Tác dụng phụ xảy ra sau khi tiêm vacxin sẽ tự khỏi, không gây ra vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Theo các chuyên gia, phản ứng sau tiêm vacxin thậm chí là có lợi. Cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu về những tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin.
Việc tiêm vacxin phòng COVID-19 sẽ giúp bảo vệ quý vị khỏi bị mắc COVID-19. Các bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi tiêm vacxin, là những dấu hiệu bình thường cho thấy rằng cơ thể của bạn đang xây dựng hàng rào bảo vệ. Các tác dụng phụ có thể gây ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày, nhưng sẽ biến mất sau vài ngày. Vậy trong bài viết này của 123job.vn, chúng tôi sẽ đưa ra một vài lưu ý sau khi tiêm vacxin và giải thích hiện tượng sốc phản vệ sau tiêm. Hãy cùng theo dõi nhé!
I. Các tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vaccine Covid-19 mà bạn nên biết
Tương tự như những loại vacxin khác, vaccine covid-19 có thể gây ra một số tác dụng phụ khi tiêm vacxin không mong muốn từ nhẹ đến trung bình và tự biến mất trong vài ngày.
Một số tác dụng không mong muốn sau khi tiêm vacxin Covid- 19 đã được báo cáo trong thử nghiệm lâm sàng:
- Đau tại vị trí tiêm: Khoảng 70% đến 80% số người sẽ cảm thấy đau cánh tay ở vị trí tiêm kèm theo mẩn đỏ, sưng tấy.
- Sưng hạch bạch huyết: Những hạch bạch huyết vùng dưới cánh tay sưng lên sau khi tiêm vacxin sẽ xảy ra ở khoảng 1/10 số người tiêm vacxin Moderna. Nguyên nhân là do những hạch bạch huyết đang hoạt động quá mức nhằm tạo ra kháng thể chống nhiễm trùng, khiến chúng tăng kích thước.
- Chóng mặt: Khoảng 17% trường hợp cảm thấy chóng mặt sau khi tiêm vacxin phòng Covid -19. Đây là tác dụng không mong muốn phổ biến mà mọi người gặp phải sau khi tiêm vacxin Moderna hoặc vacxin Pfizer trong tháng đầu tiên có vacxin.
- Đau đầu: Có khoảng 30% trường hợp sẽ bị đau đầu sau khi tiêm liều đầu tiên hoặc thứ hai của vacxin Pfizer hoặc Moderna.
- Mệt mỏi: Mệt mỏi là tác dụng phụ khi tiêm vacxin có thể xảy ra sau một trong hai liều vacxin. Bạn có thể giảm mệt mỏi bằng cách thư giãn và nghỉ ngơi sau khi tiêm vacxin.
- Sốt, ớn lạnh: Phản ứng này là kết quả của việc hệ thống miễn dịch được kích hoạt.
- Buồn nôn: Khoảng 20% số người sau khi tiêm vacxin Moderna cho biết bị buồn nôn sau khi tiêm liều thứ hai, gấp đôi tỷ lệ sau khi tiêm liều vaccine covid-19 thứ nhất. Tuy nhiên, cảm giác buồn nôn không kéo dài lâu.
- Đau cơ: Việc mắc COVID-19 có thể khiến người bệnh bị nhức mỏi cơ và vaccine covid-19 cũng vậy. Đây là phản ứng miễn dịch của cơ thể, tùy thuộc theo từng trường hợp và mức độ chịu đau của từng người mà xuất hiện triệu chứng đau hay không.
- Sốc phản vệ sau tiêm: Đây là tác dụng phụ khi tiêm vacxin hiếm gặp và có thể đe dọa đến tính mạng khi vacxin. Phản ứng sốc phản vệ sau tiêm này thường xảy ra trong vòng 30 phút sau khi tiêm phòng vacxin. Dấu hiệu sốc phản vệ sau tiêm trên lâm sàng bao gồm khó thở, nổi mề đay hoặc sưng tấy, khó thở, chóng mặt và ngất xỉu.
Những tác dụng phụ khi tiêm vacxin là những dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang phản ứng với vacxin, cụ thể là kháng nguyên và đang chuẩn bị để chống lại virus. Tuy nhiên, lưu ý sau khi tiêm vacxin mà bạn không gặp bất kỳ tác dụng phụ gì thì cũng không có nghĩa là vacxin kém hiệu quả, bởi mỗi người sẽ phản ứng một cách khác nhau.
Theo dõi những phản ứng sau tiêm tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng, đây là nguyên tắc cần phải tuân thủ sau tiêm vaccine, áp dụng cả với vacxin Covid-19, vì đây là khoảng thời gian có thể xuất hiện các biến chứng sau tiêm vacxin Covid-19 sớm và nặng, như phản ứng phản vệ.
Tại điểm tiêm chủng, những trường hợp phản ứng phản vệ cần được phát hiện và điều trị sớm cũng như phải được chăm sóc, theo dõi và điều trị tích cực tại cơ sở y tế, bệnh viện. Trong trường hợp đã về nhà, người được tiêm chủng cần tự theo dõi trong vòng 48h nhằm phát hiện những biểu hiện đầu tiên của phản ứng phản vệ để đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Xem thêm: Tại sao vaccine Covid -19 của Pfizer được mong chờ nhất?
Tác dụng phụ khi tiêm vacxin Covid-19
II. Phản ứng phụ nhẹ sau khi tiêm vaccine Covid-19 có phải là bình thường?
Thuốc chủng ngừa được thiết kế để cung cấp cho các bạn khả năng miễn dịch, nhờ đó không có nguy cơ mắc bệnh. Một người sau khi tiêm vacxin sẽ thường bị một số tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình. Điều này do hệ thống miễn dịch đang hướng dẫn cơ thể phản ứng lại theo các cách nhất định: làm tăng lưu lượng máu để những tế bào miễn dịch có thể lưu thông nhiều hơn và làm tăng nhiệt độ cơ thể để tiêu diệt virus.
Các tác dụng phụ khi tiêm vacxin thường ở mức độ nhẹ đến trung bình, như sốt nhẹ hay đau nhức cơ, là bình thường và không phải là dấu hiệu đáng báo động. Lưu ý sau khi tiêm vacxin các tác dụng phụ này là những dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể đang phản ứng với vaccine covid-19, cụ thể là kháng nguyên (chất kích hoạt đáp ứng miễn dịch), và đang chuẩn bị để chống lại virus. Các tác dụng phụ này thường sẽ tự biến mất sau vài ngày.
Do đó, những tác dụng phụ phổ biến và ở mức độ nhẹ hoặc trung bình là một dấu hiệu tốt: cho thấy vacxin đang hoạt động. Tuy nhiên, không gặp tác dụng phụ thì không có nghĩa là vacxin không hiệu quả. Nói cách khác, mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau sau khi tiêm vacxin.
Xem thêm: Thông tin mới nhất về Covid-19 tại các địa phương trong cả nước
III. Tại sao lại có tác dụng phụ kéo dài sau khi tiêm vacxin Covid-19?
Các tác dụng phụ khi tiêm vacxin thường xảy ra trong vài ngày đầu tiên sau khi chủng ngừa. Kể từ khi chương trình tiêm vacxin COVID-19 đại trà đầu tiên bắt đầu vào đầu tháng 12/2020, hàng trăm triệu liều vacxin đã được tiêm.
Đã có những lo ngại về vaccine covid-19 sẽ làm cho con người bị nhiễm bệnh với virus gây bệnh COVID-19. Nhưng không có vắc xin nào được phê duyệt có chứa virus sống gây ra bệnh COVID-19, có nghĩa là vacxin COVID-19 không thể làm cho con người bị nhiễm COVID-19.
Sau khi tiêm vacxin, thường mất vài tuần để cơ thể xây dựng khả năng miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2. Vì vậy, một người có thể bị nhiễm SARS-CoV-2 ngay trước hoặc sau khi tiêm vacxin và mắc bệnh COVID-19 là hoàn toàn có thể xảy ra do vacxin vẫn chưa có đủ thời gian để bảo vệ cơ thể.
IV. Lưu ý các hiện tượng sốc phản vệ ít gặp sau khi tiêm vaccine Covid-19
1. Sốc phản vệ là gì?
Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức trong vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với những dị nguyên (các yếu tố lạ như thức ăn, thuốc… có khả năng gây dị ứng cho cơ thể) gây ra những bệnh cảnh lâm sàng, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. Lưu ý sau khi tiêm vacxin sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do cơ thể đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản, có thể gây tử vong chỉ trong vòng vài phút. Bất kỳ ai bị sốc phản vệ sau tiêm đều cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.
8 dấu hiệu bị sốc phản vệ sau tiêm vacxin Covid-19 được chuyên gia khuyến cáo
– Ở miệng: cảm giác tê quanh môi hay ở lưỡi;
– Ở da: phát ban hay nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;
– Ở họng: cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;
– Về thần kinh: triệu chứng đau đầu kéo dài hay dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;
– Về tim mạch: dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất xỉu;
– Đường tiêu hóa: dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;
– Đường hô hấp: dấu hiệu khó thở, thở rít, tắc thở, khò khè, tím tái;
– Toàn thân: chóng mặt, choáng, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; Đau dữ dội bất thường tại một oặc nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; Sốt cao liên tục trên 39 độ C và không đáp ứng thuốc hạ sốt.
2. Các lưu ý phải nhớ về tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine Covid-19
Không tiêm vacxin Covid-19 với những trường hợp có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần hoạt chất hay tá dược nào liệt kê trong mục thành phần vacxin.
Không tiêm vacxin cho người có cơ địa dị ứng hoặc bệnh lý có sẵn. Nếu không chắc chắn về tình trạng dị ứng do cơ địa, bạn hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn.
Không tiêm vacxin Covid-19 khi hệ miễn dịch suy yếu (suy giảm miễn dịch) hoặc đang dùng thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch (như corticosteroid liều cao, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc ung thư).
Không tiêm vacxin nếu đang bị nhiễm trùng, sốt (≥ 37,5°C).
Không tiêm vacxin khi có các vấn đề về xuất huyết/chảy máu hoặc bầm tím hay đang dùng thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu).
Nếu bạn không chắc chắn bất kỳ điều gì bên trên, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn trước khi chỉ định tiêm vacxin Covid-19.
3. Lưu ý sau khi tiêm mũi vacxin Covid-19 thứ 2
Lưu ý sau khi tiêm vacxin Covid -19 mũi thứ 2: Theo nghiên cứu, tiêm mũi 2 vacxin Covid-19 của công ty Astrazeneca sẽ ít có phản ứng phụ hơn so với liều thứ nhất.
Nhiều kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng người lớn tuổi có xu hướng ít có tác dụng phụ khi tiêm đáng lo ngại so với người trẻ. Điều này có thể gây ra vì hệ thống miễn dịch của người lớn tuổi không có phản ứng mạnh hay nhận thức về cơn đau của người lớn tuổi đã được nâng cao.
4. Khi nào nên gọi ngay cho bác sĩ/bệnh viện gần nhất?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định rằng biến chứng nghiêm trọng do tiêm vacxin gây ra là cực kỳ hiếm gặp, trong khi đó lợi ích do vacxin và tiêm chủng mang lại lớn hơn rất nhiều. Khi gặp các phản ứng phản vệ dưới đây, người được tiêm vacxin cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán tình hình và nguyên nhân nhằm xử trí và điều trị kịp thời.
- Sốt cao (>38 độ): Nên uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt an toàn, mặc quần áo thoáng, lau mát với nước ấm, đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng.
- Co giật: Co giật có thể kèm sốt hoặc không, dùng thuốc chống co giật theo phác đồ xử trí co giật.
- Áp xe: Có thể là áp xe vô khuẩn hay áp xe nhiễm khuẩn, rò dịch. Trường hợp áp xe do nhiễm khuẩn, nên dùng thuốc kháng sinh để điều trị.
- Nhiễm khuẩn huyết: Biến chứng trầm trọng và nguy hiểm là sốc nhiễm trùng. Cần đến bệnh viện sớm để điều trị sốc theo phác đồ của bác sĩ, tránh các biến chứng.
- Phản ứng quá mẫn cấp tính: Trong trường hợp bị phản ứng nặng nên xử trí như trường hợp phản ứng phản vệ.
- Phản ứng phản vệ: Do nhiều nguyên nhân gây ra, thường các có triệu chứng như vật vã, mẩn ngứa, ban đỏ, mề đay, mạch khó bắt, huyết áp tụt, khó thở, đau bụng, co giật… Cần được đến bệnh viện ngay để cấp cứu kịp thời.
- Huyết khối: Đau đầu dai dẳng, dữ dội, triệu chứng thần kinh khu trú, co giật, mờ hoặc nhìn đôi, khó thở hoặc đau ngực, đau bụng hay đau bụng dữ dội, đau, phù chi dưới, có thể biểu hiện chảy máu, xuất huyết da, xuất huyết nội tạng.
Xem thêm: Vaccine Moderna là gì? Những ai nên tiêm ngừa vắc xin mRNA-1273 của Moderna
Cách để giảm phản ứng phụ sau khi tiêm vacxin Covid-19
V. Những câu hỏi thường gặp về phản ứng phụ sau khi tiêm vacxin Covid-19
1. Làm gì để giảm phản ứng phụ sau khi tiêm vacxin Covid-19?
Có thể sử dụng thuốc chứa thành phần paracetamol/acetaminophen nếu cần giảm những phản ứng phụ như đau và/hoặc sốt. Cần báo cáo tác dụng phụ trực tiếp bằng cách truy cập vào website https://contactazmedical.astrazeneca.com/.
2. Vaccine Covid-19 có phản ứng phụ lâu dài nào không?
Vì vaccine Covid-19 là vacxin mới, chưa có dữ liệu nghiên cứu dài hạn. Tuy nhiên, COVID-19 Vacxin AstraZeneca đã được cung cấp cho hàng ngàn người trong những thử nghiệm lâm sàng. Họ đang và sẽ được theo dõi cẩn thận trong vòng 12 tháng. Dựa trên phân tích sơ bộ từ dữ liệu gộp của 4 thử nghiệm lâm sàng được tiến hành tại Vương quốc Anh, Brazil và Nam Phi.
Tại thời điểm phân tích, 23.745 người tham gia từ 18 tuổi trở lên được phân nhóm ngẫu nhiên và được tiêm vacxin COVID-19 Vaccine AstraZeneca hoặc liều đối chứng. Trong số này, 12.021 người được tiêm ít nhất 1 liều vaccine COVID-19 Vaccine AstraZeneca.
3. Vaccine có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Lưu ý sau khi tiêm vacxin Covid-19: Hiện tại, chưa có dữ liệu nghiên cứu về ảnh hưởng của vacxin Covid-19 trên khả năng sinh sản ở người. Các thử nghiệm lâm sàng tiếp theo đã được lên kế hoạch và thông tin liên quan sẽ được cung cấp cho những bác sĩ.
Xem thêm: Biến chủng Virus Corona là gì? Biến thể Covid nguy hiểm tới mức nào?
VI. Kết luận
Chúng tôi đã chia sẻ thông tin quan trọng về hiện tượng sốc phản vệ sau tiêm và những điều cần phải lưu ý sau khi tiêm vacxin. Hy vọng rằng, bài viết trên đã giúp các độc giả hiểu rõ về một số tác dụng phụ sẽ gặp phải sau khi tiêm vắc xin Covid lần đầu và lần thứ hai, biết khi nào nên gọi cho bác sĩ để được chuẩn đoán tình hình nhằm xử lý các triệu chứng nặng kịp thời. Hãy theo dõi và cập nhật các thông tin sớm nhất về tình hình dịch bệnh và việc tiêm ngừa vaccine covid-19 chính xác từ bộ Y Tế và thế giới trên website của 123job.vn nhé!