Quyết toán là gì? Nội dung và bản chất của quyết toán thuế là gì? Quyết toán thuế thu nhập cá nhân là gì? Những thu nhập nào phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Hãy cùng chúng tôi tì hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đã nghe nhiều về thuật ngữ quyết toán và quyết toán thuế TNCN nhưng bạn vẫn chưa thực sự hiểu bản chất của thuật ngữ quyết toán là gì cũng như những đặc tính của thuật ngữ này. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến thuật ngữ quyết toán tới bạn đọc.
I. QUYẾT TOÁN LÀ GÌ? BẢN CHẤT CỦA CHÚNG RA SAO?
1. Quyết toán thuế có bản chất như thế nào?
Quyết toán thuế là gì?
Đây là cụm từ chúng ta thường bắt gặp nhiều nhất trong quá trình kiểm định thuế. Vậy quyết toán là gì? Quyết toán chính là việc chúng ta kiểm tra, có nhân viên thống kê sau đó tổng hợp những số liệu mà chúng ta đã thu thập được.
Thông thường quyết toán sẽ là những giá trị, khối lượng, tính đúng đắn và tính hợp lệ của công việc của một cơ quan, tổ chức doanh nghiệp. Tuy nhiên, công việc này sẽ chỉ do một bên kiểm định uy tín làm việc và đó thường là cơ quan nhà nước để đảm bảo được tính đúng đắn và sự trung thực nhất có thể.
Bản chất của công việc quyết toán thuế sẽ là: thu thập số liệu, thống kê những số liệu thu thập được, xác định các khoản thuế của một doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ với vốn điều lệ thấp thì thông thường sẽ phải quyết toán thuế sau 5 năm, còn đối với những doanh nghiệp lớn sẽ phải quyết toán thuế 1 năm 1 lần.
Dựa theo quy định hiện hành hiện nay thì các doanh nghiệp sẽ phải tự tính toán và kê khai thuế còn việc của cơ quan thuế chỉ là xuất chứng nhận nộp và thu tiền thuế. Đặc biệt, những doanh nghiệp có hành vi trốn thuế hoặc khai gian dối số liệu sẽ phải chịu xử phạt hành chính thậm chí là đi tù nếu bị phát hiện.
Hiện nay, các loại thuế phổ biến chính là:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế thu nhập cá nhân
2. Quyết đoán mang những nội dung gì?
Bên trên chúng ta đã tìm hiểu bản chất của quyết toán thuế là gì và sau đây chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến nội dung của quyết toán thuế. Theo như những quy định đã được đề ra thì các doanh nghiệp sau khi kê khai và nộp thuế cho cơ quan chức năng thì thanh tra thuế sẽ xuống tận doanh nghiệp đó để làm công tác kiểm tra và xác minh xem tổ chức doanh nghiệp đó đã kê khai đúng chưa.
Trước khi xuống kiểm tra và làm xác minh thì cơ quan thuế sẽ gửi giấy báo đến cho doanh nghiệp với khoảng thời gian là 2 tuần trước đó. Với khoảng thời gian đó thì cơ quan doanh nghiệp có thể chuẩn bị các giấy tờ liên quan để phục vụ công tác kiểm tra. Đặc biệt nếu trong quá trình kiểm tra mà phát hiện ra số sót, số liệu không trùng khớp thì doanh nghiệp đó sẽ bị xử phạt, nhẹ sẽ là xử phạt hành chính và nặng sẽ phải đi tù.
II. NHỮNG KNH NGHIỆM QUYẾT TOÁN CẦN CÓ
Một số kinh nghiệm quyết toán mà bạn nên biết
Khi làm quyết toán thì bạn nên chú ý những điều sau bởi đây chính là những kinh nghiệm cần thiết khi làm quyết toán:
- Doanh nghiệp phải sắp xếp thời gian để chuẩn bị đón đoàn thanh tra.
- Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ với những giấy tờ quan trọng sau:
+ Giấy phép đăng ký kinh doanh hợp pháp hay còn được gọi là giấy phép thành lập doanh nghiệp.
+ Các loại giấy tờ khác như hóa đơn phiếu thu, nhập xuất, phiếu chi,...
+ Tờ kê khai các khoản chi tiêu hàng tháng
+ Bản báo cáo tài chính, sổ kế toán, sổ cái,...
+ Các loại hóa đơn mua và bán ra của các loại hàng hóa
+ Các khoản chi phí mua bán nguyên vật liệu, tài sản cố định
+ Kiểm tra lại các khoản trừ và chiết khấu thương mại
Tuy nhiên, ngoài những thông tin trên thì cơ quan thuế có thể kiểm tra cả những hóa đơn mua bán tài sản cố định, thời gian lập hóa đơn,... Vì vậy, các doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ càng để tránh những sai sót đáng tiếc xảy ra.
III. QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN LÀ GÌ?
Quyết toán thuế TNCN được hiểu như thế nào?
Quyết toán thuế TNCN chính là việc mà các cá nhân có phát sinh các nguồn thu nhập từ nhiều lĩnh vực khác nhau mà thuộc thu nhập phải chịu thuế. Việc quyết toán thuế TNCN có thể do cá nhân đó thực hiện hoặc cơ quan, doanh nghiệp mà cá nhân đó đang làm việc thực hiện thay.
Nếu như trước đây, việc quyết toán thuế TNCN được thực hiện bằng cách điền thông tin vào mẫu biểu có sẵn và sau đó sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan thuế quản lý. Còn ngày nay, việc quyết toán thuế TNCN đã trở nên dễ dàng hơn nhiều khi có phần mềm hỗ trợ kê khai HTKK và mọi người chỉ cần tải ứng dụng này về sau đó làm theo hướng dẫn và nộp trực tuyến đến cổng thông tin của Tổng cục thuế là được.
Một lưu ý đối với những ai phải nộp thuế TNCN là các cá nhân phải giải quyết trong vòng 90 ngày sau khi năm đó kết thúc.
IV. ĐỐI TƯỢNG CỦA QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN?
Đối tượng của quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Những đối tượng phải quyết toán thuế TNCN bao gồm như sau:
- Tất cả các cá nhân cư trú có phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền sản xuất kinh doanh,... Những cá nhân mà chỉ có một nguồn thu nhập từ cơ quan, tổ chức doanh nghiệp thì cơ quan, tổ chức doanh nghiệp đó sẽ thực hiện thay việc quyết toán thuế TNCN. Đây được gọi là ủy quyền quyết toán thuế.
- Tại các cơ quan doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh, nhân viên kế toán thuế sẽ có trách nhiệm làm khấu trừ thuế TNCN theo định kỳ hàng tháng và dựa vào đó để cuối năm sẽ làm quyết toán thuế TNCN. Việc quyết toán thuế sẽ được các cá nhân ủy quyền cho doanh nghiệp và các tổ chức doanh nghiệp đó phải thực hiện đúng nghĩa vụ quyết toán thuế TNCN cho cơ quan nhà nước.
- Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp không được ủy quyền quyết toán thuế đó là: cá nhân có đủ điều kiện ủy quyền cho tổ chức nhưng cá nhân đó đã thu nhập cấp chứng nhận khấu trừ thuế TNCN thì không được ủy quyền cho bất kỳ một tổ chức nào.
V. HÀNH VI KHÔNG QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN PHẢI CHỊU HÌNH PHẠT NHƯ THẾ NÀO?
- Các tổ chức cá nhân trả thu nhập phải có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN khi mà cá nhân đó có các khoản thu nhập đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công.
- Về thời gian nộp hồ sơ quyết toán thuế sẽ là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Nếu doanh nghiệp nào mà không nộp hồ sơ quyết toán thuế hoặc nộp chậm thì sẽ phải chịu hình phạt như sau:
+ Nếu không nộp hồ sơ quyết toán thuế thì sẽ phải chịu mức phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
+ Phạt tiền lần 1, 2, 3 sẽ tính trên số thuế trốn hoặc số thuế gian lận khi nộp hồ sơ quyết toán thuế.
VI. THU NHẬP NÀO CHỊU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân
1. Thu nhập từ các hoạt động kinh doanh phải quyết toán thuế TNCN
Những nguồn thu nhập từ kinh doanh phải chịu thuế TNCN bao gồm các nguồn thu nhập sau:
- Số tiền kiếm được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh
- Nguồn thu nhập từ các hoạt động hành nghề độc lập của các cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, các nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh tại khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện chịu thuế TNCN
Thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện chịu thuế TNCN bao gồm:
- Tiền lương, tiền công và cả các khoản có tính chất tương tự tiền công và tiền lương.
- Tất cả các khoản phụ cấp và trợ cấp ngoại trừ các khoản như:
+ Phụ cấp, trợ cấp cho những người đang làm ở bộ quốc phòng an ninh theo quy định của pháp luật
+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những người phải làm trong môi trường độc hại, nhiều hóa chất.
+ Phụ cấp cho từng khu vực sống của người dân
+ Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp lao động xã hội, trợ cấp suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí 1 lần,...
+ Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ lao động.
3. Thu nhập từ đầu tư vốn thuộc diện chịu thuế TNCN
- Tiền lãi cho vay
- Lợi tức cổ phần
- Số tiền kiếm được từ sự đầu tư kinh doanh
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân
- Thu nhập từ chuyển nhượng nguồn vốn trong các tổ chức kinh tế
- Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
- Thu nhập từ các hình thức kinh doanh khác nhau.
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản thuộc diện chịu thuế TNCN
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản thuộc diện chịu thuế TNCN gồm:
- Nguồn thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất, nhà ở
- Thu nhập từ các hoạt động cho thuê đất, nhà ở
6. Thu nhập từ trúng thưởng thuộc diện chịu thuế TNCN
- Trúng thưởng xổ số
- Trúng thưởng khuyến mãi từ các chương trình được tổ chức công khai.
- Cá cược trúng thưởng
7. Thu nhập từ bản quyền
Thu nhập từ bản quyền bao gồm như sau:
- Thu nhập từ việc bán các tác phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ
- Thu nhập từ chuyển giao công nghệ
8. Thu nhập từ các hoạt động kinh doanh thương mại
Nhượng quyền thương mại hay còn được biết đến là hoạt động thương mại mà trong đó bên nhượng quyền cho phép. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại cũng được tính vào là nguồn thu nhập chịu thuế TNCN.
9. Thu nhập từ tài sản thừa kế hoặc quà tặng
Điều khoản này áp dụng đối với các khoản thu nhập từ nhận quyền thừa kế, quà tặng là chứng khoán, số vốn của các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, kinh doanh bất động sản và các tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
VII. MỨC GIẢM TRỪ GIA CẢNH ĐƯỢC TÍNH NHƯ THẾ NÀO?
Những đối tượng thuộc mức giảm trừ gia cảnh khi quyết toán thuế TNCN từ tiền lương, tiền công bao gồm:
- Mức giảm trừ đối với người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công là 9 triệu đồng/tháng, tương đương với 108 triệu đồng/năm.
- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng. Những người phụ thuộc bao gồm:
+ Con đẻ. con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng
+ Vợ hoặc chồng của người nộp thu
+ Cha mẹ ruột, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, cha dượng, mẹ kế,...
+ Các cá nhân không có chỗ ăn ở,...
- Các cá nhân được tính là người phụ thuộc phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Những người trong độ tuổi lao động nhưng bị khuyết tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc tổng nguồn thu nhập dưới mức 1.000.000 đồng/tháng.
+ Những người nằm ngoài độ tuổi lao động hoặc tổng nguồn thu dưới mức 1.000.000 đồng/tháng.
VIII. HỒ SƠ QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐƯỢC GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?
Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Hồ sơ quyết toán thuế TNCN sẽ được dựa theo từng đối tượng khác nhau, từng trường hợp khác nhau:
- Cá nhân được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại cơ quan, tổ chức nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại chính cơ quan, tổ chức đó.
- Những cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại nơi làm việc cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cá nhân thì sẽ nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN tại cơ quan thuế của nơi làm việc cuối cùng đó.
- Những cá nhân có thu nhập từ các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán hoặc có thu nhập từ các tổ chức, cá nhân trả tiền từ nước ngoài thì sẽ nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN tại Chi cục thuế.
IX. KẾT LUẬN
Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã cung cấp tất cả những thông tin có liên quan đến thuật ngữ quyết toán như quyết toán thuế là gì, nội dung và bản chất của quyết toán thuế, quyết toán thuế TNCN là gì,... Mong rằng bài viết đã mang lại được những thông tin bổ ích tới bạn đọc.