"Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?" là một câu hỏi ắt hẳn khiến nhiều người lo lắng khi đi phỏng vấn đúng không? Đừng lo lắng, bài viết dưới đây 123job.vn sẽ giúp bạn tự tin trả lời để có được mức lương như ý.
1. Tại sao nhà tuyển dụng lại quan tâm đến mức lương mong muốn của bạn?
Câu hỏi “Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?” thường được đặt ra bởi các nhà tuyển dụng vào cuối mỗi buổi phỏng vấn.
Đánh giá xem bạn hiểu giá trị bản thân như thế nào?
Khi nhà tuyển dụng hỏi về mức lương mong đợi, họ đang cố gắng hiểu giá trị lao động của bạn cũng như cách bạn đánh giá mức lương phù hợp dựa trên kỹ năng và kinh nghiệm của mình. Câu hỏi này còn giúp họ nhận diện mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Nếu bạn có khả năng tự tin xác định giá trị cá nhân và đề xuất một mức lương hợp lý, bạn sẽ được đánh giá cao hơn và tăng khả năng trúng tuyển.
“Kiểm tra” sự tương thích giữa chuyên môn và vị trí
Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ xem xét xem khả năng chuyên môn của bạn có thực sự tương ứng với mức lương mà bạn mong muốn hay không. Đôi khi, ứng viên có thể yêu cầu mức lương quá cao so với kỹ năng và kinh nghiệm mà công ty đang tìm kiếm. Ngược lại, nếu bạn đưa ra một con số quá thấp, nhà tuyển dụng có thể nghi ngờ rằng trình độ chuyên môn của bạn không đáp ứng được yêu cầu của họ.
Xác định mức lương mong muốn phù hợp với ngân sách công ty
Các công ty thường đã xác định ngân sách cho vị trí họ đang tuyển dụng. Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn bảo đảm rằng mức lương bạn đưa ra phù hợp với ngân sách hiện có của họ.
Tại sao nhà tuyển dụng lại quan tâm đến mức lương mong muốn của bạn?
2. Các tuyệt chiêu trả lời câu hỏi: Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu
Mặc dù câu hỏi “Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?” là một thách thức, nhưng có nhiều cách để trả lời câu hỏi này một cách khéo léo nhằm tìm ra phương án tốt nhất.
2.1. Tập trung vào năng lực cá nhân
Thông thường, khi hỏi "Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?", nhà tuyển dụng muốn bạn tự đánh giá năng lực của mình.
Đối với ứng viên có kinh nghiệm: Bạn hoàn toàn có thể nếu ra mức lương mình kỳ vọng, dựa vào kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm tích lũy và những thành tựu đã đạt được ở các công ty trước đây. Hãy nêu bật những điểm mạnh của bạn, cho thấy chúng sẽ tạo ra giá trị cho công ty.
Ví dụ: Tôi muốn nhận được mức lương 20 triệu đồng cho vị trí xx tại công ty, mức lương này phản ánh đúng năng lực của tôi và cũng phù hợp với nhu cầu của công ty. Với hơn 2 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí xx ở công ty ABC - nơi tôi đã góp phần tăng doanh thu 20% trong năm 2022 so với 2021, và 2 năm tại công ty XYZ - nơi doanh thu cũng tăng 21% trong năm 2024 so với năm trước, tôi tin tưởng sẽ đóng góp nhiều giá trị cho công ty.
Đối với ứng viên vừa tốt nghiệp: Dù công ty không yêu cầu quá nhiều về trình độ học vấn, nhưng những ưu điểm như thành tích học tập tốt, điểm số tốt nghiệp cao hoặc tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa sẽ để lại ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng. Bạn có thể chia sẻ về những điểm mạnh như kiến thức chuyên môn hay kỹ năng mềm của mình. Đừng quên thể hiện mong muốn được làm việc và cống hiến cho công ty.
Ví dụ: Mặc dù tôi mới tốt nghiệp từ trường ĐH XYZ và chưa có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dịch thuật, nhưng tôi tin rằng với chứng chỉ IELTS 7.5 và thành tích đạt giải 3 trong cuộc thi tìm kiếm tài năng biên phiên dịch tại trường sẽ giúp tôi hoàn thành tốt công việc được giao. Vì vậy, tôi mong muốn mức lương khoảng 8 triệu đồng cho vị trí dịch thuật tại công ty. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy đây là môi trường rất phù hợp để phát triển bản thân, và tôi rất mong muốn được đồng hành lâu dài với công ty.
2.2. Chủ động đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Trước khi đưa ra mức lương cụ thể mà bạn mong muốn, bạn có thể chủ động yêu cầu nhà tuyển dụng cung cấp thêm thông tin về vị trí đang tuyển dụng. Điều này sẽ cho bạn thêm thời gian để suy nghĩ và cân nhắc. Bạn có thể yêu cầu nhà tuyển dụng cung cấp thông tin chi tiết về công việc, mức lương dự kiến, cũng như các chế độ phúc lợi liên quan đến vị trí đó. Việc này sẽ giúp bạn có đủ thông tin để đưa ra quyết định chính xác về mức lương mong muốn.
Ví dụ: Trước khi tôi đưa ra mức lương mong muốn, tôi rất muốn biết trước mức lương dự kiến cho vị trí xx tại công ty của anh (chị). Bên cạnh đó, tôi cũng muốn tìm hiểu thêm về chi tiết công việc, lộ trình thăng tiến của vị trí này, chế độ đãi ngộ của công ty, và thời gian dự kiến để review lương.
2.3. Bám sát mức lương tham khảo
Hãy tìm hiểu các mức lương hiện tại cho vị trí bạn đang ứng tuyển trước khi thương lượng. Bạn có thể truy cập vào trang 123job.vn để xem mức lương cho vị trí mà bạn quan tâm trong thị trường lao động. Ngoài ra, bạn có thể hỏi ý kiến từ những người xung quanh như bạn bè hay đồng nghiệp để xác định mức lương hợp lý nhất.
Nếu nhà tuyển dụng hỏi về lý do tại sao bạn đưa ra con số đó, bạn có thể giải thích rằng đó là mức lương bạn đã tham khảo trên thị trường và cảm thấy hợp lý, đủ để bạn có thể gắn bó lâu dài với công ty.
Chẳng hạn: Dựa trên nghiên cứu thị trường cho vị trí xx cùng với kinh nghiệm chuyên môn hơn 3 năm làm việc tại công ty ABC, tôi tin rằng mức lương từ 10 đến 15 triệu đồng/tháng là mức phù hợp cho vị trí này.
Các tuyệt chiêu trả lời câu hỏi: Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu
2.4. Đưa ra khoảng lương phù hợp
Chẳng hạn, bạn hy vọng nhận được mức lương từ 15 đến 20 triệu đồng mỗi tháng cho vị trí trưởng phòng marketing tại công ty. Bạn tin rằng đây là một mức lương phù hợp với năng lực của tôi, đồng thời là mức mà công ty có thể chấp nhận cho vị trí này. Mức lương này sẽ giúp bạn gắn bó lâu dài, cống hiến và tạo ra nhiều giá trị cho công ty.
Một sai lầm thường gặp khi đề xuất mức lương mong muốn là các ứng viên không chú ý rằng nhà tuyển dụng có thể lựa chọn mức thấp nhất trong khoảng lương đã đề ra. Ví dụ như ở trên, có thể bạn sẽ nhận lương 15 triệu mỗi tháng cho vị trí trưởng phòng marketing. Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa ra khoảng lương mong muốn trong cuộc đàm phán với nhà tuyển dụng. Trong trường hợp này, có thể xem xét chọn mức lương từ 17 đến 20 triệu đồng mỗi tháng.
2.5. Thay đổi mức lương với những quyền lợi phù hợp
Thay vì chỉ tập trung vào việc thương lượng mức lương, bạn nên dành thời gian để thảo luận về các phúc lợi khác ngoài lương như ngày nghỉ phép, trợ cấp ăn trưa, hỗ trợ gửi xe, hay quà tặng vào các dịp lễ Tết, v.v. Mỗi công ty sẽ có những chính sách đãi ngộ riêng cho từng vị trí. Điều quan trọng là bạn cần trao đổi với nhà tuyển dụng về những quyền lợi mà bạn xứng đáng được hưởng.
Chẳng hạn, với mức lương mà công ty đã đề xuất là 20 triệu/tháng, tôi hy vọng có thể nhận thêm những phúc lợi khác như hai tuần nghỉ phép hàng năm, hỗ trợ ăn trưa, cũng như quà tặng vào các dịp lễ hoặc Tết. Tôi rất mong muốn có thể trao đổi chi tiết về các quyền lợi cụ thể cho vị trí xx tại công ty khi chúng ta có cơ hội thảo luận kĩ lưỡng về các đãi ngộ cho vị trí này.
2.6. Dựa vào mức lương hiện tại
Ứng viên có thể trả lời câu hỏi “Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?” bằng cách xem xét mức lương từ công việc trước đây. Hãy thành thật đánh giá xem mức lương tại công ty cũ có phản ánh đúng năng lực của bạn hay không. Sau đó, xác định một mức lương mới phù hợp với khả năng hiện tại của bạn, có thể là tăng thêm 10%, 20%, 30%,… Đừng quên nhấn mạnh với nhà tuyển dụng rằng bạn đang tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân và sẵn lòng cam kết lâu dài với mức lương dự kiến.
Chẳng hạn: Như đã đề cập trong CV, tôi đã làm việc ở vị trí xx tại công ty ABC trong 2 năm, trong thời gian đó, tôi đã đóng góp vào việc tăng trưởng doanh thu của công ty gấp 2 lần so với năm trước, và tôi nhận mức lương 20 triệu đồng/tháng. Với những kinh nghiệm mà tôi đã tích lũy và thành tích đạt được, tôi tin rằng tôi có khả năng đem lại cho quý công ty cơ hội tăng trưởng doanh thu còn tốt hơn nữa. Vì vậy, tôi hy vọng có thể nhận được mức lương cao hơn 20% so với mức lương mà tôi đã nhận trước đây.
3. Những lỗi cần khắc phục khi đàm phán mức lương
Tránh thái độ thụ động
Nhiều ứng viên thường mắc phải sai lầm phổ biến là chỉ hỏi và trả lời trong buổi phỏng vấn. Bạn cần nhớ rằng tham gia phỏng vấn cũng giống như việc bạn đang bán kỹ năng của bản thân. Nguyên tắc quan trọng trong kinh doanh là “trải nghiệm của khách hàng”; một trải nghiệm tốt sẽ dễ dàng dẫn đến mức giá mà bạn mong muốn – trong trường hợp này là mức lương. Do đó, điều tối kỵ khi tham gia phỏng vấn là rơi vào trạng thái bị động.
Duy trì sự tự tin và chuyên nghiệp
Để cuộc phỏng vấn diễn ra suôn sẻ, ứng viên nên giữ ánh mặt tập trung và có tư thế ngồi thoải mái, đặc biệt là thể hiện sự tự tin xuyên suốt quá trình phỏng vấn. Một ứng viên có thể bình tĩnh trước những câu hỏi khó khăn và nhanh chóng xử lý tình huống chắc chắn sẽ tạo ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng.
Tham gia tranh luận về mức lương một cách hợp lý
Câu trả lời của bạn về mức lương mong muốn sẽ là bước khởi đầu cho quá trình thương lượng lương. Bạn không nên để buổi phỏng vấn trở thành một cuộc mặc cả cứng nhắc về mức lương, vì điều này có thể tạo nên không khí căng thẳng và làm giảm điểm trước mắt nhà tuyển dụng.
Bạn cần kiểm soát cảm xúc và không tỏ ra thiếu kiên nhẫn hay thất vọng khi nhà tuyển dụng đưa ra mức lương không như mong đợi, vì họ có thể đang đánh giá khả năng của bạn trong những tình huống khó khăn. Tuyệt đối nên tránh những cuộc tranh luận căng thẳng hay phản biện về mức lương, vì điều này hoàn toàn lãng phí thời gian và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của bạn.
Trong trường hợp nhà tuyển dụng đưa ra mức lương thấp hơn so với kỳ vọng của bạn, hãy giữ sự bình tĩnh và tiếp tục thương lượng. Hãy chủ động đặt câu hỏi để hiểu thêm về quan điểm của họ, hoặc đề xuất thêm thời gian để suy nghĩ về mức lương mà họ đã đưa ra. Đừng vội vàng đưa ra quyết định nếu bạn vẫn chưa chắc chắn. Nếu không thể tiếp tục thảo luận, hãy từ chối một cách lịch sự.
Những lỗi cần khắc phục khi đàm phán mức lương
Bài viết trên đây của 123job.vn đã đề cập đến với bạn cách làm sao trả lời mức lương mong muốn với nhà tuyển dụng một cách khéo léo và chúng tôi cũng chỉ ra các lỗi mà các ứng viên hay mắc phải khi đàm phán mức lương mong muốn của bản thân, rất mong bài viết sẽ hữu ích với các độc giả của chúng tôi. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để đọc thêm nhiều Blogs nữa nhé!