Môi trường marketing là một môi trường cực kỳ đặc biệt, bao gồm những lực lượng “không khống chế được” mà các doanh nghiệp luôn phải chú ý để mắt đến trong quá trình xây dựng các hệ thống marketing - mix của mình...

Thông thường, môi trường marketing được hiểu là tập hợp những chủ thể tích cực và bao gồm cả những lực lượng hoạt động ở bên ngoài công ty. Những yếu tố này có ảnh hưởng đến khả năng chỉ đạo bộ phận marketing, từ đó tham gia thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác, làm việc tốt đẹp với các khách hàng mục tiêu.

Do tính chất luôn không ngừng biến động, khó khống chế và hoàn toàn bất  định, môi trường marketing vô cùng đặc biệt. Nó động chạm sâu sắc đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Những biến đổi diễn ra trong môi trường này khó có thể đánh giá, định lượng, nhưng lại thường gọi là chậm và có khả năng dự đoán trước được. 

Những biến động bất lợi trong môi trường marketing có có thể gây ra những bất ngờ lớn và thậm chí là những hậu quả nặng nề. Vì thế mỗi doanh nghiệp cần phải luôn chú ý theo dõi tất cả những diễn biến của môi trường đặc biệt này bằng các cách khác nhau. Các cách này thường tập trung sử dụng vào mục đích việc nghiên cứu marketing và những khả năng thu thập và quản lý thông tin marketing thường ngày bên ngoài công ty hiện có.

Môi  trường  marketing  gồm  có hai môi trường chính là môi  trường  vĩ  mô  và  môi  trường  vi  mô.  Môi trường vi mô được gọi là là những lực lượng có quan hệ trực tiếp với bản thân doanh nghiệp và bao gồm khả năng phục vụ khách hàng của nó. Tức là từ những người cung ứng, những người môi giới marketing, tới các khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và công chúng trực tiếp.

Môi  trường  vĩ  mô trong môi trường marketing là những lực  ượng trên bình diện xã hội rộng lớn hơn, nó được đánh giá có ảnh hưởng đến môi trường vi mô, như các yếu tố liên quan tới nhân khẩu, kinh tế, tự nhiên, kỹ thuật, chính trị và văn hóa. Trước tiên ta hãy bắt đầu bằng việc nói về môi trường vĩ mô của doanh nghiệp rồi sau đó sẽ xem xét môi trường vi mô.

I. Các lực lượng chủ yếu thuộc trong môi trường vĩ mô

môi trường marketingCác lực lượng vĩ mô trong môi trường marketing

Các chủ doanh nghiệp, những người cung ứng, những người trung gian trong môi trường Marketing, khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và toàn bộ công chúng đều hoạt động và giao dịch trong một môi trường vĩ mô rộng lớn của các lực lượng đặc biệt khác nhau. Trong đó, xu hướng tạo ra những cơ hội đồng thời cũng làm nảy sinh và nuôi dưỡng những mối đe dọa. Những lực lượng này là những lực lượng được cho là "không thể khống chế được" mà mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải luôn theo dõi và đối phó. 

Các doanh nghiệp và những bên liên quan ngày càng phải chịu nhiều tác động và ảnh hưởng nhiều mặt của những lực lượng toàn cầu. Bức tranh toàn cầu đang biến đổi nhanh chóng, điều này buộc mỗi doanh nghiệp phải theo dõi sáu lực lượng trong môi trường marketing chủ yếu, cụ thể là các lực lượng nhân khẩu, kinh tế, tự nhiên, công nghệ, thậm chí là chính trị và văn hóa. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về 6 môi trường này...

II. Môi trường nhân khẩu

Lực lượng đầu tiên của môi trường marketing này cần theo dõi là dân số, bởi vì con người là yếu tố chính nhất để tạo nên thị trường. Những người làm Marketing đều có mối quan tâm sâu sắc đến quy mô và tỷ lệ tăng dân số ở các thành phố, những khu vực địa giới và quốc gia khác nhau. Họ phân tích sự phân bố tuổi tác và cơ cấu dân tộc, trình độ học vấn, mẫu hình hộ gia đình, cũng như các đặc điểm và phong trào đặc trưng của từng khu vực. Chúng ta sẽ nghiên cứu, tìm hiểu tất cả những đặc điểm và xu hướng chủ yếu về nhân khẩu, từ đó minh họa những hàm ý của chúng đối với việc lập kế hoạch trong môi trường Marketing.

1. Sự bùng nổ dân số trên toàn thế giới

Sự bùng nổ dân số thế giới tác động mạnh mẽ tới môi trường marketing và là một mối lo chủ yếu của các chính phủ cùng các tổ chức khác nhau trên khắp thế giới. 

Cơ sở của mối quan tâm này bao gồm hai yếu tố chính, liên quan mật thiết tới môi trường marketing. Thứ nhất, một số nguồn tài nguyên của trái đất có hạn, không thể đảm bảo cuộc sống cho một số lượng người đông như vậy, đặc biệt là với mức sống mà phần lớn con người khao khát muốn có.

Nguyên nhân thứ hai gây ra mối lo ngại là mức tăng dân số đạt cao nhất ở những nước và cộng đồng ít có khả năng đảm bảo cuộc sống nhất, khó phát triển môi trường marketing. Những khu vực kém phát triển trên thế giới hiện chiếm 76% dân số thế giới và đang tăng lên với tốc độ đáng báo động lên tới 2% mỗi năm, trong khi dân số ở những khu vực phát triển hơn của thế giới chỉ tăng 0,6% mỗi năm.

2. Cơ cấu tuổi của dân số quyết định các nhu cầu

Dân số có thể chia thành sáu nhóm tuổi trong môi trường marketing: Chưa đến tuổi đi học, tuổi đi học, thiếu niên, thanh niên có độ tuổi tuổi từ 25 đến 40, hay thành phần trung niên độ tuổi trong khoảng từ 40 đến 65 và cao niên tuổi từ 65 trở lên. Đối với những người làm trong môi trường Marketing, đó là những dấu hiệu khá quan trọng cho biết những loại sản phẩm và dịch vụ nào sẽ có triển vọng và đem lại nhu cầu lớn trong vài năm tới. 

Ví dụ, nhóm người cao tuổi có xu hướng tăng sẽ dẫn đến chỗ tăng nhu cầu của những cộng đồng cần giúp đỡ trong cuộc sống, từ những mặt hàng định suất nhỏ cho tới các trang thiết  bị y tế. Những cửa hàng cung cấp thực phẩm dành riêng cho những người cao tuổi sẽ cần được đầu tư chiếu sáng mạnh hơn, các bảng quảng cáo nên được in chữ to hơn, và kết hợp với các phòng nghỉ ngơi an toàn.

Những người làm Marketing ngày càng hay cố gắng phân nhỏ các nhóm tuổi hơn nữa đối với các thị trường mục tiêu (môi trường marketing). Những nhóm đó bao gồm:

  • Học sinh có thu nhập và sức mua
  • Bà già, trẻ sơ sinh
  • Thu nhập gấp đôi, không có con
  • Hai người kiếm tiền và có con
  • Những người cao niên sung túc

Mỗi nhóm có một số nhu cầu đặc biệt về sản phẩm và dịch vụ nhất định, những sở thích khác nhau cả về phương tiện truyền thông tới hình thức bán lẻ. Điều này giúp những người nghiên cứu môi trường Marketing xác định một cách chi tiết hơn những hàng hóa tùng ra thị trường và môi trường marketing của mình.

3. Dân tộc

Các nước có cơ cấu dân tộc và chủng tộc rất khác nhau, từ đó có các môi trường marketing khác nhau. Mỗi nhóm dân cư có những mong muốn nhất định và những thói quen mua sắm nhất định, đặc trưng cho môi trường marketing.

4. Các nhóm trình độ học vấn

Trong bất kỳ xã hội nào, dân cư cũng sẽ có thể được phân thành năm nhóm trình độ học vấn tương ứng như sau: Mù chữ, học dở dang trung học, tốt nghiệp trung học, tốt nghiệp đại học và tốt nghiệp nghiệp vụ chuyên môn. Ở Nhật 99% thì dân cư biết chữ, trong khi ở Hoa Kỳ thì chỉ có 10% - 15% dân cư có thể không biết gì về nghiệp vụ chuyên môn. Mặt khác, Hoa Kỳ lại được xếp vào nước có tỷ lệ phần trăm công dân mang trình độ tốt nghiệp đại học cao nhất, khoảng 20%. Đây là khía cạnh quan trọng cần chú ý khi phân tích bất cứ môi trường marketing nào.

5. Các kiểu hộ gia đình

môi trường marketing là gì

Môi trường marketing

Mọi người đều nghĩ, một hộ gia đình truyền thống sẽ bao gồm những người là: chồng, vợ và con cái (đôi khi cả ông bà). Tuy nhiên ngày nay ở một số nơi thì hộ gia đình truyền thống không còn là kiểu hộ gia đình phổ biến nữa. Có thể sẽ gồm người độc thân sống một mình, những người lớn tuổi cùng giới hay khác giới sống chung với nhau, một số những gia đình thì chỉ có bố hoặc mẹ, những cặp vợ chồng không có con, và thậm chí là chỉ có những tổ ấm trống trải.

Mỗi nhóm người này trong môi trường marketing lại có những nhu cầu và thói quen mua sắm riêng. Ví dụ, nhóm độc thân, ly thân, góa bụa, ly dị cần những căn hộ nhỏ hơn. Họ sẽ sử dụng những thiết bị không đắt tiền, kết hợp kích cỡ vừa vặn, đồ gỗ và trang trí nội thất không cần phải đắt tiền và thực phẩm đóng gói nhỏ hơn. Những người làm Marketing phải chú ý nghiên cứu khía cạnh này trong môi trường marketing ngày càng nhiều hơn. Những nhu cầu đặc biệt của những hộ gia đình không theo truyền thống này là không thể bỏ qua vì số hộ gia đình kiểu này đang tăng nhanh hơn số hộ gia đình truyền thống.

6. Dịch chuyển từ thị trường đại chúng sang các vi thị trường

Tác động của tất cả những thay đổi này đã trực tiếp dẫn tới việc chia nhỏ thị trường đại chúng thành rất nhiều những loại môi trường marketing khác nhau về lứa tuổi, giới tính con người và dân tộc, trình độ học vấn, địa lý, lối sống... Mỗi nhóm khách hàng này có những sở thích rõ rệt và những đặc điểm tiêu dùng riêng và được tiếp cận tất cả chỉ thông qua những kênh thông tin và phân phối ngày càng có mục tiêu rõ rệt hơn. 

Các doanh nghiệp sáng suốt đã từ bỏ dần phương thức thiếu kiên nhẫn, nhằm vào người tiêu dùng "trung bình" giả định và ngày càng chuyển sang thiết kế những sản phẩm và chương  trình Marketing của mình cho những loại môi trường marketing nhất định.

III. Môi trường kinh tế

Thị trường luôn cần tồn tại cả sức mua và công chúng. Sức mua hiện có trong một nền kinh tế phụ thuộc vào thu nhập của công dân, giá cả, lượng tiền tiết kiệm, và cuối cùng là nợ nần và khả năng có thể vay tiền. Những người làm trong môi trường Marketing phải theo dõi chặt chẽ những xu hướng chủ yếu trong thu nhập và các kiểu chi tiêu của người tiêu dùng.

1. Phân phối thu nhập

Các nước khác nhau thường rất khác nhau về mức và cách phân phối thu nhập. Yếu tố quyết định được cho là cơ cấu công nghiệp. Trong nền kinh tế tự túc, thường thì đại bộ phận dân cư làm chủ yếu về nông nghiệp đơn thuần. Họ tiêu dùng hầu hết sản phẩm mà tự mình làm ra và đem số còn lại đổi lấy những hàng hóa và dịch vụ đơn giản. Họ tạo rất ít cơ hội cho những người nghiên cứu môi trường Marketing.

Phân phối thu nhập có quan hệ với cơ cấu công nghiệp và sự phát triển môi trường marketing của đất nước, nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của hệ thống chính trị. Người nghiên cứu môi trường Marketing phân các nước theo năm kiểu phân phối thu nhập khác nhau: (1) Thu nhập rất thấp, (2) Phần lớn người dân có thu nhập thấp, (3) thu nhập của người dân rất thấp, rất cao, (4) thu nhập thấp, trung bình, cao, và (5) phần lớn dân số sở hữu thu nhập trung bình.

2. Tiết kiệm, nợ, khả năng vay tiền

Việc chi tiêu của người tiêu dùng luôn phải chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm việc tiết kiệm, nợ nần và khả  năng  vay  tiền.  

Những người làm và nghiên cứu về môi trường Marketing phải theo dõi kỹ lưỡng và ghi chép lại mọi biến động lớn trong thu nhập, giá sinh hoạt, lãi suất, các kiểu tiết kiệm và vay tiền. Lý do lớn nhất là bởi vì chúng có thể có ảnh hưởng lớn, đặc biệt là đến những doanh nghiệp, thương hiệu, những sản phẩm có mức độ nhạy cảm cao đối với thu nhập và giá.

IV. Môi trường tự nhiên

Trong những năm 1990 điều kiện của môi trường tự nhiên ngày càng xấu đi đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng, cấp thiết. Nó đặt ra trước các doanh nghiệp và công chúng ở nhiều nơi trên thế giới tình trạng ô nhiễm nặng nề. Tới mức mà không khí và nước đã đạt tới mức độ nguy hiểm. Một mối lo rất lớn khi này là các hóa chất công nghiệp đã tạo ra lỗ thủng trên tầng ozon gây nên hiệu ứng nhà kính. Tức là đại họa này đã làm cho trái đất nóng lên đến mức độ nguy hiểm. ở Tây  u, các đảng "xanh" đã gây sức ép rất mạnh đòi phải có những hành động chung làm giảm ô nhiễm trong công nghiệp.

Những người nghiên cứu về môi trường Marketing cần nhạy bén với những mối đe dọa và cơ hội gắn liền với bốn xu hướng trong môi trường tự nhiên.

1. Thiếu hụt nguyên liệu

Vật chất của trái đất có nhiều loại, bao gồm cả loại vô hạn lẫn hữu hạn, có thể tái tạo được và cả những loại hữu hạn không tái tạo được. Trong đó, nguồn tài nguyên vô hạn, như không khí, không đặt ra vấn đề cấp bách, mặc dù có một số nhóm đã nghiên cứu và thấy có mối nguy hiểm lâu dài. 

Các nhóm bảo vệ môi trường đã vận động và đấu tranh cho việc cấm sử dụng một số chất đẩy nhất định trong các bình xịt, vì chúng có khả năng lớn dẫn tới việc phá huỷ tầng ozon của khí quyển. 

Ở một số khu vực trên thế giới thì nước sạch đã là một vấn đề lớn. Điều này cũng đặt ra một số “quy tắc” quan trọng để xác định tiềm năng cũng như mối đe dọa trong môi trường marketing, đòi hỏi những nhà quản lý doanh nghiệp phải có hướng đi khôn ngoan và quyết đoán.

2. Mức độ ô nhiễm tăng

Một số hoạt động công nghiệp chắc chắn sẽ huỷ hoại chất lượng và thậm chí là sự tồn tại của  môi trường tự nhiên. 

Mối lo lắng của công chúng đã tạo ra một cơ hội để phát triển môi trường Marketing cho những doanh nghiệp có mức độ nhạy bén nhất định. Nó đã tạo ra một thị trường lớn cho các giải pháp kiểm soát ô nhiễm, như sản phẩm tháp lọc khí, các trung tâm tái sinh và hệ thống bãi thải. Nó dẫn đến chỗ tìm kiếm những phương án hỗ trợ và đầu tư sản xuất, bao gói hàng hóa không huỷ hoại môi trường. Những doanh nghiệp trở nên khôn ngoan hơn, thay vì để bị chậm chân, đã chủ động có những chuyển biến và cải tiến sản xuất theo hướng bảo vệ môi trường. Điều này nhằm để tỏ ra là mình có quan tâm đến tương lai của môi trường thế giới.

V. Môi trường công nghệ

Một lực lượng quan trọng thuộc hàng đầu, định hình cuộc sống của con người là công nghệ. Và cách thức người ta tìm hiểu về môi trường Marketing cũng phải thay đổi để phù hợp hơn với sự phát triển của yếu tố này.

Những xu hướng trong công nghệ cần theo dõi trong môi trường Marketing

1. Sự tăng tốc của việc cải tiến công nghệ

Ngày càng nhiều ý tưởng đã đem lại kết quả, và khoảng thời gian từ khi có những ý tưởng mới đến khi thực hiện ý tưởng thành công đang được rút ngắn nhanh chóng. Thậm chí là thời gian từ khi đưa vào sản xuất đến khi sản phẩm đạt tới đỉnh cao cũng được rút ngắn đáng kể. Có tới 90% những nhà khoa học cũ hiện nay vẫn còn sống, và công nghệ đã tự nuôi mình. Tất cả những điều này đã góp phần định hình môi trường Marketing một cách linh hoạt và hoàn toàn khác.

2. Những cơ hội đổi mới vô hạn

Ngày nay các nhà khoa học đang nghiên cứu một loạt những công nghệ mới, mang tính chất kỳ lạ và hứa hẹn sẽ tạo nên một cuộc cách mạng đối với các sản phẩm và các quá trình sản xuất trong tương lai. Khi những thứ mới mẻ này sinh ra, con người cũng dần nhận thức mọi thứ theo hướng linh hoạt, mở mang và ưa chuộng sự sáng tạo, do đó mà môi trường Marketing cũng hình thành những “làn sóng” mới.

3. Thay đổi ngân sách dành cho nghiên cứu và phát triển

Hoa Kỳ đã và đang là quốc gia dẫn đầu thế giới về chi phí hằng năm cho nghiên cứu và phát triển (74 tỷ USD), nhưng gần 60% số kinh phí đó được dành cho quốc phòng. Cần điều chỉnh thêm kinh phí dành cho quá trình khoa học nghiên cứu vật liệu, công nghệ sinh học và vi cơ khí. Trong khi đó thì nước Nhật cũng đang tiến hành tăng chi phí cho nghiên cứu thăm dò tất cả những vấn đề cơ bản trong vật lý, lý sinh và nổi bật với khoa học máy tính.

4. Quy định về thay đổi công nghệ ngày càng chặt chẽ

Khi sản phẩm ngày càng phức tạp hơn, công chúng cần nhận được những sự bảo đảm an toàn và chắc chắn. Vì vậy, các cơ quan nhà nước trên toàn thế giới đã tăng cường quyền lực của mình và đặt ra những quy tắc mới đối với việc kiểm tra, song song với việc nghiêm cấm những sản phẩm có khả năng không an toàn.

Việc thay đổi công nghệ sẽ có thể gặp phải sự chống đối của những người xem đó là một sự đe dọa trực tiếp tới tự nhiên, cuộc sống riêng tư, tính chất đơn giản và thậm chí cả loài người nữa. Nhiều nhóm nghiên cứu khác nhau đã phản đối việc xây dựng hàng loạt những nhà máy điện nguyên tử, những ngôi nhà cao tầng và thậm chí là những cơ sở giải trí trong các vườn quốc gia. Họ đòi hỏi phải đánh giá lại và kiểm tra nghiêm ngặt các công nghệ mới về mặt công nghệ trước khi thương mại hóa chúng.

Những người làm và nghiên cứu về môi trường Marketing cần hiểu rõ là môi trường công nghệ luôn thay đổi và nắm được những công nghệ mới đó có thể phục vụ hoặc cung cấp cho nhu cầu của con người như thế nào. Họ cần hợp tác chặt chẽ với những người làm trong công tác nghiên cứu và hoạt động phát triển để khuyến khích những người này nghiên cứu hướng theo môi trường marketing nhiều hơn. 

VI. Môi trường chính trị

môi trường marketing thế nào

Các quyết định ảnh hưởng tới môi trường marketing

Những quyết định Marketing chịu tác động mạnh mẽ của những diễn biến trong môi trường chính trị (một phần quan trọng trong môi trường marketing). Môi trường này gồm có yếu tố về luật pháp, các cơ quan bộ ban ngành nhà nước và những nhóm gây sức ép có ảnh hưởng và quyền lực làm hạn chế các tổ chức và cá nhân khác nhau trong xã hội.

Hiện nay có khá nhiều đạo luật điều chỉnh trực tiếp tới hoạt động kinh doanh, gây cản trở đến hoạt động kinh doanh. Luật kinh doanh được tồn tại với một số mục đích nhất định. 

  • Thứ nhất là bảo vệ các doanh nghiệp trong quan hệ làm ăn với nhau.
  • Mục đích thứ hai trong việc điều chỉnh của chính quyền là nhằm hướng tới việc bảo vệ tiêu dùng trước tình trạng kinh doanh gian dối. 
  • Mục đích thứ ba của quy định từ phía các chính quyền là bảo vệ lợi ích của toàn xã hội nhằm chống lại những hành vi bừa bãi trong kinh doanh. 

Tuy vậy, phận sự của những người làm trong môi trường Marketing là phải nắm vững những đạo luật bảo vệ cạnh tranh, người tiêu dùng và xã hội. Nói chung, các doanh nghiệp đều cố gắng xây dựng những thủ tục xem xét tính hợp pháp và từ đó ban hành những tiêu chuẩn đạo đức nhất định đối với môi trường marketing để hướng dẫn những nhà quản trị Marketing của mình. 

Song có một số những người làm trong môi trường Marketing vẫn phàn nàn rằng có quá nhiều quyết định thuộc yếu tố Marketing là do bộ phận pháp lý đưa ra. Họ muốn có được quyền hạn một cách tự do hơn thay vì để người khác đưa ra các quyết định gây trở ngại cho các hoạt động của phòng marketing.

VII. Môi trường văn hóa

Xã hội mà con người lớn lên trong đó đã định hình rất nhiều niềm tin cơ bản, giá trị và xây dựng nên các chuẩn mực của họ. Con người hấp thụ, hầu như một cách vô ý thức, một thế giới quan xác định trong đó những mối quan hệ của họ với chính bản thân mình, với người khác, với tự nhiên và thậm chí là cả với vũ trụ. Sau đây là một số đặc điểm và xu hướng văn hóa chủ yếu mà người làm trong môi trường Marketing cần quan tâm.

1. Những giá trị văn hóa cốt lõi bền vững

Những người sống trong một xã hội cụ thể có rất nhiều niềm tin và giá trị cốt lõi có khuynh hướng tồn tại khá lâu bền. Ví dụ những niềm tin và giá trị thứ yếu của con người là những điều khó có thể thay đổi. Tuy thế, việc tin tưởng vào thể chế hôn nhân là một niềm tin mang tính cốt lõi, còn việc tin vào điều là người ta phải lập gia đình sớm là một niềm tin mang tính chất thứ yếu. 

Những người làm trong môi trường Marketing kế hoạch hóa gia đình có thể đạt được kết quả nhiều hơn trong việc thuyết phục và định hướng mọi người nên thành lập gia đình muộn, hạn chế sinh con cái, chứ không thể thuyết phục họ hoàn toàn không nên lập gia đình. Những người làm trong môi trường Marketing có một số cơ may để thay đổi những giá trị thứ yếu chứ thực tế cho thấy rất ít khả năng thay đổi những giá trị cốt lõi.

2. Mỗi nền văn hóa đều bao gồm những nhánh văn hóa

Mọi xã hội đều chứa đựng nhiều nhánh văn hóa có đặc trưng khác nhau, tức là những nhóm người khác nhau cùng chia sẻ những giá trị nảy sinh từ những kinh nghiệm và thậm chí là hoàn cảnh sống nhất định. 

Trong trường hợp các nhóm của những nhánh văn hóa đó thể hiện những mong muốn và hành vi tiêu dùng khác nhau, thì những người làm việc và nghiên cứu về môi trường Marketing có thể lựa chọn các nhánh văn hóa cụ thể để xúc tiến làm những thị trường mục tiêu của mình.

3. Những giá trị văn hóa thứ yếu biến đổi theo thời gian

Mặc dù những giá trị văn hóa cốt lõi được con người gìn giữ khá bền vững, vẫn có những biến đổi nhất định. Những người nghiên cứu môi trường Marketing cần hết sức quan tâm đến việc phát hiện những biến đổi về văn hóa có thể báo trước những cơ hội trong môi trường Marketing và mối đe dọa mới. 

VIII. Kết luận

Môi trường marketing vĩ mô là yếu tố quan trọng mà mỗi doanh nghiệp đều cần ưu tiên quan tâm, nghiên cứu để sẵn sàng với mọi thách thức và cơ hội trong tương lai. Mong rằng với bài viết bổ ích trên đây, bạn đã có cái nhìn tổng quát về môi trường đặc biệt này. 123job chúc bạn thành công!