Quyết định bổ nhiệm là thuộc loại văn bản quyết định bổ nhiệm của Giám đốc Công ty, doanh nghiệp, Ban lãnh đạo muốn bổ nhiệm một chức vụ mới cho nhân viên. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một vài mẫu quyết định bổ nhiệm.
Bạn có biết về cách viết mẫu quyết định định bổ nhiệm kế toán trưởng, mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc, mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán, mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ, mẫu quyết định bổ nhiệm nhân sự? Bạn đã bao giờ sử dụng đến chúng chưa? Nó sẽ rất cần thiết nếu bạn muốn xin việc vào các vị trí trên.
Vậy sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các mẫu quyết định bổ nhiệm như mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc, mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán, mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ, mẫu quyết định bổ nhiệm nhân sự, hãy theo dõi nhé!
I. Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ là gì?
1. Định nghĩa
Khi công ty bổ nhiệm hay đề cử một cá nhân nào đó vào vị trí mới, thì công ty sẽ phải ra các quyết định về việc bổ nhiệm chức vụ. Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ thường được dùng khi quyết định bổ nhiệm trưởng phòng, quyết định bổ nhiệm phó giám đốc, hay bổ nhiệm kế toán trưởng...
2. Trường hợp nào cần đến quyết định bổ nhiệm?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp, có rất nhiều trường hợp cần đến quyết định bổ nhiệm như:
- Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên trở lên, Hội đồng quản trị công ty cổ phần bổ nhiệm Giám đốc/Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác theo Điều lệ công ty (khoản 2 Điều 56 và khoản 1 Điều 157);
- Giám đốc/Tổng Giám đốc công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần bổ nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc quyền của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị (khoản 2 Điều 64);
- Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên bổ nhiệm Chủ tịch công ty, kiểm soát viên (khoản 1 Điều 82);
Xem thêm: Tổng hợp các mẫu quyết định quan trọng trong doanh nghiệp
II. Vì sao cần phải bổ nhiệm chức vụ
Bổ nhiệm là một cá nhân nào đó, thường là công chức, viên chức được quyết định lên giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý có thời hạn trong cơ cấu tổ chức của công ty, đơn vị theo quy định pháp luật. Những cá nhân này sẽ được hưởng quyền lợi cũng như chịu một số trách nhiệm và thực hiện các nghĩa vụ được cơ quan, tổ chức đề ra. Việc bổ nhiệm có tác động lớn đến sự thay đổi cấu trúc nhân sự của cơ quan hoặc kéo theo những thay đổi lớn khi cá nhân được chính thức đảm đương vị trí đó. Việc bổ nhiệm các chức vụ trong tổ chức, doanh nghiệp hiện nay là tất yếu trong sự phân công công việc, cũng như góp phần giúp thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, những người có thẩm quyền bổ nhiệm sẽ ra quyết định bổ nhiệm chức vụ gửi đến cá nhân được bổ nhiệm và cả cơ quan nói chung. Đây là việc làm được công khai, khi đã có sự đồng thuận từ ban lãnh đạo cũng như toàn thể thành viên tổ chức có liên quan, có thể được gửi qua email hoặc thông báo trong các cuộc họp.
Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ là mẫu quyết định thường được dùng khi có quyết định bổ nhiệm trưởng phòng, phó phòng, hay bổ nhiệm phó giám đốc... Bổ nhiệm chức vụ là hình thức khen thưởng dành cho nhân viên hoàn thành tốt công việc của mình, khích lệ các nhân viên còn lại tích cực làm việc hơn, quyết định được đưa ra cho toàn bộ công ty và được thực hiện trong thời gian nhất định. Các loại quyết định bổ nhiệm chức vụ phổ biến hiện nay là quyết định bổ nhiệm giám đốc dùng khi cần bổ nhiệm chức vụ giám đốc của công ty, quyết định bổ nhiệm kế toán đối với việc bổ nhiệm kế toán trưởng. Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ được công bố với toàn công ty, sau khi ban giám đốc đưa ra quyết định bổ nhiệm nhân viên vào một chức vụ nào đó, quyết định được soạn thảo theo luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty, xét năng lực với phẩm chất đạo đức của nhân viên.
Xem thêm: Quyết định thôi việc - Những lưu ý cho người ban hành và nhân viên
III. Mẫu quyết định bổ nhiệm được dùng trong trường hợp nào?
Theo quy định Luật Doanh nghiệp năm 2014, trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp, có nhiều trường hợp cần đến quyết định bổ nhiệm như:
- Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, Hội đồng quản trị công ty cổ phần bổ nhiệm Giám đốc hay Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác theo Điều lệ công ty (khoản 2 Điều 56, khoản 1 Điều 157).
- Giám đốc và Tổng Giám đốc công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần bổ nhiệm chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc quyền Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị (khoản 2 Điều 64).
- Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên bổ nhiệm Chủ tịch công ty, kiểm soát viên (khoản 1 Điều 82).
Dù có tên gọi với chức danh khác nhau nhưng về cơ bản, các trường hợp này đều có thể dùng chung loại biểu mẫu dưới đây.
Download mẫu Quyết định bổ nhiệm
IV. Các mẫu quyết định bổ nhiệm theo chức vụ mới nhất
Phần này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ chi tiết.
1. Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc
Download mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc
Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc
Hướng dẫn soạn Quyết định bổ nhiệm
(1) Căn cứ vào yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định này được soạn ra với mục đích bổ nhiệm chức danh nào?
Ví dụ như: Giám đốc/Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng…
(2) Căn cứ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, nêu chính xác cơ quan, cá nhân nào có thẩm quyền bổ nhiệm.
(3) Chức danh của người được bổ nhiệm theo quyết định đó.
Ví dụ như: Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng, Kế toán trưởng…
(4) Ghi chính xác địa chỉ theo sổ hộ khẩu thường trú.
(5) Ghi cụ thể số nhà, phố/đường, phường/xã/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
(6) Căn cứ theo chức danh được bổ nhiệm, mỗi chức danh sẽ có các quyền và nghĩa vụ khác nhau.
Ví dụ như quyền và nghĩa cụ của chức danh Giám đốc:
- Tổ chức thực hiện những nghị quyết của Hội đồng thành viên.
- Quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.
- Tổ chức tiến hành kế hoạch kinh doanh và các phương án đầu tư của công ty.
- Ban hành các quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm những chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc quyền của Hội đồng thành viên.
- Ký kết hợp đồng nhân danh doanh nghiệp, trừ trường hợp thuộc quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên.
- Kiến nghị các phương án cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.
- Báo cáo, trình bày quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên.
- Kiến nghị các phương án sử dụng lợi nhuận hoặc là xử lý lỗ trong kinh doanh.
- Tuyển dụng lao động.
- Quyền và các nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty.
(7) Liệt kê đầy đủ những cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành quyết định này.
2. Mẫu quyết định bổ nhiệm trưởng phòng
Download mẫu quyết định bổ nhiệm trưởng phòng
3. Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán
Sau đây là mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng chi tiết:
Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng
Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng
4. Mẫu quyết định bổ nhiệm nhân sự
Download mẫu quyết định bổ nhiệm nhân sự
V. Những nội dung cơ bản của mẫu quyết định bổ nhiệm
- Căn cứ vào Điều lệ công ty.
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc doanh nghiệp.
- Căn cứ vào yêu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xét năng lực, phẩm chất của nhân viên.
Trong mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ bạn phải đảm bảo đầy đủ các điều khoản của người được bổ nhiệm gồm:
Điều 1: Ghi rõ ràng, đầy đủ nội dung thông tin cua người được bổ nhiệm
- Họ tên.
- Năm sinh, giới tính, dân tộc.
- Quốc tịch.
- Số CMND.
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc chỗ ở hiện nay.
- Chức vụ hiện tại của bạn.
Điều 2: Các quyền lợi và nghĩa vị người bổ nhiệm sẽ được hưởng.
Điều 3: Nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành liên quan.
Điều 4: Xác nhận của hai bên, mẫu bổ nhiệm nhân sự chỉ có hiệu lực khi có chữ ký và đóng dấu rõ ràng. Mẫu quyết định bổ nhiệm nhân sự chỉ có hiệu lực kể từ ngày ký.
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết mẫu đề xuất tăng lương, mẫu quyết định tăng lương mới
VI. Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu quyết định bổ nhiệm
- Văn bản phải có mục đích Văn bản quản lý hành chính nhà nước được ban hành với danh nghĩa cơ quan Nhà nước nhằm đề ra các chủ trương, chính sách giải quyết các vấn đề sự việc cụ thể thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó. Do vậy, khi soạn thảo tiến tới ban hành một văn bản nào đó đòi hỏi phải có tính mục đích rõ ràng. Yêu cầu đòi hỏi văn bản ban hành phải thể hiện được mục tiêu và giới hạn của nó, vậy nên trước khi soạn thảo cần phải xác định rõ mục đích văn bản ban hành để làm gì? Nhằm giải quyết vấn đề gì? Giới hạn vấn đề đến đâu? Kết quả việc thực hiện văn bản là gì?
- Văn bản bắt buộc phải có tính khoa học. Văn bản có tính khoa học được viết ngắn gọn, đủ ý, dễ hiểu, thể thức theo quy định của Nhà nước và nội dung phải nhất quán. Một văn bản có tính khoa học phải đảm bảo được:
+ Có đủ thông tin quy phạm và thông tin thực tế cần thiết, thông tin phải được xử lý và chính xác.
+ Lô gíc về nội dung, bố cục chặt chẽ và nhất quán về chủ đề.
+ Thể thức văn bản theo quy định pháp luật của Nhà nước.
+ Đảm bảo tính hệ thống cho văn bản.
- Văn bản bắt buộc phải có tính đại chúng. Văn bản phải viết rõ ràng dễ hiểu để phù hợp với trình độ dân trí nói chung, để cho mọi đối tượng có liên quan đến việc thi hành văn bản đều có thể nắm hiểu được nội dung văn bản. Đặc biệt, lưu ý là mọi đối tượng ở các trình độ khác nhau đều có thể tiếp nhận được. Văn bản quản lý hành chính nhà nước đều có liên quan trực tiếp đến nhân dân, nên văn bản phải có nội dung dễ nhớ, dễ hiểu, phù hợp với mọi trình độ dân trí, đảm bảo tính phổ cập, song không ảnh hưởng đến nội dung nghiêm túc, khoa học của văn bản.
- Văn bản phải có tính bắt buộc thực hiện, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, thông qua văn bản để truyền đạt các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Vì vậy, văn bản phải có tính bắt buộc người dân thực hiện. Dựa theo tính chất và nội dung, văn bản thể hiện quyền lực nhà nước ở các mức độ khác nhau, đảm bảo cơ sở pháp lý giúp Nhà nước giữ vững quyền lực của mình, thể hiện ý chí của cơ quan nhà nước tới nhân dân và các chủ thể pháp luật khác. Để đảm bảo tính công quyền, văn bản phải ban hành đúng thẩm quyền, nếu ban hành trái thẩm quyền thì coi như là văn bản bất hợp pháp. Vì thế, văn bản phải có nội dung hợp pháp, được ban hành đúng hình thức và trình tự do pháp luật quy định.
- Văn bản có tính khả thi. Đây là yêu cầu đối với văn bản, đồng thời là kết quả của sự kết hợp đúng đắn, hợp lý những yêu cầu về tính mục đích, tính khoa học, tính đại chúng, tính công quyền. Ngoài ra, để các nội dung văn bản được thi hành đầy đủ và nhanh chóng, văn bản còn phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Nội dung văn bản phải đưa ra được những yêu cầu về trách nhiệm thi hành hợp lý, nghĩa là phù hợp với trình độ, năng lực,vật chất của chủ thể thi hành.
+ Khi quy định các quyền cho chủ thể phải kèm các điều kiện bảo đảm thực hiện các quyền đó.
+ Phải nắm rõ điều kiện, khả năng của đối tượng thực hiện văn bản nhằm xác lập trách nhiệm của họ trong các văn bản cụ thể. Khi ban hành văn bản người soạn thảo phải đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của người thi hành thì văn bản mới có tính thực thi. Có nghĩa là văn bản ban hành phải đảm bảo phù hợp với các điều kiện kinh tế, phù hợp với không gian và thời gian.
Yêu cầu về thể thức văn bản:
Thể thức văn bản là tập hợp những thành phần cấu thành văn bản, bao gồm các thành phần chung áp dụng đối với loại văn bản và thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể. Văn bản hành chính phải được soạn đúng thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định tại Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ bổ sung của Nghị định số 110/2004/NĐCP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính Phủ về công tác văn thư và dựa theo quy định chung tại Thông tư số 01/2011/TTBNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính đảm bảo các tiêu chí:
* Khổ giấy
* Định lề trang văn bản
* Kiểu trình bày
* Phông chữ
Về cơ bản văn bản bao gồm 03 phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết thúc với 9 yếu tố
- Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Tên cơ quan hoặc tổ chức ban hành văn bản
- Số, ký hiệu của văn bản
Địa danh, ngày tháng năm ban hành văn bản
Xem thêm: Đào tạo kỹ năng ra quyết định cho nội bộ doanh nghiệp
VII. Những lưu ý khi trình bày mẫu quyết định bổ nhiệm
Mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ trong quá trình soạn thảo văn bản phải đảm bảo các tiêu chí về mặt nội dung như căn cứ vào các điều lệ công ty, căn cứ vào chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của giám đốc công ty để bổ nhiệm cho đồng chí có tên là gì, thông tin ngày sinh, quốc tịch, dân tộc, giới tính, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu, nội dung quyết định bổ nhiệm chức vụ thời hạn bắt đầu thi hành và được hưởng quyết định...
Tại điều 2 của quyết định bổ nhiệm chức vụ cần phải nêu rõ những nghĩa vụ và trách nhiệm mới của nhân viên sau khi bổ nhiệm sang chức vụ mới, đó là quản lý nhân viên dưới quyền, và những quyền hạn của nhân viên đó trong việc quản lý nhân lực và công việc được giao cho cấp dưới.
Tại điều 3 của quyết định phải nêu rõ thời gian thực hiện quyết định từ ngày tháng năm nào, và gửi tới phòng ban nào sẽ chịu trách nhiệm thi hành quyết định để bổ nhiệm nhân viên vào làm vị trí đó, sau khi quyết định được gửi đi thì yêu cầu nơi nhận thực hiện theo đúng những điều đã được ghi trong quyết định bổ nhiệm.
Mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ
VIII. Kết luận
Trên đây, là các mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ cán bộ, mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng chi tiết, chuẩn nhất. Người dùng có thể thay đổi hoặc bổ sung một số nội dung sao cho phù hợp với chức danh được bổ nhiệm và nội quy, quy định của công ty mình. Hy vọng rằng các văn bản quyết định bổ nhiệm đó sẽ hữu ích cho bạn ở mọi lĩnh vực khác nhau, nếu muốn tìm việc nhanh với những vị trí như thư ký, nhân viên hành chính văn phòng, thủ thư... thì bạn không nên bỏ qua những biểu mẫu phục vụ cho công việc đó.