Chất lượng đào tạo của trường Đại học phòng cháy chữa cháy như thế nào? Cơ sở vật chất trường Đại học phòng cháy chữa cháy? Hãy đọc và tìm hiểu về những thông tin về trường Đại học phòng cháy chữa cháy này nhé!

Nếu bạn lỡ có đam mê trở thành một người lính cứu hỏa hay bạn có mong ước được làm việc trong ngành phòng cháy chữa cháy thì bạn chắc chắn sẽ không thể bỏ qua bài giới thiệu trường Đại học Phòng cháy chữa cháy này nhé!

I. Tìm hiểu chung về đại học phòng cháy chữa cháy

1. Giới thiệu chung

Ra đời trong hoàn cảnh thương đau và khói lửa của cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm, trường Đại học Phòng cháy chữa cháy hiện nay đã trở thành cơ sở vật chất đào tạo duy nhất của Việt Nam đào tạo về lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn cho ngành công an và các ngành kinh tế quốc dân khác nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

dai học phong chay chua chay

Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy

Tiền thân của trường Đại học Phòng cháy chữa cháy chính là Tổ Giáo dục Phòng cháy, chữa cháy (09 /1963), và khoa Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (30/12/1965,  Phân hiệu Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (20/07/1971), trường Hạ sĩ quan Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (02/09/1976) và trường Cao đẳng Phòng cháy chữa cháy (19/06/1984).

Sau nhiều lần trường được đổi tên và xem xét, vào ngày 14/10/1999, trường Đại học Phòng cháy chữa cháy đã được thành lập do Thủ tướng Chính phủ của nước ta ký Quyết định.

2. Nhiệm vụ

Trường đại học Phòng cháy chữa cháy chính là cơ sởtuyển sinh đại học duy nhất tại Việt Nam đào tạo về nguồn nhân lực cán bộ phòng cháy chữa cháy và cứu hộ không chỉ phục vụ cho ngành Công an và các ngành kinh tế quốc dân khác mà trường còn phục vụ cho Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân Lào và Bộ Nội vụ của Vương quốc Campuchia.

Bên cạnh việc đào tạo nhân sự trường Đại học Phòng cháy chữa cháy còn đẩy mạnh cơ sở vật chất, các hoạt động tuyển sinh đại học, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật vào quá trình dạy và học và công nghệ phòng cháy chữa cháy vào thực tế. Đại học Phòng cháy chữa cháy còn tích cực tham gia vào các Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng đồng thời Đại học Phòng cháy chữa cháy còn là thành viên của câu lạc bộ khoa học các trường đại học kỹ thuật tại Việt Nam nhằm có thể học hỏi và được giao lưu kiến thức và kinh nghiệm cho nghiên cứu khoa học.

Trong suốt những năm qua, trường Đại học Phòng cháy chữa cháy đã không ngừng phấn đấu mở rộng cơ sở vật chất, các mối quan hệ hợp tác quốc tế về lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thể kể đến như: Nga, Belarus, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore,…

Xem thêm: Đại học Sài Gòn - ngôi trường đại học “già nhất” ở TPHCM

II. Điều kiện đào tạo của đại học phòng cháy chữa cháy như thế nào

1. Cơ sở vật chất

Nhìn chung, cơ sở vật chất của trường Đại học Phòng cháy chữa cháy đều đã đáp ứng được những nhu cầu học tập và thực hành cho sinh viên. Nhà trường đã và đang chú trọng tuyển sinh đại học, đầu tư những trang thiết bị, cơ sở vật chất dụng cụ hỗ trợ,…nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy cũng như có thể tăng môi trường cọ xát cho sinh viên sau này.

dai hoc phong chay chua chay

Đại học Phòng cháy chữa cháy

Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy còn sở hữu một hội trường lớn với sức chứa khoảng hơn 600 chỗ và các Phòng hội thảo khoa học với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết và các phòng học chuyên môn có thể kể đến như: vẽ kỹ thuật, ngoại ngữ, phòng thực hành tin học, phòng thông tin liên lạc và báo cháy, phòng lý thuyết lái xe chữa cháy và các phòng học chuyên ngành về phòng cháy chữa cháy.

Các phòng thí nghiệm trường Đại học Phòng cháy chữa cháy cũng được trang bị thêm các hiện đại như: phòng thí nghiệm Hoá đại cương, phòng thí nghiệm Vật lý đại cương, phòng thí nghiệm Thủy lực và cung cấp nước chữa cháy, phòng thí nghiệm Điện kỹ thuật và phòng cháy thiết bị điện, phòng thực nghiệm Báo cháy và Chữa cháy tự động bằng nước, khí CO2 và bằng bột, phòng thí nghiệm Vật liệu xây dựng, Phòng cháy trong xây dựng và phòng thí nghiệm Chữa cháy.

Các trang thiết bị kỹ thuật để phục vụ cho việc học và thực hành về phòng cháy chữa cháy cũng được đầu tư tối đa có thể kể đến như: ô tô chữa cháy của Liên Xô chế tạo hay xe Hino môrita, xe Nissan của Nhật Bản chế tạo, xe M.A.N của Đức chế tạo, xe thang chữa cháy của Mỹ chế tạo và trường Đại học Phòng cháy chữa cháy còn trang bị các máy bơm chữa cháy hay các bình chữa cháy xách tay, mặt nạ phòng độc và nhiều phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy khác.

Ngoài ra, trường Đại học Phòng cháy chữa cháy còn có thư viện riêng của trường, các phòng đọc, phòng tra cứu Internet, mạng LAN và có các giáo trình tham khảo các môn học tài liệu đủ để đáp ứng nhu cầu tra cứu của sinh viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy.

2. Đội ngũ giảng viên

Đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực về phòng cháy chữa cháy chính là trọng trách lớn lao mà Nhà nước và nhân dân giao phó cho trường Đại học Phòng cháy chữa cháy. Cũng chính vì điều này, trường Đại học Phòng cháy chữa cháy đã luôn không ngừng đẩy mạnh và bồi dưỡng một đội ngũ giảng viên, đây chính là những người dẫn dắt và trực tiếp truyền đạt kiến thức tới cho mầm non tương lai của đất nước, những người chiến sĩ anh dũng. Hiện nay, trường Đại học Phòng cháy chữa cháy có nhiều cán bộ và giảng viên có trình độ cao có thể kể đến như: Tiến sỹ, thạc sỹ và kỹ sư đã và đang học tập nhằm nâng cao trình độ tại các trường đại học ở cả trong và ngoài nước.

3. Chương trình đào tạo

Nhiều sĩ tử cho rằng khi tốt nghiệp tại trường Đại học Phòng cháy chữa cháy thì sau này đều sẽ có chứng chỉ phòng cháy chữa cháy, trở thành những người lính cứu hỏa. Tuy nhiên, trên thực tế trường Đại học Phòng cháy chữa cháy còn tuyển sinh đại học, đào tạo nhiều ngành học khác nhau cũng có liên quan đến phòng cháy chữa cháy của trường Đại học Phòng cháy chữa cháy ví dụ như:

  • Bậc đại học với 4 chuyên ngành gồm: ngành An toàn phòng cháy; ngành Chỉ huy chữa cháy; ngành Tổ chức cứu nạn, cứu hộ; ngành Quản lý phương tiện kỹ thuật phòng cháy, ngành chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

  • Bậc trung cấp với các chuyên ngành bao gồm: ngành Phòng cháy; ngành Chữa cháy; ngành Cứu nạn, cứu hộ; ngành Kỹ thuật ô tô, máy bơm chữa cháy.

Vậy nên, khi học tại trường Đại học Phòng cháy chữa cháy ngoài được trang bị kiến thức về phòng cháy chữa cháy, học viên ở mỗi chuyên ngành của trường còn được cung cấp thêm các kiến thức đặc trưng của ngành đó.

4. Cơ hội việc làm

Chính vì sự linh hoạt và đa dạng trong các ngành nghề tại trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, sinh viên có chứng chỉ phòng cháy chữa cháy sau khi tốt nghiệp của trường sẽ không phải lo lắng về sự chọn lựa công việc trong tương lai của mình, sinh viên không chỉ đơn thuần làm lính cứu hỏa mà còn có thể được đảm nhận nhiều vị trí chỉ huy hậu cần khác và được hỗ trợ công tác chữa cháy ở các đơn vị cũng như nhiều vị trí tương đương khác.

5. Đời sống sinh viên

Nhiều người cứ lầm tưởng rằng trường Đại học Phòng cháy chữa cháy là một ngôi trường chỉ toàn nam giới vì do tính chất ngành nghề khá vất vả và vô cùng gian nan của. Tuy nhiên, trên thực tế đây là một ngôi trường mà không thiếu những “bóng hồng trong khói lửa”. Hằng năm, trường Đại học Phòng cháy chữa cháy tuyển sinh đại học đối với các bạn nữ với điểm chuẩn có thể cao hơn các bạn nam từ khoảng trong 0.65 – 1.5 điểm.

Sinh viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy bên cạnh việc học tập và học thực hành chuyên môn, những sinh viên phòng cháy chữa cháy còn phải học thêm những khóa học nhằm rèn luyện thể lực để phục vụ cho tính chất công việc sau khi sinh viên ra trường Đại học Phòng cháy chữa cháy và áp dụng tuyển sinh đại học. Với các hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, và thi đấu,…tổ chức các hoạt động ngoại khóa để từ đó nhằm tăng thêm sự gắn kết và góp phần thể hiện tài năng cho sinh viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy được diễn ra sôi nổi, năng động và đã nhận được phản hồi tích cực từ phía sinh viên.

Xem thêm: Cân nhắc gì trước khi đăng ký vào trường đại học An Giang 

III. Hé lộ chuyện không ngờ về trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy

1. Trường đâu chỉ dành cho nam sinh

Khi mà nhắc đến tên trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy, trong đó sẽ có 99% người sẽ nghĩ rằng đây là trường học mà chỉ dành riêng cho nam sinh. Chắc có lẽ một phần là vì chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh những anh chiến sĩ phòng cháy, chữa cháy nhanh nhẹn, khỏe khoắn và dũng cảm xông mình vào biển lửa để cứu người, dập tắt các cơn thịnh nộ của chính "ngài Lửa" gây ra qua những phóng sự, hay những thước phim, báo chí, trên truyền hình,...

Nhưng tại trường Đại học Phòng cháy chữa cháy cũng không thể thiếu vắng đi những "bóng hồng" tài năng và xinh đẹp nơi đây. Hằng năm, trường Đại học Phòng cháy chữa cháy vẫn tuyển sinh các bạn nữ và với điểm chuẩn đầu vào có cao hơn các bạn nam từ khoảng 0.65 – 1.5 điểm.

Nhiều nữ sinh trường Đại học Phòng cháy chữa cháy đã bước ra từ trường cũng đã gặt hái nhiều thành công trong công việc, tiêu biểu có thể kể đến như:

  • Thiếu úy Tưởng Thị Ngọc Ánh, cô sinh năm 1994 và đã từng là thủ khoa trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy. Trong suốt quá trình học, cô đã có tới 3 lần đạt giải của đề tài nghiên cứu khoa học về: đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy. Vào năm 2017, cô đã được bình chọn là: “Thanh niên Công an tiêu biểu năm 2017” cùng với rất nhiều thành tích nổi bật khác.

  • Những ai đã theo dõi cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam vào năm 2017 chắc hẳn còn nhớ đến cô gái có tên Hoàng Hải Thu (sinh năm 1995) sinh viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy với một gương mặt sáng cùng nụ cười làm cuốn hút người xem. Thu đã từng đạt được nhiều giải và danh hiệu có thể kể đến như lọt vào vòng chung kết của cuộc thi “Sinh viên thanh lịch, tài năng Đại học Phòng cháy Chữa cháy lần thứ 3” vào năm 2016, và top 10 của cuộc thi Người đẹp Kinh Bắc...

2. Không chỉ đơn thuần là đào tạo phòng cháy và chữa cháy

Nhiều người cho rằng những ai từng học trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, sau này sẽ có chứng chỉ phòng cháy chữa cháy đều trở thành những người lính cứu hỏa. Tuy nhiên, trên thực tế lại không phải vậy, bởi vì sẽ tùy theo bậc đào tạo của sinh viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy mà trường sẽ cung cấp cho sinh viên chứng chỉ phòng cháy chữa cháy những chuyên ngành học khác nhau. Đến hiện nay, trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy đang có những chương trình đào tạo như sau:

  • Thứ nhất, Bậc đại học với 4 chuyên ngành trường Đại học Phòng cháy chữa cháy bao gồm: ngành An toàn phòng cháy; ngành Chỉ huy chữa cháy; ngành Tổ chức cứu nạn, cứu hộ; ngành Quản lý phương tiện kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

  • Thứ hai, Bậc trung cấp với các chuyên ngành trường Đại học Phòng cháy chữa cháy bao gồm: ngành Phòng cháy; ngành Chữa cháy; ngành Cứu nạn, cứu hộ; ngành Kỹ thuật ô tô, máy bơm chữa cháy.

Xem thêm: Giới thiệu Đại học Đà Nẵng - một trong những ngôi trường lớn nhất cả nước

IV. Học Phòng cháy chữa cháy ra trường có được phân việc

Sinh viên Đại học Phòng cháy chữa cháy sau khi tốt nghiệp sẽ được phân công nhận và có thể công tác tại các đơn vị nghiệp vụ trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.

phòng cháy chữa cháy

Công tác hướng dẫn phòng cháy chữa cháy

Khi tham gia buổi giao lưu trực tuyến, do báo Công an nhân dân tổ chức vào chiều ngày 9/3, PGS Nguyễn Mạnh Hà là Hiệu trưởng trường Đại học Phòng cháy chữa cháy đã trả lời thắc mắc của các thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào trường  Đại học Phòng cháy Chữa cháy có nêu:

Tiêu chuẩn và điều kiện để xét tuyển vào trường Đại học Phòng cháy chữa cháy gồm những gì? Sau này sinh viên khi ra trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy có được phân công công tác hay không? 

Khi thí sinh dự thi vào trường Đại học Phòng cháy chữa cháy sẽ phải qua sơ tuyển tại Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy ở Công an tỉnh, thành phố dựa theo quy định của Bộ Công an. Vào năm 2016, Đại học Phòng cháy chữa cháy sẽ không tổ chức thi tuyển mà lấy kết quả thi Trung học phổ thông quốc gia để xét tuyển. Thí sinh khi có nguyện vọng xét tuyển sẽ phải đăng ký và dự kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia với các môn thi của khối A.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy sẽ có chứng chỉ phòng cháy chữa cháy được phân công và nhận công tác tại những đơn vị nghiệp vụ nằm trong lực lượng Công an nhân dân hay các Sở, các Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn mà thuộc công an các địa phương nơi mà các sinh viên đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc có thể do sự điều động của Bộ Công an.

Vào những năm gần đây, hình ảnh người lính Phòng cháy chữa cháy hiện lên thật quả cảm trong cuộc chiến đấu chống giặc lửa, những hi sinh vì bình yên của nhân dân đã để lại những ấn tượng đẹp trong mắt người dân Việt Nam. Em là nữ và có mong muốn được gia nhập vào lực lượng, nhưng em không biết hiện nay trường có còn xét tuyển thí sinh nữ không và chỉ tiêu gồm bao nhiêu? 

Trả lời: Rất cảm ơn em đã có nhận xét tốt về lực lượng Phòng cháy chữa cháy. Vào năm 2016, Bộ Công an có giao chỉ tiêu số lượng khá lớn, với chỉ tiêu tuyển sinh mới của hệ đại học bao gồm 250 và trung cấp sẽ gồm 300, trong đó tỷ lệ tuyển nữ sẽ là 10% dựa theo quy định của Bộ công an và sẽ được phân cụ thể như sau: Khu vực Phía Nam (có nghĩa là từ Quảng trị trở vào) sẽ gồm 10 chỉ tiêu hệ Đại học và 12 chỉ tiêu hệ Trung cấp. Còn lại là khu vực phía Bắc với 15 hệ Đại học và bao gồm 18 hệ Trung cấp.

Học phí đối với trường Đại học Phòng cháy chữa cháy hệ dân sự sẽ là 720.000 đồng/tháng. Và đối với hệ Trung cấp Phòng cháy chữa cháy hệ dân sự sẽ là 500.000 đồng/tháng.

Khi tốt nghiệp, nếu em có nguyện vọng và có đủ điều kiện sẽ có thể được tuyển dụng vào các ngành Công an hay em có thể tìm việc tại các cơ quan hay các doanh nghiệp của nhà nước và các khu công nghiệp; khu kinh tế; khu chế xuất của các ngành kinh tế có thể kể đến như: ngành xăng dầu, ngành hàng không… trên phạm vi toàn quốc.

Hiện nay, trên nước ta phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chính là vấn đề gây nhức nhối và nguy hiểm đến tính mạng, lính cứu hỏa lại chưa có nhiều trang thiết bị để bảo vệ nên sự rủi ro gây ra có thể rất lớn. Khó khăn là vậy nhưng vì sao vẫn có đông thí sinh lại dự thi vào trường đại học phòng cháy chữa cháy  như vậy? 

Ở các quốc gia phát triển trên thế giới thì công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đều đã được các cơ quan, các tổ chức và người dân rất quan tâm đến. Do vậy mà những người làm nghề phòng cháy chữa cháy, cứu hộ và cứu nạn đều đã được xã hội rất trọng dụng. Do vậy mà có rất nhiều người có nguyện vọng vào công tác trong lực lượng phòng cháy chữa cháy này. Đã có nhiều quốc gia xây dựng tượng đài riêng cho những người lính cứu hỏa anh dũng hi sinh vì tính mạng và tài sản của nhân dân.

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, khi nền kinh tế đất nước đang càng ngày càng phát triển thì số vụ cháy, nổ sảy ra ngày càng nhiều; cùng với nó chính là do sự ảnh hưởng của thời tiết và khí hậu, những vụ tai nạn, sự cố đã xảy ra nhiều từ đó đã gây ra những thiệt hại lớn cho xã hội và nhân dân.

Nghề cứu hỏa tại Việt Nam đúng là có đầy rẫy sự nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều rủi ro rất lớn và thậm chí rủi ro đến cả tính mạng con người. Song trong những năm gần đây, xã hội nước ta đã nhận thức được rõ vai trò và giá trị nghề nghiệp cao quý của nghề lính cứu hỏa, đó còn là nghề cứu người và cứu tài sản trong cuộc hỏa hoạn, nghề cứu hỏa là nghề có ý nghĩa nhân đạo và nhân văn sâu sắc.

Do đó mà sự quan tâm của xã hội và người dân đối với công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã bước đầu có những phát triển mới trên cả nước. Bên cạnh đó, nhận thức của các cơ quan và doanh nghiệp và cả nhân dân về công tác phòng cháy chữa cháy này ngày càng được mở rộng thêm và càng coi trọng. Chính vì vậy, trong những năm gần đây số lượng các thí sinh tham gia dự thi vào Đại học Phòng cháy chữa cháy có tỷ lệ ngày càng cao. 

Ngoài ra còn có nhiều lý do khác có thể kể đến như: trường Đại học Phòng cháy chữa cháy chính là trường đại học duy nhất tại Việt Nam về đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho Bộ Công an nhân dân, những người lính cứu hộ cho các cơ quan hay doanh nghiệp và các ngành kinh tế, xã hội của đất nước. Hiện trường trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy đào tạo bậc đại học với 4 chuyên ngành bao gồm: ngành An toàn phòng cháy; ngành Chỉ huy chữa cháy; ngành Tổ chức cứu nạn, cứu hộ; ngành Quản lý phương tiện kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Và với bậc trung cấp với 4 chuyên ngành bao gồm: ngành Phòng cháy; ngành Chữa cháy; ngành Cứu nạn, cứu hộ; ngành Kỹ thuật ô tô, máy bơm chữa cháy.

Trong những năm học gần đây trường Đại học Phòng cháy chữa cháy đã đẩy mạnh tổ chức các công tác tuyên truyền tuyển sinh và hướng nghiệp cho học sinh trên cả nước. Chính vì vậy, có nhiều học sinh đã biết và nắm rõ về nghề phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ từ đó đã cảm thấy thích thú và có mong muốn dự thi vào trường.

Xem thêm: Giải đáp tất cả thắc mắc về trường Học viện Cảnh sát nhân dân

V. Đại học Phòng cháy chữa cháy công bố điều kiện và phương án tuyển sinh 2021

1. Chỉ tiêu và phương thức xét tuyển

Theo đề án tuyển sinh đại học, năm nay, nhà trường xét tuyển 200 chỉ tiêu trên phạm vi toàn quốc, trong đó có 50 chỉ tiêu hệ Công an (CA) và 150 chỉ tiêu hệ ngoài ngành CA (hệ dân sự).

Trong đó, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với tuyển sinh đại học hệ trong ngành CA và trung cấp hệ CA là điểm tối thiểu từng môn trong tổ hợp xét tuyển A00 đạt từ 5.0 điểm trở lên và theo quy định của Bộ Công an.

88

Năm nay, nhà trường tuyển sinh theo 2 phương thức bao gồm, tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Áp dụng đối với tất cả các trường Công an Nhân dân (CAND); Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT của tổ hợp xét tuyển là A00 (Toán, Vật lý, Hóa học) kết hợp với kết quả học tập THPT.

Nhà trường lưu ý, mỗi thí sinh được tham gia xét tuyển nhiều phương thức tại một trường CAND.

Trong trường hợp phương thức 1 không tuyển đủ chỉ tiêu, thí sinh trúng tuyển theo này không xác nhận nhập học hoặc thí sinh trúng tuyển trượt tốt nghiệp THPT thì chỉ tiêu chưa tuyển được sẽ chuyển sang xét tuyển theo phương thức còn lại.

Đối với tuyển sinh các trình độ, loại hình đào tạo khác, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào nhà trường sẽ thống nhất với Cục Đào tạo và Bộ GD&ĐT trước khi công bố.

Điều kiện tham sự thi tuyển

Ngoài ra đảm bảo các điều kiện theo quy định của Bộ GD&ĐT, các thí sinh phải đáp ứng các điều kiện sau: Trong những năm học THPT hoặc tương đương đạt học lực từ trung bình trở lên (theo kết luận học bạ); Tính đến năm dự tuyển, cán bộ Công an trong biên chế, chiến sĩ nghĩa vụ CA, công dân hoàn thành nghĩa vụ Công an hoặc hoàn thành nghĩa vụ quân sự không quá 30 tuổi; học sinh Trường Văn hóa CAND, công dân thường trú theo quy định hiện hành tại địa phương nơi đăng ký sơ tuyển không quá 22 tuổi; người dân tộc thiểu số không quá 25 tuổi;

Đối với thí sinh là cán bộ Công an trong biên chế, chiến sĩ nghĩa vụ CA phân loại cán bộ ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên trong năm liền trước với năm dự tuyển; Công dân hoàn thành nghĩa vụ CA hoặc hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong thời gian tại ngũ, hàng năm đều đạt mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên.

Đối với thí sinh là học sinh Trường Văn hóa CAND, công dân thường trú theo quy định hiện hành tại địa phương nơi đăng ký sơ tuyển trong những năm học THPT và tương đương đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên, chưa kết hôn, chưa có con đẻ.

Đảm bảo tiêu chuẩn chính trị theo Thông tư số 44/2018/TT-BCA ngày 26.12.2018 của Bộ trưởng Bộ Công an, Hướng dẫn số 577/X01-P6 ngày 14.01.2019 và Hướng dẫn số 1144/X01-P6 ngày 24.01.2019 của Cục Tổ chức cán bộ.

Về tiêu chuẩn sức khỏe, thí sinh đạt tiêu chuẩn sức khỏe loại 1, loại 2 và đáp ứng các chỉ số đặc biệt theo quy định tại Thông tư số 45/2019/TT-BCA ngày 02.10.2019 của BCA quy định về tiêu chuẩn sức khỏe và khám sức khỏe công dân tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND.

Chiều cao của các thí sinh tham dự được quy định cụ thể như sau: nam cao từ 162 cm, nữ cao từ 158 cm đến dưới 195cm. Về cân nặng: thí sinh nam đảm bao từ 47kg trở lên và từ 45kg trở lên đối với nữ.

Đặc biệt, thí sinh có chỉ số BMI từ 18.5 đến 30 (đối với cả nam và nữ). Không nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy; màu và dạng tóc bình thường; không bị rối loạn sắc tố da; không có vết trổ (xăm) trên da, kể cả phun xăm trên da; không bấm lỗ tai (đối với nam), lỗ mũi và ở các vị trí khác trên cơ thể để đeo đồ trang sức; không mắc các bệnh mạn tính, bệnh xã hội; không có sẹo lồi co kéo vị trí vùng đầu, mặt, cổ, cẳng tay, bàn tay, bàn chân.

Thí sinh cận thị được đăng ký dự tuyển vào các trường CAND, phải cam kết và chữa trị đủ tiêu chuẩn thị lực khi nhập học các trường CAND.

Theo: Báo Lao động

Xem thêm: Đại học Sài Gòn - ngôi trường đại học “già nhất” ở TPHCM

VI. Kết luận

Ngoài việc cung cấp các kiến thức và các kỹ năng chung của ngành phòng cháy chữa cháy, trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy còn đào tạo, và trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết về đặc trưng của mỗi chuyên ngành.

Về cơ hội việc làm cho sinh viên đang theo học trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy sau khi ra trường sẽ không chỉ đơn giản là sẽ trở thành những người lính cứu hỏa, mà họ còn có thể đảm nhận những vị trí chỉ huy và hậu cần hỗ trợ cho các công tác phòng cháy, chữa cháy ở các đơn vị, cơ quan.

Với những thông tin chia sẻ trên chúng tôi hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy. Chúc các sĩ tử đạt được kết quả cao trong cuộc thi THPT Quốc gia!