Trên thị trường tuyển dụng hiện nay, nghề Copywriter trở nên “hot” hơn bao giờ hết. Công việc này đã và đang thu hút nguồn nhân lực đông đảo nhờ những đặc điểm linh hoạt và hấp dẫn. Cùng 123job tìm hiểu về Copywriter nhé…

Việc sáng tạo nội dung marketing ngày càng được các doanh nghiệp đẩy mạnh trong bối cảnh lĩnh vực quảng cáo và truyền thông phát triển mạnh mẽ. Chính vì thế mà vị trí Copywriter cũng nhanh chóng ra đời như một cốt yếu để đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và quảng bá sản phẩm hay dịch vụ tới tay người tiêu dùng. 

Trước khi tìm hiểu nghề nghiệp Copywriter là gì hay những công việc trong nghề Copywriter là gì, chúng ta cần nắm được định nghĩa căn bản nhất - content là gì? Chẳng cần nói đâu xa, content trong SEO chính là phần nội dung trên một trang của website. Đặc biệt, nội dung Copywriter sử dụng ở đây có thể là hình ảnh, bài viết, video, hoặc tin tức nhằm thúc đẩy hành động và nhu cầu của khách hàng, nhanh chóng đi tới quyết định mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp từ đó tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Vì thế cho nên thật dễ hiểu, trong mỗi chiến dịch marketing tầm quan trọng của Copywriter là gì - Công việc này chính là chiếc cầu nối giữa khách hàng và sản phẩm và cũng là nhân tố tạo nên thước đo thành công cho mỗi chiến dịch marketing của doanh nghiệp.

Hiểu được tầm quan trọng của Copywriter là gì, chắc hẳn bạn sẽ muốn biết rằng doanh nghiệp ngày nay tuyển dụngCopywriter như thế nào, để ứng tuyển Copywriter có khó hay không. Hãy cùng xem nhé…

I. Copywriter là gì?

copywriter là gì
Copywriter là gì?

Để chuẩn bị cho việc ứng tuyển Copywriter, bạn không thể không biết khái niệm về nghề nghiệp này. Vậy Copywriter là gì? Copywriter là người chịu trách nhiệm về sáng tạo và chuyển đổi ý tưởng thành các từ ngữ khác nhau cho bài viết, quảng cáo và các ấn phẩm, từ đó xây dựng chiến lược marketing, trực tiếp hỗ trợ và hợp tác với phòng kinh doanh trong từng dự án của doanh nghiệp.

Những nhà tuyển dụng Copywriter đều yêu cầu những người thành thạo trong việc sử dụng khả năng của mình để điều khiển con chữ. Không giống với các tác giả khác khi viết tiểu thuyết hay báo chí, Copywriter thường viết theo kế hoạch của client.

Đối với Copywriter, sự đề cao sáng tạo của họ là rất quan trọng, nhưng tuyệt đối không có bất cứ giá trị nghệ thuật nào. Sản phẩm chính (các bài content) được hình thành bằng “cách chơi ngôn” của họ để phác thảo lên những ý tưởng lớn và triển khai nó thành sản phẩm cụ thể.

Thực chất, vị trí Copywriter làm công việc liên quan đến sáng tạo nội dung mang thông điệp của doanh nghiệp và sản phẩm đến gần hơn với mọi người nhằm gây ấn tượng, tạo niềm tin, xây dựng mối quan hệ thân thiết tới các đối tượng khách hàng tiềm năng muốn hướng đến.

Mặc dù từ ngữ là sản phẩm cuối cùng nhưng toàn bộ thời gian của Copywriter lại không dành cho việc viết lách. Thực tế, Copywriter mất rất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, biên tập, chỉnh sửa bản thảo, quản lý và lên kế hoạch các dự án...

Bên cạnh đó, không hề có khái niệm “học” Copywriter như nhiều người vẫn lầm tưởng. Không có trường lớp nào dạy bạn học Copywriter cả, đây hoàn toàn là một công việc được trau dồi thông qua kinh nghiệm và các kỹ năng viết lách thông thường. Việc học copywriter có chăng chỉ là quá trình bạn trải nghiệm thật nhiều về công việc thú vị này.

II. Mô tả công việc của nhân viên Copywriter

công việc CopywriterMô tả công việc Copywriter

Trước khi bạn tìm hiểu việc học copywriter hay tìm kiếm cho mình những kinh nghiệm để học copywriter, bạn phải hiểu được thực chất công việc này là gì. Cụ thể như sau:

  • Xây dựng, lên kế hoạch phát triển nội dung cho website tiếng Anh
  • Viết bài PR, xúc tiến và dựng nội dung cho các website, bản tin, phóng sự phục vụ trực tiếp các hoạt động, chương trình khuyến mại của doanh nghiệp, sản phẩm và thương hiệu.
  • Tìm kiếm thu thập thông tin, cập nhật các xu hướng xây dựng nội dung mới mẻ
  • Duy trì, kết hợp tối ưu bài viết content chuẩn SEO theo yêu cầu.
  • Phát triển nội dung các phương tiện truyền thông khác, thông thường như: Fanpage FB, Site vệ tinh,…
  • Thực hiện các công việc marketing hay content khác theo sự phân công của trưởng bộ phận.

Tóm lại, Copywriter sẽ là vị trí trực tiếp tham gia và chịu trách nhiệm sản xuất nội dung sáng tạo như slogan, ý tưởng hình ảnh,… nhằm phục vụ thiết kế và xây dựng thương hiệu, kết hợp với đẩy mạnh hoạt động truyền thông và quảng cáo sản phẩm hay dịch vụ cho các chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Nội dung văn bản mà các copywriter tạo ra trên trang web có thể có nhiều mục tiêu, một trong số đó là đạt được thứ hạng cao trong công cụ tìm kiếm (SEO).

III. Các công việc chính của nhân viên Copywriter

công việc chính của CopywriterCông việc chính của Copywriter

  • Viết, biên tập tin/bài và quản lý nội dung bài viết content cho các khách hàng theo yêu cầu của họ.
  • Sáng tạo Slogan, Tagline, Headline
  • Phối hợp với các bộ phận khách các báo xây dựng content cho khách hàng theo từng mục tiêu cụ thể
  • Kiến thức cơ bản về SEO, nghiên cứu từ khóa và công cụ phân tích
  • Xây dựng chiến lược, ý tưởng và nội dung cho các chiến dịch truyền thông tiếp thị
  • Viết thông cáo báo chí, bài PR
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu công việc ( ví dụ như PR nội bộ, sự kiện hội thảo)
  • Phụ trách việc cung cấp, phát triển toàn bộ nội dung cho các chiến dịch tiếp thị, xây dựng thương hiệu

IV. KPI công việc với vị trí nhân viên Copywriter

  • Lượng tương tác mỗi bài (số lượng view/comment/share)
  • Số lượng bài viết trong tháng
  • Số lượng người đăng ký nhận bài viết trong tháng
  • Thứ hạng xếp hạng bài viết trên Google (được thể hiện qua độ SEO)

V. Yêu cầu công việc của vị trí nhân viên Copywriter

  • Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành có liên quan: Báo Chí, Truyền thông Tiếp Thị, Ngữ Văn
  • Đa dạng cách viết, sáng tạo, linh hoạt không theo lối mòn
  • Khả năng sử dụng công cụ cơ bản như Word, Excel, Powerpoint tốt
  • Biết photoshop là một lợi thế
  • Có khả năng diễn đạt ý tưởng tốt, phân tích ngữ nghĩa tốt
  • Chăm chỉ, năng động, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, hoàn thành bài viết kịp deadline
  • Có ý thức kỷ luật, thái độ nghiêm túc trong công việc

Thực tế rằng khả năng viết tốt vẫn luôn là kỹ năng cần thiết của mỗi Copywriter nhưng tất nhiên điều quan trọng nhất không chỉ có thế. Nếu bạn chỉ tập trung vào khả năng trời phú cho sự diễn đạt mạch lạc trôi chảy, ngôn từ mượt mà, bỏ qua việc nội dung sáo rỗng thì bạn cũng đã thất bại hoàn toàn.

Một ý tưởng độc đáo sẽ trở thành điểm sáng xóa đi phong cách đơn giản và cũ kỹ của Copywriter. Bạn hãy thử áp dụng cách nhìn nhận vấn đề đa chiều hơn hay lối tư duy mới mẻ vào sản phẩm, chắc chắn bạn sẽ thu hút được đông đảo độc giả. Kỹ năng viết chưa hay nhưng nếu bạn biết kết hợp với những ý tưởng sáng tạo đầy màu sắc, sẽ chẳng phải vấn đề làm hạ độ “hot”.

Tất nhiên là một Copywriter, bạn đừng để kĩ năng viết kém đến nỗi không thể tự diễn đạt chính ý tưởng của bạn bằng ngôn từ.

VI. Những năng lực cần có để trở thành nhân viên Copywriter giỏi

Copywriter là một vị trí hiện vẫn chưa được coi trọng đúng mực và đánh giá cao tại Việt Nam, ở nước ngoài, mức lương vị trí này ở tầm thấp lên tới khoảng 30-50 ngàn đô 1 năm. Đối với việc tuyển dụng Copywriter đã có kha khá kinh nghiệm và kiến thức cũng như kỹ năng, thì mức lương khoảng 50 - 70 ngàn đô. Nếu bạn xuất sắc có thể có mức thu nhập >100 ngàn đô mỗi năm - Thật hấp dẫn phải không? Sau đây là những năng lực cần có để bạn có thể chiến trong vòng tuyển dụng Copywriter:

  • Knowledge - Tốt nghiệp Đại học các ngành Báo chí hoặc các ngành liên quan
  • Knowledge - Trình độ ngôn ngữ
  • Knowledge - Trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh là lợi thế)
  • Skill - Kỹ năng đàm phán, thuyết phục khách hàng
  • Skill - Kỹ năng tư duy chiến lược
  • Skill - Tư duy tập trung vào chiến lược và kết quả
  • Skill - Kỹ năng làm việc nhóm
  • Skill - Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian
  • Attitude - Năng lực sáng tạo và đổi mới
  • Attitude - Thái độ đặt khách hàng là trung tâm
  • Attitude - Tỉ mỉ, cẩn thận

VII. Bộ câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng Copywriter

  • Có gì là khác nhau giữa Content writer và copywriter?

Gợi ý trả lời: Cả 2 công việc đều đóng vai trò là nền tảng và bổ trợ cho nhau. Chúng có bản chất giống như hai mặt của một đồng xu vậy. Mặc dù có sự tương đồng đến vậy và thậm chí không thể tách rời, nhưng chúng lại hoàn toàn khác biệt nhau. Sự khác biệt lớn nhất giữa 2 công việc này theo tôi biết có thể nói là thời hạn đệ trình sản phẩm!

Các content writer ở Việt Nam hay thương gọi là người viết content chuẩn SEO. Dường như có thời gian dài hơn để hoàn thành content của họ so với các copywriter khác. Công việc của content writer tất nhiên là trình ra một nội dung được lên kế hoạch tốt, với sự hỗ trợ của bản đồ, thời hạn, lịch xuất bản… và thêm cả những thứ tương tự như vậy. Họ phải làm sao để bài viết gây được sự thú vị, sự đồng cảm và hứng thú, đồng thời mang lại thông tin giá trị cho người xem.

Trong khi đó một copywriter có thể được gọi và giao nhiệm vụ lên đối với nội dung quảng cáo vào phút chót. Vì vậy, họ có khả năng phản ứng rất nhanh nhẹn và phải vô cùng sáng tạo trong công việc. Nhưng bù lại, nhược điểm của họ lại là ít có khả năng lên kế hoạch cho khối lượng công việc khổng lồ của mình một cách khoa học, bài bản như các content writer khác. Đây là ý kiến của tôi về câu hỏi này.

  • Bạn thường tìm ý tưởng bài viết bằng cách nào? 
  • Tại sao chúng tôi phải cân nhắc bạn trong vòng tuyển dụng Copywriter này? Theo bạn, vòng tuyển Copywriter này có gì đặc biệt?
  • Ở vị trí cũ của bạn, đối tượng người đọc mà bạn hướng tới là gì? Bạn sử dụng văn phòng như thế nào để phù hợp nhất với họ?
  • Kể lại một chiến dịch marketing hiệu quả mà bạn biết.
  • Những tiêu chí nào để tuyển dụng copywriter? Tuyển Copywriter cần chú ý những gì?
  • Theo bạn, điều gì tạo nên một copywriter thành công?

Gợi ý trả lời: Muốn viết được những content thật hay, copywriter phải có kinh nghiệm sống phong phú, hiểu biết thật nhiều về âm nhạc, văn chương, triết học thành tựu văn hoá, khoa học của nhân loại…

Ngoài ra, một Copywriter cũng cần có thói quen tiếp thu những ý tưởng mới lạ để vận dụng vào công việc của mình.

Không những vậy, Copywriter còn phải biết sáng tạo và nắm bắt nội dung - Nội dung này bao gồm: Đột phá tư tưởng, đột phá thông tin và đột phá về hình thức thông tin. Để làm được như vậy, copywriter phải có sự phối hợp một cách chặt chẽ với bộ phận giao dịch khách hàng và nhân viên nghiên cứu thị trường.

  • Bạn có kinh nghiệm sử dụng các công cụ marketing nào? Bạn đã chuẩn bị gì cho vòng tuyển dụng Copywriter này? Thời gian tự học Copywriter của bạn là bao nhiêu?
  • Bạn đã từng học copywriter chưa? Bạn đã từng tham gia vào vòng tuyển Copywriter nào chưa?
  • Bạn thấy sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp ta có gì đặc thù? Theo bạn, điều đó nên được tận dụng trong viết bài content marketing như thế nào?

VIII. Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về nghề nghiệp Copywriter, mong rằng bạn đã chuẩn bị tốt cho mình những hành trang để phù hợp nhất với công việc thú vị này. Hãy đến với 123job ở những bài viết sau để tiếp tục tìm kiếm những thông tin bổ ích khác nhé!

IX. Download bản mô tả công việc nhân viên Copywriter: TẠI ĐÂY