Startup là gì? Khởi nghiệp là gì? Có thể coi hai thuật ngữ này là một hay không? 123job sẽ phân biệt rõ ràng cho các bạn biết sự khác nhau cơ bản giữa chúng để sau này không còn băn khoăn mỗi khi sử dụng.
Công ty Startup hay Startup là gì được xác định là một doanh nghiệp hay đơn giản chỉ là một dự án do cá nhân khởi xướng để tìm kiếm, phát triển hiệu quả và xác định một mô hình kinh doanh có thể mở rộng. Khi nói về khởi nghiệp và startup thì có thể nhiều người vẫn coi chúng là một vì bên ngoài nhìn chung là khá tương tự. Tuy nhiên, tinh thần kinh doanh của Startup cao hơn nhiều khi so với hoạt động khởi nghiệp thông thường. Vậystartup là gì, khởi nghiệp là gì? và khởi nghiệp kinh doanh là gì?
I. Startup là gì? Khởi nghiệp là gì?
Startup là gì? Khởi nghiệp là gì?
Khái niệm startup là gì? Startup là hoạt động kinh doanh phải đối mặt với sự không chắc chắn và bất ổn cao và đồng nghĩa với đó là tỷ lệ thất bại cũng cao không kém. Thực tế chứng minh cho thấy rằng một số ít các công ty Startup thành công thì có tiềm năng trở nên lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế của quốc gia.
Khi đề cập đến một khái niệm cụ thể nhất cho Startup là gì, chúng ta có thể tóm gọn ở ba yếu tố là: con người, sự sáng tạo và tăng trưởng. Startup được định danh bởi các nguồn nhân lực bên trong chứ không nằm ở những sản phẩm thuộc Startup. Đây cũng chính là lý do tại sao Startup luôn có giá trị được chuyển đổi thành tiền và có thể được bán đi mua lại. Nhà đầu tư luôn nhìn vào tiềm năng của bản kế hoạch phát triển của Startup, đánh giá tính khả thi của con người trong startup là gì? Vì vậy, có thể một startup ban đầu là thất bại, tuy nhiên khi được chuyển đổi sang một cá nhân khác lại trở nên kiện toàn và thành công,
Thứ hai, khi nhắc đến Startup là phải nói đến sự sáng tạo. Sản phẩm hay dịch vụ phải mang tính sáng tạo, tính mới, đáp ứng được nhu cầu khá đông đảo của người tiêu dùng nhưng chưa được thị trường thỏa mãn trước đó. Tuy nhiên, sáng tạo của Startup nên được hiểu ở quy mô rộng rãi hơn, có nghĩa là chúng mang tính mới và không có nghĩa là độc nhất vô nhị. Chúng hình thành và sáng tạo trên nền tảng là các giá trị sản phẩm hay công nghệ đã có trước đó. Nhiều doanh nghiệp Startup không sản xuất một sản phẩm mới hoàn toàn mà họ dựa vào các khía cạnh một sản phẩm cũ mà chưa thực sự được tối ưu. Các doanh nghiệp sáng tạo và phát triển các “diện mạo” mới cho sản phẩm đó, khiến sản phẩm có thiết kế mới, chức năng mới giúp thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của một bộ phận khách hàng mục tiêu đang có nhu cầu.
Nói đến Startup là hình dung đến những ý tưởng được thành lập và phát triển trong điều kiện không chắc chắn, thậm chí là không có được sự ủng hộ và gặp bất lợi về vốn. Rủi ro của công ty Startup có thể không có hoặc có ít, nói như vậy để thấy rằng sự không chắc chắn về điều kiện phát triển của một Startup. Đó chính là lý do công ty Startup luôn trang bị cho mình những phương án khi có những tình huống bất lợi xảy đến bất ngờ. Do vậy, nếu nói về tốc độ tăng trưởng của công ty Startup, người ta không thể đoán định được bởi tham vọng của họ không bị chi phối bởi giới hạn như một công ty bình thường khác. Họ xây dựng thương hiệu và bắt đầu với từng bước đi để định vị bản thân trên thương trường. Sau bước đó là tạo ảnh hưởng hay thậm chí là làm chủ và điều hướng những công ty khác cùng lĩnh vực buộc phải phát triển theo hướng của mình.
II. Đừng nhầm lẫn giữa Startup và khởi nghiệp kinh doanh
Đừng nhầm lẫn giữa Startup và khởi nghiệp kinh doanh
Startup là gì đến hiện tại vẫn là một khái niệm rộng và nó được định nghĩa đa dạng bởi các chuyên gia kinh tế khác nhau hay cá nhân sáng lập các công ty startup lớn. Tuy nhiên, dù chưa thể có một định nghĩa thống nhất cho khái niệm startup nhưng vẫn có thể phân biệt nó với hoạt động khởi nghiệp kinh doanh - một khái niệm gây hiểu lầm khá nhiều với startup.
Khi bàn luận về Startup là gì là người ta cũng nói đến khởi nghiệp là gì? Điều này là hoàn toàn có thể hiểu được,bởi nếu bạn tra từ điển hay tìm hiểu nghĩa thì kết quả sẽ là giống nhau. Tuy nhiên khi phân tích sâu sắc hơn về mặt ý nghĩa của chúng thì đừng nên dùng lẫn lộn hai từ vì chúng có sự khác nhau. Vậy sự khác nhau giữa khởi nghiệp kinh doanh và startup là gì?
Khởi nghiệp là gì? Khởi nghiệp kinh doanh là bắt đầu cho một sự nghiệp mà người thành lập công ty nào nào cũng phải trải qua. Một từ khác cũng tương đương với khởi nghiệp đó là lập nghiệp, là bước đầu trong tạo dựng sự nghiệp, hay bắt đầu làm chủ. Còn khi bàn về Startup là gì, chúng ta phải nhắc đến những kế hoạch phát triển cái gì đó sáng tạo ở trong bối cảnh điều kiện không được chắc chắn.
III. Mục tiêu và nguyên tắc khởi động một Startup là gì?
Mục tiêu và nguyên tắc khởi động một Startup là gì?
1. Mục tiêu của startup là gì?
Mục tiêu của startup hướng đến là gì? Khi bắt đầu thực hiện một công việc gì thì đều cần xác định mục tiêu. Với startup cũng vậy, họ có thể có những mục tiêu riêng với từng doanh nghiệp, nhưng xét cho cùng thì có những mục tiêu chung là hướng đến thời điểm không còn trong trạng thái startup. Điều này là đang nói đến sự ổn định trong định hướng phát triển, khách hàng, sản phẩm, phân phối. Startup là gì? Đó là sự mởi mẻ, chông chênh dễ sụp đổ, đó là toàn bộ những nghiên cứu, phân tích, thử nghiệm, đánh giá, hiệu chỉnh và lại quay lại như một vòng tròn. Mục tiêu của người sáng lập bao giờ cũng là đưa doanh nghiệp đi vào cái ổn định như bao công ty khác.
Khoảng thời gian cho hoạt động startup là gì? 1 đến 2 năm là khoảng thời gian trung bình cho những hoạt động mang ý nghĩa là startup đún nghĩa, nhưng một số công ty lại có thể kéo dài đến tận khoảng 5 năm, trong thời gian đó họ vẫn không ngừng hoạt động tìm kiếm và điều chỉnh lại bản thân cho phù hợp với thị trường. Có thể họ lại thất bại và bắt đầu lại.
2. Nguyên tắc khởi động Startup là gì?
Xác định thị trường bao gồm xác định nhu cầu của thị trường, xác định xu hướng trước khi xây dựng sản phẩm để lấy khách hàng làm trung tâm, tránh các ý tưởng có nguy cơ yểu. Xác định thị trường được thực hiện theo những cách khác nhau tùy nguồn nhân lực, nguồn vốn và quy mô phát triển, có thể thông qua khảo sát trực tiếp người dùng, khảo sát qua điện thoại, khảo sát bằng email, phương thức truyền miệng hoặc quan sát.
Trong Startup, nhiều quyết định được phát hiện ra trong sự không chắc chắn, và vì lý do đó, nguyên tắc quan trọng đối với Startup là phải nhanh nhẹn và linh hoạt. Người sáng lập có thể nhúng những tùy chọn để thiết kế phần khởi động theo các cách linh hoạt, để phần khởi động này có thể thay đổi dễ dàng trong tương lai.
Các công ty khởi nghiệp phải học hỏi với tốc độ rất cao bằng các hành động chủ động thử nghiệm, tìm kiếm,... Đế đánh giá hiệu quả hoạt động, người sáng lập nên startup thường xây dựng các giả thuyết về sản phẩm và tiến hành các thử nghiệm với khách hàng.
Từ những bài học quan trọng trong xác nhận thị trường mục tiêu và thị trường kinh doanh, tư duy thiết kế và khởi nghiệp tinh gọn, người sáng lập có thể tự thiết kế cho chính mình một mô hình kinh doanh riêng. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là không đi sâu vào mô hình kinh doanh quá sớm, ít nhất là trước khi có đủ kiến thức về xác nhận đúng thị trường.
IV. Thời đại 4.0 mang lại những thách thức và cơ hội cho Startup là gì?
Thời đại 4.0 mang lại những thách thức và cơ hội cho Startup là gì?
Thuật ngữ startup hiện tại không còn là một khái niệm quá là xa lạ đối với xã hội hiện nay, đặc biệt là đối với những người trẻ có tham vọng và hoài bão lớn. Chúng ta đang sống và làm việc trong thời đại mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã khởi động được một thời gian và mọi người cũng đã làm quen với chúng. Nói cách khác, con người hiện đang đứng trước một thực tế là vừa đang mở ra những cơ hội phát triển nhưng cũng có cả những nốt ấn sâu của thách thức. Nếu như trước đây bạn cần nạp một mã thẻ điện thoại, cách duy nhất có thể đó là phải ra cửa hàng tiện lợi để mua, muốn mua một chiếc vé xem phim thì phải đến tận rạp để hỏi thì ngày nay, bạn chỉ cần cầm chiếc điện thoại của mình lên, chỉ cần truy cập vào phần mềm mobile banking hay ví điện tử là có thể dễ dàng thực hiện những nhu cầu về nạp thẻ, mua vé xem phim, vé tàu hay thanh toán tiền điện nước, tiền internet. Những tiện ích trên chính là biểu hiện cụ thể của công nghệ và mạng kết nối đã len lỏi vào từng hoạt động của con người. Chỉ cần đưa tay qua thực hiện một vài thao tác đơn giản, bạn đã hoàn thành được điều đó. Đây chính là những ví dụ điển chỉnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Trước làn sóng phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng lớn này, ai chúng ta cũng có thể thấy được thực trạng cho một sự thay đổi lớn trong thói quen sinh hoạt và tiêu dùng của mọi người trong xã hội. Sự hạn chế sử dụng sản phẩm như báo giấy, đai truyền hình phát thanh, đài radio, sự biến mất của loại điện thoại bàn, máy fax, sinh viên thích sự tiện lợi của đọc sách điện tử hơn là sách giấy, trong các doanh nghiệp đang dần vắng mặt những bộ phận tiếp tân hay tiếp thị... Có thể thấy rằng cách mạng 4.0 đang dần đổi mới các hệ thống sản xuất. Điều này làm cho khoảng cách kinh doanh của những doanh nghiệp lâu đời, đã có thương hiệu, chỗ đứng và những startup gần như được rút ngắn lại và cơ hội phát triển được chia đều hơn. Điều này được đánh giá vừa là thời cơ nhưng cũng vừa là động lực để thúc đẩy cho các Startup có thể phát triển một cách mạnh mẽ
Mặt khác, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 có sức mạnh khủng khiếp đến mức độ khiến người ta có thể dự đoán chắc nịch rằng, nhiều mô hình kinh doanh không đi theo và gắn liền với cuộc cách mạng 4.0 này sớm muộn cũng những mô hình kinh doanh chết. Như vậy, sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vừa là thời cơ nếu các Startup có thể tự nắm bắt được và khả thi cho việc thực hiện những ý tưởng sáng tạo và đồng thời cũng vừa là thách thmức bởi vì chỉ cần “sai một li là sẽ trôi đi một dặm”.
V. 10 yếu tố cần phải có của một Startup là gì?
10 yếu tố cần phải có của một Startup là gì?
1. Giá trị cốt lõi của một startup là gì?
Với bất kỳ một công ty nào cũng cần một giá trị cốt lõi, nói một cách đơn giản đó là giá trị mà công ty muốn mang lại cho khách hàng, muốn khách hàng cảm nhận được. Vậy giá trị cốt lõi của công ty startup là gì? Giá trị cốt lõi chính là điểu đầu tiên để định hình phát triển công ty. Đó có thể là tốc độ, là phong cách, là sức khỏe, là giá trị tinh thần, là niềm yêu thích một thứ gì đó. Một số start-up thành lập sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống như là một giá trị cốt lõi, mặc dù điều này có xu hướng khó khăn đối với những nhà startup. Giá trị cốt lõi còn có thể giúp nhà sáng lập định hình được văn hóa công ty và môi trường làm việc.
2. Tầm nhìn của startup là gì?
Cơ thể mạnh mẽ bắt đầu với sự mạnh mẽ đến từ tâm trí. Giá trị công ty được xác định rõ ràng khi bắt đầu với tầm nhìn tương lai rõ ràng. Lý do bạn tồn tại trên thị trường kinh doanh này là gì? Mục đích phát triển kinh doanh trừ lợi nhuận của bạn, những nhà startup là gì? Có sự rõ ràng về những thứ muốn đạt được ở trong tương lai thì mới có lý do và động lực cho hiện tại phấn đấu. Xung quanh tầm nhìn của startup vietnam hay startup nói chung chính là nền tảng cho mọi hoạt động thực thi, tuyển dụng, đào tạo, gây quỹ và mọi khía cạnh khác nhau nữa của công ty bạn. Tầm nhìn là một trong những nền tảng cốt lõi của một công ty start-up và là mục tiêu dài hạn, trong khoảng 5 - 10 năm nữa hoặc lâu hơn thế, công ty muốn đạt được gì trên thị trường?
3 yếu tố để xác định tầm nhìn của một startup là gì? Đó chính là mục đích, bức tranh tương lai và giá trị. Mục đích chính là cái cuối cùng mà khi thành lập công ty muốn đạt được và để đạt được chúng thì cần đi qua những mục tiêu khác nhau. Bức tranh tương lai vẽ về công ty của bạn khi mục đích được thực hiện. Giá trị tức là những điều mà công ty muốn mang đến cho khách hàng, muốn khách hàng cảm nhận được. Ví dụ, với một công ty vận chuyển hàng không, có thể có nhiều giá trị, tuy nhiên, an toàn là giá trị mà hãng nào cũng phai cung cấp được cho người dùng.
3. Sứ mệnh của công ty startup là gì?
Vai trò của sứ mệnh đối với hoạt động kinh doanh của startup là gì? Sứ mệnh hoạt động của công ty là ban tóm tắt lại những giá trị của một tổ chức. Sứ mệnh nói về thời điểm hiện tại của tổ chức và là một trong những yếu tố chính dùng để xác định mục đích hoạt động của startup vietnam, những lý do để công ty được thành lập và tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Sứ mệnh của công ty được coi là tuyên ngôn của công ty đó đối với người dùng, đối với xã hội. Điều đó là minh chứng về tính hữu ích và các ý nghĩa khác trong sự tồn tại và các hoạt động của công ty đối với xã hội.
Thực chất thì sứ mệnh của một công ty, doanh nghiệp chỉ tập trung vào làm sáng tỏ một vấn đề quan trọng là: “hoạt động kinh doanh hiện tại của công ty nhằm mục đích gì?”. Phạm vi tuyên bố về sứ mệnh công ty thường liên quan đến sản phẩm, dịch vụ cung cấp, thị trường, phân khúc khách hàng hiện tại và những triết lý kinh doanh khác mà công ty đang theo đuổi.
Như vậy, sứ mệnh của công ty cho thấy ý nghĩa tồn tại của một công ty, những điều mà công ty muốn trở thành, những khách hàng hiện tại đang muốn phục vụ, những phương thức để họ hoạt động,…
4. Sản phẩm, dịch vụ của startup là gì?
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp trở nên phát triển và lớn mạnh trên thị trường hay lĩnh vực mà họ đang thực hiện kinh doanh bởi vì sản phẩm, dịch vụ cùng khoa học kỹ thuật của họ. Một sản phẩm, dịch vụ tuyệt vời là điều quan trọng để để giành lấy khách hàng và thực hiện chiếm lĩnh thị trường ngày nay. Để xây dựng lên được một sản phẩm, dịch vụ tuyệt vời như vậy các nhà startup vietnam cần phải có sự thử nghiệm cùng tiến bộ về mặt kỹ thuật và tập trung. Các công ty, doanh nghiệp đang có sản phẩm, dịch vụ và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào trong hoạt động kinh doanh sẽ thường có ưu thế trong việc giành chiến thắng.
5. Thông điệp rõ ràng đối với mọi hoạt động startup là gì?
Thông điệp trong startup là gì? Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, cần có một số thông tin đi kèm với hình ảnh, các hoạt động thực hiện để để truyền đạt bạn là ai, bạn đang làm gì, nó sẽ giúp người dùng như thế nào và tại sao những người tiêu dùng đó không nên bỏ qua sản phẩm dịch này.. Đối với một người khởi nghiệp thì việc trả lời cho ai, cái gì, như thế nào và tại sao là những vấn đề cực kỳ quan trọng để đảm bảo những khách hàng mới của startup vietnam hiểu rõ, hiểu đúng về doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ.
6. Kỹ năng tìm hiểu và nghiên cứu thị trường đối với startup là gì?
Một trong những yếu tố quan trọng không chỉ đối với startup vietnam mà còn cần thiết đối với bất kỳ công ty nào đó là kỹ năng tìm hiểu và nghiên cứu thị trường. Hoạt động nghiên cứu thị trường tiềm năng hiện tại và đánh giá quy mô, nhu cầu tương lai sẽ mang lại cho các bạn khởi nghiệp và hiện đang kinh doanh có những thông tin quan trọng về lĩnh vực đang theo đuổi của công ty mình. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà sáng lập vừa mới bắt đầu khởi nghiệp nắm bắt được đúng xu hướng hiện tại và trong tương lai để từ đó lập ra bản kế hoạch kinh doanh thật chi tiết.
7. Kỹ năng quản lý tài chính, ngân sách trong startup là gì?
Vài trò của quản trị những điều này trong startup là gì? Những người mới thành lập công ty hay bất cứ ai làm quản trị cần phải chú ý đến kỹ năng quản lý tài chính và ngân sách hoạt động để đảm bảo việc thu chi trở nên minh bạch và dễ dàng kiểm soát hơn. Khi bắt đầu sự nghiệp, các chủ doanh nghiệp cần một ngân sách nhất định để xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư vào nhân sự, phát triển những mối quan hệ khi doanh thu của công ty vẫn còn đang thấp và chưa ổn định.
Do đó, các nhà khởi nghiệp cần vạch ra cho mình bản kế hoạch thu chi thật chi tiết và tiện lợi sao cho tiết kiệm ngân sách, hợp lí trong việc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, có thể dùng số tiền lãi thực hiện đầu tư phát triển ở lĩnh vực khác, đưa doanh nghiệp đi lên và kiểm soát được con đường đi của dòng tiền.
8. Kỹ năng lập kế hoạch và xây dựng chiến lược đối với startup là gì?
Chủ doanh nghiệp, công ty dù đã có nhiều năm hoạt động, hay các nhà startup vừa mới bắt đầu bất kỳ hoạt động kinh doanh đều cần phải lên cho mình bản kế hoạch kinh doanh và xây dựng các chiến lược truyền thông. Khi có bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ và chi tiết, các công việc triển khai sẽ được thực hiện thống nhất, dễ dàng và chung định hướng vì một mục đích chung duy nhất trong hiện tại và tương lai.
9. Kỹ năng quản lý nhân sự của một startup là gì?
Lãnh đạo là một phần tất yếu của các nhà sáng lập công ty startup. Việc phân chia các nhiệm vụ, công việc cho nhân viên sao cho họ phải hoàn thành đúng tiêu chuẩn đánh giá. Giao công việc, nhiệm vụ đến cho nhân viên hiệu quả sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp dễ dàng đạt được sự cân bằng giữa yếu tố hiệu quả quản lý và hoàn thành các công việc của mọi người.
10. Sự nỗ lực – không bao giờ bỏ cuộc trong startup là gì?
Và yếu tố cuối cùng trong hoạt động startup là nỗ lực đến cùng. Dù cho con đường khởi nghiệp này có nhiều chông gai và thử thách thì bạn cũng phải tiếp tục phấn đấu, tìm hiểu được nhiều cách để giúp cho công ty mình phát triển đi lên, vượt qua được khó khăn hiện tại để đi đến sự phát triển trong tương lai. Ngoài việc phải nỗ lực hơn những doanh nghiệp thông thường khác ra, bạn chỉ còn có cách nỗ lực hơn nữa mà thôi.
VI. Kết luận
Vậy là 123job.vn đã mang đến cho các bạn đọc một số định nghĩa khác nhau về startup là gì, khởi nghiệp là gì, khởi nghiệp kinh doanh và starup vietnam cần có những yếu tố gì để trở thành một startup thành công?