Định luật Parkinson là gì? Lịch sử ra đời của định luật Parkinson như thế nào? Sử dụng thời gian thế nào thông qua định luật Parkinson? Hãy cùng 123job.vn đi giải đáp thắc mắc thông qua bài viết dưới đây nhé.

Biết quản lý thời gian luôn là vấn đề được mọi người quan tâm hàng đầu bởi thời gian luôn là cần thiết để làm mọi công việc trong cuộc sống. Nhưng để sử dụng thời gian như thế nào cho hợp lý thì chúng ta nên tìm hiểu về định luật Parkinson. Vậy định luật Parkinson là gì? Lịch sử ra đời của định luật Parkinson như thế nào? Sử dụng thời gian thế nào thông qua định luật Parkinson? Hãy cùng 123job.vn đi giải đáp thắc mắc thông qua bài viết dưới đây nhé. 

I. Đi tìm câu trả lời cho “Định luật Parkinson là gì?”

Định luật Parkinson là gì?

Định luật Parkinson là gì?

Định luật Parkinson được biết đến với câu nói : “Công việc sẽ luôn tự mở rộng ra để lấp đầy khoảng trống dành cho nó”. Câu nói này được hiểu một cách đơn giản là khi bạn chỉ mất 5 phút để hoàn thành một công việc được giao. Nhưng nếu bạn để nó được làm trong 1h thì bạn sẽ mất cả 1h để hoàn thành nó. Điều này ám chỉ khả năng quản lý thời gian của bạn tương ứng với khối lượng công việc mà bạn phải làm. Trong cuộc sống bạn dễ dàng có thể đã trải qua những tình huống của định luật Parkinson. 

- Là sinh viên chắc hẳn bạn đã từng được giao nhiệm vụ thực hiện làm 1 bài tiểu luận trong 3 tháng để nộp khi kết thúc kì học. Thế nhưng bạn lại bỏ quên khoảng thời gian đầu và chỉ hoàn thành nó trong vòng vài ngày cuối trước deadline. 
- Một trường hợp khác của định luật Parkinson, là khi bạn chỉ mất 5 phút để điền thông tin cá nhân vào bảng hỏi của bạn bè nhưng bạn lại dành số thời gian có trong cả một ngày để thực hiện nó trước deadline bạn được thông báo. 

Vậy là bạn đã mất nhiều hơn số thời gian mà bạn có thể hoàn thành nó. Chính vì thế mà định luật Parkinson chỉ ra rằng việc bạn mất nhiều thời gian để hoàn thành 1 công việc đơn giản sẽ làm công việc ấy trở nên phức tạp và khó khăn hơn. 

Xem thêm: Quản lý thời gian hiệu quả với phương pháp ma trận Eisenhower

II. Một cách hiểu khác của định luật parkinson 

Một cách hiểu khác của định luật parkinson 
Một cách hiểu khác của định luật parkinson   
Định luật Parkinson còn được hiểu là một trong những quy luật tích lũy của cải và tiền bạc. Và giải thích một cách đơn giản nhất đó là chính là “chi phí luôn tăng để đáp ứng mức thu nhập”. Thực tế chúng ta thường bỏ ra mức chi tiêu bằng hoặc nhiều hơn với thu nhập của mình. Khi là sinh viên bạn cần 3 triệu để chi tiêu trong 1 tháng và số tiền bạn kiếm được cũng trong mức chi tiêu đó, nhưng khi bạn tốt nghiệp mức lương của bạn tăng hơn rất nhiều lần so với thời sinh viên. Thế nhưng bạn lại chẳng để ra được đồng nào và vẫn phải sống ngấp nghé từng đồng hàng tháng với mức lương đó vì chi phí bạn bỏ ra cũng tăng theo. Chính vì thế mà dù cho bạn kiếm được bao nhiêu tiền cũng chẳng bao giờ đủ. Và từ đó dẫn đến hai hệ quả của định luật Parkinson như sau:

1. Độc lập về tài chính đến từ việc phá vỡ Luật Parkinsons 

Định luật Parkinson chỉ rõ chỉ khi bạn tạo ra động lực chống lại việc tiêu xài bạn mới có thể làm chủ được số tiền thu nhập của bạn. Từ đó bạn mới có thể tích lũy và đầu tư số tiền mà bạn đang có dẫn đến việc gia tăng hơn số tiền hiện có thay vì tiêu xài hết và lâm vào cảnh mắc nợ rồi lại quay lại trả nợ.

2. Tiết kiệm thời gian

Tiết kiệm thời gian

Tiết kiệm thời gian

Bằng cách làm chậm đi mức chi phí bỏ ra so với thu nhập của bạn thay vì để chúng tỉ lệ thuận với nhau. Bạn sẽ tiết kiệm được mức chênh lệch đó và có thể đem đầu tư chúng để gia tăng mức thu nhập ở tương lai. Thì bạn sẽ trở nên độc lập về tài chính và có cuộc sống tốt hơn như ý muốn của bạn. 

Xem thêm: Đào tạo kỹ năng quản lý thời gian trong nội bộ doanh nghiệp

III. Sự ra đời của định luật Parkinson

Sự ra đời của định luật Parkinson

Sự ra đời của định luật Parkinson

Sự ra đời của định luật Parkinson gắn liền với cái tên nhà sử học người Anh Cyril Parkinson - người đã phát hiện ra và phổ biến lại. Trong quá trình quan sát cách làm việc việc của các nhân viên hành chính nhân sự nước Anh, ông đã nhận ra rằng khi càng mở rộng bộ máy hệ thống thì hiệu quả công việc lại càng kém đi. Trái lại khi phải tiết kiệm thời gian thu hẹp nhân lực và rút ngắn deadline để hoàn thành 1 công việc đơn giản thì lại càng dễ dàng, hiệu quả hơn. Khi Parkinson nghiên cứu sâu về định luật này ông đã phát hiện ra rằng ở nhiều bộ máy quản lý của các cơ quan gặp phải nhiều vấn đề trong quy trình quản lý với nhân viên của họ. Khi mà số lượng thời gian làm việc được quan tâm nhiều hơn cả thay vì hiệu suất làm việc. Điều này dẫn đến kết quả công việc chậm lại để khớp với một số lượng thời gian không cần thiết nào đó. Chính vì tính thực tiễn của nó mà định luật Parkinson được phổ biến ở nhiều và có sức ảnh hưởng đến hiện tại. 
 

IV. Tại sao lại có hiện tượng này    

Tại sao lại có hiện tượng định luật Parkinson

Tại sao lại có hiện tượng

Thực tế cho thấy rằng khi ta có nhiều hơn số thời gian cần bỏ ra để làm 1 công việc nào đó thì ta sẽ tận dụng hết cả khoảng thời gian đó để hoàn thành. Mà không biết tiết kiệm thời gian bằng cách rút ngắn số thời gian được cho phép lại. Nguyên nhân hình thành là sự trì hoãn khi chúng ta luôn quan tâm đến số thời gian cho phép để hoàn thành số lượng công việc đó thay vì số thời gian có thể hoàn thành. Định luật Parkinson phản ánh việc không biết cách tiết kiệm thời gian và không dùng tối đa năng lực, sự tập trung, khả năng tư duy sáng tạo khi thời gian cho phép còn nhiều. Điều này còn xuất phát từ việc không biết quản lý thời gian của mỗi người, vì thế nên khi được giao những công việc phức tạp hay đơn giản chúng ta đều có thể làm hết số lượng thời gian cho phép. 

Xem thêm: Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả giúp bạn thành công trong công việc

V. Ứng dụng định luật Parkinson như thế nào?    

Định luật Parkinson chỉ ra rằng bạn càng bỏ ra nhiều thời gian cho một công việc, thì công việc đó càng được lâu hoàn thành và sẽ được cảm nhận nó trở nên phức tạp hơn. Vậy để quản lý thời gian của mình một cách tốt nhất, Parkinson đã hướng đến các ứng dụng từ định luật mà ông phát hiện và nghiên cứu, như sau:

1.  Ấn định một khoảng thời gian giới hạn để hoàn thành các công việc. 

Ấn định một khoảng thời gian giới hạn

Ấn định một khoảng thời gian giới hạn

Ứng dụng đầu tiên của định luật Parkinson giúp tiết kiệm thời gian và hoàn thành công việc một cách dễ dàng trước khi deadline ập đến. Để áp dụng nó bạn cần lên danh sách các công việc phải làm và một khoảng thời gian giới hạn cho các đề mục đó tương ứng với độ khó của nó. Ví dụ bạn cần nộp bài tiểu luận vào cuối tháng thì hãy dành ngày hôm nay bạn phải đi tìm hiều về đề tài mà bạn nghiên cứu, và bạn chỉ có 1 ngày để thực hiện điều này. Điều này sẽ giúp bạn quản lý thời gian một cách tốt hơn không gây lãng phí những ngày tháng rộng dài trước deadline. 

2. Theo dõi thời gian của bạn. 

Theo dõi được thời gian của bạn sẽ sẽ giúp bạn hình thành được cái nhìn khái quát tốt nhất về tổng thể khoảng thời bạn có cũng như những công việc mà bạn phải làm. Từ đó giúp bạn quản lý thời gian một cách tốt hơn, phân chia những công việc với một mức thời gian cần thiết để hoàn thành đó sao cho phù hợp với tiến độ deadline trước mắt. 

3. Lên lịch hoàn thành các công việc 

Lên lịch hoàn thành các công việc

Lên lịch hoàn thành các công việc

Khi đi học việc tự tạo ra áp lực thời gian cho bản thân là một điều cần thiết và hữu ích. Bạn có 1 tiếng để hoàn thành một đề văn nhưng khi bạn tưởng tượng như mình chỉ còn 30’ để nộp bài. Bạn sẽ có được sự tập trung cao độ như được đang trong quá trình chạy nước rút. Và bạn hoàn toàn có thể làm nó trong 30’’ với tất cả tinh thần sự cố gắng của bạn. Từ ứng dụng này của định luật Parkinson bạn sẽ có cái nhìn tốt hơn về số thời gian thực mà bạn có thể  hoàn thành 1 công việc nào đó thay vì ước chừng cho chính chúng ta những 1 tiếng làm việc.  

4. Chia nhỏ những công việc, dự án phức tạp

Có rất nhiều những công việc, dự án khá phức tạp nhưng thực chất nó chỉ nhiều hơn các giai đoạn hay tốn thời gian để có thể hiểu ra vấn đề mà thôi. Chính vì thế để tối ưu hóa thời gian thực hiện bạn có thể chia thành các đề mục công việc nhỏ và hoàn lần lượt chúng. Ví dụ bạn là sinh viên và bạn muốn tham gia nghiên cứu khoa học thư viện, nhưng đây lại là 1 dự án khá phức tạp bạn không biết bắt đầu từ đâu. Nhưng để làm nó bạn phải trải 1 công trình nghiên cứu khá nhiều giai đoạn, mà muốn thực hiện bạn phải biết được NCKH là gì và cách nghiên cứu nó ra làm sao ? Từ ứng dụng này của định luật Parkinson bạn có thể phân chia số lượng thời gian phù hợp cho từng đề mục công việc tương đương thì bạn sẽ chắc chắn tạo ra tiến độ công việc phù hợp để kịp deadline

5. Đặt thời gian dừng làm việc mỗi ngày

Đặt thời gian dừng làm việc mỗi ngày

Đặt thời gian dừng làm việc mỗi ngày

Nếu bạn có nhiều hơn số thời gian giới hạn để hoàn thành công việc thì chắc hẳn bạn sẽ lạm dụng hết khoảng thời gian hiện thực đó. Ví dụ tuần sau bạn có buổi thuyết trình và bạn cần phải chuẩn bị slide trước buổi thuyết trình đó nhưng hôm nay mới là thứ 4 và nếu hôm nay bạn không hoàn thành thì bạn vẫn còn ngày mai ngày kia để hoàn thành nó. Chính vì thế mà bạn  đã không tiết kiệm thời gian ngày hôm nay. Vậy ứng dụng định luật Parkinson chỉ ra rằng bạn cần đặt giới hạn cho những công việc mà bạn phải làm một cách rõ ràng. Bạn cần phải hoàn thành nó trong hôm nay vì ngày mai bạn còn phải làm các công việc khác và nó không thể chiếm hữu thời gian của các công việc của sau này. 

Xem thêm: Làm chủ cuộc đời: 18 cuốn sách bạn nên đọc để biết quản lý thời gian hiệu quả

VI. Kết luận

Định luật Parkinson  đã được ra đời từ khá lâu trước sự phát hiện của nhà sử học người Anh - Parkinson và cũng được biết đến ở hiện nay một cách rộng rãi. Tuy vậy vẫn còn một số cách hiểu khá phức tạp khác được đưa ra ở bài viết này. Sự ra đời của định luật này đã nói lên rất nhiều những hiện tượng không tốt cho quá trình làm việc của mỗi người. Tuy rằng Parkinson đã đem hiện tượng này phổ biến và tiếp cận được với khá nhiều người, thế nhưng số người biết được ứng dụng được định luật này trong công việc thực sự là con số rất nhỏ. Vì thế để có thể quản lý thời gian cho công việc một cách tốt hơn, việc ứng dụng từ định luật Parkinson sẽ  đưa ra nhiều cách thức giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như hoàn thành công việc trước deadline một cách nhẹ nhàng. Hãy dành đúng số thời gian cần thiết cho 1 công việc tương ứng với mức độ dễ dàng hay phức tạp của nó thì mọi thứ sẽ tương đối dễ dàng.