Theo ghi nhận, vào sáng 7-12, hàng trăm tài xế mặc áo đồng phục Grab tập trung rất đông trước trụ sở công ty, tất cả đều tắt app, yêu cầu được làm việc với đơn vị chủ quản về việc tăng thuế ảnh hưởng tới thu nhập của họ.

Rất nhiều tài xế xe ôm công nghệ đã tập trung về trụ sở của GrabBike (ngõ 78 phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội) để phản đối việc đơn vị này tăng chiết khấu thuế VAT lên đối tác tài xế. Càng về trưa số lượng tài xế đến trụ sở ngày một đông, tất cả đều tắt app, mong muốn được làm việc với đơn vị chủ quản. 

Công an quận Cầu Giấy đã cử lực lượng đến nhắc nhở các tài xế để đảm bảo an ninh, trật tự

Công an quận Cầu Giấy đã cử lực lượng đến nhắc nhở các tài xế để đảm bảo an ninh, trật tự khu vực trụ sở

Một tài xế chạy GrabBike cho biết việc tắt App Grab để phản đối mức khấu trừ mỗi chuyến xe là quá bất công đối với tài xế và cảm thấy rất bức xúc. Theo tài xế này, hiện nay Grab trừ 20% cước phí của mỗi cuốc xe, nếu tài xế GrabBike chạy cuốc xe được 100.000 đồng sẽ mất 20.000 đồng tiền phí cho công ty. Trong 80.000 đồng còn lại, bị trừ tiếp gần 10% VAT nữa. "Mức thu này tương ứng với khoảng gần 30% cước phí và chúng tôi chỉ còn 70.000 đồng để mang về. Trừ chi phí xăng, dầu và khấu hao đi thì chúng tôi chẳng còn lại bao nhiêu" - tài xế xe ôm công nghệ này phàn nàn.

Trước đó, để đảm bảo thu nhập cho tài xế khi thuế VAT tăng theo Nghị định 126, Grab vừa tăng giá 5-6% dịch vụ taxi, xe ôm công nghệ trên toàn quốc. Theo đó, giá cước 2km đầu tiên cho dịch vụ GrabCar 4 chỗ tại Hà Nội, Bắc Ninh, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ tăng lên 27.000 đồng, cao hơn 2.000 so với trước ngày 5-12. Mức cước này tại các thành phố khác như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng... tăng 3.000 đồng lên 25.000 đồng.

Các tài xế phản ứng việc Grab tăng giá cước gây ảnh hưởng đến thu nhập của họ

Các tài xế phản ứng việc Grab tăng giá cước gây ảnh hưởng đến thu nhập của họ

Grab cũng điều chỉnh tăng giá cước mỗi kilomet (sau 2km đầu tiên) cho dịch vụ GrabCar 4 chỗ 500-1.000 đồng tùy từng thành phố, trong đó 1.000 đồng là mức tăng lớn nhất áp dụng cho khách hàng tại Hà Nội và Bắc Ninh. Hiện tại, giá mỗi km GrabCar 4 chỗ tại hai thành phố này là 9.500 đồng, tương đương TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Doanh nghiệp này cũng điều chỉnh giá cước dịch vụ GrabCar 7 chỗ với các tỷ lệ tăng tương đương 4 chỗ.

Với dịch vụ xe ôm công nghệ GrabBike, giá cước mỗi km (sau 2 km đầu tiên) tăng từ 3.400 đồng lên 4.000 đồng. Còn giá cước tính theo thời gian di chuyển (sau 2 km đầu tiên) tăng từ 300 lên 350 đồng mỗi phút.

Trao đổi với đại diện truyền thông Grab cho hay, đã nắm được thông tin tài xế tập trung phản đối chính sách tăng thuế ở Hà Nội. Phía Grab đã cắt cử người để nói chuyện và giải thích cho tài xế.

Hàng trăm tài xế xe ôm công nghệ tập trung trước trụ sở Công ty Grab

Hàng trăm tài xế xe ôm công nghệ tập trung trước trụ sở Công ty Grab.

"Đơn vị đang cố gắng giải thích cho tài xế hiểu, đây là quy định của nhà nước chứ bên Grab không phải tự ý tăng như vậy. Tài xế tụ tập quá đông lại đang trong mùa dịch nên đơn vị không thể tập trung hết lại để nói chuyện được. Thật ra chúng tôi đã truyền thông về vấn đề này nhiều lần rồi", vị đại diện nói.  

Trước hành động tắt app và tập trung về trụ sở của nhiều tài xế Grab ngày đã thu hút sự quan tâm lớn của mọi người. Cùng 123job.vn cập nhập những thông tin mới nhất trong bài viết tiếp theo. 

Nguồn: Tổng hợp