Nợ xấu là thuật ngữ được dùng phổ biến trong ngân hàng để chỉ các khoản nợ khó đòi khi cho vay. Khi rơi vào tình trạng nợ xấu sẽ dẫn tới rất nhiều hậu quả. Vậy nợ xấu là gì? Những câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Chắc hẳn không một ai là chưa từng nghe đến thuật ngữ "nợ xấu" nhất là những cá nhân hoặc doanh nghiệp đã từng vay vốn ngân hàng và tổ chức tín dụng. Thế nhưng có rất nhiều người chưa hiểu rõ định nghĩa về nợ xấu là gì cho đến lúc chính bản thân bị ngân hàng hay tổ chức tín dụng từ chối cho vay vốn thì mới biết mình đang bị vướng nợ xấu. Vậy nợ xấu là gì? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải thích cho bạn thuật ngữ nợ xấu là gì và cách để kiểm tra nợ xấu. Hãy cũng theo dõi nhé!

I. Nợ xấu là gì?

Nợ xấu còn được gọi là nợ khó đòi, nợ quá hạn. Đây là thuật ngữ ở trong ngành ngân hàng dùng để chỉ những cá nhân, doanh nghiệp khi vay vốn nhưng đến khi tới hạn trả nợ theo cam kết trong hợp đồng tín dụng thì lại không có khả năng thanh toán đầy đủ nợ xấu bao gồm cả gốc lẫn lãi.

Trường hợp rơi vào nhóm nợ quá hạn thường được phân loại trên CIC. Người vay nợ sẽ rất khó khăn khi vay sau này tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.

Ngành ngân hàng chia những khoản nợ vào 3 nhóm:

  • Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn).
  • Nhóm 4 (nợ nghi ngờ).
  • Nhóm 5 (nợ có nguy cơ mất vốn cao).

Hay nói một cách đơn giản về nợ xấu là gì thì đó là các khoản nợ đã quá hạn thanh toán trên 90 ngày so với thời hạn trong cam kết trên hợp đồng mà người vay vẫn không thanh toán đủ cả gốc và lãi.

Ngân hàng sẽ dựa vào khả năng chi trả nợ của người vay để tiến hành tính toán và xếp những khoản nợ đã quá hạn vào nhóm phù hợp.

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là gì?

II. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân phát sinh nợ xấu ngân hàng. Đó có thể là những nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:

  • Do người vay quên không trả nợ với ngân hàng, công ty tài chính. Điều này dẫn đến tất toán chậm cả gốc lẫn lãi.
  • Người đi vay không quản lý, kiểm soát tốt số tiền, nguồn vốn đi vay sử dụng không hợp lý. Nên đến hạn thanh toán không đủ khả năng thanh toán nợ.
  • Người vay xem nhẹ việc trả chậm những khoản phí phạt, cho rằng trả nợ chậm một thời gian cũng không sao.
  • Không thanh toán hay thanh toán nhưng không đủ khoản phí sử dụng thẻ tín dụng dựa theo quy định của ngân hàng đặt ra.
  • Sử dụng thẻ tín dụng vượt hạn mức thấu chi tài khoản, không đủ tiền trả nợ khi đến hạn.
  • Bị mất khả năng thanh toán những khoản chi vào mua hàng trả góp, chi tiêu dùng, khoản phí phạt.

Xem thêm: Ngân hàng điện tử là gì? Vị thế của ngân hàng điện tử trong thời đại 4.0

III. Phân loại nhóm nợ xấu trên hệ thống CIC

Hiện nay, trên hệ thống CIC – Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam nợ xấu được chia ra 5 nhóm nợ. Bao gồm đặc điểm của những nhóm nợ xấu như sau:

1. Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn

Các khoản nợ mà người vay có khả năng thanh toán cả gốc lẫn lãi theo thời hạn cam kết ở hợp đồng tín dụng.

Các khoản nợ trong như hạn cam kết hợp đồng.

Các khoản nợ quá hạn nhưng thời gian nợ quá hạn dưới 10 ngày. Trường hợp này phải trả thêm tiền lãi phạt quá hạn là 150%.

2. Nhóm 2 – Nợ cần chú ý

Các khoản kiểm tra nợ xấu quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày theo trong hợp đồng vay.

Các khoản nợ được cơ cấu lại về thời hạn trả nợ lần đầu.

3. Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn

Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày nhưng chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ.

Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu mà vẫn trả quá hạn dưới 30 ngày.

Các khoản nợ được miễn trả lãi hay giảm lãi vì lý do người vay không có khả năng chi trả lãi theo hợp đồng tín dụng của người vay.

4. Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ mất vốn

Các khoản kiểm tra nợ xấu quá hạn từ 90 ngày tới dưới 180 ngày theo hợp đồng tín dụng.

Các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu nhưng vẫn trả quá hạn từ 30 ngày tới dưới 90 ngày.

Các khoản nợ đã được ngân hàng, công ty tài chính cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai.

5. Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn

Các khoản nợ quá hạn trên 180 ngày trở lên trong hợp đồng.

Các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu nhưng trên 90 ngày trở lên theo ngày trả nợ đã cơ cấu lại lần đầu mà vẫn không thanh toán.

Các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai nhưng vẫn quá hạn trả nợ đã cơ cấu lại lần hai.

Các khoản nợ đã được kiểm tra nợ xấu cơ cấu lại về thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.

Xem thêm: Lựa chọn ngay top 10 ngân hàng Việt Nam chuyển tiền không lo mất phí

IV. Những tác hại khi vào danh sách nợ xấu của ngân hàng

Mặc dù nhiều người đã biết nợ xấu ngân hàng là gì nhưng vẫn để cho mình rơi vào nhóm nợ. Dù vay tín chấp hoặc thế chấp ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng đi chăng nữa thì khi rơi vào nhóm nợ xấu thì cũng đều có thể tạo ra sự ảnh hưởng xấu với chính người đi vay.

Khi anh/chị đi vay tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng thì họ sẽ gửi thông tin của anh/ chị cho CIC. Sau đó, tổ chức CIC sẽ tổng hợp thông tin tín dụng, lập cơ sở dữ liệu để đánh giá và phản ánh về lịch sử tín dụng của anh/chị.

Và nếu anh/chị rơi vào bất kỳ trường hợp nào thuộc phân loại nợ xấu ngân hàng như mục 3 thì sẽ bị CIC ghi vào danh sách lịch sử tín dụng. Nếu bị ghi danh sách nợ xấu ngân hàng, tín dụng thì sẽ dẫn tới nhiều tác hại. Cụ thể còn tùy vào việc anh/chị thuộc nhóm nợ nào.

1. Ở nhóm nợ xấu 1 và 2

Nếu ở nợ nhóm 1 và nợ nhóm 2 thì về sau này, khi có nhu cầu đăng ký vay tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng cần phải:

  • Thanh toán hết những khoản nợ từng có trước đó.
  • Chứng minh với ngân hàng, tổ chức tín dụng mình không thường xuyên bị xếp vào nhóm nợ xấu ngân hàng.
  • Chứng minh khả năng tài chính, thu nhập ổn định và có khả năng để chi trả khoản nợ.
  • Có người bảo lãnh cho vay, người bảo lãnh phải đáp ứng được đủ các điều kiện do ngân hàng, tổ chức tín dụng yêu cầu.
  • Có tài sản đảm bảo giá trị khi vay ngân hàng.

2. Ở nhóm 3, 4 và 5

Nếu kiểm tra nợ xấu nằm ở nợ nhóm 3, 4 và 5 thì việc đăng ký vay tại những ngân hàng và tổ chức tín dụng uy tín là điều hoàn toàn không thể. Phải chờ thời gian 2 năm để điểm CIC có thể quay trở lại mức bình thường thì mới có thể tiếp tục vay.

Tuy nhiên, không phải đi vay ở mọi ngân hàng nào cũng được. Có một số ngân hàng rất khắt khe, không bao giờ chấp nhận cho những khách hàng đã từng có nợ xấu đăng ký vay.

Như đã thấy, bị nợ xấu có ảnh hưởng vô cùng lớn tới việc đi vay sau này. Tuy nhiên, vẫn có không ít người để bản thân rơi vào tình cảnh nợ xấu ngân hàng.

Nếu anh/chị có lịch sử tín dụng bị nợ xấu ngân hàng thì hãy liên hệ với dòng vốn. Đơn vị trung gian uy tín kết nối ngân hàng với người vay vốn.

Dòng vốn đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nợ xấu. Đặc biệt từng giúp rất nhiều khách hàng nợ nhóm 1, 2, 3, 4, 5 tìm giải pháp hợp lý. Để từ đó có thể tiếp tục vay vốn ngân hàng với tỷ lệ thành công cao.

Liên hệ với dòng vốn, những chuyên gia tài chính sẽ tư vấn để giúp anh/chị giải quyết các khó khăn hiện tại và làm hồ sơ vay vốn mới với lãi suất ưu đãi.

Xem thêm: Các ngân hàng Việt Nam nào liên kết với ví airpay? Cách sử dụng ví airpay

V. Những lý do thường gặp làm phát sinh nợ xấu

Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng nhưng không biết kiểm soát có thể dẫn tới việc mất khả năng thanh toán, trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.

Mua hàng hóa trả góp nhưng không đóng tiền đủ và đúng hạn như trong cam kết cho vay tiền đã ký.

Khách hàng cố tình chây lì, không thanh toán tiền nợ dẫn tới khoản vay bị quá hạn, chuyển thành nợ xấu…

Chậm thanh toán liên tục vài tháng.

Không thanh toán dẫn đến tài sản đem thế chấp bị gán nợ.

Bị kiện ra tòa do có khoản nợ phát sinh với những cá nhân hay doanh nghiệp khác.

Khách hàng xảy ra trường hợp bất ngờ, khách hàng quên, hay cố tình không chấp nhận những khoản phí phạt do quá hạn thanh toán, dẫn tới khoản phí phạt này chuyển thành khoản nợ quá hạn.

VI. Thông tin nợ xấu sẽ lưu lại trong vòng bao lâu?

Đối với trường hợp nợ xấu ngân hàng nhưng các khoản vay không lớn (dưới 10 triệu đồng) sẽ không bị lưu trữ lịch sử nợ xấu. Tuy nhiên, nếu những khoản vay trên 10 triệu đồng trở lên thì bị lưu trữ lịch sử nợ xấu trên hệ thống CIC trong thời gian 5 năm.

Xem thêm: FDI là gì? Điểm tên các dự án FDI nổi bật tại Việt Nam đầu năm 2021

VII. Có cách nào xóa nợ xấu ngân hàng hay không?

Sau khi đã hiểu rõ khái niệm nợ xấu là gì và những tác hại mà nợ xấu gây ra thì nhiều người đặt ra câu hỏi rằng: Liệu có cách xóa nợ xấu ngân hàng nào hay không?

Cách duy nhất trong trường hợp này chính là trong thời gian ngắn nhất tất toán toàn bộ các khoản vay cho ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Hàng tháng, thông tin tín dụng của khách hàng được cập nhật 1 lần. Sau khi thanh toán hết khoản vay nên yêu cầu ngân hàng ra văn bản xác nhận đã trả hết nợ.

Hiện nay, có một vài ngân hàng chấp nhận nếu có lý do khách quan hợp lý và tình hình tài chính của khách hàng tốt. Vẫn có thể vay trở lại sau thời gian 12 tháng tất toán nợ xấu. Nhưng đa phần theo quy định của ngân hàng nếu những khách hàng đã có lịch sử nợ xấu thì bắt buộc phải sau khoảng thời gian 5 năm mới sẽ xem xét lại khoản cho vay mới.

Cách xóa nợ xấu ngân hàng

Cách xóa nợ xấu ngân hàng

VIII. Một số lời khuyên để tránh rơi vào các nhóm nợ quá hạn

Nợ quá hạn và nợ xấu thực sự gây ra vô cùng nhiều ảnh hưởng tới người đăng ký vay. Vì vậy, để tránh rơi vào các nhóm nợ quá hạn, anh/chị có thể tham khảo một số lời khuyên sau:

1. Đánh giá tình hình tài chính của mình trước khi vay

Trước khi định đăng ký vay ngân hàng hay công ty tài chính nào, anh/chị nên tính toán kỹ lãi suất vay và nếu vay hàng tháng thì phải trả bao nhiêu tiền.

Sau đó đánh giá về nhu cầu vay vốn và thu nhập của bản thân, liệu có đủ khả năng để trả lãi hàng tháng không. Nếu thấy khoản tiền phải trả hàng tháng vượt quá khả năng thì không nên vay hoặc giảm số tiền vay xuống.

2. Không cố gắng vay nếu lịch sử vay tiền không đẹp

Nếu trong 2 năm gần nhất tính đến thời điểm hiện tại lịch sử vay tiền của anh/ chị không tốt thì không nên cố gắng vay. Nhất là đối với những người đang sử dụng Credit card.

3. Chú ý thời hạn trả nợ, trả đúng hạn

Nếu đã biết nợ xấu là gì và hậu quả của nó rồi thì anh/chị đừng bao giờ để bản thân rơi vào tình huống này. Để làm được điều đó thì hãy luôn luôn ghi nhớ chính xác thời điểm phải thanh toán trên hợp đồng và chủ động chuẩn bị trả nợ.

4. Có kế hoạch vay vốn rõ ràng

Cần có kế hoạch vay vốn rõ trước khi vay vốn từ các ngân hàng hoặc công ty tài chính. Hãy xác định:

  • Nhu cầu vay của bản thân là bao nhiêu?
  • Sử dụng vốn vay vào các mục đích gì?
  • Mua sắm các đồ dùng, thiết bị nào?

Phải tính toán đầy đủ, thống kê số tiền vốn cần vay chi tiết. Đồng thời nên dự trữ một khoản tiền vay để có thể kịp thời xoay sở việc thanh toán khoản vay nếu gặp tình huống phát sinh.

5. Sử dụng vốn vào đúng mục đích

Sau khi nhận vốn vay từ ngân hàng, hãy sử dụng đúng mục đích, kế hoạch để có thể mang lại lợi nhuận cho bản thân/doanh nghiệp. Từ đó, giúp bản thân/doanh nghiệp có đủ khả năng kinh tế để chi trả nợ đúng hạn.

6. Liên hệ với ngân hàng khi không thể trả nợ được đúng hạn

Nếu không may anh/chị bị mất khả năng thanh toán nợ theo như thời hạn như trong hợp đồng. Hãy liên hệ với ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay để có thể được tư vấn hỗ trợ, kiểm tra nợ xấu và tìm ra phương án tối ưu nhất.

Tuyệt đối đừng bao giờ cắt đứt liên lạc với ngân hàng hoặc công ty tín dụng để trốn nợ. Vì như vậy khả năng cao ngân hàng có thể kiện anh/chị ra tòa để giải quyết những khoản vay.

Xem thêm: Các chỉ số KPI tài chính phổ biến trong doanh nghiệp

IX. Kết luận 

Trên đây là giải đáp vấn đề nợ xấu là gì và những thông tin cần thiết liên quan đến kiểm tra nợ xấu. Hy vọng rằng qua bài viết này anh/chị đã hiểu rõ về định nghĩa nợ xấu và các tác hại mà nợ xấu gây ra.