lạm phát là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến cán cân thương mại, khi lạm phát tăng cao sẽ giúp nâng cao chỉ số cạnh tranh của hàng hóa trong nước và ngược lại. Lạm phát luôn là một vấn đề được quan tâm và cần kiểm soát để duy trình sự ổn định của nền kinh tế, đặc biệt với những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.

4

Lạm phát là nguyên nhân của thâm hụt cán cân thương mại

2. Chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư 

Chính sách tiền tệ trong trường hợp được buông lỏng thì phần nào giảm được lãi suất trong nước, đồng thời giúp tăng đầu tư trong nước. Thêm vào đó, ngoài mức tiết kiệm của người dân thấp thì việc tăng trưởng của thị trường bất động sản và chứng khoán sôi động kích thích hành tiêu dùng của người dân và giảm tiết kiệm. 

3. Do thâm hụt ngân sách 

Có một khái niệm cho rằng thâm hụt ngân sách cũng được xem là thâm hụt cán cân vãng lai, cụ thể được thể hiện ở Việt Nam. Nước mình đang tập trung theo đuổi mục tiêu lớn là tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây, thêm vào đó là những thời điểm diễn ra suy thoái kinh tế khiến cho chính phủ phải tăng chi ngân sách để đảm bảo những điều trên. Ngoài ra những chính sách tiền tệ và những dự án được đầu tư tràn lan được thực hiện nhiều nhưng chưa thu về hiệu quả. 

Xem thêm: KPIs là gì ? Xây dựng chỉ số KPI như thế nào cho hiệu quả?

4. Do cơ cấu hàng hóa xuất – nhập khẩu 

Cơ cấu hàng hóa được xem là một vấn đề thương mại khi mà có đến ⅔ giá trị xuất khẩu là nguyên liệu nhập khẩu, đồng thời tỷ lệ xuất khẩu tăng cũng sẽ làm cho tỷ lệ nhập khẩu tăng. Năng lực cạnh tranh của dịch vụ và hàng hóa trong nước còn nhiều mặt hạn chế nên chưa thể gia nhập vào chuỗi giá trị mà chỉ dừng ở điểm lắp ráp. 

5. Chính sách giảm thuế nhập khẩu

Hiện này, trong những thỏa thuận mang tính thương mại thì Việt Nam cũng bắt đầu thực hiện những chính sách giảm thuế nhập khẩu, điều này tác động lớn đến cán cân thương mại.

VII. Cập nhật tình hình cán cân thương mại nước ta hiện nay

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 03/2021 đặt 40.85 tỷ USD, giảm 25.7% so với tháng trước. Trong số đó, trị giá xuất khẩu giảm 29.3% so với tháng trước tương ứng với 8.3 tỷ USD. Tỷ trọng nhập khẩu đạt 20.66 tỷ USD, cũng giảm 21.9% do thời gian nghỉ lễ kéo dài. 

5

Tình hình kinh tế thương mại Việt Nam

Trong thời gian này, cán cân thương hại thâm hụt 460 triệu USD. Đồng thời tổng cục Hải quan thống kê trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp nhận được vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài - nguồn vốn FDI trong tháng đạt 29 tỷ USD, đồng thời đưa trị giá xuất nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm 2021 tăng 16 tỷ so với cùng kỳ năm 2020. 

Theo tính toán của Tổng cục Hải quan cho thấy cán cân thương mại của khối doanh nghiệp FDI có mức thặng dư đạt 1.5 tỷ USD dưa mức thặng dư tháng 2 lên 5.5 tỷ USD. 

Để đạt được những con số kinh tế vĩ mô trên phải kể đến một số nhóm ngành xuất khẩu chính. Dẫn đầu là điện thoại và linh kiện với trị giá xuất khẩu đạt gần 4 tỷ USD với thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tiếp đến chính là những sản phẩm điện tử với trị giá xuất khẩu đạt 3.3 tỷ USD với thị trường xuất khẩu chính vẫn là Trung Quốc, thị trường EU,... Theo sau chính là máy móc, thiết bị và những dụng cụ khác với thị trường chính là Hoa Kỳ, EU và Hàn Quốc. 

Xuất khẩu hàng dệt may cũng đóng góp không ít vào tỷ trọng xuất khẩu cho nền kinh tế Việt Nam. Thay vì Trung Quốc, thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất chính là Hoa Kỳ với giá trị đạt 2.2 tỷ USD, tiếp theo là thị trường Nhật Bản. 

Nhập khẩu hàng hóa trong tháng 3/2021 tương đối giảm so với cùng kỳ năm trước. Những mặt hàng có trị giá giảm là máy móc thiết bị phụ tùng, linh kiện điện thoại, máy vi tính hay nguyên liệu cho ngành dệt may. Tổng trị giá hàng nhập khẩu trong tháng 2/2021 đạt gần 48 tỷ USD, tăng so với cùng kỳ năm trước. 

VIII. Kết luận

Trong lĩnh vực kinh tế thương mại, cán cân thương mại là con số nên được quan tâm để đánh giá tình hình hiện tại của hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia. Chính phủ luôn quan tâm đến con số này để cân đối tình hình xuất và nhập khẩu hàng hóa nhằm đưa cán cân thương mại về trạng thái cân bằng, hạn chế thặng dư hay thâm hụt, tránh tình trạng lạm phát xảy ra.