Ngày nay, nghề nghiệp copywriter ngày càng phổ biến và có chỗ đứng hơn trong nhiều công ty. Vậy copywriter là ai? Làm sao để trở thành một copywriter và thành công với nghề này? Ta cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Copywriter có đóng góp rất nhiều trong việc mang nội dung vào marketing và có ý nghĩa quảng bá quảng cáo sản phẩm. Một Copywriter tốt thường là người rất được tận dụng và săn đón. Vậy, Copywriter là gi?Copywriting là gì? Tại sao copywriting có ảnh hưởng đến vậy và làm như nào để thành công với ngành nghề này?
I. Khái niệm
1. Copywriting là gì?
Copywriting là gì? một công việc biên tập, phát triển và sáng tạo nên các thông tin dựa trên các nền tảng kiến thức đã có sẵn, biến nó trở thành một nội dung mang tính quảng cáo, và có tính thuyết phục người khác. Thường copywriting có nhiều dạng và không nhất định, có thể là sách, báo chí, video hay đoạn văn.
2. Copywriter là ai?
Câu trả lời cho ‘copywriter là gì?’ khá đơn giản. Nói cho dễ hiểu thì họ là những người làm copywriting. Nói rõ ra thì họ chịu trách nhiệm lên kế hoạch sáng tạo nội dung, phục vụ cho mục đích xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp hoặc công ty. Dựa trên việc hiểu biết về copywriter là gì, ta có thể biết rằng họ sẽ xây dựng với những thông tin có sẵn, sáng tạo và góp phần xây dựng danh tiếng theo yêu cầu của các quản trị doanh nghiệp và các giám đốc (CEO) đưa xuống..
Copywriter là một ngành viết lách
3. Làm copywriter cần những yếu tố nào?
Để xác định một copywriter là gì, và copywriting là gì, thì điều đầu tiên bạn cần phải có là độ nhanh nhạy, nắm bắt nhanh những trend hay xu hướng giới trẻ và dòng dao dịch hiện tại. Điều này giúp bạn tạo ra những nội dung hút mắt người nhìn và gây được sư chú ý nhất định. Bạn cũng cần là một con người có sáng tạo để tạo nên những nét riêng và đặc biệt cho thành phẩm của mình, khiến mọi người khi tiếp cận với sản phẩm sẽ khiến họ tò mò và ấn tượng với thành phẩm của bạn.
Nghe có vẻ đơn giản nhưng copywriting vẫn cần những yêu cầu nhất định
Những con người biết copywriter là gì và làm nó thì ngoài việc hiểu copywritng là gì, họ còn cần yêu cầu sự chăm chỉ và kiên trì nhất định để có kinh nghiệm và danh tiếng trong ngành nghề này. Tạo ra nội dung không phải là khó, nhưng làm sao để nó có nội dung thu hút, đầy đủ, không dài dòng và hay ho thì không phải ngày một ngày hai là có thể làm được. Những copywriter cần một thời gian dài trao dồi, bồi dưỡng, phát triển bản thân để có thể trau chuốt được những con chữ của mình.
II. Bạn là ai trong số 7 dạng copywriter sau đây?
Sau khi hiểu được copywriter là gì và copywriting là gì, thì ta sẽ tìm hiểu về các dạng của copywriting. Vì đây là một ngành nghề khá đa dạng, dễ làm và cách tiếp cận của mọi người cũng khác nhau nên khi đã hiểu copywriter là gì thì bạn cũng hiểu rằng copywriting có khá nhiều dạng tùy vào cách làm việc và tìm kiếm thông tin nền tảng của nhau. Ta có thể điểm qua cơ bản 7 dạng này.
1. Long Copy / Sale Letter Copywriter
Đây được đánh giá là một trong những loại hình cổ xưa và cổ điển nhất trong dòng copywriter này. Đây là dạng được yêu cầu viết những bài dài và viết cho website hoặc các mặt báo khác nhau. Long copy yêu cầu một lượng thông tin lớn, càng chi tiết càng tốt và cũng yêu cầu một số lượng rất lớn những kí hiệu và con chữ. Đây hoàn toàn không phải là một công việc dễ dàng dù nó được coi là là loại hình cổ xưa nhất. Người viết long copy phải làm sao để nội dung đủ hay, và đủ cuốn hút để người ta không cảm thấy chán nản vì số lượng chữ quá nhiều.
- Điểm mạnh: Viết tốt, từ ngữ phong phú, thu thập thông tin tốt.
- Dành cho: các bài báo, website mang tính học thuật,...
2. Creative/ Advertising Copywriter
Cơ bản có thể hiểu ngay từ cái tên của dạng copywriting này, họ mang trọng trách sáng tạo, sắp xếp, chịu trách nhiệm nội dung cho những bài viết mang tính quảng cáo marketing. Những thành phẩm này có thể là slogan, một bài viết,... không được quy định dài hay ngắn, nhưng nhất định phải có những sự sáng tạo, khác biệt so với nhiều thứ ngoài kia và được tạo ra nhằm mục đích quảng cáo, xây dựng thương hiệu.
Những người này thường phải có kinh nghiệm, vì yêu cầu công việc sẽ yêu cầu họ phải sáng tạo liên tục, không ngừng và đáp ứng với nhiều nhu cầu khác nhau. Nên dù đây là một công việc thú vị thì vẫn là một thách thức với rất nhiều người.
- Điểm mạnh: Sáng tạo, nhiều ý tưởng, hiểu tâm lý con người và hiện tại.
- Thích hợp cho: Slogan, Concept, Storyboard,...
3. Digital Copywriter
Bạn có để ý những banner, email, hay những dòng chữ nhỏ mỗi khi bạn nhập vào một trang web hay một blog nhất định? Những nội dung ngắn nhưng mang tính digital marketing ấy được tạo ra bởi những digital copywriter. Họ có nhiệm vụ tìm ra và thiết kế cho những banner ấy làm sao mang tính call-to-action, kêu gọi mọi người nhấp vào banner, mở email hoặc đăng ký những gói cước ngắn gọn họ giới thiệu. Họ cũng sẽ xem xét những câu chữ trên content, vì dù nó ngắn nhưng sự thay đổi của một từ có thể thay đổi tác dụng của nó rất nhiều.
Digital marketing là một dạng khá khó của copywriting vì nó ngắn nhưng vẫn phải truyền tải được.
Những Digital Copywriter là những người rất kiên trì, nhẫn nại và tỉ mỉ. Họ chỉ có một khoảng thời gian rất ngắn để kêu gọi mọi người nhớ đến content của họ nên buộc họ phải thử rất nhiều cách khác nhau để có những kế hoạch tối ưu và hiệu quả nhất.
- Điểm mạnh: Tỉ mỉ, cần cù,...
- Thích hợp: Quảng cáo banner, email,...
4. Technical Copywriter
Sự đa dạng hóa các mặt hàng hiện này đã tạo cơ hội cho một dạng copywriter nữa phát triển, đó là technical copywriter. Những người này có đặc điểm là có thể văn phong không hay và không yêu cầu sáng tạo liên tục, nhưng lại yêu cầu họ có một lượng kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định.Họ là những người sẽ chỉ ra những điểm yếu và điểm tốt của sản phẩm, phân tích kĩ lưỡng về những thứ cấu tạo nên nó và tác dụng cơ bản của mặt hàng.
Những người này về cơ bản đều có những ảnh hưởng và tiếng nói nhất định trong lĩnh vực của họ, vì vậy họ không còn đơn thuần là một nhân viên copywriter nữa. Cũng vì vậy, lĩnh vực viết của họ không đa dạng nữa mà thường chỉ là một lĩnh vực nhất định mà thôi.
- Điểm mạnh: Có tiếng nói, kiến thức chuyên sâu, uy tín bài viết…
- Thích hợp cho: PR sản phẩm, review,....
5. Publisher/Content Copywriter
Đây có lẽ là dạng cơ bản nhất và phổ biến nhất của các copywriter hiện nay. Ở dạng này, các copywriter sẽ viết cho một publisher. Điều này phổ biến có thể hiểu là bởi vì sự phát triển của báo mạng hiện nay khiến nhu cầu bài viết tăng lên và họ không thể đáp ứng đủ được nhu cầu nếu họ không tìm thêm những copywriter để theo kịp. Những người này có thể nắm bắt được thị hiếu người đọc, có kinh nghiệm có thể viết cả những bài mang tính PR và có thể truyền tải thông tin sao cho người đọc dễ hiểu, dễ tiếp cận nhất.
- Điểm mạnh: Hiểu tiếng nói của người đọc
- Thích hợp: PR, content, seeding,...
6. SEO Copywriter
Khác với những copywriter viết bài mang tính quảng cáo như đã nói trên, thì SEO copywriter lại khá khác. Họ cũng viết bài theo chủ đề và một publisher, nhưng mục đích chính của họ lf để tăng lượt search trên google vào trang web của họ. Dạng này có những yêu cầu khác như số lượng keyword, metakeyword và đặt ở đâu để bài trở nên hợp lý. Điều này sẽ giúp tăng số lượng truy cập web lẫn bài viết.
- Điểm mạnh: hiểu biết về SEO, kỹ năng tìm kiếm thông tin
- Thích hợp: Website content
7. Inhouse/Brand Copywriter
Mỗi brand hay một công ty nào hiện nay cũng đều sẽ có một hoặc hai người copywriter ở dạng này. Họ là những người tìm hiểu kỹ về công ty nhất, cập nhật những thông tin nội bộ mới nhất hay các thông tin phù hợp. Họ có trách nhiệm truyền tải những gì brand có và đặc biệt hơn so với những công ty cạnh tranh, ngoài ra, họ còn mang voice of Tones phù hợp với concept của công ty. Nói ngắn gọn lại, họ lãnh yêu cầu xây dựng brand và quảng cáo sản phẩm thông qua content của mình.
Brand copywriter là một dạng của copywriting nhằm xây dựng thương hiệu
Điểm mạnh: Hiểu sâu về nhãn hàng, khách hàng
Thích hợp: PR, Blog Article,...
III. 4 bí quyết tự học để trở thành một copywriter thành công
1. Hiểu được đam mê và mục tiêu của bản thân.
Bạn phải tìm hiểu bản thân, xem liệu mình có thực sự yêu thích công việc? Liệu mục tiêu của mình với công việc coywriter là gì? Có đáng cho mình theo đuổi hay không. Vì Copywriter là một công việc yêu cầu sự bền bỉ và sáng tạo không ngừng. Nhưng để sáng tạo bạn cũng cần phải có cả một quá trình tìm hiểu và trau dồi phía trước về đối tượng khách hàng, nhu cầu, xu hướng giới trẻ hiện nay. Vì vậy, để làm được ngành này không thể nào giỏi trong ngày một ngày hai được. Nếu bạn dễ chán nản và không cố gắng trau dồi ý tưởng, thì sẽ đến lúc bạn bị đào thảo và thất bại hoàn toàn với nghề này.
2. Không ngừng học hỏi thêm từ các công cụ online.
Vì copywriter là một ngành khá phổ biến hiện nay và cũng có nhiều freelancer sử dụng nó, trên google lẫn các trang mạng xã hội hay youtube cũng có nhiều nội dung về việc làm sao để có thể khai thác tốt tiềm năng của ngành nghề này. Việc học tập này ngoài trau dồi những kĩ năng của bạn, nó còn giúp bạn nhận ra và sửa lỗi, đồng thời trang bị những mẹo nhỏ để giúp bài viết của bạn hay hơn và có hiệu quả hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là ai bạn cũng học, học vô tội vạ, học không suy xét. Để tránh mất thời gian, bạn nên học ở những kênh uy tín như Quán trà đá hay gia nhập những hội nhóm về content trên facebook. Họ rất sẵn sàng chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm riêng và chỉ những người trong nghề mới có được.
Học hỏi sẽ giúp nâng cao những kỹ năng của bạn
3. Luyện viết thật nhiều.
Copywriter là một ngành viết, và vì vậy kỹ năng viết và phong cách viết cũng quan trọng hơn rất nhiều. Hãy viết nhiều, đọc và tham khảo rồi viết bất cứ thứ gì bạn muốn viết, về bất kỳ nội dung gì bạn cảm thấy hứng thú. Viết sẽ giúp bạn tạo thành một phản xạ và duy trì lâu thì nó sẽ trở thành một phần của bạn. Việc luyện viết nhiều như này cũng giúp bạn quen tay, suy nghĩ được nhiều ý tưởng hơn từ những gì mình đã viết, đồng thời giúp bạn nhìn nhận lại lỗi sai và thiếu xót trong nội dung của mình khi đọc lại. Hơn nữa, nó còn giúp bạn tìm hiểu cách viết làm sao hướng dẫn người đọc, người nghe một cách tốt nhất.
4. Học cách lắng nghe
Làm một copywriter, không chỉ là học, bạn cũng cần quan sát, lắng nghe, chắt lọc nhiều thông tin về môi trường nhiều hơn. Những điều nhỏ nhặt này đôi khi lại trở thành một nguồn cảm hứng lớn hay một ý tưởng tuyệt với cho những nội dung họ sẽ viết sau này.
IV. Kết luận
Copywriter là một công việc không quá khó khăn nhưng vẫn có những yêu cầu và những kỹ năng riêng biệt mà chỉ một copywriter mới có. Sau bài viết này, không biết liệu bạn có muốn trở thành một copywriter và để trí sáng tạo của mình có cơ hội nhảy múa không? Hãy thử để biết nhiều hơn nhé.