Việc bảo mật sẽ luôn tồn tại nhiều lỗ hổng nhất định. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp sẽ tìm kiếm các giải pháp bảo mật an toàn cũng như đáng tin cậy nhất. Trong đó, Endpoint là một thiết bị đang được ưu tiên dùng và đánh giá cao hiện nay. Vậy Endpoint là gì? 

Đối với mọi doanh nghiệp, song hành cùng với sự phát triển kinh doanh hoặc tổ chức bộ máy nhân sự và bảo mật những cơ sở dữ liệu, thông tin cũng như là các thiết bị đầu cuối luôn là một trong việc ưu tiên hàng đầu, quyết định thành bại trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể đang lớn mạnh về mảng kinh doanh với dàn nhân sự vô cùng hùng hậu tuy nhiên một lỗ hổng bảo mật cũng đủ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn. 

Có rất nhiều giải pháp trong bảo mật đang được những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như là các tập đoàn lớn áp dụng nhằm mục đích tối đa hóa an toàn thông tin, trong đó có bảo mật là Endpoint. Vậy bảo mật Endpoint là gì? Nó sẽ đóng vai trò ra sao trong hệ thống bảo mật của toàn công ty? Cùng 123job tìm hiểu thông tin chi tiết về Endpoint là gì ngay tại bài viết sau.

I. Endpoint là gì?

Endpoint được hiểu đó là một thiết bị máy tính từ xa và có thể giao tiếp thông qua một mạng lưới mà nó đang được kết nối. Theo cách hiểu truyền thống, điểm cuối cũng có thể là modem, hub… Nó cũng có thể là thiết bị ở đầu cuối dữ liệu (như là điện thoại kỹ thuật số, bộ định tuyến hoặc máy in) hay máy tính chủ (như là máy trạm hoặc máy chủ).

Có nguồn gốc từ thuật ngữ của mạng máy tính thì Endpoint được coi là các thiết bị đầu cuối của kết nối LAN (Local Area Network) và WAN (Wide Area Network). Nhưng ngày nay, Endpoint hay thiết bị đầu cuối sẽ được hiểu với hàm nghĩa mở rộng hơn. Nó có thể là laptop, máy tính, điện thoại, máy tính bảng… có thể kết nối với mạng.  

Khái niệm Endpoint là gì?

Khái niệm Endpoint là gì?

Endpoint Security hoặc giải pháp bảo mật thiết bị đầu cuối ngày nay đang được phân loại theo những nhóm như là: không gian làm việc, trung tâm dữ liệu, thiết bị di động hay các thiết bị có chức năng đặc thù. Đối với không gian làm việc, thì thiết bị đầu cuối cũng sẽ bao gồm máy tính để bàn, máy tính xách tay và những thiết bị để lưu trữ di động, là những điểm cần thiết được bảo vệ vì thường xuyên có rất nhiều điểm yếu cũng như là chúng hay bị tấn công nhất.

Còn ở trong một trung tâm dữ liệu thì từ máy chủ cho tới các cơ sở dữ liệu, thiết bị lưu trữ đều được xem chính là thiết bị đầu cuối và bạn cần được giám sát, bảo vệ. Chính vì đây là nơi lưu giữ mọi thông tin có giá trị liên quan đến các hạ tầng mạng của doanh nghiệp nói riêng hoặc công việc kinh doanh trong doanh nghiệp nói chung do đó sẽ yêu cầu mức độ bảo mật được cao nhất.

Thiết bị di động ngày càng trở thành một vật bất ly thân đối với mỗi cá nhân trong doanh nghiệp và họ cũng dùng những thiết bị thông minh này để lưu trữ các tài liệu, email, làm việc từ xa… điều này đòi hỏi việc kiểm tra về tính bảo mật, sự đảm bảo việc thực thi những chính sách an ninh bảo mật của doanh nghiệp được thực hiện khá đầy đủ trên các thiết bị cá nhân, đảm bảo dữ liệu của doanh nghiệp là an toàn cũng như các thông tin cá nhân được bảo vệ.

Ngày nay càng có nhiều những thiết bị có chức năng đặc thù như là máy ATM, thiết bị y tế hoặc thiết bị thanh toán POS …kết nối tới hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp khiến cho việc yêu cầu bảo mật chặt chẽ liên quan đến EndPoint càng trở nên vô cùng nghiêm trọng.

Xem thêm: Typescript là gì? Tất tần tật về typescript các lập trình viên nên biết

II. Endpoint security là gì?   

Endpoint security hay Endpoint protection, tạm dịch là bảo mật của thiết bị đầu cuối hay bảo mật điểm cuối chính là một thuật ngữ đề cập đến một công nghệ thông tin bảo vệ mạng máy tính được kết nối từ xa tới những thiết bị của người sử dụng. Việc sử dụng máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại di động là các thiết bị không dây khác nhau còn được kết nối với mạng doanh nghiệp, tạo ra nhiều lỗ hổng bảo mật dễ bị tổn thương và kéo theo những mối đe dọa an ninh. Bảo mật thiết bị đầu cuối chính là cố gắng đảm bảo rằng các thiết bị như vậy sẽ được an toàn theo một mức độ nhất định nào đó theo các yêu cầu và tiêu chuẩn. Nó bao gồm về trạng thái giám sát, phần mềm và các hoạt động. Phần mềm bảo vệ điểm cuối sẽ được cài đặt ở trên tất cả các máy chủ mạng và trên tất cả những thiết bị đầu cuối.

Tương ứng với sự gia tăng của những thiết bị di động như là máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy tính bảng… chính là sự gia tăng mạnh về số lượng thiết bị mất hay bị đánh cắp. Những sự cố này cũng có khả năng khiến cho các tổ chức và cá nhân làm thất lạc các dữ liệu nhạy cảm, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp cho phép nhân viên của họ sẽ mang các thiết bị di động kể trên vào hệ thống mạng trong doanh nghiệp của họ.

Để giải quyết vấn đề này, những doanh nghiệp phải cung cấp các biện pháp bảo mật dữ liệu trong doanh nghiệp ngay trên các thiết bị di động của nhân viên của họ để theo cái cách mà ngay cả khi các thiết bị đó rơi vào tay kẻ xấu, dữ liệu vẫn sẽ được bảo vệ. Quá trình bảo mật thiết bị đầu cuối trong doanh nghiệp này sẽ được gọi là bảo mật thiết bị đầu cuối.

Tại sao chúng lại được gọi là endpoint security?
Như bạn có thể thấy, với mọi thiết bị có thể kết nối với mạng đều có thể gây ra nhiều nguy cơ bảo mật đáng kể. Và vì những thiết bị này được đặt bên ngoài hệ thống tường lửa của các công ty, chúng được gọi là các điểm cuối. Có nghĩa là điểm cuối của một hệ thống mạng đó.

Như đã nêu ở mục đầu hay điểm cuối có thể chính là bất kỳ các thiết bị di động nào đến từ máy tính xách tay đến máy tính bảng ngày nay, miễn là chúng ta đều có thể được kết nối với một hệ thống mạng, Và chiến lược bạn dùng trong việc bảo mật những thiết bị điểm cuối này sẽ được gọi là bảo mật điểm cuối.

Xem thêm: Công nghệ thông tin là gì? Các mảng trong ngành công nghệ thông tin

III. Endpoint trong bảo mật doanh nghiệp là gì?  

1. Mối đe dọa trong bảo mật endpoint là gì? 

Những thiết bị đầu cuối sẽ thường liên kết rất chặt chẽ đối với mạng lưới kết nối và nắm giữ các phần thông tin rất quan trọng. Vì vậy, máy tính, máy in, email, điện thoại,… đều có thể trở thành những mục tiêu hàng đầu của cuộc tấn công. Hiện nay, để xâm phạm trên một Endpoint thì chúng có ba phương thức chính là: 

  • Thông qua việc dùng những phần mềm độc hại dưới dạng mã ấn ở ứng dụng và các trang web. Những ứng dụng và website này thường là dạng truy cập để thu thập và phân phối dữ liệu đến với những hệ thống từ xa mà bạn không cần kiến thức từ người sử dụng. 
  • Thao túng người sử dụng vô tình cấp quyền truy cập cho các hacker vào những thiết bị và tài nguyên công nghệ thông tin. Điều này đa số được thực hiện cùng với âm mưu lừa đảo thông qua tấn công công nghệ. 
  • Thỏa hiệp giữa các thiết bị đầu cuối khi người sử dụng tự phân phối thông tin không an toàn. 

2. Tiếp cận bảo mật Endpoint như thế nào để đáng tin cậy?

Endpoint trong bảo mật doanh nghiệp là gì?  

Endpoint trong bảo mật của doanh nghiệp là gì?

Hầu hết những phần mềm antivirus và giải pháp bảo vệ phần mềm độc hại khác nhau có khả năng bảo vệ cho thiết bị đầu cuối để tránh khỏi những đợt tấn công có liên quan. Nhưng chúng lại rất khó để ngăn chặn việc mất dữ liệu từ những cuộc tấn công trực tiếp. 

Nhằm mục đích đảm bảo cho các thiết bị đầu cuối này được thực hiện nhiệm vụ kinh doanh an toàn. Hiện nay, những tổ chức đã áp dụng việc tiếp cận nhiều mặt bảo mật hơn. Từ đó, theo dõi các hoạt động của thiết bị thường xuyên hơn và từ đó kiểm soát quá trình truy cập dữ liệu và tài nguyên để nâng cao hiệu quả trong bảo mật. Nếu quản lý bảo mật điểm cuối thì đòi hỏi các bạn phải có một phạm vi rộng cùng với chức năng phát hiện phần mềm độc hại tốt. 

3. Biện pháp bạn nên áp dụng cho bảo mật Endpoint

  • Doanh nghiệp có thể lựa chọn du dùng những thiết bị với lớp bảo mật và tính năng bảo vệ khi tấn công. Cách thực hiện này sẽ giúp máy tính trang bị tính năng về bảo mật và kiểm soát tốt hơn các lỗ hổng. 
  • Áp dụng các phần mềm như là: Window Defender, Antivirus hay FireWall để nâng cấp hệ thống bảo mật. Nhờ vậy, việc nâng cao bảo mật dữ liệu một cách tối ưu hơn. 
  • Xây dựng các biện pháp bảo mật cho chính
  • Xem nhân viên thông qua: dữ liệu ở thiết bị điện thoại cá nhân và máy tính… hay xây dựng bảo mật trong một mạng lưới doanh nghiệp. 

Xem thêm: Proxy là gì? Cách thiết lập kết  nối Internet cách an toàn nhất

IV. Endpoint trong xây dựng API 

Ngoài mang ý nghĩa với bảo mật doanh nghiệp, Endpoint còn là một phần khá quan trọng của quá trình phát triển API. Cụ thể là như sau: Nếu như App gọi đến API URL: https://abc.com/foo/bar thì khi đó /foo/bar sẽ được gọi là Endpoint. 

1. Về định nghĩa tạo hàm

Kiểm soát và các dự đoán những thứ mà API của bạn sẽ cung cấp, có thể là: danh sách các hàm CRUD có khả năng thao tác cùng với resource. Đây chính là danh sách những Action cần phải thực hiện với mỗi resource. 

2. Lý thuyết Restful

Điều chuyển một Action Plan trở thành một danh sách Endpoint thì các bạn cần có kiến thức căn bản về RestFul API và Best Practice trong việc đặt tên. Nhưng mỗi công ty sẽ có cách đặt tên chuẩn khác nhau vậy nên vấn đề này rất khó có thể so sánh. Tuy nhiên, Restful vẫn có thể sở hữu 4 điều căn bản là: GET-POST-PUT-DELETE. 

Về GET
  • GET /resources: Tìm kiếm những danh sách records từ resource sau đó phân trang hoặc lấy toàn bộ records.
  • GET /resources/X:  Sẽ chỉ cần để lấy Record X.
  • GET /resources/X,Y,Z: Sử dụng nếu các bạn muốn tìm kiếm ở trên nhiều điều kiện hay với 1 điều kiện mà nhiều giá trị.
  • GET /places/X/users : Nên lấy toàn bộ người sủ dụng đang sống trong khu vực X.
  • GET /users/X/places: Nên lấy tất cả các nơi mà người sử dụng đang ở. 
  • GET /users/X/places/Y: Tìm kiếm những user dựa theo điều kiện X và tìm Places dựa theo điều kiện Y.

Về DELETE

  • DELETE /users/X: Tiến hành xóa một người sử dụng
  • DELETE /users/X,Y,Z: Xóa một số dòng dữ liệu
  • DELETE /users: Xóa bỏ những dòng dữ liệu. 
  • DELETE /users/X/image: Tiến hành xóa image người dùng X.
  • DELETE /users/X/images: Xóa các hình ảnh của người sử dụng. 
Về POST và PUT

Dựa vào lý thuyết, POST được sử dụng để tạo ra những dòng dữ liệu mới. PUT sẽ được dùng để có thể cập nhật một vài dòng dữ liệu đã có. Mặc dù khác nhau, tuy nhiên dựa theo nguyên tắc về thiết kế thì đây đều là 2 hành động tương tự nhau. Có nghĩa là, những gì POST có thể thực hiện thì PUT cũng sẽ làm được và ngược lại. 

Idempotent: Khi gọi đến resource thì bạn cần phải sử dụng PUT n lần thì behavior vẫn là như nhau. Khi đó, mặc dù dữ liệu thay đổi n lần thì nó vẫn giống cùng với lần gọi đầu. 

Về danh số nhiều, số ít sau đó là cả hai
Việc sử dụng danh từ số ít hoặc nhiều còn phụ thuộc vào lập trình viên. Có người sẽ thích khi sử dụng danh từ số nhiều và một số lại thích sử dụng danh từ số ít. 

3. Cách xây dựng Endpoints

Sau khi đã định hình xong Get, Put, Post cho những Action trong Action Plan thì việc tiếp theo các bạn cần thực hiện là đặt các Resource trong 1 controller trong đó có hàm Action Plan: 

  • UserController
  • Categories Controller
  • Places Controller

Từ đó, có thể hoàn thành công việc định tuyến Routing.

Xem thêm: Công nghệ số là gì? Tầm quan trọng của công nghệ  thông tin trong đời sống

V. Kết luận 

Có thể thấy, ở trong mỗi lĩnh vực thì Endpoint lại đảm bảo để nhận vai trò và nhiệm vụ khác nhau. Với doanh nghiệp, Endpoint chính là biện pháp bảo mật dữ liệu, thông tin vô cùng hiệu quả. Còn trên các phương diện lập trình, Endpoint chính là giải pháp xây dựng API không thể tách rời. Vì vậy, khi sử dụng Endpoint, các bạn nên căn cứ vào nhu cầu dùng để tìm kiếm được kiến thức phù hợp nhất. Hy vọng, từ những thông tin trên các bạn đã hiểu Endpoint là gì cũng như nắm rõ những ứng dụng phổ biến về Endpoint.