Nếu bạn định hướng theo ngành quản lý chất lượng thì bộ 7 công cụ quản lý chất lượng là công cụ vô cùng quan trọng. Vậy bộ 7 công cụ quản lý chất lượng là gì và vai trò của chúng trong quy trình sản xuất.

Trên thị trường, chúng ta thường nghe đến khái niệm công ty thương mại mà dần quen với nó, ngoài ra, một khái niệm khác đính kèm chính là công ty sản xuất. Công ty sản xuất là nơi chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm và quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm. Trước khi sản phẩm được cung cấp ra thị trường thì toàn bộ sản phẩm đều được quản lý chất lượng bởi một nhân viên QC. Vậy quản lý chất lượng là gì?

I. Như thế nào được gọi là việc làm quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng là một thuật ngữ được dùng để chỉ những công việc và hoạt động, trong đó có sự phối hợp nhịp nhàng giúp định hướng và kiểm soát chất lượng hàng hóa, sản phẩm của công ty. Công việc của một nhân viên QC là định hướng và quản lý chất lượng nội dung hàng hóa với những mục công việc chính như: lập danh sách tiêu chí đánh giá chất lượng hàng hóa, mục tiêu chất lượng hàng hóa và hoạch định chất lượng sản phẩm, tiến hành quản lý chất lượng hàng hóa và đảm bảo chất lượng hóa hóa trước khi xuất hàng. 

Quản lý chất lượng gồm tất cả những công việc, hoạt động có định hướng mà một doanh nghiệp thực hiện nhằm xác định mục tiêu và trách nhiệm nhằm thỏa mãn mục tiêu đề ra, thiết lập hệ thống quản lý chất lượng qua quy trình, đường lối và quy trình lập kế hoạch kiểm tra chất lượng. 

1

Quản lý chất lượng là gì?

Hiện nay, hoạt động kiểm tra chất lượng được áp dụng ở nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, từ công nghiệp đến thương mại. Quản lý chất lượng vẫn được áp dụng phổ biến ở những công ty sản xuất, từ quy mô lớn đến quy mô nhỏ, dù là doanh nghiệp nội địa hay doanh nghiệp nước ngoài. 

II. Quy trình của việc làm quản lý chất lượng  

Để hoạt động quản lý chất lượng diễn ra suôn sẻ và đúng trình tự, mỗi công ty sẽ xây dựng quy trình gồm những bước cụ thể như:

1. Lập kế hoạch chất lượng

Lập kế hoạch chính là bước đầu tiên trong quá trình quản lý chất lượng trước khi tiến hành kiểm soát chất lượng thì nhân viên quản lý chất lượng cần tận dụng kỹ năng lập kế hoạch của mình để lên kế hoạch những quy trình theo tiêu chuẩn để tiếp cận quản lý chất lượng.

2. Kiểm soát chất lượng

Bước thứ hai cũng là một phần vô cùng quan trọng trong hệ thống quản lý chất lượng với mục đích chính là tập trung vào yêu cầu kiểm tra và rà soát hàng hóa hàng loạt. Quy trình kiểm soát chất lượng bắt đầu từ việc tạo và sản xuất ra sản phẩm thông qua hoạt động kiểm soát chất lượng từ môi trường làm việc, con người, nguyên vật liệu, quy trình sản xuất

Trong những tiêu chí trên, nguyên liệu đầu vào chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng hóa và sản phẩm đầu ra. Để chất lượng hàng hóa được đảm bảo thì trước tiên nguyên liệu đầu vào cũng phải đạt được tiêu chí chất lượng đầu vào. Bên cạnh đó, những tiêu chí như thiết bị sản xuất và công nghệ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đầu ra. Chính vì vậy, hoạt động kiểm soát chất lượng trong hệ thống quản lý chất lượng sẽ gồm những việc chính:

Kiểm soát con người dựa vào trình độ chuyên môn và kỹ năng sử dụng máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất. Con người vận hành máy móc nên cần hiểu được tổng quan nhiệm vụ của mình để trang bị những thiết bị cần thiết và hướng dẫn nhân viên khi cần, đồng thời trang bị đủ kiến thức và tài liệu cần thiết. 

2

Quy trình quản lý chất lượng

Thứ hai chính là kiểm soát phương pháp và quá trình thông qua việc lập quy trình giám sát sản xuất và phương pháp sản xuất nhằm theo dõi và kiểm tra được toàn bộ quá trình sản xuất. Bước thứ ba chính là kiểm soát đầu vào nhờ tuyển chọn kỹ nguồn cung cấp nguyên liệu với nguồn gỗ xuất xứ rõ ràng. Và bước tiếp theo chính là kiểm soát thiết bị phù hợp với yêu cầu của quy trình sản xuất và lên lịch bảo dưỡng thường xuyên. Bước cuối cùng liên quan đến môi trường sản xuất, đặc biệt với những sản phẩm trong ngành y tế hay ngành thực phẩm thì yêu cầu về môi trường sản xuất sạch sẽ an toàn vô cùng quan trọng. 

Xem thêm: Phân biệt sự khác nhau giữa "kỹ năng mềm" và "kỹ năng cứng"?

3. Đảm bảo chất lượng

Trong hệ thống quản lý chất lượng, tiêu chí đảm bảo chất lượng giúp ngăn ngừa những sai phạm và khiếm khuyết trong quy trình sản xuất. Đồng thời, một quy trình đảo bảo chất lượng được xây dựng nhằm đảm bảo mọi thủ tục về kỹ thuật hay phương pháp nhằm tiếp cận quy trình sản xuất được thực hiện chính xác. Ngoài ra, các công việc trong quy trình kiểm soát chất lượng phải được chú ý và theo dõi trong suốt quá trình sản xuất và phát triển sản xuất theo đúng nguyên tắc. 

4. Cải tiến chất lượng 

Trong hệ thống quản lý chất lượng, không chỉ cần đảm bảo tiêu chỉ kiểm soát chất lượng mà còn cần đến cái tiến chất lượng nhằm kiểm soát và giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất. Vấn đề cải tiến chất lượng gồm 2 loại là chất lượng cấp tính và chất lượng mãn tính. Trên thực tế, cải tiến chất lượng có thể được xem là cơ hội nhưng cũng là thử thách cho doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu suất và tạo thêm lợi ích cho tổ chức nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm. 

III. Một số nguyên tắc trong việc làm quản lý chất lượng 

Trong hệ thống quản lý chất lượng, có những nguyên tắc mà bất cứ nhân viên QC nào cũng phải tuân theo. Nguyên tắc đầu tiến chính là nhắm vào khách hàng, bất cứ doanh nghiệp hay công ty nào đều phụ thuộc vào khách hàng, bởi nếu cung cấp sản phẩm ra thị trường mà không được khách hàng đón nhận thì công ty đã thất bại trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình. Để có thể kích cầu, doanh nghiệp cần hiểu được khách hàng của mình và đưa ra phương thức kinh doanh cũng như sản phẩm phù hợp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

3

Nguyên tắc trogn quản lý chất lượng
 

Nguyên tắc thứ hai chính là kỹ năng lãnh đạo cần được tạo ra và duy trì trong môi trường làm việc hướng mọi người tập trung đến trách nhiệm công việc được giao và hướng đến mục tiêu của tổ chức đề ra. Nguyên tắc thứ ba chính là sự cộng tác và đồng hành của mọi người trong một tổ chức đảm bảo mọi thành viên hiểu được năng lực của họ để tận dụng và góp phần phát triển cho tổ chức. 

Một vài nguyên tắc liên quan chính là kỹ năng nắm bắt quy trình, nhằm bám sát quy trình công việc để kịp thời phát triển sự cố và đưa ra phương án xử lý kịp thời, đây cũng là lúc kỹ năng xử lý tình huống của bạn được phát huy. Đồng thời, công việc của một nhân viên quản lý sản xuất cũng liên quan đến kỹ năng làm việc với hệ thống và kỹ năng làm việc với số liệu và thông tin. 

Xem thêm: Cùng khám phá công việc của trợ lý sản xuất chi tiết nhất

IV. Một số việc làm trong quản lý chất lượng 

1. Nhân viên quản lý chất lượng sản phẩm 

Nhân viên quản lý chất lượng hay nhân viên QC không còn xa lạ trong ngành quản lý chất lượng này. Công việc của một QC liên quan trực tiếp đến tất cả những công đoạn trong quy trình sản xuất nhằm phát hiện và khắc phục lỗi kịp thời. Mọi cải tiến trong quá trình kiểm soát chất lượng đều nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hiện tại và xây dựng quy trình quản lý chất lượng mới. Đồng thời họ cũng là người thực hiện hướng dẫn chi tiết quy trình chất lượng cho nhân viên trong nhà máy để họ hiểu được ý nghĩa của từng công đoạn, đồng thời giải quyết khiếu nại từ khách hàng và thực hiện tối đa hóa lợi nhuận nhờ giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất. Yêu cầu của một nhân viên quản lý chất lượng là kỹ năng và kiến thức chuyên môn liên quan đến QC và QA kết hợp với kỹ năng tin học văn phòng phục vụ cho công việc. 

2. Trưởng phòng quản lý chất lượng 

Công việc của một trưởng phòng quản lý chất lượng liên quan đến quản lý các bộ phận nhân viên QC, họ là người biết cách triển khai, vận hành và cải tiến hệ thống ISO, 5S tại công ty. Hệ thống quản lý chất lượng hàng hóa, kiểm soát tiến độ giao hàng cà quản lý các thiết bị, máy móc sử dụng trong quá trình sản xuất. Trường phòng quản lý chất lượng chịu trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết mọi khiếu nại liên quan đến khách hàng và chất lượng sản phẩm. Yêu cầu của vị trí trưởng phòng quản lý chất lượng chính là kiến thức chuyên môn liên quan đến ngành quản lý chất lượng. Đồng thời, họ phải được trang bị kỹ năng làm việc như kỹ năng sắp xếp công việc hiệu quả, quản lý nhân sự và quản lý nguồn dữ liệu để có thể vừa làm việc với con người, vừa làm việc với máy móc thiết bị và dữ liệu. 

5

Vị trí công việc trogn quản lý chất lượng

3. Quản lý sản xuất 

Quản lý sản xuất là người làm việc tại nhà máy và chịu trách nhiệm quản lý và báo cáo năng xuất hoạt động của phân xưởng từ chất lượng của máy móc đến năng suất của nhân lực, phương pháp vận hành quy trình sản xuất. Họ chịu trách nhiệm phải thực hiện đúng quy tắc và kiểm soát chất lượng trên từng công đoạn, từ khi bắt đầu đến khi kết thúc quy trình. Ngoài ra, họ cũng là người giải quyết những vấn đề phát sinh trong dây chuyền sản xuất và thực hiện báo cáo kết quả, cuối cùng đưa ra đánh giá và đề xuất để cải tiến quản lý sản xuất. Yêu cầu của công việc này chính là kiến thức chuyên ngành và kỹ năng xử lý tình huống hay kỹ năng quản lý hiện trường vì họ cần nắm bắt được vấn đề và giải quyết mọi xung đột trong nội bộ doanh nghiệp. Những kỹ năng mềm bổ trợ công việc như kỹ năng giao tiếp, tư duy quan sát hay kỹ năng sử dụng phần mềm là vô cùng quan trọng. 

4. Nhân viên quản lý chuyền sản xuất 

Nhân viên quản lý dây chuyền sản xuất là người có trách nhiệm quản lý và tìm hiểu về hình thức sản xuất để đưa ra phương pháp cải tiến từng công đoạn và thực hiện đúng chuẩn quy tắc 5S. Những vấn đề mà một nhân viên quản lý chuyền sản xuất thường gặp chính là xử lý những hàng hóa lỗi, lên phương án nhằm theo dõi tiến độ sản xuất và chịu trách nhiệm mọi vấn đề liên quan đến sản xuất. 

Với vị trí của một nhân viên quản lý chuyền sản xuất thì bạn cần có trình độ Đại học chuyên ngành liên quan cùng với kỹ năng giao tiếp và kỹ năng quản lý hiện trường. Những yêu cầu trên cho thấy vị trí này yêu cầu cao và áp lực công việc cũng không kém, tuy nhiên, mức thu nhập cũng rất xứng đáng với những công sức mà nhân viên bỏ ra. 

V. Tìm hiểu cơ hội việc làm của quản lý chất lượng 

1. Cơ hội tìm việc làm quản lý chất lượng 

Như những thông tin ở trên thì tính chất và yêu cầu công việc của một nhân viên trong ngành quản lý chất lượng tương đối cao, áp lực lớn. Tuy nhiên dạo gần đây, công việc QC trở thành một trong những ngành nghề hot thu hút sự chú ý của giới trẻ vì chế độ phúc lợi tốt cùng mức thu nhập cao. Vậy nên, có hội việc làm quản lý chất lượng vô cùng nhiều, tuy nhiên còn phụ thuộc vào năng lực của bản thân mỗi người. 

Cơ hội việc làm quản lý sản xuất

Cơ hội việc làm quản lý sản xuất

2. Tìm việc làm quản lý chất lượng như thế nào?

Hiện nay, cơ hội việc làm không chỉ với chuyên ngành QC mà với nhiều lĩnh vực khác tương đối lớn và dồi dào. Khi công nghệ thông tin phát triển, không khó để ứng viên có thể tìm kiếm cơ hội việc làm trên những website tuyển dụng nhân sự phổ biến. Sinh viên hay người đi làm có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở bất cứ phương tiện nào, tuy nhiên tùy vào môi trường công ty, văn hóa doanh nghiệp mà mỗi người có sự lựa chọn công việc khác nhau. 

Trước khi tìm kiếm công việc quản lý chất lượng, ứng viên cần hiểu nhu cầu tìm việc của mình, công ty mà mình muốn làm việc và môi trường có thể giúp bạn phát triển, từ đó tìm kiếm môi trường phù hợp nhất. Mỗi ứng viên có nhu cầu khác nhau nên cách lựa chọn công việc cũng vậy, vì vậy với một công việc áp lực cao như vậy, cũng là một phần quan trọng cần cân nhắc khi đưa ra lựa chọn. 

1. Phiếu kiểm soát

Phiếu kiểm soát là một trong 7 công cụ quản lý chất lượng đơn giúp giúp thống kê và lưu trữ dữ liệu một cách đơn giản và cần thiết giúp xác định thứ tự ưu tiên của sự kiện. Phiếu kiểm tra cũng là một dạng hồ sơ lưu trữ hoạt động trong quá khứ và là phương tiện theo dõi cho thấy xu hướng và hình mẫu một cách khách quan nhất.

Phiếu kiểm tra được dùng để kiểm tra dữ liệu trong quá trình sản xuất, xác nhận công việc và nguồn gốc gây ra lỗi sản phẩm. Việc thu thập những phiếu kiểm tra phục vụ 7 công cụ quản lý chất lượng giúp theo dõi trình tự thời gian và vị trí để sử dụng làm dữ liệu cho biểu đồ tập trung. 

2. Biểu đồ

Biểu đồ là công cụ thứ 2 trong 7 công cụ quản lý chất lượng được trình bày dưới dạng hình vẽ để thể hiện được mối tương quan giữa số liệu và các đại lượng. Biểu đồ giúp thể hiện một cách trực quan dữ liệu và giúp bạn nắm bắt vấn đề một cách rõ ràng. Biểu đồ có thể được thể hiện dưới dạng biểu đồ đường, biểu đồ cột, biểu đồ hình bán, biểu đồ mạng nhện,...

Xem thêm: Doanh nghiệp thương mại là gì? Phân biệt doanh nghiệp thương mại với sản xuất

3. Biểu đồ nhân quả

Công cụ thứ ba trong 7 công cụ quản lý chất lượng là biểu đồ nhân quả được thể hiện dưới dạng xương cá nhắm thống kê một danh sách những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả. Bộ công cụ này được dùng để giải thích về những yếu tố khác nhau được sắp xếp và thể hiện sự liên kết với nhau. Mục đích của dạng biểu đồ này giúp tìm ra nguyên nhân một cách nhanh nhất cho một vấn đề phát sinh, từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa và khắc phục để đảm bảo chất lượng. Công cụ này được dùng để nghiên cứu những mối nguy hiểm tiềm ẩn gây ra hiệu suất hoạt động kém liên quan đến những phế phẩm hay những đặc trưng chất lượng của một sản phẩm. 

7 Công cụ quản lý chất lượng

7 Công cụ quản lý chất lượng

4. Biểu đồ Pareto

Biểu đồ Pareto là một trong 7 công cụ quản lý chất lượng được dùng để phân loại những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Việc sử dụng loại biểu đồ này giúp nhà quản trị tập trung vào những nguyên nhân chủ chốt để xử lý. Mục đích chính của biểu đồ này giúp nhà quản trị bóc tách được những nguyên nhân quan trọng để nhận biết và xác định những vấn đề cần ưu tiên. Khi áp dụng phương thức này, biểu đồ là một dạng phân tích dữ liệu liên quan đến vấn đề quyết định yếu tố nào là quan trọng nhất ảnh hưởng đến một vấn đề. 

5. Biểu đồ mật độ phân phối

Trong 7 công cụ quản lý chất lượng, đây là một dạng biểu đồ cột đơn giản tổng hợp nhiều điểm dữ liệu giúp thể hiện tần suất của một sự việc. Mục đích sử dụng dạng biểu đồ mật độ phân phối để theo dõi sự phân bố các thông số của một sản phẩm hay một quá trình. Từ đó, đánh giá được năng lực của quá trình đó và phòng ngừa mọi chuyện trước khi có vấn đề xảy ra. 

Xem thêm: Mẫu KPI bộ phận sản xuất thông dụng nhất dành cho các doanh nghiệp

6. Biểu đồ phân tán 

Biểu đồ phân tán của 7 công cụ quản lý chất lượng là sự biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị để quan sát được giá trị theo một hình từng điểm mà mà không nối lại với nhau nhằm chỉ ra mối quan hệ giữa 2 nhân tố. Mục đích của biểu đồ này là giải quyết những vấn đề và xác định điều kiện giúp tối ưu bằng cách phân tích định lượng mối quan hệ nhân quả. 

7. Biểu đồ kiểm soát  

Biểu đồ kiểm soát trong 7 công cụ quản lý chất lượng được thể hiện dưới dạng đường giới hạn được tính toán bằng phương pháp thống kế được sử dụng nhắm mục đích chính là theo dõi sự biến động những thông số về đặc tính chất lượng sản phẩm. Mục đích công cụ này giúp phát hiện tình huống bất thường trong quy trình sản xuất.

VII. Kết luận 

QC hay quản lý chất lượng là những khái niệm quen thuộc trong công ty sản xuất. Trong kiểm soát chất lượng, có một vài công nghệ phần mềm giúp hỗ trợ công việc như 7 công cụ quản lý chất lượng. Nếu bạn có định hướng công việc theo ngành này thì bạn cần hiểu bản chất của ngành quản lý chất lượng, đồng thời hiểu được áp lực công việc này mang lại để đưa ra lựa chọn đúng đắn.