Sự ra đời của kiểu ‘tính cách’ này đã chấm dứt cuộc tranh cãi muôn thuở giữa những người hướng nội và người hướng ngoại. Cùng 123job tìm hiểu xem bạn có phải là người sở hữu nét tính cách của người hướng trung này hay không nhé!
Đã nhiều lúc bạn cảm thấy lo lắng vì không xác định được định hướng con người mình, rốt cuộc mình là một người hướng nội hay người hướng ngoại? Bạn thắc mắc cho rằng người hướng nội hay người hướng ngoại làm được những việc gì? Vậy thì đừng lo lắng quá nhé, thế giới của những người hướng trung chào đón bạn! Qua bài viết dưới đây 123job.vn sẽ cho các bạn thấy người hướng trung là gì? Ambivert là gì?
I. Người hướng trung là gì?
Ambivert là gì? Người hướng trung (ambivert) có thể hiểu một cách đơn giản đó là những người pha trộn những nét tính cách tiêu biểu, nổi trội nhất của cả người hướng nội (introvert) và người hướng ngoại (extrovert). Họ có thể rất cởi mở và quảng giao, dễ dàng kết bạn và thích tham gia vào các hoạt động xã hội như người hướng ngoại. Nhưng cũng chính họ lại luôn cần những giây phút một mình đầy suy tư và trầm lặng như người hướng nội.
Người hướng trung là gì?
Chìa khóa cho niềm vui của những người hướng trung chính là sự cân bằng giữa nét của người hướng nội và người hướng ngoại trong tính cách của mình. Và nếu bạn sở hữu những đặc điểm sau, thì đừng băn khoăn nữa, xin được chào mừng bạn đến với thế giới của những người hướng trung.
II. Dấu hiệu tiêu biểu cho thấy bạn là Người hướng trung
Theo Adam Grant, một nhà tâm lý học và giáo sư tại ngôi trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, hai phần ba dân số là Người hướng trung ( Ambivert), chỉ có một phần ba là người cực hướng nội hoặc cực hướng ngoại. Dưới đây là 8 dấu hiệu tiêu biểu nhất của Người hướng trung:
- Bạn có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm và ổn với cả hai.
- Bạn cảm thấy thoải mái, thân thiện trong khi giao lưu xã hội, tuy nhiên đôi khi ở cạnh quá nhiều người trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến bạn cạn kiệt năng lượng.
- Bạn khá thích thú, vui vẻ với việc được làm trung tâm của sự chú ý, nhưng lại không muốn điều đó diễn ra trong thời gian quá lâu.
- Một số người có thể nghĩ bạn trầm tính, trong khi một số khác lại nhận định rằng bạn rất hoạt ngôn.
- Việc di chuyển đôi khi không quá cần thiết đối với bạn nhưng bạn cũng là người không thích phải ở một chỗ quá lâu.
- Bạn đắm chìm trong mọi suy nghĩ của bản thân cũng như cách bạn chìm đắm trong những cuộc trò chuyện.
- Những câu chuyện tán gẫu xã giao thông thường sẽ không làm khó bạn, nhưng bạn cũng không phủ nhận rằng là việc đó đôi khi chúng cũng nhàm chán.
- Bạn khá đa nghi nhưng cũng biết cách đặt niềm tin đúng chỗ khi cần.
III. Thế mạnh của Người hướng trung
1. Khả năng lắng nghe và giao tiếp tốt, dễ được mọi người tin tưởng
Giao tiếp tốt là thế mạnh của tính hướng ngoại, lắng nghe giỏi là khả năng nổi bật của tính hướng nội, và Người hướng trung là sự kết hợp hài hòa của cả hai kỹ năng thiết yếu này. Do mang đặc trưng của cả hai loại tính cách, Người hướng trung có thể cân bằng giữa việc nói chuyện và lắng nghe trong cuộc hội thoại. Họ dễ dàng tạo thiện cảm với người đối diện, khiến người khác cảm thấy thoải mái và dễ tạo dựng sự tin tưởng.
2. Có thể hòa hợp với bất kỳ ai
Đôi lúc thì những người có tính cách trái ngược có thể gặp khó khăn trong việc trò chuyện và tìm điểm chung. Người trầm tính có thể cảm thấy rất khó xử trong môi trường mới, trong những người sôi nổi có thể nhanh chóng thấy buồn chán.
Tuy nhiên những Người hướng trung thường ít gặp phải những vấn đề như thế này. Họ có thể đàm đạo hăng say với bạn về bất cứ chủ đề gì, đồng thời cũng là người kiên nhẫn lắng nghe câu chuyện của bạn.
3. Có thể xử lý dễ dàng những tình huống cực đoan
Người hướng trung còn có khả năng tìm kiếm sự cân bằng giữa các tình huống xã hội và sự cô đơn. Khi mà những người mà cực kỳ khép kín hoặc đôi khi quá cởi mở cảm thấy bất an khi phải bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, thì Người hướng trung có khả năng thích ứng linh hoạt hơn. Họ có khả năng trong việc điều chỉnh bản thân sao cho phù hợp với yêu cầu của hoàn cảnh.
IV. Những hạn chế cần chú ý khi là Người hướng trung
Khả năng cân bằng tốt là điểm mạnh, nhưng cũng là hạn chế của những Người hướng trung. Họ thường là cầu nối giữa mọi người nhờ tính cách linh hoạt và sự thấu hiểu. Tuy nhiên, trọng trách giữ sự cân bằng trong tập thể đôi khi cũng đem lại ảnh hưởng tiêu cực. Họ có thể cảm thấy rằng như bị rút cạn năng lượng khi mà liên tục phải thay đổi bản thân để có thể phù hợp với hoàn cảnh hoặc đối tượng giao tiếp.
Những hạn chế của người hướng trung
Hơn nữa, những Người hướng trung chưa có nhận thức rõ ràng về các sắc thái khác nhau cũng có thể cảm thấy lạc lõng hoặc đôi khi là bối rối về bản thân. Ví dụ, khi một tình huống bất ngờ xảy đến, họ không biết phải lựa chọn mặt tính cách phù hợp nào để phản ứng, Từ đó, họ phải chịu đựng áp lực khi không thể xử lý tình huống như cách mình mong muốn.
V. Vai trò của Ambivert là gì?
1. Trong mối quan hệ
Như đã nói, Người hướng trung là những người làm hài hòa các mối quan hệ và là mảnh ghép gắn kết những người với tính cách trái ngược nhau. Nhờ có khả năng giao tiếp và thấu hiểu tự nhiên, họ xây dựng các mối quan hệ sâu sắc và bền chặt hơn. Mặt hướng ngoại của họ có thể sẽ đem đến những cơ hội gặp gỡ những con người mới, còn lại mặt hướng nội thì giúp họ nuôi dưỡng chiều sâu của tình bạn.
2. Trong công việc
Nghiên cứu của Adam Grant được công bố vào năm 2018 chia sẻ về thế mạnh của những Người hướng trung trong công việc kinh doanh và vị trí lãnh đạo. Theo đó, Người hướng trung đạt được doanh số bán hàng tốt nhất bởi họ sở hữu sự hài hòa tự nhiên của cả hai tính cách.
Họ chủ động trong giao tiếp mà thường là không bị tỏ ra quá tự tin. Đồng thời, họ nhạy cảm và biết lắng nghe đối tác của mình nhưng không hề bị lép vế. Nhờ đó người hướng trung có thể trở thành những nhà kinh doanh, chủ doanh nghiệp, hoặc nhà lãnh đạo lý tưởng trong tương lai.
VI. Nghề nghiệp phù hợp cho người có tính cách hướng trung
Tựu chung, Ambivert có khả năng phát triển mạnh trong sự nghiệp liên quan đến sự tự do và chủ động về thời gian, phong cách cung như tính chất nhiệm vụ. Đó là bởi vì nó cho phép họ sử dụng cả những đặc điểm hướng nội và ngoại. Một Ambivert có thể vô cùng phù hợp với những công việc cụ thể như sau:
- Bán hàng: Lĩnh vực bán hàng hay kinh doanh phải có kỹ năng nói chuyện khéo léo, đặc biệt là có sức thuyết phục. Bên cạnh đó, họ cũng phải biết cách hiểu được khách hàng mục tiêu. Do đó, Ambivert có thể chủ động trong phương pháp vừa nói chuyện, vừa quan sát lắng nghe mong muốn của khách hàng.
- Quản lý dự án: Sở hữu quá trình lên kế hoạch, giám sát và vận hành một dự án. Những người làm quản lý dự án cũng cung cấp sự hỗ trợ và đào tạo cho những thành viên trong nhóm của họ. Những kỹ năng như ra quyết định, lập kế hoạch hay lắng nghe, tiếp nhận và giải quyết các nhu cầu của thành viên là hết sức phù hợp với Ambivert.
- Giáo viên: Làm công tác dạy học, bạn phải thường xuyên tương các rất nhiều với học sinh. Không ai giống ai, chúng có thể có những nền tảng kiến thức và tính cách khác biệt nhau. Giáo viên cũng thường xuyên giao tiếp trước quần chúng và đối thoại trực tiếp với phụ huynh học sinh.
VII. Kết luận
Nếu bạn vừa là người cảm thấy không hề chán nản khi ở phòng với một bộ phim dài tập hay một cuốn sách. Hoặc cũng phấn khích và hứng thú khi tham dự những cuộc vui thâu đêm,... Chắn chắn Ambivert là một nhóm tính cách của chính bạn. Vậy Ambivert là gì? Những đặc điểm cho thấy Ambivert là gì? Đó là một nhóm tính cách khá tuyệt vời. Linh hoạt trong xử lý các tình huống, biết cách lắng nghe, quan sát và cả ăn nói. Tất cả những gì Ambivert có thể làm được dường như đều có giá trị trong công việc và cuộc sống.