Nhân viên quản lý kỹ thuật là gì? Nhiệm vụ của một nhân viên quản lý kỹ thuật là gì? Muốn trở thành một nhân viên quản lý kỹ thuật giỏi thì cần đáp ứng những yêu cầu như thế nào? Hãy cùng 123job.vn đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Công nghệ ngày càng phát triển, kỷ nguyên 4.0 với đà đi lên đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho mọi người, đặc biệt là các công việc có liên quan đến kỹ thuật hay thiết kế, kiến trúc. Trong đó, vị trí quản lý kỹ thuật chính là vị trí việc làm được nhiều bạn trẻ quan tâm nhất hiện nay và mong muốn được ứng tuyển vào vị trí việc làm này. Vậy quản lý kỹ thuật là gì? Nhiệm vụ của một quản lý kỹ thuật là như thế nào? Muốn trở thành một quản lý kỹ thuật chuyên nghiệp thì bạn phải đáp ứng những yêu cầu như thế nào? Hãy cùng 123job.vn đi giải đáp thắc mắc này nhé.

I. Giới thiệu tổng quan công việc quản lý kỹ thuật

1. Quản lý kỹ thuật là gì?

Quản lý kỹ thuật là gì?

Quản lý kỹ thuật là gì?

Nhân viên quản lý kỹ thuật chính là một vị trí quan trọng tại phân xưởng, phòng ban của các doanh nghiệp nhất là những
khu vực như phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu thì các nhân viên quản lý kỹ thuật còn là người đại diện của ban lãnh đạo kiểm tra các vấn đề liên quan đến quy trình sản xuất. Nhân viên kỹ thuật sẽ dựa vào các quy trình thao tác kỹ thuật đã được ban hành trước đó để kiểm tra việc vận hành máy móc, trang thiết bị cũng như kiểm tra trình độ hiểu biết, mức độ sử dụng của nhân viên trong doanh nghiệp. Sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra thì nhân viên sẽ báo cáo lại cho lãnh đạo để đưa ra các đề xuất, giải pháp góp phần đánh giá chuyên môn về công nghệ cho nhân viên của doanh nghiệp, công ty.

Tùy vào lĩnh vực hoạt động, kinh doanh của từng công ty, doanh nghiệp mà nhân viên sẽ vận dụng những kiến thức chuyên môn khác nhau, kinh nghiệm làm việc và cả kỹ năng giao tiếp để trở thành cầu nối của phòng kỹ thuật với các phòng ban khác trong công ty. Đặc biệt, nhân viên này sẽ được tham gia những khóa học đào tạo chuyên sâu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật cũng như đào tạo, phổ biến kiến thức cho các phòng ban khác nếu làm việc tại các công ty hoạt động trong những khối đặc thù riêng. Tuy nhiên, tại một số doanh nghiệp thì nhân viên quản lý kỹ thuật sẽ được gọi là kỹ sư.

2. Nhiệm vụ của nhân viên quản lý kỹ thuật

Nhiệm vụ của nhân viên quản lý kỹ thuật

Nhiệm vụ của nhân viên quản lý kỹ thuật

Bởi vì mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp sẽ hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau nên mỗi doanh nghiệp, công ty đó sẽ có những yêu cầu nhiệm vụ khác nhau dành cho nhân viên quản lý kỹ thuật. Ngoài việc đảm bảo những công việc chuyên môn thì họ sẽ phải đảm bảo hoàn thành những công việc chung liên quan đến công tác vận hành của doanh nghiệp.

Đối với những doanh nghiệp chuyên về sản xuất thì nhân viên quản lý kỹ thuật sẽ có nhiệm vụ là xây dựng tiến trình sản xuất với đầy đủ các bước, mã sản phẩm, thời gian tiến hành trên từng công đoạn để nhân viên của phân xưởng có thể nắm được. Bên  cạnh đó, ngoài việc giữ nhiệm vụ kiểm tra tình trạng máy móc thì nhân viên quản lý kỹ thuật còn là người dự trù các loại máy móc sửa chữa, nhập mới. Tiếp đó, bộ phận quản lý kỹ thuật sẽ kiểm tra loại máy móc cần nhập mới và thống nhất thời gian sản xuất với ban lãnh đạo dựa trên những chiến dịch sản xuất của doanh nghiệp.

Một nhiệm vụ khác nữa của nhân viên quản lý kỹ thuật chính là làm báo cáo thống kê tiến độ sản xuất các loại máy móc trong doanh nghiệp cho bộ phận tài chính và bộ phận kế toán. Trong quá trình kiểm tra cũng như quản lý các loại máy móc trong doanh nghiệp mà gặp bất cứ vấn đề gì thì họ cần báo ngay cho ban lãnh đạo để đưa ra các phương pháp xử lý, đảm bảo được tiến độ sản xuất của sản phẩm.

Xem thêm:Quản lý dự án là gì? Cách tuyển dụng riêng với ứng viên quản lý dự án

II. Yêu cầu của công việc quản lý kỹ thuật

1. Yêu cầu về chuyên môn trong công việc

Yêu cầu về chuyên môn trong công việc

Yêu cầu về chuyên môn trong công việc

Vì tính chất công việc thường xuyên gắn liền với các loại máy móc nên nhân viên quản lý kỹ thuật phải thường xuyên động não xây dựng những kế hoạch mới, ước lượng thời gian sản xuất đối với từng sản phẩm khi sử dụng dây chuyền sản xuất. Do đó mà nhân viên quản lý kỹ thuật cần có tư duy logic, khoa học cũng như vận dụng khả năng tư duy sáng tạo để tiết kiệm thời gian và nguồn lực tài chính cho công ty, doanh nghiệp. Các mục tiêu của doanh nghiệp muốn thành công thì không thể thiếu sự đóng góp của bộ phận quản lý kỹ thuật. 

Thông thường, nếu muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên quản lý kỹ thuật thì các doanh nghiệp sẽ yêu cầu ứng viên tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng trở lên hoặc tối thiểu là Trung cấp nghề với các chuyên ngành liên quan mật thiết đến ngành kỹ thuật. Khác với các ngành nghề khác, các nhân viên sẽ phải làm đúng ngành nghề của mình bởi vì họ cần có thời gian đào tạo, rèn luyện để có thể vận dụng vào thực tiễn cuộc sống và biết cách giải quyết được những tình huống phát sinh. Bởi vì chỉ cần một sơ suất, sai sót nhỏ cũng có thể gây ra những tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp. Với ngành nghề cần sự cập nhật thường xuyên như kỹ thuật thì bên cạnh những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc thì người lao động vẫn cần tự trau dồi kiến thức, trình độ cho riêng mình. 

2. Yêu cầu về kỹ năng mềm

Yêu cầu về kỹ năng mềm  

Yêu cầu về kỹ năng mềm 

Sẽ có nhiều người nghĩ rằng vị trí này là một công việc khô khan, thường xuyên gắn liền với máy móc nên không cần giao tiếp nhiều nhưng dù cho làm việc ở vị trí nào đi nữa thì vẫn cần có sự kết nối giữa các phòng ban trong công ty. 

Nếu bạn yêu thích vị trí nhân viên kỹ thuật thì bạn nên rèn luyện tốt các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp tốt, thông minh, gãy gọn để giải thích về các vấn đề liên quan đến máy móc, kỹ thuật. Ngoài ra, giao tiếp với khách hàng cũng giúp họ hình dung ra được dây chuyền sản xuất, giúp công việc trở nên thuận lợi hơn. 

Khác với các vị trí công việc khác trong khối ngành kỹ thuật luôn làm việc độc lập thì vị trí công việc này đòi hỏi kỹ năng làm việc nhóm cao để có thể trao đổi, phối hợp, đem lại hiệu quả công việc cao hơn. 

Xem thêm: Ngành hệ thống thông tin quản lý là gì? Học gì? Ra trường làm gì?

III.  Một số lưu ý khi làm công việc quản lý kỹ thuật

1. Lưu ý về sức khỏe khi làm công việc kỹ thuật

Nhân viên quản lý kỹ thuật cần có sức khỏe tốt

Nhân viên kỹ thuật cần có sức khỏe tốt

Vì là công việc nặng nhọc thường xuyên tiếp xúc với các loại máy móc nên nhân viên quản lý kỹ thuật cũng nên chú ý đến sức khỏe của bản thân. Do đó, để đảm bảo hiệu quả công việc thì các doanh nghiệp chỉ tuyển nhân viên nam cho vị trí nhân viên quản lý kỹ thuật để dây chuyền sản xuất đạt hiệu quả cũng như đảm bảo được tình trạng sức khỏe của nhân viên.

Đặc biệt, nhân viên quản lý kỹ thuật cần có một sức khỏe cực kỳ tốt để có thể làm các công việc như giám sát tình hình làm việc của các nhân viên khác, đảm bảo các thiết bị trong xưởng vận hành đúng với quy chuẩn của doanh nghiệp cũng như kịp thời sửa chữa các vấn đề phát sinh. Với một cường độ công việc nhiều như vậy đòi hỏi nhân viên quản lý kỹ thuật có sức khỏe thật tốt để có thể đảm bảo được hiệu quả công việc.

2. Đãi ngộ của công việc quản lý kỹ thuật

Đãi ngộ của công việc quản lý kỹ thuật

Đãi ngộ của công việc kỹ thuật

Hiện nay, tại các doanh nghiệp thì mức lương cho vị trí công việc nhân viên quản lý kỹ thuật dao động trong khoảng từ 8 đến 10 triệu đồng trở lên. Đặc biệt, với vị trí công việc này thì làm việc càng lâu năm mức lương sẽ càng cao và có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc với các vị trí như quản lý, điều hành kỹ thuật phân xưởng. 

Ngoài những đãi ngộ về lương thưởng thì nhân viên quản lý kỹ thuật cũng nhận được thưởng hoa hồng khi sửa chữa các loại máy móc và các chế độ đãi ngộ dành cho công nhân viên chức như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, được đi du lịch cùng công ty,...

Xem thêm:Định hướng nghề nghiệp ngành quản lý nhà hàng mới nhất

IV. Sự khác nhau của nhân viên Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật? 

1. Sự khác nhau của 2 nhân viên QLCL và QLKT là gì?

Sự khác nhau của 2 nhân viên QLCL và QLKT là gì?

Sự khác nhau của 2 nhân viên QLCL và QLKT là gì?

Nhân viên quản lý chất lượng và nhân viên quản lý kỹ thuật có nhiệm vụ khác nhau trong hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Nhân viên quản lý chất lượng sẽ kiểm soát các yêu cầu về quản lý còn nhân viên quản lý kỹ thuật sẽ kiểm soát các yêu cầu về kỹ thuật. Hiện nay, dựa theo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chí 2429 thì nhân viên quản lý chất lượng sẽ kiểm soát các chương 1,2,4,6,10,11; còn nhân viên quản lý kỹ thuật sẽ kiểm soát các chương 3,5,7,8,9,12.

2. Nhiệm vụ cụ thể của nhân viên QLCL và QLKT là gì?

2.1. Nhiệm vụ cụ thể của nhân viên quản lý chất lượng

Nhiệm vụ cụ thể của nhân viên quản lý chất lượng

Nhiệm vụ cụ thể của nhân viên quản lý chất lượng

- Tổng hợp, tham mưu cho phụ trách khoa xét nghiệm trong triển khai các nội dung về quản lý chất lượng 
- Xây dựng kế hoạch và nội dung quản lý chất lượng xét nghiệm của khoa, trình bày với bạn lãnh đạo kết quả
- Tổ chức thực hiện chương trình nội kiểm, tham gia vào các chương trình nội kiểm để theo dõi, kiểm tra, đánh giá chất lượng công việc.
- Thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu, quản lý và bảo mật thông tin liên quan đến hoạt động khoa xét nghiệm
- Phối hợp và hỗ trợ các khoa, phòng ban liên quan trong việc triển khai quản lý chất lượng xét nghiệm
- Tổng kết, báo cáo định kỳ hàng tháng về việc quản lý chất lượng

2.2. Nhiệm vụ cụ thể của nhân viên quản lý kỹ thuật

Nhiệm vụ cụ thể của nhân viên quản lý kỹ thuật

Nhiệm vụ cụ thể của nhân viên quản lý kỹ thuật

- Giúp ban lãnh đạo trong các khâu quản lý kỹ thuật về bộ phận máy móc trong doanh nghiệp
- Điều hành hệ thống chất lượng tương thích với máy móc của công ty
- Lập kế hoạch, theo dõi bằng việc kiểm tra công tác nội bộ và giám sát hệ thống kỹ thuật
- Giải quyết các kết quả không phù hợp của hệ thống và tìm ra các giải pháp thích hợp để giải quyết sự cố máy móc

Xem thêm:Từ A đến Z thông tin liên quan đến ngành quản lý công nghiệp

V. Kết luận

Như vậy, qua bài viết trên thì 123job.vn đã giới thiệu đến bạn đọc những thông tin bổ ích liên quan đến vị trí nhân viên quản lý kỹ thuật như nhân viên quản lý kỹ thuật là gì, nhiệm vụ của một nhân viên quản lý kỹ thuật là gì, muốn trở thành một nhân viên quản lý kỹ thuật giỏi thì cần đáp ứng những yêu cầu như thế nào,... Mong rằng bạn đọc hãy đón đọc bài viết một cách tích cực nhất nha.