Pitching được hiểu như thế nào trong agency và startup? Liệu rằng chúng ta đã hiểu đúng về thuật ngữ pitching là gì? Tìm hiểu thêm thông tin để có những cái nhìn sâu xa hơn về từ ngữ chuyên ngành nhé!

Thuật ngữ pitching là gì hơi xa lạ với nhiều người vì không phải ai cũng quan tâm đến pitching cũng như có cơ hội pitching. Tuy nhiên, nếu bạn làm trong ngành agency hay đã từng kêu gọi vốn đầu tư thì pitching là gì lại rất quen thuộc với bạn. 

I. Thuật ngữ liên quan đến Pitching 

Thực ra, không phải tất cả mọi người đều cần biết pitching là gì vì thuật ngữ này chỉ được dùng chủ yếu trong một vài trường hợp và ngành nghề nhất định. Trong agency và startup, pitching là gì lại được hiểu theo cách khác nhau, tìm hiểu thử nhé!

1.1 Pitching là gì?

Pitching trong tiếng anh được hiểu là một bài trình bày trước nhiều người nhằm thuyết phục khách hàng của doanh nghiệp. 

pit1

Pitching là gì

1.2 Pitching trong startup

Ở Việt Nam vài năm gần đây, có một chương trình startup nổi tiếng mà hầu hết những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh đều biết - Shark Tank. Trong startup, chúng ta có thể hiểu pitching là việc trình bày ý tưởng trước nhà đầu tư để kêu gọi vốn đầu tư

Ví dụ điển hình là những chủ doanh nghiệp hay chủ dự án đưa ra ý tưởng độc đáo của mình để kêu gọi vốn đầu tư tại Shark Tank từ những nhà đầu tư thiên thần. 

1.3 Pitching trong agency

Trong agency, khi được hỏi pitching là gì người ta sẽ nghĩ ngay đến những buổi trình bày ý tưởng dựa trên bản tóm tắt nhu cầu của khách hàng hay còn gọi là brief. Mục đích của buổi pitching là gì? Việc trình bày ý tưởng này nhằm thu hút và thuyết phục khách hàng lựa chọn agency của mình để thực hiện dự án.  

pit2

Pitching là gì trong agency

Người trình bày ý tưởng trong những buổi này thường là account hoặc giám đốc doanh nghiệp. Pitching trong agency khá khắc nghiệt vì dự án chính là nguồn doanh thu của doanh nghiệp vậy nên nhiều agency nhỏ hay chưa có tiếng thì chính giám đốc sẽ là người tham gia pitching.

Hình thức tổ chức và nội dung pitching là gì sẽ tùy thuộc vào sự sắp xếp của khách hàng. Theo thường lệ, một dự án của khách hàng sẽ có nhiều agency xin được pitching với mong muốn được lựa chọn. Vì tính bảo mật ý tưởng mà buổi pitching thường diễn ra bí mật giữa khách hàng với từng agency. Tuy nhiên, cũng có nhiều khách hàng tổ chức theo hình thức nhiều agency cùng tham gia pitching. Khi thực hiện theo cách này thì khách hàng có thể có được nhiều idea khác nhau và tóm lược lại những ý tưởng họ thích nhất và yêu cầu một bên agency làm. Điều này chứng tỏ được sự khắc nghiệt trong những buổi pitching trong truyền thông. 

II. Công thức Pitching thành công

Khi đã hiểu pitching là gì và khi nào chúng ta cần pitching thì bạn sẽ dễ hình dung được những việc mình cần làm trong buổi pitching. Nếu bạn đang loay hoay với quá nhiều thông tin thì công thức pitching dưới đây sẽ giúp bạn ít nhiều sắp xếp lại thông tin.   

2.1Thời gian Pitching là gì?

Mỗi buổi pitching đều có thời gian tối thiểu và tối đa để bạn có thể trình bày ý tưởng của mình. Thời gian pitching được hiểu là tổng thời gian mà bạn có thể trình bày mọi thứ liên quan đến ý tưởng của bạn chưa tính thời gian hỏi đáp. Thường thì thời gian pitching này sẽ trong khoảng 5 - 10 phút, tùy vào từng dự án hoặc từng chương trình. 

2.2 Nội dung Pitching là gì?

Chỉ có vỏn vẹn 10 phút hoặc tối đa là 15 phút, làm sao để bạn tạo được điểm nhấn với nhà đầu tư hay khách hàng của mình. Vậy trong thời gian ngắn ngủi này, nội dung pitching là gì để nâng cao tỷ lệ phần trăm thành công trong buổi gọi vốn đầu tư? Dù chuẩn bị pitching cho agency hay một dự án startup nào đó, hãy chắc chắn rằng 80% nội dung trình bày của bạn nói về vấn đề của dự án hay những ý tưởng. 20% thời gian còn lại chính là giải pháp cũng là lý do mà họ phải chọn thay vì người khác. Trong startup hay agency, chắc chắn sẽ tồn tại một vài sự khác nhau, tuy nhiên dù trong hoàn cảnh nào, bạn vẫn phải đưa ra được lợi ích và tiềm năng khi họ chọn bạn. 

pit3

Nội dung Pitching là gì

2.3 Hình thức pitching là gì ?

Một yếu tố quan trọng không kém chính là hình thức pitching. Hình thức pitching là gì? Hình thức pitching sẽ gồm nội dung slide, câu chữ, hình ảnh và cách trình bày cũng như trang phục bạn sử dụng trong buổi pitching. 

Nếu bạn muốn đạt được thành công khi gọi vốn đầu tư hãy đảm bảo rằng mình đầu tư đủ thời gian để chuẩn bị cho những thứ cần thiết. Sẽ không ai muốn lắng nghe một người không thật sự nghiêm túc với chính ý tưởng của mình. Và nhà đầu tư có thể sẽ không bị thuyết phục bởi nội dung nhưng họ vẫn có thể đầu tư vào dự án của vạn vì sự nhiệt huyết và nghiêm túc theo đuổi ý tưởng của bạn. 

Khi trình bày ý tưởng kinh doanh, slide chiếu sẽ thể hiện một phần nội dung pitching là gì và  là một sự hỗ trợ không nhỏ trong phần thuyết trình của bạn. Vậy nên, hãy đầu tư câu chữ cẩn thận từ font chữ tới size chữ và cả hình ảnh phải phù hợp với nội dung bạn đang trình bày. Sau đó, hãy chuẩn bị cho bản thân một bộ trang phục không quá nghiêm túc nhưng phải đủ trang trọng và phù hợp với cá tính của bạn để bạn cảm thấy tự tin nhất và trình bày ý tưởng thật tốt. 

III. Quy trình Pitching hiệu quả

Nếu bạn là tay mơ trong việc kêu gọi vốn đầu tư và bạn chuẩn bị tham gia một cuộc kêu gọi vốn đầu tư tại một chương trình nào đó thì hãy tìm hiểu qua quy trình pitching là gì. Pitching là gì không còn là thuật ngữ xa lạ trong ngành agency hay startup, tuy nhiên để có được một buổi pitching hiểu quả thì bạn nên đi qua quy trình pitching để nâng cao tỷ lệ thành công hơn nữa.

3.1 Đặt vấn đề

Thời gian pitching không được kéo dài quá lâu vậy nên, bạn có thể mở đầu buổi gọi vốn đầu tư bằng việc đặt vấn đề trong vòng 1 phút. Hãy đảm bảo bạn không lan man vì thực tế, người nghe sẽ không quan tâm quá nhiều đến những vấn đề không quá quan trọng. Thứ hai, họ cũng không có quá nhiều thời gian dành cho phần pitching của bạn, vậy nên đừng lãng phí giây phút nào nhé!

3.2 Giới thiệu tính năng sản phẩm

Sau khi đã đi thẳng vào vấn đề, những nội dung mà người thuyết trình nên đưa vào pitching là giới thiệu về sản phẩm hay ý tưởng của mình. Hãy đảm bảo ý tưởng của bạn được trình bày thật nổi bật, thu hút và giải quyết được vấn đề đã đặt ra.  Là người trình bày, bạn phải hiểu rõ ý tưởng của mình hơn ai hết và hãy tận dụng kỹ năng thuyết phục của mình để mang lại hiệu quả. Tất cả sự tự tin dù muốn hay không cũng sẽ được thể hiện rõ ràng cho người nghe.

3.3 Mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh thường được quan tâm nhiều hơn trong những buổi pitching startup. Khi trình bày về ý tưởng, người đại diện phải chuẩn bị sẵn những thông tin về hợp đồng đã ký, số lượng đơn hàng, bản phân tích tài chính của doanh nghiệp trong thời gian qua. Để kêu gọi vốn đầu tư, những người đại diện cần phải có đủ kỹ năng thuyết phục và tạo được sự tin tưởng với nhà đầu tư và tài chính là vấn đề luôn được quan tâm. 

pit4

Pitching trong Satrtup là gì

3.4 Thông tin thị trường

Những nhà đầu tư đã kinh doanh trong thời gian khá lâu, họ hiểu được thị trường hiện tại hơn ai hết. Vậy nên, khi kêu gọi vốn đầu tư cho doanh nghiệp của bạn, đừng lo sợ hay dấu giếm điều gì, hãy thẳng thắn nhìn nhận và chia sẻ về thị trường mục tiêu cũng như dung lượng của thị trường. Nếu biết cách tận dụng những con số cụ thể kèm theo kỹ năng thuyết phục của người trình bày thì tỷ lệ phần trăm thành công sẽ rất cao.

3.5 Số tiền cần gọi vốn và kế hoạch sử dụng tiền vốn

Khi đã bước vào pitching, chắc chắn bạn nên biết mục đích của buổi pitching là gì, mình muốn gì, con số cụ thể là bao nhiêu và số vốn kêu gọi được sẽ đầu tư cho những mảng nào, tiềm năng ra sao. Để kêu gọi được số vốn đó, bạn cũng cần phải trình bày được tỷ lệ cổ phần hiện tại ở doanh nghiệp, số tiền vốn đã đầu tư, tỷ lệ sinh lời cũng như thời gian hoàn vốn dự kiến. Những con số luôn có sức mạnh thuyết phục lớn với những nhà đầu tư, vậy nên hãy chuẩn bị kỹ càng những kỹ năng cần thiết như kỹ năng thuyết phục để có được buổi gọi vốn đầu tư thành công.

IV. Những mẹo pitching thành công từ Shark Tank 

Quy trình pitching là phần chuẩn bị về nội dung và hình thức để bạn có thể có được phần trình tự tin nhất. Tuy nhiên, nếu không có kỹ năng thuyết phục kèm theo phần trình bày tự tin thì bạn sẽ khó đạt được mục tiêu trong buổi pitching.

4.1 Thực hành thật nhiều trước khi thuyết trình ý tưởng

Nếu bạn đã chuẩn bị được nội dung mà bạn thấy đủ tự tin, phần còn lại là hãy trau dồi và luyện tập để trình bày phần nội dung một cách ngắn gọn, tự tin và thuyết phục nhất. Thực ra, nếu nội dung của bạn có xuất sắc đến thế nào mà bạn không đủ sự chuẩn bị cũng như không đủ tự tin thì khả năng bạn “ra về tay không” chiếm phần trăm cao. 

Tập luyện trình bày ý tưởng trước nhiều người và nhiều lần sẽ giúp bản thân quen dần với bài trình bày cũng như tạo được mức độ cảm xúc nhất định. Hãy trình bày ý tưởng như bạn đang bán sản phẩm cho khách hàng của mình vì khách hàng chính là người mang lại doanh thu và lợi nhuận cho bạn. Kỹ năng thuyết phục thực sự rất cần thiết cho mỗi buổi pitching.

4.2 Hãy kể một câu chuyện tuyệt vời và tạo mối liên hệ cảm xúc

pitching trong bất cứ hoàn cảnh nào, mục đích pitching là gì thì cũng đừng quên lồng cảm xúc của bản thân vào câu chuyện và ý tưởng của bạn. Một câu chuyện hay đi kèm với cảm xúc sẽ mang lại sự hứng thú với người nghe vì họ tò mò về bạn và về câu chuyện của bạn. Để mang lại kết quả tốt hơn, bạn có thể thử kết nối cảm xúc với người nghe qua thông điệp và câu chuyện của ý tưởng để nâng cao mức độ cảm xúc của nhà đầu tư. Khi kết nối được cảm xúc, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư cho câu chuyện của bạn vì họ hiểu được mức độ cam kết của bạn với dự án cao như thế nào.

pit5

Kết nối Pitching cùng câu chuyện

4.3 Tạo dựng thương hiệu cá nhân với tư cách là người kinh doanh có hiểu biết

Bạn đang đi kêu gọi vốn đầu tư từ những nhà đầu tư thiên thần nhưng đừng nghĩ rằng bản thân thua kém và chưa đủ tự tin. Bất cứ ai cũng muốn được làm việc và hợp tác cùng một người đồng hành thông minh và có hiểu biết. Vì vậy, hãy cho nhà đầu tư thấy được họ cần đầu tư vào dự án này, không phải chỉ đầu tư vào ý tưởng và còn đầu tư vào chính con người bạn. Chỉ cần bạn xây dựng được thương hiệu cá nhân phù hợp với tố chất nhà đầu tư đang tìm kiếm thì việc đầu tư không còn quá xa vời. 

4.4 Làm nổi bật tính xác thực của sản phẩm bằng cách nói về doanh số bán hàng 

Nếu kêu gọi vốn đầu tư trong một buổi pitching startup thì đừng quên gắn những nội dung cần thiết cho pitching là gì như những con số cụ thể mà doanh nghiệp đã đạt được trong thời gian qua. Sẽ không còn điều gì đủ thuyết phục hơn những con số thực tế. Doanh số, chi phí hay con số dự kiến sẽ giúp cho nhà đầu tư hình dung được mức độ hiệu quả của doanh nghiệp và của ý tưởng. 

V. Kết luận 

Tìm hiểu đến đây chắc bạn cũng đã định hình được pitching là gì và làm sao để đạt được mục tiêu khi tham gia buổi pitching. Quy trình và công thức là những điều cơ bản nhất mà bạn có thể sử dụng để tạo nền tảng cho một buổi pitching. Tuy nhiên để phần trăm pitching thành công cao hơn, người trình bày cần tự phân tích và điều chỉnh để phù hợp với dự án hay ý tưởng của bạn. Mong rằng, những nội dung trên sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về pitching là gì.