CEO là công việc gì mà rất nhiều người mong ước, làm sao để trở thành một CEO, CEO cần có những tố chất gì, mức lương của họ có thật sự cao như bạn tưởng tượng. Hãy cùng đi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Chắc hẳn bạn đã nghe tới vị trí CEO hay giám đốc điều hành? Vậy CEO là gì? Mô tả công việc giám đốc điều hành như nào? Vị trí CEO có vai trò quan trọng như thế nào đối với một doanh nghiệp? Một CEO cần có những tố chất gì? Bảng thanh toán tiền lương của CEO đến con số nào mà rất nhiều người mong ước?

Tìm kiếm câu hỏi "CEO là gì?" thì Google chỉ trả lời cho bạn rất ngắn gọn: CEO là giám đốc điều hành (viết tắt của từ Chief Executive Officer), có nhiệm vụ vạch ra các kế hoạch và chiến lược kinh doanh để phát triển công ty. Đảm bảo thực hiện đầy đủ các mục tiêu do hội đồng quản trị đề ra. Tuy nhiên, nếu bạn muốn có một câu trả lời hoàn chỉnh cho câu hỏi “CEO là gì?” hay muốn hiểu sâu hơn và có một cái nhìn tổng quát về vai trò, công việc, yêu cầu việc làm CEO thì hãy đi tìm hiểu qua bài viết này.

I. Tìm hiểu chi tiết về CEO 

1. CEO là gì?

CEO trong tiếng anh là viết tắt của Chief Executive Officer có nghĩa là Giám đốc điều hành, là chức vụ cao nhất của một tổ chức hoặc tập đoàn. CEO nắm vai trò thực hiện tất cả các chính sách kinh doanh và báo cáo trước hội đồng quản trị của một doanh nghiệp. CEO là người có quyền quyết định cuối cùng khi đưa ra quyết định cho tập đoàn. Họ còn là người tạo nên sự kết nối giữa ban lãnh đạo và các cấp thấp hơn. Nhưng hiện nay ở Việt Nam, Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành, Giám đốc công ty là những từ được dùng để diễn đạt cho chức danh CEO này. Mô tả công việc giám đốc điều hành đơn giản như người thuyền trưởng, dùng tri thức và sức lực của mình để chèo lái con thuyền cập bến thành công.

CEO là gì?

CEO là gì?

2. Vai trò

Đọc qua đoạn định nghĩa trên thì chắc bạn hẳn đã có thể trả lời cho câu hỏi ”CEO là gì” và đã phần nào hình dung ra trách nhiệm rất nặng nề của chức vụ đó. CEO là người vạch ra đường đi nước bước cho công ty, là chìa khóa quan trọng trong mọi hoạt động của tổ chức. Là mấu chốt để dẫn công ty đi đến thành công hay không. Dưới đây là một số nhiệm vụ chính mà một CEO thường hay đảm nhận.

  • Đưa ra chiến lược nhằm thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh của công ty.
  • Chịu trách nhiệm cho thành công hay thất bại đối với công ty.
  • Chỉ đạo các công tác xây dựng, thực hiện triển khai các kế hoạch kinh doanh do Hội đồng quản trị đề ra.
  • Chịu trách nhiệm về tăng trưởng, lợi nhuận của công ty. Đảm bảo đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đã đưa ra.
  • Đưa ra ý kiến, đề xuất nhằm góp phần cải thiện hoạt động cho công ty.
  • Xây dựng và phát triển quảng bá hình ảnh, thương hiệu của công ty.
  • Xem xét, phê duyệt các dự án hợp đồng đầu tư của công ty.
  • Thay mặt công ty đàm phán và ký kết các hợp đồng với các đối tác.
  • Tổ chức điều hành, kiểm tra và đánh giá mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo định kỳ.
  • Tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý, vận hành bộ máy nhân sự trôi chảy; đề ra nhiệm vụ của từng ban ngành cụ thể. Đánh giá tình hình hoạt động, năng suất của các phòng ban.
  • Củng cố kế hoạch nhân sự, tuyển dụng. Phê duyệt chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm, các quy chế về tiền lương thưởng, tiền trợ cấp. Xét duyệt kết quả đánh giá nhân viên và xác định đối tượng khen thưởng.

Trên đây là một số vai trò chính của một CEO. Tuy nhiên, trên thực tế thì vai trò của CEO có thể khác nhau tùy theo quy mô và cấu trúc của doanh nghiệp. Ví dụ, như trong những doanh nghiệp nhỏ, vai trò của CEO liên quan nhiều đến các hoạt động kinh doanh và quản lý trực tiếp. Đối với những doanh nghiệp lớn, vai trò của CEO hướng đến nhiều hơn các chiến lược cao cấp quyết định sự tăng trưởng chung của doanh nghiệp. 

3. Sự khác biệt

Có khá nhiều người nhầm lẫn giữa hai vai trò của CEO và Chủ tịch HĐQT. Một người có thể đảm nhiệm hai vị trí là giám đốc điều hành và Chủ tịch hội đồng quản trị. Tuy nhiên, đây là hai vị trí hoàn toàn khác biệt. CEO là người có quyền lực đưa ra các quyết định hoạt động cấp cao trong công ty, còn Chủ tịch hội đồng quản trị chỉ có trách nhiệm giám sát công việc công ty sử dụng dòng tiền đầu tư của các cổ đông, và duy trì nguồn vốn.

Về nguyên tắc, Chủ tịch hội đồng quản trị thường có vị trí cao hơn CEO, nhưng Chủ tịch HĐQT không được phép quyền đưa ra những quyết định quan trọng mà không thông qua ý kiến của các thành viên trong Hội đồng. Chủ tịch HĐQT có thể được coi là vị trí lớn nhất trong doanh nghiệp, nhưng thường không trực tiếp tham gia quản lý các hoạt động thường ngày của công ty. Vì thế, CEO nhằm giúp thường có quyền hạn cao chủ động điều hành và quản lý công ty.

II. Mô tả công việc của CEO 

Nhiệm vụ của CEO khác nhau phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, số lượng nhân viên. Sau đây là mô tả công việc giám đốc điều hành:

1. Xác định mục tiêu tổng thể cho từng dự án của doanh nghiệp theo từng giai đoạn

Dựa vào kết quả khảo sát nhu cầu của các phân khúc khách hàng và kế hoạch kinh doanh của các công ty đối thủ  theo từng giai đoạn, CEO cần phải xây dựng các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn. 
Tầm nhìn lãnh đạo cho phép CEO nhìn nhận được cơ hội và các thách thức doanh nghiệp đã, đang và sẽ phải trải qua. 

2. Lắng nghe kết quả báo cáo hoạt động của lãnh đạo các phòng ban và chỉ đạo phương hướng  cho các hoạt động kế tiếp

CEO là “đầu mối” của các quyết định và các ý tưởng sáng tạo mới lạ, dùng chất xám của mình để tìm kiếm và tập hợp chất xám của các thành viên khác trong bộ phận lãnh đạo cấp cao.  

CEO cùng các Giám đốc kinh doanh (CCO), Giám đốc tài chính (CFO), Giám đốc kế hoạch (CPO), Giám đốc Marketing – Truyền thông – Thương hiệu (CMO)...  đề ra phương hướng và trực tiếp thực hiện các chiến lược ngắn hạn và dài hạn để tạo nên hệ thống gắn kết và phối hợp nhịp nhàng. Vì thế, các chỉ số về doanh thu, lợi thế cạnh tranh, giá trị thương hiệu, tỷ lệ chuyển đổi và mức độ hài lòng của khách hàng... sẽ không ngừng cải thiện.  

3. Xây dựng mục tiêu, sứ mệnh và văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp cũng chính là biểu hiện của tính cách, cốt cách của công ty đó. Nói đơn giản hơn thì CEO là người đặt ra bộ quy tắc ứng xử giữa các nhân viên với lãnh đạo và giữa các nhân viên với nhau dựa trên chuẩn mực về nét tính cách chung mang tên “văn hóa công ty”.

Tóm lại, văn hóa công ty chính là kỳ vọng tươi sáng được đúc kết sau nhiều năm chiến đấu trên nhiều thương trường của CEO. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu, sứ mệnh – chặng đường lâu dài của công ty.

Văn hóa doanh nghiệp là phải “sống chân thành – làm kỷ luật” của CEO sẽ hứa hẹn cho ra đời các thế hệ nhân sự cấp cao – những người lãnh đạo tiên phong với phẩm chất đạo đức và năng lực vẹn toàn. 

4. Tham gia các hoạt động đối ngoại, thắt chặt quan hệ với các khách hàng và  nhà đầu tư tiềm năng

Phải thấy rằng, mối quan hệ với khách hàng và các nhà đầu tư tiềm năng đối với một doanh nghiệp như cơn gió lớn đẩy con thuyền doanh nghiệp ra ngoài khơi xa. 

Tư duy về văn hóa làm việc "nguyên tắc – chân thành – kỷ cương – trách nhiệm" đã giúp các CEO xây dựng niềm tin vững chắc trong lòng khách hàng, đối tác và nâng cao giá trị doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp xứng đáng nhận lại “trái thơm, quả ngọt” từ sự tin cậy qua các hợp đồng sử dụng dịch vụ dài hạn. 

5. Là người phát ngôn của doanh nghiệp khi đón tiếp và trả lời phỏng vấn từ đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí

Hiện nay, truyền thông đa phương tiện là công cụ quảng bá hữu hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, CEO cần chứng tỏ thương hiệu cá nhân và tổ chức bằng những bài báo nghiên cứu khoa học, tổ chức các cuộc họp báo nêu ra thành tích hoặc một số thành tựu khoa học của doanh nghiệp được công nhận.

Dựa vào bản mô tả công việc giám đốc điều hành, bạn đã có cái nhìn bao quát về công việc của CEO. Hiểu được tính chất công việc và hình dung ra những kỹ năng, phẩm chất mà một người CEO cần có.

Tải bản mô tả công việc giám đốc điều hành CEO

III. Lương CEO theo các ngành nghề 

Tùy theo quy mô hoạt động, địa điểm làm việc và kinh nghiệm, hiệu suất công việc mà bảng thanh toán tiền lương của CEO doanh nghiệp có sự chênh lệch. Theo ghi nhận của chúng tôi, với vị trí CEO trong các doanh nghiệp là người Việt Nam thì:

Bảng thanh toán tiền lương của một CEO làm việc tại các doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp trong nước vào khoảng từ 18 – 35 triệu đồng/ tháng.

Mức lương của CEO làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào khoảng từ 30 – 80 triệu đồng/ tháng. Đặc biệt, một số doanh nghiệp chi trả mức lương hàng trăm triệu đồng/ tháng cho CEO nhà máy điều hành và quản lý hàng nghìn nhân viên.

IV. Những tố chất cần có của một CEO

Để chèo lái con thuyền doanh nghiệp cập bến thành công, người thuyền trưởng CEO “đủ tâm đủ tầm” cần sở hữu những tố chất sau.

1. Con người của trí tuệ cảm xúc

Trong thời buổi “thương trường như chiến trường”, CEO là người người có quyền lực tối cao, nắm “quyền sinh quyền sát” trong tay phải nhanh chóng ra quyết định chớp lấy thời cơ có lợi cho công ty dù quyết định đó có tàn nhẫn như thế nào. 

Để đưa ra các quyết định kịp thời, sáng suốt, CEO cần rèn luyện để trở thành “bậc thầy” của trí tuệ cảm xúc. Chỉ số EQ cao cho thấy trình độ nhận thức điểm mạnh, điểm yếu và năng lực quản lý cảm xúc trong mọi tình huống. Hơn thế nữa, giám đốc điều hành là nhân viên xuất sắc nhất tạo động lực làm việc cho bản thân và mọi người xung quanh. 

2. Tầm nhìn chiến lược

Đối với binh võ trong thời chiến cần có binh thư mới có thể chiến thắng kẻ địch thì CEO thời đại kinh doanh công nghệ 4.0 cần nắm chắc trong tay khoa học quản trị. con người là yếu tố nòng cốt của một công ty. 

Nếu như không thạo quản trị kinh doanh, CEO khó lòng có thể thâu tóm hoạt động của các phòng ban ngành và kiểm soát chi tiết đến “từng chân tơ kẽ tóc”. Chưa kể rằng, người quản lý giỏi không chỉ là người dùng thông thạo các phần mềm quản lý, giỏi tính toán các con số mà còn phải đi quan sát và quản lý con người, quản lý cảm xúc và tư duy của từng nhân viên.

3. Tư duy sáng tạo

Ý tưởng mới mẻ là tiên phong cho các dự án kinh doanh của doanh nghiệp. Sự khác biệt sẽ là nền tảng vững chắc của sự phát triển lâu dài. 

Là cha đẻ của các doanh nghiệp, CEO hiểu rõ nếu không liên tục đổi mới các hình thức kinh doanh và các gói sản phẩm dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ bị chìm xuống giữa một biển trời các thương hiệu đang tràn lan trên thị trường. Tuy nhiên, bất cứ sự sáng tạo nào cũng đều nhằm mục đích cải thiện trải nghiệm của khách hàng và coi khách hàng làm đối tượng trung tâm cho các chiến lược kinh doanh. 

4. Người truyền cảm hứng

Giám đốc điều hành là ngọn đuốc truyền cảm hứng làm việc cho các nhân viên khác, bởi một trong những trách nhiệm chính của CEO là tìm kiếm những người đồng hành luôn tư duy tích cực vì sự phát triển của công ty. 
Có thể thấy rằng, người thuyền trưởng tài ba lãnh đạo doanh nghiệp nên và cần là những con người cần mẫn duy trì cảm hứng làm việc đi đôi với tình yêu và niềm tự hào về tổ chức nơi thẳm sâu của nhân viên. 

Hơn ai hết, CEO cần thuộc làu triết lý: “Nếu muốn đi nhanh thì hãy đi một mình, nếu muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau”. Sẽ không ai là người bị bỏ lại một mình đương đầu với sóng gió thử thách và cũng chẳng có chiến thắng giòn giã nào thuộc về riêng ai. CEO giống như một người làm vườn tận tâm gieo những mầm xanh hy vọng về tương lai Rạng ngời cho từng nhân viên cũng như cho chính vườn ươm doanh nghiệp của mình. 

Vậy nên, để xây dựng nên một tập thể hùng mạnh, giám đốc điều hành cần liên tục khuyến khích và truyền cảm hứng cho từng cá nhân bằng việc tổ chức các buổi học nội quy cho các nhân viên và khen thưởng  đối với những cá nhân có thành tích xuất sắc, tổ chức các đợt đánh giá năng lực định kỳ hay phong trào thi đua trong tổ chức. 

5. Bậc thầy trong giao tiếp, đàm phán và thuyết phục

Để “song kiếm hợp bích” hoạt động giữa các phòng ban trong công ty và làm hài lòng đối tác và khách hàng thân thiết, CEO cần có biệt tài “chuyển  nguy nan thành cơ hội”, “chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không có” nhờ năng lực giao tiếp và thương thảo tốt, khéo ăn khéo nói đi thấu lòng người.

Hơn thế nữa, mọi quyết định của CEO có “sức nặng tựa ngàn cân” nên mỗi quyết định bằng văn bản hay bằng lời nói đều đã được cân nhắc và tính toán vô cùng kỹ lưỡng và tỉ mỉ. 

V. Lương của một số CEO nổi tiếng trên thế giới

Các CEO cực nổi tiếng và tài năng hàng đầu thế giới có bảng thanh toán tiền lương đạt mức tăng lương và thưởng tới trên 50% cho mỗi năm.

1. Tim Cook, CEO của Apple 

Năm 2014, tổng kết mức lương của CEO Apple – TimCook đã tăng tới gần 50%, từ 1,4 triệu USD lên 2 triệu USD.
Tim Cook cũng nhận thêm 6,7 triệu USD tiền thưởng.

Tim Cook - CEO của Apple

Tim Cook - CEO của Apple

2. Robert Iger, CEO của Disney

Chủ tịch kiêm CEO của Disney là Robert Iger nhận mức thưởng lên tới 22,8 triệu USD, tăng 68% so với năm ngoái. Năm ngoái, Robert nhận được trọn gói 34,3 triệu USD còn so với năm nay tổng số tiền mà ông nhận được lên đến 43,7 triệu USD bao gồm cả lương và thưởng.

3. Carolyn McCall, CEO EasyJet

Carolyn McCall là CEO của EasyJet nhận bảng thanh toán tiền lương lên đến 7,7 nhận triệu bảng Anh trong năm vừa rồi. Trong đó hơn 7 triệu bảng Anh (tương đương 10,5 triệu USD) đến từ thưởng tiền mặt, cổ phần.

4 .Stephen Elop - CEO của hãng điện thoại Nokia

CEO của hãng điện thoại Nokia - Stephen Elop sau khi rời hãng này, được hưởng 18 tháng lương còn lại cộng một khoản tiền thưởng nhỏ trị giá 5,7 triệu USD và được tặng số cổ phiếu trị giá 19,7 triệu USD.

Tổng tiền thưởng sau khi rời nhiệm của Elop khổng lồ đến mức tạo ra một làn sóng phẫn nộ tại Phần Lan và cả Thủ tướng cũng như Bộ trưởng Kinh tế Jan Vapaavuori.

Ông Jan cho biết chẳng thể hiểu nổi giá trị của khoản tiền trên. Để xoa dịu làn sóng dư luận trong nước, Nokia đã phải thương lượng lại với Elop để giảm giá trị số tiền xuống, nhưng theo tờ Helisingin Sanomat (Phần Lan), vị cựu CEO đã từ chối vì ông cần số tiền này để ly hôn.

Theo luật của Phần Lan thì bà Nancy Elop - vợ của Stephen sẽ được hưởng một nửa số tiền này, vì thế ông sẽ phải cố thuyết phục Nancy chấp nhận khoản chia ít hơn nếu Elop đồng ý với đề xuất của Nokia. Vấn đề càng trở nên căng thẳng hơn khi vợ của Elop đang sống tại Mỹ nên chưa rõ vụ ly hôn sẽ phải tuân theo luật pháp của nước nào.

5. Giám đốc điều hành (CEO) của Tập đoàn Lenovo Yang Yuanqing

CEO của Lenovo chia 3,25 triệu USD tiền thưởng của mình cho 10.000 nhân viên

Giám đốc điều hành của Tập đoàn Lenovo - Yang Yuanqing, đã chia khoản tiền thưởng cá nhân của mình tổng trị giá lên đến 3,25 triệu USD, cho khoảng 10.000 công nhân của Tập đoàn trong tháng 9/2013.

Vào tháng 9/2013, Lenovo quyết định thưởng cho cá nhân CEO Yang Yuanqing 3,25 triệu USD, sau khi tập đoàn sản xuất máy tính cá nhân hàng đầu thế giới này đạt mốc doanh thu 34 tỷ USD và đang mở rộng hoạt động sang kinh doanh mảng điện thoại thông minh, máy tính bảng.

Tuy nhiên, CEO Yang Yuanqing đã quyết định chia tất cả khoản tiền thưởng 3,25 triệu USD của mình cho khoảng 10.000 công nhân của Lenovo trên khắp 20 quốc gia. Trong đó, 85% người nhận đang sống ở Trung Quốc.

Trung bình mỗi người nhận được khoảng 325 USD, gần bằng lương một tháng của một công nhân ở Trung Quốc (theo số liệu thống kê của Văn phòng Thông kê quốc gia Trung Quốc, mức lương trung bình của một công nhân tại công ty tư nhân ở khu vực đô thị là 28.752 nhân dân tệ, tương đương khoảng 392 USD).

Nhân viên nhận được tiền thưởng chủ yếu là người làm ở khâu sản xuất được trả lương theo giờ, những người không đủ điều kiện được hưởng lợi từ các chương trình khuyến mãi hoặc hoa hồng khi bán hàng khác.

Đó là năm thứ 2 liên tiếp sau năm 2012, CEO của Tập đoàn Lenovo đã lấy tiền thưởng cá nhân của mình chia cho nhân viên, công nhân. Năm 2012, khoản tiền thưởng cá nhân của Yang Yuanqing đạt mốc 4,23 triệu USD.

Yang Yuanqing - CEO của Lenovo

Yang Yuanqing - CEO của Lenovo

VI. Kết luận

Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã hiểu thêm về CEO qua mô tả công việc giám đốc điều hành của một công ty. Đây là vị trí vô cùng quan trọng, không thể thiếu đảm nhận việc lãnh đạo, gắn kết lắng nghe và xác định mục tiêu cho các dự án. Đặc biệt đây còn là người phát ngôn đại diện cho cả tập đoàn, nên phải là những người đủ năng lực, tâm huyết mới có thể đảm nhận được. Và bạn có thêm thông tin về bảng thanh toán tiền lương, nguồn thu nhập của các CEO nổi tiếng.