Chief accountant là gì? Chief accountant có quyền lợi và nghĩa vụ như thế nào? Để trở thành một chief accountant bạn cần những yếu tố nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về chief accountant.

Chief accountant là gì? Bạn đã từng nghe qua cụm từ Chief accountant nhưng không hiểu nó nghĩa là gì? Muốn trở thành một chief accountant bạn cần có những tố chất gì để có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin bạn quan tâm về chief accountant.

I. CHIEF ACCOUNTANT LÀ GÌ?

Nếu bạn không phải là dân kế toán, không phải những người làm việc trong ngành kế toán thì bạn sẽ không thể hiểu được cụm từ chuyên ngành này. Chief accountant là cụm từ chuyên ngành kế toán dùng để nói đến vị trí “kế toán trưởng” trong doanh nghiệp, công ty. Hay có thể hiểu chief accountant - kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận kế toán - tài chính của một doanh nghiệp, một công ty dù đó là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nước ngoài.

Chief accountant - kế toán trưởng là những người được bộ tài chính cấp chứng chỉ kế toán trưởng để trở thành kế toán trưởng. Kế toán trưởng sẽ là người đứng đầu và có trách nhiệm phụ trách cũng như chỉ đạo các hoạt động về tài chính của bộ kế toán trong công ty, doanh nghiệp. Trong công ty, có thể nói chief accountant - kế toán trưởng là người rất có tiếng nói trong bộ phận tài chính - kế toán, kế toán trưởng chỉ đứng dưới quyền của giám đốc tài chính - CFO.

Khi có chứng chỉ kế toán trưởng và được bổ nhiệm làm kế toán trưởng thì bạn phải là người tính toán tài chính và thuế cho doanh nghiệp một cách chính xác nhất. Khi đã là một chief accountant - kế toán trưởng thì bạn có quyền cao hơn những nhân viên kế toán bình thường đồng nghĩa với việc mức thu nhập của bạn cũng sẽ cao hơn.

chief accountant

Chief accountant là gì?

II. NHIỆM VỤ CỦA MỘT CHIEF ACCOUNTANT TRONG CÔNG VIỆC LÀ GÌ?

Đã được bổ nhiệm làm một chief accountant - kế toán trưởng thì bạn phải làm những nhiệm vụ của một kế toán trưởng trong doanh nghiệp. Những nhiệm vụ hàng ngày của một kế toán trưởng thường bao gồm những công việc cụ thể như sau:

Thứ nhất, kế toán trưởng sẽ là người quản lý tất cả các hoạt động của bộ phận kế toán. Bạn sẽ đóng vai trò là người quản lý, quản lý bộ phận kế toán nhằm một mục đích là tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và giảm tối đã các chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp. Là một chief accountant - kế toán trưởng cũng đóng vai trò như một người thầy và đảm bảo trách nhiệm giao công việc phù hợp với từng nhân viên kế toán dưới quyền mình để đảm bảo năng suất làm việc đạt hiệu quả nhất. Ngoài ra, kế toán trưởng còn là người đứng ra làm các báo cáo về tài chính gửi lên cấp trên và để có cách xử lý các tình huống phát sinh một cách nhanh nhất. Không chiê biết lập báo cáo tài chính mà chief accountant - kế toán trưởng còn phải là người biết áp dụng công nghệ, khoa học kĩ thuật vào trong công việc giúp tăng hiệu suất công việc cũng như giúp giảm giờ làm và giảm thiểu tối đa các chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp, luôn đảm bảo nguồn tài chính của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Thứ hai, Chief accountant sẽ là người có trách nhiệm giám sát mọi việc quyết toán của doanh nghiệp, giám sát các khoản thu chi, các chi phí tổ chức hoạt động về kiểm kê tài sản, dòng tiền của doanh nghiệp để làm báo cáo tài chính cuối năm. Bạn phải luôn sẵn sàng với yêu cầu quyết toán bất cứ khi nào được lệnh của quản lý cấp cao. Chief accountant - kế toán trưởng cũng là người đại diện đứng ra trình bày báo cáo về tài chính với ban điều hành doanh nghiệp và đại diện đứng ra để bàn về tài chính với các đối tác kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ ba, chief accountant - kế toán trưởng cũng luôn phải đảm bảo tính hợp pháp của sổ sách kế toán trong doanh nghiệp. Kế toán trưởng cũng phải luôn đảm bảo tính chính xác, kịp thời của các tài liệu, sổ sách. Các giấy tờ thành tians, các báo cáo tài chính, các bảng kê danh sách vật liệu mua bán, bảo hiểm, công nợ với ngân hàng, công nợ với khách hàng và chủ đầu tư cũng luôn phải rõ ràng, rành mạch trước pháp luật. Chief accountant - kế toán trưởng sẽ luôn là người có trách nhiệm với các tài liệu, sổ sách giao cho bên giao cho bên kiểm toán tài chính của doanh nghiệp, công ty.

Thứ tư, một trong những nhiệm vụ không thể thiếu của một chief accountant - kế toán trưởng là lập báo cáo tài chính với ban quản lý cấp cao của doanh nghiệp. Kế toán trưởng sẽ phải tham gia vào việc lập các báo cáo tài chính khi được cấp trên yêu cầu trong một khoảng thời gian nhất định. Các báo cáo tài chính ấy sẽ được kế toán trưởng lập ra từ các tài liệu được các nhân viên kế toán cung cấp.

Thứ năm, một chief accountant - kế toán trưởng còn phải biết phân tích các dữ liệu tài chính và đưa ra các dự báo với tài chính với ban quản lý. Đã là một chief accountant - kế toán trưởng thì ngoài việc tính toán các con số thì bạn còn phải biết phân tích chúng để có thể đưa ra các dự báo và các cách để thu hút nguồn tài chính từ bên ngoài cho doanh nghiệp, công ty. Kế toán trưởng còn là người có trách nhiệm đưa ra các rủi ro về tài chính mà các nhà lãnh đạo có thể gặp phải và đưa ra các cảnh báo về tài chính sai phạm về quy định của pháp luật.

Ngoài những công việc trên, chief accountant - kế toán trưởng còn làm các công việc do cấp trên giao liên quan đến kế toán, thuế và các công việc tài chính khác của doanh nghiệp.

nhiệm vụ của chief accountant

Nhiệm vụ của chief accountant

III. QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHIEF ACCOUNTANT

Với chứng chỉ kế toán toán trưởng giá trị thì chief accountant - kế toán trưởng có những quyền hạn và nghĩa vụ như sau:

Thứ nhất về quyền hạn, kế toán trưởng sẽ có quyền lên tiếng và nói lên quan điểm của bản thân về tài chính của doanh nghiệp, là người sẽ chỉ ra những sai phạm mà doanh nghiệp đang gặp phải và có những hướng giải quyết để đưa tài chính doanh nghiệp đi đúng hướng.

Thứ hai về nghĩa vụ, chief accountant - kế toán trưởng sẽ phải quản lý cũng như tổ chức các hoạt động tài chính kế toán cho bộ phận kế toán của doanh nghiệp, công ty. bạn sẽ là người kiểm kê sổ sách, đảm bảo các số liệu hợp pháp và sẽ là người phân chia công việc cho các nhân viên kế toán dưới quyền mình. 

IV. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN

Nếu bạn chọn học chuyên ngành kế toán thì bạn không cần phải lo lắng khi ra trường không có việc làm bởi bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn với tấm bằng kế toán. Hiện nay có hàng loạt các cơ quan doanh nghiệp được thành lập và hoạt động ở các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Và bất cứ một doanh nghiệp nào đã đưa vào hoạt động thì sẽ không thể thiếu được bộ phận kế toán. Riêng ở nước ta hiện nay đã có gần 500.000 các doanh nghiệp lớn nhỏ đang hoạt động và mỗi năm lại có thêm gần 1000 doanh nghiệp, công ty được thành lập. Mỗi doanh nghiệp dù là lớn hay nhỏ cũng sẽ có từ 2 - 6 nhân viên kế toán, đây chính là cơ hội việc làm to lớn cho bạn với vị trí kế toán viên trong doanh nghiệp. Với tấm bằng tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, bạn có thể lựa chọn những vị trí công việc sau:

- Bạn có thể làm việc như một kế toán viên bán hàng, kế toán tổng hợp, kế toán công nợ trong doanh nghiệp hay kế toán thuế, kế toán trong các doanh nghiệp xây dựng,...

- Làm việc với vị trí là một nhân viên môi giới chứng khoán của doanh nghiệp cho các nhà đầu tư hay bạn cũng có thể trở thành một nhân viên quản lý dự án hoặc một nhân viên kế toán trong phòng giao dịch và ngân quỹ của một doanh nghiệp, một công ty.

- Bạn cũng có thể trở thành một chuyên viên phụ trách kế toán thuế, giao dịch của ngân hàng hay kiểm sát viên, kiểm toán, thủ quỹ của một doanh nghiệp nào đó hoặc làm công việc của một nhân viên tư vấn tài chính cho ngân hàng.

- Hay bạn có thể lựa chọn làm việc ở vị trí kế toán trưởng nếu bạn có chứng chỉ kế toán trưởng hoặc cao hơn bạn có thể trở thành một quản lý tài chính, trưởng phòng kế toán,...

- Nếu bạn là một người có năng lực và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề thì bạn có thể trở thành một thanh tra về kinh tế, nghiên cứu về tài chính trong doanh nghiệp hoặc các cơ quan nhà nước hoặc đơn giản hơn là trở thành một giảng viên giảng dạy kế toán tại các trường đại học, cao đẳng, đây chắc chắn là một công việc rất thú vị.

Với một nguồn tài nguyên công việc phong phú như vậy, bạn có thể chọn làm ở các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân hay tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo. Bạn hãy chọn lựa cho mình một công việc phù hợp với năng lực của bản thân và niềm yêu thích của bạn để bản thân có thể làm việc trong một môi trường có thể phát triển với ngành kế toán.

cơ hội nghề nghiệp ngành kế toán

Cơ hội nghề nghiệp ngành kế toán

V. CƠ HỘI THẮNG TIẾN TRONG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN CHIEF ACCOUNTANT

Nếu bạn là công việc về chuyên ngành kế toán thì thì lộ trình thăng tiến trong công việc của bạn sẽ phân theo tiến trình như sau: đầu tiên chính là vị trí nhân viên kế toán rồi đến chief accountant - kế toán trưởng nếu bạn có chứng chỉ kế toán trưởng và tiếp theo là quản lý tài chính cấp cao của doanh nghiệp. Bạn cũng hoàn toàn có thể trở giám đốc tài chính của doanh nghiệp nếu bạn có đủ khả năng, năng lực, dày dặn kinh nghiệm trong nghề và có khả năng lãnh đạo để có thể đứng đầu một bộ phận quan trọng trong công ty, doanh nghiệp.

VI. TỐ CHẤT CẦN CÓ ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT CHIEF ACCOUNTANT

Chief accountant - kế toán trưởng là một vị trí cáo mà bất cứ ai trong ngành cũng mong muốn đạt được bởi mức thu nhập hấp dẫn mà nó mang lại. Nhưng để trở thành một chief accountant, một kế toán trưởng giỏi bạn cần phải có những tố chất sau đây:

1. Nền tảng kiến thức

Với mọi ngành nghề, mọi công việc đều đòi hỏi mọi người phải có kiến thức chuyên môn và chief accountant cũng không phải là một ngoại lệ, Thậm chí vị trí kế toán trưởng bắt buộc phải có kiến thức chuyên môn chắc chắn bởi chỉ cần một sai sót nhỏ, một nhầm lẫn nhỏ cũng dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, muốn trở thành một chief accountant - kế toán trưởng trước hết bạn phải tự tin vào vốn kiến thức chuyên môn của mình.

Kế toán trưởng thường có nhiệm vụ kiểm tra báo cáo tài chính, kiểm tra sổ sách kế toán và hệ thống kế toán, đánh giá hoạt động tài chính và đưa ra những phương án tốt nhất cho việc quản lý, đưa ra những đề xuất tăng giảm chi phí để tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp,... Với những yêu cầu công việc như vậy, đòi hỏi người kế toán trưởng phải có kiến thức, nếu không có kiến thức thì kế toán trưởng sẽ không làm được việc và cũng sẽ không dẫn dắt được cấp dưới của mình.

Những người muốn ứng tuyển vị trí kế toán trưởng bắt buộc phải có bằng cử nhân, chứng chỉ kế toán trưởng hoặc đã từng làm trong lĩnh vực liên quan đến tài chính. Với những người uốn nâng cao trình độ chuyên môn và mong muốn có cơ hội thăng tiến trong công việc có thể học thêm bằng thạc sĩ hoặc các chứng chỉ có giá trị như CPA, CMA, CIA,...

2. Am hiểu luật pháp, quy định kế toán

Với đặc thù công việc đòi hỏi tính chính xác cao và liên quan nhiều đến luật pháp, chief accountant - kế toán trưởng phải là người nắm chắc những điều khoản, quy định, quy chế trong lĩnh vực kế toán như luật doanh nghiệp, thuế, bảo hiểm,... Khác biệt so với những ngành nghề khác, kế toán trưởng luôn phải đưa ra bằng chứng cụ thể, số liệu chính xác, điều khoản cụ thể.

Một trong những vai trò chính của một chief accountant - kế toán trưởng là bảo đảm công ty, doanh nghiệp tuân thủ các nghĩa vụ tài chính, tuân thủ quy định đóng thuế, báo cáo lỗ/lãi và hồ sơ theo quy định và các yêu cầu bảo hiểm phải được cập nhật thường xuyên. Ngoài việc phải nắm rõ các điều luật thì chief accountant - kế toán trưởng cũng phải tuân thủ việc việc thanh toán kịp thời cho các nhà cung cấp và phải thường xuyên kiểm tra sổ sách của công ty và phối hợp với kiểm toán viên bên ngoài thực hiện các nhiệm vụ của mình.

3. Tính toán tốt và có khả năng phân tích số liệu

Vì thường xuyên làm việc với những con số thống kê, làm các báo cáo tài chính và là người đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn và là người nêu ra các đề xuất về tài chính cho công ty nên kế toán trưởng phải là người có khả năng phân tích tốt, cực kì nhạy bén với các con số và phải biết tính toán nhanh, hiệu quả.

Tính toán nhanh, nhạy bén với con số nhưng không đồng nghĩa với việc nhanh, cẩu thả. Chief accountant - kế toán trưởng phải có sự tính toán kỹ lưỡng, cẩn thận và tránh những sai sót không đáng có. Để có được tố chất này thì bạn phải là người có nhiều năm kinh nghiệm và tự đúc kết được cho mình trong quá trình làm việc. Đây cũng là điều giúp phân biệt một chief accountant - kế toán trưởng giỏi và một kế toán trưởng, một chief accountant bình thường.

4. Phát hiện các sai sót, gian lận một cách nhanh chóng

Với đặc thù công việc cần sự chính xác cao nên chief accountant - kế toán trưởng phải là một người có tư duy logic và sự tinh ý nhanh nhạy để phát hiện ra những sai sót, gian lận dù là nhỏ nhất trong các số liệu thống kê hay trong các báo cáo tài chính. Kế toán trưởng là người có trách nhiệm tìm ra các sai sót đẻ có thể báo cáo với cấp trên và tìm ra hướng giải quyết nhanh nhất.

Nếu phát hiện ra được những sai sót thì kế toán trưởng sẽ giúp công ty, doanh nghiệp tránh được những thiệt hại về tài chính. Do vậy, muốn làm được điều này bắt buộc kế toán trưởng phải là người có khả năng chuyên môn cao và có những kỹ năng riêng.

5. Giỏi công nghệ phần mềm, thành thạo tin học

Đã là dân kế toán thì bạn sẽ luôn phải gắn liền với những chiếc máy tính nên đòi hỏi  một chief accountant - kế toán trưởng phải thành thạo tin học văn phòng mà đặc biệt là phần mềm Excel cùng các phần mềm kế toán. Trong thời đại 4.0 hiện nay thì đây chính là yếu tố tất yếu. Việc liên tục cập nhật các phần mềm mới và thành thạo chúng sẽ giúp cho công việc của bạn trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.

6. Khả năng tiếng anh

Xã hội ngày càng phát triển, các công việc ngày càng yêu cầu cao mà một trong những yêu cầu ấy là vốn tiếng anh và khả năng thành thạo một ngoại ngữ và chief accountant - kế toán trưởng cũng không phải là một ngoại lệ. Nếu bạn biết tiếng anh thì bạn có thể viết các báo cáo bằng tiếng anh , phân tích các báo cáo và điều này hỗ trợ rất nhiều trong công việc. Khi bạn biết tiếng anh bạn cũng sẽ có cơ hội được làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài thay vì trong nước.

tố chất để trở thành một chief accountant

Tố chất để trở thành một chief accountant

7. Kỹ năng lãnh đạo, quản lý

Một đội ngũ nhân viên làm tốt các công việc được, đúng tiến độ và đạt hiệu quả nhất là vào cuối tháng và các dịp cuối năm thì đòi hỏi một kế toán trưởng có khả năng lãnh đạo và kỹ năng quản lý nhân sự tốt cũng như biết cách sắp xếp các công việc cho cấp dưới của mình để công việc được hoàn thành đúng tiến độ và hiệu quả nhất.

Ngoài ra, một chief accountant - kế toán trưởng giỏi sẽ là người biết tạo động lực cho nhân viên của mình, biết dẫn dắt và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và kế toán trưởng có thể đưa ra những chế độ khen thưởng để tăng động lwucj làm việc cho nhân viên.

8. Trung thực, đạo đức nghề nghiệp

Bất kì một ngành nghề nào, một công việc nào cũng đòi hỏi tính trung thực của người làm việc, đây chính là đức tính mà nhà tuyển dụng đặt lên hàng đầu khi tuyển dụng một chief accountant - kế toán trưởng. Vì đặc thù công việc liên quan đến những con số, những báo cáo với mức độ chính xác rất cao nên đạo đức nghề nghiệp của một kế toán trưởng sẽ luôn được đặt lên hàng đầu bởi chỉ cần một sự không trung thực khi làm báo cáo, sổ sách cũng sẽ gây nên những tổn thất nặng nề cho công ty. 

VII. KẾT LUẬN

Như vậy, chief accountant - kế toán trưởng chính là một vị trí là việc đáng mơ ước. Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về nghề kế toán trưởng, mong rằng bài viết sẽ hữu ích đối với nhiều bạn đọc.