Hiểu hơn về vị trí nhân viên quản lý sản xuất là gì và những yêu cầu đính kèm về công việc cũng như kỹ năng để bạn rèn luyện trước khi ứng tuyển vào vị trí công việc này. Làm sao để ứng tuyển vị trí nhân viên quản lý sản xuất?

Tiếp nói phần 1 để bạn hiểu rõ hơn về vị trí nhân viên quản lý sản xuất là gì? Với một công ty sản xuất, không thể chối bỏ vai trò quan trọng của vị trí này trong dây chuyền sản xuất sản phẩm. Nếu bạn định hướng phát triển theo con đường này thì bạn nghĩ rằng mình cần trang bị kiến thức cũng như kỹ năng gì để tự tin hơn khi ứng tuyển. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vị trí này trong công ty. 

VI. Xin việc nhân viên quản lý sản xuất, ứng viên nên chuẩn bị gì?

Để tự tin xin việc vị trí nhân viên quản lý sản xuất thì bạn cần phải hiểu về ngành nghề mà bạn đang theo đuổi và một quy trình sản xuất tiêu chuẩn. Với mỗi doanh nghiệp, mỗi thương hiệu thì bạn sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau và khi chưa làm việc thì bạn cũng khó nắm được quy trình, tuy nhiên bất cứ quy trình sản xuất nào cũng có điểm chung. Tìm hiểu về hàng hóa của đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc sẽ giúp bạn thêm tự tin và đưa ra những đánh giá khách quan khi trao đổi với nhà tuyển dụng nhân sự khi phỏng vấn. 

Xin việc nhân viên quản lý sản xuất

Ứng tuyển vị trí nhân viên quản lý sản xuất

Ở vị trí của một nhân viên quản lý sản xuất, bắt buộc bạn phải tuân thủ theo quy định sản xuất của doanh nghiệp, tuy nhiên, bạn cũng nên dành thời gian để nghiên cứu và tìm ra những phương pháp tổ chức quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Những đề xuất được đúc kết từ kinh nghiệm làm việc giúp bạn nhìn nhận thấy khi xử lý công việc sẽ có tính ứng dụng cao. 

VII. Cơ hội việc làm của nhân viên quản lý sản xuất

Đồng hành song song cùng với sự phát triển của nền kinh tế tập trung là sự phát triển cũng như cơ hội việc làm của nhân viên quản lý sản xuất. Nhà máy, xưởng sản xuất hay công ty đều có tuyển vị trí công việc này, miễn là bạn có kinh nghiệm làm việc trong quy trình sản xuất và đáp ứng được yêu cầu về trình độ cũng như kỹ năng chuyên môn thì bạn hoàn toàn có thể tự tin. Nói cách khác thì luôn có nhiều cơ hội việc làm cho vị trí nhân viên quản lý sản xuất, và điều quan trọng chính là đủ trình độ và kinh nghiệm. Ở thị trường Việt Nam, không thiếu những công ty sản xuất sản phẩm để bạn lựa chọn, bạn có thể tìm được đủ mọi sản phẩm và quy trình sản xuất khác nhau nên có thể thấy cơ hội việc làm nhân viên quản lý sản xuất đang rất nhiều. 

VIII. Nhân viên quản lý sản xuất cần kỹ năng gì?

Đầu tiên để ứng tuyển vị trí nhân viên quản lý sản xuất thì bạn cần rèn luyện một số kỹ năng cơ bản nhất. Từ kỹ năng tổ chức sản xuất, giám sát tổng thể và kỹ năng giao tiếp tốt. 

Kỹ năng tổ chức sản xuất sẽ thường nằm trong bản JD tuyển nhân viên quản lý sản xuất hay trưởng phòng sản xuất để lên kế hoạch cho các hoạt động sản xuất một cách logic. Từ đó, bạn hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu sản phẩm mà công ty yêu cầu, đây cũng là một kỹ năng quan trọng mà bất cứ quản lý nào cũng cần có. 

Bên cạnh đó, tính chất công việc của một quản lý sản xuất cũng vô cùng đa dạng nên họ cần rèn luyện kỹ năng giám sát. Trong toàn bộ quá trình sản xuất, bạn phải biết cách giám sát tổng thể nhưng vẫn chú ý đến từng chi tiết để đảm bảo hoàn thành công việc đúng thời hạn và chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo. 

Cơ hội việc làm của nhân viên quản lý sản xuất

Cơ hội việc làm của nhân viên quản lý sản xuất

Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng trong bất cứ vị trí công việc nào chứ không riêng vị trí quản lý sản xuất là gì. Họ là người phải làm việc trực tiếp với đội ngũ công nhân, ban lãnh đạo hay nhân viên các bộ phận khác trong công ty. Nếu họ có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp nhân viên quản lý sản xuất tạo thêm những mối quan hệ tốt và có ích cho công việc của họ. 

IX. Phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong công ty sản xuất, đây là 3 phương pháp chính quản lý sản xuất thường sẽ áp dụng:

Phương pháp tổ chức dây chuyền sẽ được chia thành nhiều bước công việc nhỏ theo một trình tự nhất định, hợp lý và đáp ứng được yêu cầu về thời gian sản xuất đã quy định. Mỗi bộ phận khi làm việc sẽ phải chịu trách nhiệm thực hiện một công đoạn công việc nhất định. Vì vậy mà mỗi bộ phận làm việc thường được trang bị thêm máy móc, thiết bị và dụng cụ để phục vụ cho mục đích công việc. Quy trình sản xuất sẽ hoạt động theo một chế độ với tính tổ chức cao. 

Phương pháp sản xuất theo nhóm là một quy trình có công nghệ, máy móc và các dụng cụ được thiết kế để cả nhóm làm việc chung phù hợp với các chi tiết tổng hợp đã chọn. Những chi tiết trong cùng nhóm sẽ được gia công trong cùng một lần điều chỉnh máy. 

Phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả cho doanh nghiệp

Phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả cho doanh nghiệp

Phương pháp đơn chiếc thường sẽ được áp dụng cho tổ chức sản xuất chế biến sản phẩm từng chiếc một hay từng đơn đặt hàng nhỏ. Theo phương pháp này thì người ta thường không lập quy trình công nghệ một cách tỉ mỉ cho từng sản phẩm và thường chỉ quy định những công việc chung cần thực hiện. 

X. Mô tả công việc quản lý sản xuất

Thông thường, công việc của quản lý sản xuất là gì thường phụ thuộc vào những tiêu chí như nhu cầu và hoạt động sản xuất kinh doanh riêng biệt của từng quy mô công ty. Tuy nhiên ở công ty sản xuất thì công việc quản lý sản xuất là gì thường có những thông tin cơ bản.

Nhiệm vụ đầu tiên chính là phân tích và quản trị các hoạt động quản lý sản xuất. Khi đó, họ sẽ là người phối hợp với bộ phận kinh doanh của công ty để phân tích đơn đặt hàng của khách hàng. Hay họ sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng để chốt ngân sách cũng như thời gian làm việc và tiêu chuẩn quản lý chất lượng của thành phẩm. Nhân viên quản lý sản xuất cũng là người thực hiện lên kế hoạch và lịch trình hoạt động sản xuất để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, Hoạch định thiết bị, nguyên liệu và nguồn lực cần thiết để thực hiện đơn hàng cũng làm một phần trách nhiệm của họ. 

Nhiệm vụ tiếp theo không thể bỏ qua là kiểm tra cũng như giám sát hoạt động sản xuất của công ty. Nhân viên quản lý sản xuất sẽ chỉ đạo thực hiện đơn hàng và điều chỉnh kế hoạch sản xuất để hoàn thiện đơn hàng. Họ cũng là người sẽ xây dựng và sửa đổi hướng dẫn sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Khi sản phẩm gặp lỗi thì họ cũng là người kịp thời phát hiện, tìm ra nguyên nhân để đưa ra hướng khắc phục nhanh chóng. Liên quan đến hoạt động sản xuất thì máy móc thiết bị cũng như nguồn lực liên quan phục vụ cho việc hoàn thành đơn hàng cũng nằm trong khả năng giám sát của hoạt động sản xuất. 

Mô tả công việc quản lý sản xuất

Mô tả công việc quản lý sản xuất

XI. FAQ: Những câu hỏi thường gặp về công việc quản lý sản xuất

1. Quy trình quản lý sản xuất chuẩn trong doanh nghiệp thường bao gồm những công việc gì?

Để một công ty sản xuất đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hóa theo kế hoạch đã đề ra về thời gian sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp cần phải thực hiện quy trình sản xuất gồm một số công việc sau:

Đánh giá được năng lực sản xuất công ty nhằm xác định nhu cầu của thị trường với sản phẩm của mình, đi kèm là khả năng đáp ứng nhu cầu đó của doanh nghiệp. 

Hoạch định nhu cầu về nguồn nguyên vật liệu phù hợp với nhu cầu của thị trường và năng lực sản xuất của doanh nghiệp, một nhân viên quản lý sản xuất cần hoạch định được nhu cầu nguyên liệu cần để thực hiện hoạt động sản xuất hiệu quả 

Quản lý quá trình sản xuất để phân chia công đoạn cụ thể. Những công đoạn sản xuất luôn phải đảm bảo được tính phối hợp chặt chẽ để tránh những sai sót cũng như thất thoát trong quy trình sản xuất. 

Quản lý chất lượng của thành phẩm giúp người quản lý sản xuất biết được chất lượng của quy trình sản xuất để có một kế hoạch xử lý cụ thể. Từ những báo cáo về số lượng, đặc điểm, phân loại để định giá sản phẩm khi bán ra thị trường. 

Xem thêm: Lean là gì? Cần làm gì để tiết kiệm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp?

2. Nơi làm việc và chế độ làm việc của quản lý sản xuất như thế nào?

Tùy vào yêu cầu cũng như tính chất công việc của một quản lý sản xuất thì nơi làm việc có thể là văn phòng hay tại nhà máy sản xuất. Quản lý sản xuất thường sẽ làm việc toàn thời gian và đôi khi, doanh nghiệp cũng có những phát sinh đột xuất hay những đơn hàng đặt gấp cần đảm bảo được tiến độ thì nhân viên quản lý sản xuất sẽ phải tăng ca làm thêm giờ. Với những tập đoàn lớn với hoạt động sản xuất diễn ra liên tục thì vị trí quản lý sản xuất thường có nhiều hơn 1 nhân sự để chia ca làm việc cho phù hợp. 

Những câu hỏi thường gặp về công việc quản lý

Những câu hỏi thường gặp về công việc quản lý

3. Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng bảng mô tả công việc quản lý sản xuất cụ thể?

Để một người quản lý sản xuất hiểu được vai trò cũng như trách nhiệm của họ với vị trí công việc đảm nhận, bản mô tả công việc vị trí quản lý sản xuất thường sẽ cụ thể và phải rõ ràng. Tài liệu mô tả công việc thường sẽ có nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của người quản lý sản xuất để họ biết mà hoàn thành một cách tốt nhất, Ngoài ra, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân viên quản lý sản xuất, bản mô tả công việc sẽ giúp ứng viên xác định được khả năng phù hợp với mình. Đồng thời thì doanh nghiệp cũng tiết kiệm được thời gian sàng lọc hồ sơ để tìm kiếm và lựa chọn ứng viên hiệu quả hơn. Bất cứ bản mô tả công việc nào cũng sẽ được ghi rõ về trách nhiệm cũng như giới hạn công việc để ứng viên hiểu rõ trách nhiệm và quyền hạn khi ứng tuyển.

XII. Kết luận

Nhắc đến nhân viên quản lý sản xuất thì nhiệm vụ chính sẽ thiên về việc quản lý, giám sát từng phân đoạn trong quá trình sản xuất của công ty. Một người quản lý sản xuất phải hiểu được quy trình vận hành sản xuất sản phẩm, đính kèm theo đó là những nguồn lực liên quan ảnh hưởng đến quy trình sản xuất chính. Ngoài ra, hiểu được quản lý sản xuất là gì để biết định hướng chính của mình xem có phù hợp với vị trí này hay không.