Các nhiệm vụ và các tiêu chí dùng để đánh giá hoàn thành công việc của trưởng phòng nhân sự là gì? Hãy tham khảo mẫu đánh giá công việc của trưởng phòng nhân sự dưới đây của 123job nhé!

Trưởng phòng nhân sự là vị trí vô cùng quan trọng trong phòng nhân sự đối với vai trò chính là quản trị nguồn nhân lực, điều phối và hoàn thành toàn bộ những công việc có liên quan trực tiếp đến công ty. Các nhiệm vụ chính của trưởng phòng nhân sự là lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nhân sự mới, duy trì và phát triển nhân lực trong công ty. Vậy để đánh giá chất lượng của công việc trưởng phòng nhân sự cần có các tiêu chuẩn và điều kiện nào?

1. Nhiệm vụ và tinh thần trách nhiệm

Đánh giá công việc trưởng phòng nhân sự

Đánh giá công việc trưởng phòng nhân sự

  • Lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch tuyển dụng, phân công công việc cho nhân viên phòng nhân sự theo đúng quy trình tuyển dụng
  • Xây dựng và lên kế hoạch để đào tạo nhân sự. Làm các công việc liên quan đến vấn đề nhân sự theo đúng quy định của công ty, theo luật lao động, chế độ bảo hiểm cho nhân viên
  • Tham gia vào quá trình xây dựng và giám sát việc triển khai hệ thống quản lý công ty. Thực hiện đánh giá công việc của các phòng ban trong công ty từng quý theo biểu mẫu quy định
  • Tiến hành theo dõi và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho nhân viên công ty
  • Cập nhật số liệu tăng hay giảm của bảo hiểm y tế như là bảo hiểm xã hội trong công ty và đối chiếu với cơ quan bảo hiểm hàng tháng. Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục của nhân viên toàn công ty cho cơ quan bảo hiểm
  • Cập nhật thường xuyên và theo dõi danh sách nhân viên trong công ty. Theo dõi sự thay đổi hàng ngày của nhân sự có ổn định hay không. Trực tiếp lên dự thảo các loại văn bản về thay đổi công việc, lương, thưởng, xử phạt và chấm dứt lao động
  • Lưu trữ, sắp xếp hồ sơ của nhân viên công ty theo đúng quy định
  • Giải quyết các quy định, chính sách liên quan đến nhân sự. Thực hiện giải đáp các thắc mắc, khiếu nại từ người lao động
  • Hoàn thành đúng yêu cầu và đúng thời gian các công việc được phân công
  • Cải tiến và thực hiện áp dụng các cơ chế quản lý hành chính của công ty
  • Bổ sung, hoàn thiện quy trình thực hiện các thủ tục, các biểu mẫu phục vụ cho quản lý và điều hành công việc nội bộ
  • Phổ biến, hướng dẫn và thực hiện giám sát các phòng ban thực hiện theo đúng hệ thống đã được thông qua
  • Lên kế hoạch mua sắm, phân phát các văn phòng phẩm, máy móc và thiết bị văn phòng. Sửa chữa, khắc phục kịp thời các sự cố hoạt động của máy móc, trang thiết bị văn phòng, cơ sở hạ tầng văn phòng công ty
  • Duyệt và giám sát việc điều động, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận chuyển của công ty
  • Chuẩn bị các trang bị khác cho nhân viên như là đồng phục, thẻ ra vào, đồ bảo hộ, tài liệu.. 
  • Cấp phát và kiểm soát văn phòng phẩm, thiết bị văn phòng, hàng mẫu…
  • Kiểm soát thư tín, internet, điện thoại, email, điều hòa, thuê xe …
  • Bố trí vị trí làm việc, tủ đựng đồ, bàn ghế cho nhân viên công ty
  • Quản lý tài liệu, hồ sơ chung và lưu trữ dấu của công ty
  • Lên kế hoạch và xây dựng các giải pháp và các quy định bảo vệ an toàn, an ninh công ty, giữ gìn tài sản chung của công ty và thực hiện vệ sinh sạch sẽ môi trường của công ty. Quản lý hiệu quả việc ra vào, đi lại của nhân viên công ty
  • Tổ chức nếp sống ngăn nắp, lành mạnh tại môi trường công sở cho nhân viên
  • Phối hợp với cơ quan bảo hiểm y tế để đảm bảo quyền lợi được chăm sóc sức khỏe của nhân viên
  • Chăm lo đời sống tinh thần của nhân viên thông qua việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch, khen thưởng định kỳ
  • Làm việc với các cơ quan có liên quan đến chức năng phụ trách thay cho Ban giám đốc
  • Thực hiện báo cáo công việc hàng tuần với cấp trên
  • Đảm bảo kết quả công việc: Nội bộ công ty được vận hành theo đúng quy trình đề ra, an toàn, an ninh trật tự và tài sản công ty được bảo vệ, kiểm soát chặt chẽ; cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị văn phòng hoạt động ổn định. Có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng đúng thời hạn
  • Nhân viên làm việc tuân thủ nội quy, quy định, có báo cáo công việc theo từng phòng. Nhân viên được giao việc đúng nhiệm vụ, khen thưởng khách quan và công bằng theo quy định công ty

2. Văn hóa công ty 

2.1. Quan hệ cơ bản

Đối với bản thân:
  • Chấp hành việc giữ gìn vệ sinh, ngăn nắp tại khu vực làm việc
  • Bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa việc hút thuốc lá trong Công ty
  • Trung thực khi khai trình về sự vụ bản thân
  • Cẩn trọng trong phát ngôn, không được nói tục chửi thề
  • Tuân thủ nghiêm ngặt quy định của từng bộ phận trong công ty

Đối với đồng nghiệp:

  • Nỗ lực giúp đỡ khi đồng nghiệp gặp khó khăn trong công việc
  • Không được tự ý sử dụng phương tiện, dụng cụ làm việc của đồng nghiệp
  • Không được có những hành vi gây mất đoàn kết trong nội bộ công ty như miệt thị hoặc vu khống, bè phái, kích động hoặc phê bình đồng nghiệp khi họ không có mặt.
  • Luôn nhắc nhở khuyên can đồng nghiệp khi nhận thấy rằng: đương sự có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và không tuân thủ nội quy của công ty

2.2. Quan hệ đặc biệt:

Giữa nhân viên đối với các trưởng phòng nói chung:            
  • Luôn có thái độ lễ phép và tôn trọng cấp trên  
  • Không được phép phê bình cấp Trưởng phòng trước sự chứng kiến của bất kỳ người thứ ba nào khác
  • Nghiêm cấm biểu hiện luồn cúi, phỉnh nịnh Trưởng phòng
  • Nghiêm cấm tuyệt đối việc sử dụng hối lộ Trưởng phòng dưới bất kỳ hình thức nào, với bất kỳ mức độ nào                                
  • Bảo vệ uy tín cho cấp Trưởng phòng là góp phần bảo vệ uy tín của Công ty
Giữa trưởng phòng nhân sự đối với các nhân viên thuộc quyền:
  • Ân cần, độ lượng nhưng không dung túng bao che
  • Gương mẫu trong công việc, trong việc chấp hành quy định của công ty
  • Chỉ thị đưa ra luôn phải rõ ràng, đầy đủ dữ liệu, phải đo lường trước mức độ khả thi, nhân viên phải thực hiện chính xác và trọn vẹn những nội dung được giao phó
  • Nghiêm cấm các nhân viên không thực hiên và chấp hành chỉ thị của Trưởng phòng trực tiếp. Nếu không đồng ý thì nhân viên được quyền góp ý nhưng không đối kháng khác với chỉ thị của Trưởng phòng đưa ra.
  • Khi nhân viên góp ý hợp lệ, trưởng phòng phải tiếp nhận trên tinh thần cầu tiến
  • Thường xuyên khuyến khích và động viên, thúc đẩy nhân viên tạo ra nhiều sáng kiến, cải tiến mới và nhạy bén trước mọi tình huống. Để kịp thời quan tâm đề bạt, thăng cấp cho nhân viên
  • Thưởng phạt phân minh theo đúng nội quy Công ty, phải giải quyết chất vấn, khiếu nại của nhân viên kịp thời, triệt để và rõ ràng
  • Nghiêm cấm hành xử thiên lệch, đố kỵ
  • Hạn chế tối đa Trưởng phòng nhờ nhân viên làm việc riêng tư ngoài giờ
  • Nghiêm cấm tuyệt đối không được lạm dụng hay mạo nhận công sức, thành quả của nhân viên            
Giữa các trưởng phòng trong công ty với nhau:            
  • Phải tuân thủ đúng những quy định nêu ở điều 1 và 2 của quy định này
  • Không được chỉ thị, phân công vượt cấp
  • Nghiêm cấm các cấp Trưởng phòng có tư tưởng hoặc biểu hiện mang tính cục bộ
  • Nghiêm cấm các cấp Trưởng phòng hành xử quá quyền hạn cho phép hoặc thực hiện trước, báo cáo sau
  • Các Trưởng phòng cần phải phải thiết lập những quy định riêng cho bộ phận mà mình phụ trách trên nguyên tắc: Quy định riêng của bộ phận phải được đệ trình để giám đốc phê duyệt; Quy định của mỗi bộ phận phải phù hợp với tính chất nghiệp vụ; Quy định của các bộ phận khi chưa được giám đốc phê duyệt hoặc trái với quy định và chính sách của Công ty đều bất hợp lệ và không có hiệu lực thực thi.
  • Nghiêm cấm tuyệt đối các Trưởng phòng có những tuyên bố vô căn cứ cùng những hành vi không tương xứng với cương vị là một lãnh đạo.            
  • Trưởng phòng của bộ phận là người sẽ chịu trách nhiệm duy nhất và toàn diện đối với hiệu quả hoạt động và tiến độ của bộ phận đó trước giám đốc công ty.        

3. Tuân thủ nội quy, trật tự công ty 

  • Tuân thủ các quy định chung mà công ty đề ra.   
  • Bảo vệ, giữ gìn và quản lý tài sản chung của công ty    

4. Mẫu đánh giá công việc Trưởng phòng nhân sự

>>> TẢI MẪU ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC TRƯỞNG PHÒNG NHÂN SỰ: TẠI ĐÂY