Trong quản trị doanh nghiệp, có rất nhiều mô hình, công cụ được đưa ra để ứng dụng. Tùy theo quy mô và cơ cấu tổ chức của mỗi doanh nghiệp, mỗi bên sẽ áp dụng một mô hình quản trị khác nhau. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về OKR trong bài viết dưới đây.
Hiện nay, quản trị mục tiêu OKR là một thuật ngữ khá quen thuộc trong kinh doanh, tuy nhiên bạn đã hiểu đúng OKR là gì chưa? Trong quản trị doanh nghiệp, có rất nhiều mô hình, công cụ được nghiên cứu và đưa ra để ứng dụng. Hiện nay mô hình tiêu biểu được các công ty công nghệ lớn như Google, Twitter, LinkedIn áp dụng chính là OKR. Vậy mô hình OKR là gì? Tất cả sẽ được 123job giải đáp trong bài viết dưới đây.
I. OKRs là gì? OKRs là viết tắt của từ gì?
1. Tài liệu về OKR
Tài liệu về OKR
Tài liệu hướng dẫn mô hình OKR cá nhân, OKR cho CEO, giáo trình ỌKRs được Biên dịch bởi Phạm Thống Nhất
2. Cấu trúc của OKR
Cấu trúc mô hình này gắn liền với định nghĩa OKR là gì, nó được xây dựng xoay quanh 2 yếu tố: Mục tiêu (Objective) và Kết quả then chốt (Key Result). Với mỗi yếu tố, sẽ có các câu hỏi tương ứng:
Có thể hiểu, mục tiêu (Objectives) sẽ được đặt ra cho từng phòng ban hoặc các cá nhân. Còn kết quả then chốt (Key Result) là những bước đo lường cần thiết để đạt được mục tiêu đã đề ra. Hệ thống này sẽ được áp dụng xuyên suốt bộ máy tổ chức trong các doanh nghiệp, từ ban lãnh đạo xuống phòng ban cho đến từng cá nhân. Từ đó tạo ra một mối liên kết giữa những tầng lớp trong tổ chức, chúng sẽ tác động lên nhau giúp mọi người có chung một chí hướng.
3. Nguyên lý hoạt động của OKR
Hiểu được quản trị mục tiêu mô hình OKR là gì, vậy OKR hoạt động như nào? OKR là một mô hình để quản lý mục tiêu doanh nghiệp, tuy nhiên OKR hoạt động có phần khác biệt hơn vì dựa trên hệ thống niềm tin. Có 4 yếu tố nằm trong hệ thống niềm tin của OKR, cụ thể là:
- Tính tham vọng: Khi đặt ra mục tiêu, nó cần cao hơn so với ngưỡng năng lực
- Tính đo lường được: Những kết quả then chốt phải định lượng và đo lường được
- Tính minh bạch: Tất cả thành viên nằm trong tổ chức công ty, từ CEO cho đến thực tập sinh đều theo dõi được OKR của doanh nghiệp
- Tính hiệu suất: OKR không sử dụng để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên
Xem thêm: Mục tiêu là gì? Cách xác định mục tiêu giúp đạt hiệu quả cao nhất
II. Nguồn gốc cốt lõi của phương pháp OKRs
1954 – Phương pháp OKRs bắt nguồn từ Management By Objectives (MBO), phương pháp quản trị theo mục tiêu do Peter Drucker khởi xướng vào năm.
1954. Tinh thần xuyên suốt của MBO là thiết lập mục tiêu để tạo nên hiệu suất cao hơn cho nhân viên, cho doanh nghiệp.
1970s – Trên cơ sở kế thừa nguyên lý MBO, Andy Grove đã phát triển OKRs trên gốc MBO nhưng khắc phục được các điểm yếu của MBO.
1999 – John Doerr – một nhân viên thân cận của Andy Grove, sau khi rời khỏi Intel đã tiếp tục phát triển OKRs. John Doerr đã mang OKRs đến với Google và góp phần mang đến thành công vượt trội cho Google.
2010 – OKRs sau khi được áp dụng và kiểm chứng sự thành công tại Google đã được hàng loạt tập đoàn, công ty hàng đầu trên thế giới ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực áp dụng. Có thể kể đến những công ty như: Youtube, Amazon, Twitter; Dropbox; Linkedin; Oracle; Uber… Tại Việt Nam, OKRs cũng đã được một số công ty áp dụng như là: FPT; CareerBuilder; Tinh Vân; SEONGON.
Mô hình OKR là gì?
III. Phân loại OKRs
1. OKRs cam kết
Đây là các OKRs khi đặt ra phải đạt được 100%. Những mục tiêu cam kết cần thách thức nhưng chúng phải thực tế và bạn vẫn có thể đạt được nếu bạn có sự nỗ lực và tập trung. Nếu cần thiết nguồn lực và kế hoạch nên được điều chỉnh để đảm bảo các mục tiêu này được hoàn thành.
2. OKRs mở rộng/khát vọng
OKRs mở rộng/khát vọng là cách chúng ta muốn thế giới trông như nào. Đôi khi chúng được gọi bằng những tên khác nhau: mục tiêu tham vọng, mục tiêu kéo dãn, mục tiêu kéo dài, mục tiêu 10x hoặc “Moonshot”. Với OKRs khát vọng, không có con đường rõ ràng để đạt được điều đó, không có kiến thức thực sự về những nguồn lực nào sẽ cần thiết.
OKRs khát vọng có thể luân chuyển từ quý này sang quý khác, hay năm này sang năm khác. Đôi khi, chúng thậm chí có thể được chỉ định lại cho những nhóm khác nhau. Kết quả trung bình dự kiến nên đạt được của OKRs khát vọng là 70%. Để sử dụng OKRs này, tổ chức cần phát huy hầu hết những nguyên tắc của OKRs. Hãy lưu ý, rất nhiều tổ chức vội vàng sử dụng phương pháp OKRs khát vọng và đã thất bại.
Với mỗi tổ chức, cách hợp lý là sử dụng phương pháp OKRs cam kết trong một số chu kỳ đầu tiên, điều đó sẽ cho mọi người có thời gian làm quen với OKRs không bị quá sức. Nó giống như việc bạn cần phải khởi động trước khi vào thi đấu một môn thể thao.
Xem thêm: Quản trị truyền thông là gì? Nhà quản trị truyền thông giỏi cần những yếu tố gì?
IV. Nguyên tắc cốt lõi để thực hiện OKRs thành công
1. Sự am hiểu và cam kết của người quản lý cao nhất
Điều kiện quan trọng nhất để thực hiện phương pháp OKRs, chính là tìm hiểu và sự cam kết của người lãnh đạo cao nhất với OKRs. Trong quá trình tư vấn cho doanh nghiệp về OKRs, VNOKRs chúng tôi đã gặp rất nhiều những doanh nghiệp thất bại với OKRs chỉ vì người lãnh đạo không coi đây là một điều quan trọng.
Sau khi thiết lập OKRs, nếu người quản lý cao nhất luôn nghĩ có mục tiêu khác quan trọng hơn và không tập trung vào những mục tiêu đã cam kết, tất nhiên nhân viên cũng sẽ không tập trung vào các mục tiêu của OKRs nữa.
2. Sự đồng lòng và cam kết của tổ chức
Đảm bảo rằng tổ chức của bạn đều đã hiểu rõ về OKRs và có quyết tâm để thực hiện nó. Hãy bắt đầu việc này bằng những buổi thuyết trình truyền cảm hứng. Hãy nhớ rằng bạn cần thuyết phục chứ không phải là ép buộc.
OKRs đòi hỏi sự tập trung và cam kết của cả tổ chức, không một ai đi chệch hướng mục tiêu quan trọng của tổ chức đã đề ra. Vì vậy bạn cần phải là người hướng dẫn, giúp đỡ và giải thích cho mọi người hiểu về OKRs và đồng lòng thực hiện nó.
Hãy bắt đầu bằng cách nói rõ lý do với tất cả mọi người về việc “Tại sao chúng ta cần OKRs” và “ Tại sao chúng ta nên chọn OKRs”.
3. Văn hóa trao đổi tích cực
Một điều kiện tiên quyết quan trọng khác để áp dụng mô hình OKRs thành công là văn hóa trao đổi tích cực, điều mà rất nhiều doanh nghiệp đang còn thiếu.
OKRs là công khai, mỗi thành viên trong tổ chức sẽ tự thiết lập mục tiêu riêng của mình và hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Điều đó đòi hỏi sự giao tiếp, trao đổi giữa các bộ phận và giữa các cá nhân với nhau. Các thành viên trong công ty nên sẵn sàng đưa ra các phản hồi mang tính xây dựng lẫn nhau để họ cùng nhau đưa ra những OKRs tốt hơn.
4. Theo dõi tiến độ liên tục
Đừng chỉ đặt ra mô hình OKRs của bạn và để đấy. Bạn phải biến chúng thành thói quen làm việc của nhân viên bằng cách thực hiện Check-in OKRs.
Việc Check-in được thực hiện liên tục trong suốt chu kỳ OKRs với tần suất là hàng tuần, nó là công cụ mạnh nhất để khiến OKRs được theo dõi và trở thành một phần văn hoá của doanh nghiệp. Thời gian của một buổi check-in nên ngắn và giới hạn trong một giờ hay ít hơn.
Thông qua các buổi Check-in, người quản lý có thể theo dõi tiến độ của nhân viên một cách liên tục. Sớm phát hiện ra các vấn đề nghiêm trọng và đưa ra phương hướng giải quyết. Từ đó mà luôn giữ OKRs đi đúng hướng.
V. Cách viết OKRs đúng
OKRs gồm Objective và Key Results. Mỗi bộ OKRs thuộc về 1 chủ sở hữu duy nhất. Vì vậy bí quyết để toàn bộ tổ chức thực hiện OKRs tốt đó là tất cả thành viên trong tổ chức đều phải biết cách viết OKRs tốt.
Để viết được một OKRs tốt bạn cần phải bám sát vào công thức viết OKRs của John Doerr và những tính chất của Objective cũng như Key Results.
I will (Objectives) as measured by (Key Result)
Tôi sẽ đạt được (Mục tiêu) được đo bằng (kết quả chính) này.
Objective: Là những gì bạn cần phải đạt được, không hơn không kém (What). Objective cần đảm bảo các tính chất: Quan trọng, Rõ ràng, Định hướng hành động, Truyền cảm hứng và có thời hạn.
Key Results: Là những điểm chuẩn, thước đo và cột mốc cho biết làm thế nào chúng ta đạt được mục tiêu (How). Key Results cần đảm bảo các tính chất: Cụ thể, Có thời hạn, Quyết liệt nhưng vẫn phải thực tế, Đo lường và chứng minh được.
“Khi những kết quả chính (KRs) hoàn thành thì có nghĩa là bạn đạt được mục tiêu (O)”
Xem thêm: Hội đồng quản trị BOD là gì? Vai trò của BOD đối với doanh nghiệp
VI. Kết luận
Trên đây là những nội dung về OKRs, hy vọng các bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan về OKRs. Từ đó hiểu được OKRs là gì và có thể áp dụng OKRs một cách chính xác vào chính doanh nghiệp của mình trong thời gian ngắn nhất.