Trong xã hội hiên nay, E-commerce đã nhanh chóng phát triển và được áp dụng rộng rãi trong doanh nghiệp. Vậy E-commerce là gì? Xu hướng mới nhất của E-commerce là gì? Ta cùng tìm hiểu qua bào viết sau.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã ảnh hưởng trực tiếp tới cách hoạt động của nền kinh tế. Sự can thiệp của Internet vào việc kinh doanh ngày càng sâu và đóng vai trò sâu sắc, từ đó xuất hiện khái niệm E-commerce. Vậy E-commerce là gì? Cách thức hoạt động như nào? Hôm nay tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này. 

I. E-commerce là gì?

E-commerce là gì? E-commerce có nghĩa là thương mại điện tử, là khái niệm được dùng để chỉ mô hình kinh doanh hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa qua các giao diện điện tử, mà chủ yếu là www (World Wide Web).

E-commerce đang ngày càng phát triển

E-commerce đang ngày càng phát triển

Nói một cách đơn giản, theo định nghĩa của WTO (Tổ chức thương mại thế giới) thì E-commerce là "Thuật ngữ Thương mại điện tử được hiểu là sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hàng hoặc phân phối hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử".

Tuy được biết đến và bắt đầu phát triển từ những năm 1970 thông qua trao đổi dữ kiện điện tử (EDI) trên các mạng giá trị gia tăng (VAN - Một dạng kết nối các máy tính trong vùng với nhau, hoạt động như phương tiện lưu trữ và tìm kiếm), nhưng phải đến gần đây, khi Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra, khái niệm e-commerce là gì? mới thực sự được coi trọng và được sử dụng rộng rãi.

II. Vai trò của E-Commerce trong hoạt động kinh doanh.

 E-commerce là cơ sở để hoạt động buôn bán, trao đổi thông qua điện tử xảy ra và hoàn thiện. Nếu không có các e-commerce website, các quá trình này không thể tồn tại và phát triển, trở thành một mất mát to lớn đối với các doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân. Việc này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nước ta nếu các e-commerce vietnam bị mất đi.

III. Các yếu tố cấu thành E-commerce là gì?

1. Khảo hàng trực tuyến 

Đây là một chế độ khá tiện lợi đối với các người mua hàng, khi họ muốn check một món hàng mà không có thời gian hay điều kiện để xem xét có thích hợp và đáng lí hay không. Nếu bạn đã biết e-commerce là gì, hẳn bạn cũng biết rằng e-commerce website có thể đăng tải toàn bộ thông tin, thông số sản phẩm lên trên trang web và dễ dàng cung cấp giải pháp rõ ràng cho khách hàng chỉ thông qua một cú click chuột. Nhiều web còn cập nhập thêm feedback của những người từng mua hàng, từ đấy người mua sẽ thấy được những cái ưu nhược điểm của sản phẩm, cho đối tượng cái nhìn khách quan hơn về món hàng họ quan tâm.

2. Mua hàng trực tuyến.

Các e-commerce website ở Việt Nam hay thế giới ngày nay đều cung cấp dịch vụ mua hàng online trên các nền tảng như máy tính để bàn, máy tính di động (laptop), điện thoại hay Ipad cũng như cập nhật nhiều phương thức thanh toán khác nhau.

mua bán online trở nên dễ dàng

Mua bán online trở nên dễ dàng hơn.

Đối với việc giao hàng, các doanh nghiệp sẽ tùy vào tính chất sản phẩm mà có các cách vận chuyển trao đổi khác nhau, ví dụ nếu là sách thì sẽ được đóng gói và vận chuyển bằng xe máy hay xe chuyên chở, còn nếu là dòng thông tin hay các phần mềm thì được gửi thẳng về máy đối tác thông qua Internet thông qua dạng tập tin. Một số e-commerce vietnam có tiếng đã áp dụng phương thức này có thể kể đến như Tiki, Lazada,...

IV. Các mô hình E-commerce phổ biến nhất hiện nay.

Khi đã định hình được e-commerce là gì, ta cũng cần hiểu kỹ hơn về các mô hình nổi bật hiện nay. e-commerce có 4 dạng mô hình và mỗi mô hình lại có những điểm đặc điểm về đối tượng và cơ chế khác nhau. Về cơ bản, ta có thể chia các e-commerce website hiện nay hoạt động theo 4 dạng mô hình.

1. Mô hình B2B

Viết tắt cho Business to Business, mô hình B2B là mô hình thương mại điện tử lớn nhất hiện nay khi mang lại thu nhập vô cùng lớn cho doanh nghiệp. Đây là mô hình được sử dụng khi cả người mua và người bán đều là các doanh nghiệp, khối lượng hàng hóa được trao đổi lớn, kéo theo sự rườm rà trong cách vận chuyển.

Mô hình B2B

Mô hình B2B

Đối với sự phát triển mạnh mẽ của Internet hiện nay, mô hình này vừa tiết kiệm thời gian và tài nguyên đối với doanh nghiệp, lại vừa tạo nên các cơ hội làm ăn có giá trị cao cho cả đôi bên. Vậy nên khá dễ hiểu khi mô hình này phổ biến và được áp dụng rộng rãi tại các e-commerce Vietnam nói riêng và thế giới nói chung.

2. Mô hình B2C

Mô hình B2C là mô hình bán lẻ truyền thống khi là giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng cá nhân, khối lượng và nhu cầu sản phẩm chủ yếu là nhỏ lẻ và quy mô không lớn, nên không quá phức tạp trong các hình thức vận chuyển hàng hóa.

Mô hình B2C

Mô hình B2C

Thông qua e-commerce vietnam hay thế giới, hoạt động này diễn ra trực tuyến và nhanh gọn, chứ không phải trực tiếp tại cửa hàng hay chi nhánh doanh nghiệp

3. Mô hình C2C

Đây là một mô hình chuyên kết nối người tiêu dùng và người tiêu dùng thông qua một trang thứ 3. Những e-commerce website sử dụng mô hình này cho phép khách hàng tương tác và trao đổi hàng hóa cho nhau. Thường những web trung gian này sẽ nhận một khoản hoa hồng nhất định cho mỗi giao dịch được hoàn thành.

Mô hình C2C

Mô hình C2C

4. Mô hình C2B

Giúp doanh nghiệp lựa chọn được nhiều hơn.

Giúp doanh nghiệp được lựa chọn nhiều hơn
 

Đây lại là một mô hình ngược lại của mô hình B2C, tức là người bán ở đây là các cá nhân có khả năng cung cấp một sản phẩm nhất định cho người mua, mà chủ yếu là doanh nghiệp. Đây là một mô hình khá mới nhưng lại đang ngày càng được mở rộng vì có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu và có lợi cho doanh nghiệp. Ví dụ cụ thể ở đây là các doanh nghiệp có thể thuê các freelancer để quảng bá sản phẩm hay mua bán chất xám.

V. Những xu hướng kinh doanh E-commerce mới nhất hiện nay

1. Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi

Thông qua những gì đối tượng đã xem hoặc đang có nhu cầu, các phần mềm quản lý có thể thu thập và rút ra thị hiếu chung của thị trường, đồng thời đem lại một lượng khách hàng tiềm năng cho các e-commerce website có thể khai thác và chỉnh sửa phong cách bán hàng một cách hợp lý.

Đây là một xu hướng khá hiệu quả nhưng đổi lại giá thành không rẻ, không phù hợp cho những doanh nghiệp ít vốn đầu tư, các công ty startup hoặc không có nhu cầu cho xu hướng này.

2. Hình thức thanh toán tiện lợi, nhanh gọn.

Đây cũng là một yêu cầu thiết yếu để buôn bán, bởi vì hiện nay nhiều khách hàng thật sự không có thời gian và kiên nhẫn để mua một món hàng qua mạng khi thủ thuật thanh toán quá rườm rà và phiền phức. Vì thế, việc tối giản hóa phương thức trả tiền là một hành động cần thiết và cùng tạo nên nhiều cơ hội giao dịch thành công hơn cho các e-commerce website.

3. Tăng tỉ lệ nhấp chuột

Chúng ta thường có xu hướng bị thu hút khi gặp một hình ảnh đẹp hay một video hấp dẫn, các e-commerce website đã phát hiện và tận dụng nó để tạo nên các quảng cáo thông minh nhằm mục đích lôi kéo người xem nhất vào các đường link hay tìm hiểu về thông tin sản phẩm. Các chỉ số có lợi cho doanh nghiệp như tỉ lệ nhấp chuột, hỏi ý kiến sản phẩm hay mua hàng đều tăng mạnh nếu họ có thể sử dụng hình ảnh thông minh.

4. Quản lý đa kênh

Bán hàng đa kênh ( OmniChannel Retailing - OCR ) là một giải pháp bán hàng lấy khách hàng làm trung tâm, kết nối các giải pháp độc lập trong một chu trình nhằm phục vụ kinh doanh, đồng thời cung cấp cho khách hàng dịch vụ tương đương dù là mùa bằng hình thức nào.

Quản lý đa kênh mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Quản lý đa kênh mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Nếu nhà quản trị doanh nghiệp có thể quản lý đa kênh, khách hàng sẽ tiếp cận với sản phẩm của họ tại bất kỳ trang web hay dịch vụ điện tử nào mà doanh nghiệp đã đăng tải quảng cáo, tăng tỉ lệ nhấp chuột và quảng bá sản phẩm. Vậy nên, nếu có thể sử dụng 1 phần mềm đã quản lý đa kênh, doanh nghiệp có thể tiết kiệm cả thời gian quản lý lẫn mở rộng đối tượng khách hàng.

5. Giao hàng nhanh trong ngày.

Việc giao hàng nhanh trong ngày trở nên quan trọng và là một điểm quyết định trong quá trình mua hàng, vì tâm lý người mua muốn nhanh chóng và thuận tiện nhất có thể cho bản thân. Nếu bạn giao hàng chậm hơn đối thủ, thì rõ ràng bạn đang thua người ta một điểm rồi đấy. Các e-commerce vietnam đã hiểu được điều này và phát huy khá tốt những lợi ích như này cho khách hàng.

VI. Lợi ích E-commerce mang lại cho doanh nghiệp.

1. Tiết kiệm chi phí

Việc bán hàng qua điện tử tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho các doanh nghiệp, vì họ không phải thuê mặt bằng cửa hàng hay các vị trí nhân sự, từ đấy giảm giá thành sản phẩm và tăng cơ hội cạnh tranh trong thị trường khốc liệt hiện nay.

2. Mở cửa toàn thời gian.

Việc mở cửa toàn thời gian lôi kéo được nhiều khách hàng hơn.

Việc mở cửa toàn thời gian lôi kéo được nhiều khách hàng hơn.

Các e-commerce phá bỏ các giới hạn của phương thức bán hàng truyền thống khi là một hệ thống cho phép truy cập 24/24 ở bất cứ đâu, chỉ cần bạn có thể kết nối mạng. Các nghiên cứu kinh tế cho thấy, việc mở cửa toàn thời gian như vậy đã tăng lượng đơn hàng nhận được, tăng các giao dịch thành công. Mà ở đây, người mua cũng được lợi cho sự tiện ích và nhanh chóng trong việc mua hàng.

3. Mở rộng đối tượng buôn bán

Cùng với sự phát triển của Internet, khi mà đã được kết nối mạng, người dùng có thể truy cập và sử dụng các trang web ở bất cứ đâu. Điều này thực sự là một bước tiến lớn trong công nghiệp bán hàng khi bạn có thể tìm được một món hàng ở Hà Nội và được ship đến Sài Gòn thông qua các con đường vận chuyển hàng không hay đường bộ.

4. Củng cố quan hệ khách hàng.

E-commerce giúp xây dựng mối quan hệ với khách hàng tốt hơn.

E-commerce giúp xây dựng mối quan hệ với khách hàng tốt hơn.

Thông qua các trang web, khách hàng hoàn toàn có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với công ty, từ đó được tư vấn và trao đổi rõ ràng hơn về sản phẩm. Hơn nữa, hành động này còn gây dựng được niềm tin cho khách hàng khi họ được giao tiếp với một người nhất định chứ không phải là chỉ giao tiếp với một mình trang web.

Ngoài ra, việc cá biệt hóa cách bán hàng và dịch vụ tùy theo mức độ thân thiết cũng được áp dụng và rõ ràng đã có những thành công trong việc giữ chân khách hàng.

5. Linh hoạt trong việc mở rộng quy mô.

Đối với bán hàng trực tiếp chính thống, người chủ khi muốn mở rộng quy mô sẽ phải xem xét nhiều yêu cầu như giá cả thuê mặt bằng, thiết kế cửa hàng hay số lượng nhân viên bán hàng cho chi nhánh được mở rộng. Nhưng với e-commerce website, doanh nghiệp sẽ chỉ cần phải hoạt động với một đội ngũ công nghệ, nâng cấp chi tiết hơn các trang web, đồng thời vẫn có thể duy trì hoạt động trong quá trình nâng cấp.

VII. Những khó khăn mà E-commerce phải đối mặt.

1. Áp lực cạnh tranh

Như đã nói ở trên, giá thành sản phẩm trên mạng rẻ hơn khá nhiều so với mua trực tiếp tại cửa hàng. Tuy nhiên, giá sản phẩm ở mỗi web khác nhau sẽ khác nhau, tạo nên môi trường cạnh tranh khá khốc liệt và gây áp lực lớn lên doanh nghiệp.

2. Lòng tin khách hàng.

Vì đây là một hành động trực tuyến, nhiều khách hàng sẽ sợ sản phẩm không được mới hay có lỗi khi đến tay người dùng, đi cùng với đó, nếu bạn là một doanh nghiệp không mấy tên tuổi thì việc khách hàng e ngại khi mua hàng của bạn là hoàn toàn có thể xảy ra, cho dù giá thành của bạn có thể rẻ hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp lớn.

Lòng tin của khách hàng cần thời gian để xây dựng

Lòng tin của khách hàng cần thời gian để xây dựng

Việc xây dựng lòng tin đối với người mua là một quá trình lâu dài và cần rất nhiều sự kiên nhẫn, các doanh nghiệp phải làm sao để gây dựng từng niềm tin nhỏ một để giữ chân khách hàng và có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trên cùng một lĩnh vực.

3. Tình trạng hủy đơn.

Đây là một vấn đề đau đầu hiện nay khi doanh nghiệp bán hàng online là không thể chắc chắn được rằng người mua có thực sự mua hàng hay không, vì họ có thể hủy đơn bất cứ lúc nào, kể cả khi sản phẩm đã được đóng gói và ship tới tận địa chỉ của khách. Tình trạng này gây bất lợi rất lớn cho người bán hàng, khi ảnh hưởng đến tiền bạc, thời gian mà còn mất cả uy tín của cửa hàng. Để giảm tình trạng này, người bán cần cẩn thận tư vấn và chốt đơn rõ ràng, đồng thời thực hiện đóng gói và giao sản phẩm nhanh chóng để có hướng xử lí hợp lí nhất.

4. Khó khăn trong triển khai và quản lý kênh.

Việc triển khai và quản lý các e-commerce web vẫn luôn là một thách thức đối với các doanh nghiệp. Việc quản lý các thông tin dạng dữ liệu trên máy tính là một khó khăn đối với những người mới vào nghề lẫn chuyên nghiệp, vì khối lượng khách hàng lớn, dẫn tới số lượng thông tin cần xử lý và phân tích rất nhiều. Việc xử lý được điều này nhanh chóng và hợp lý không phải lúc nào cũng dễ, nhất là khi vào các mùa cao điểm bán hàng như Lễ Tết hay dịp cuối năm.

Ngoài ra, E-commerce còn có điểm trừ trong việc bảo mật thông tin, khi các hacker có thể mày mò và lấy sạch thông tin của khách hàng từ máy doanh nghiệp, gây ảnh hưởng rất lớn đến việc mua bán và danh tiếng của công ty.

VIII. Kết luận

Dù cho e-commerce mang lại một lượng khách hàng lớn hay rất nhiều lợi ích khác nhau cho doanh nghiệp, mô hình này vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong khâu quản lý hay tận dụng một cách thông minh những lợi thế có sẵn. Nhưng dù sao, ta vẫn luôn có thể chắc chắn một điều, trong tương lai, e-commerce vẫn sẽ không ngừng phát triển và trở thành một thị trường ngày càng màu mỡ trong ngành kinh tế hiện nay.