Đơn xin rút hồ sơ là một trong những văn bản được sử dụng khá phổ biến hiện nay của các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp. Vậy đơn xin rút hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử là gì? Và mẫu đơn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh hiện nay là gì?

Mẫu đơn xin rút hồ sơ là một mẫu đơn khá phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và nắm rõ mục đích, cách tạo lập mẫu đơn xin rút hồ sơ này. Mẫu đơn xin rút hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử là gì? Mẫu đơn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh là gì? Đã đăng ký kinh doanh có thể làm đơn xin rút hồ sơ được không?

I. Tìm hiểu chung về mẫu đơn xin rút hồ sơ

Hiện nay, việc sử dụng mẫu đơn xin rút hồ sơ thì nó có lẽ đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Đây là mẫu đơn xin rút hồ sơ được sử dụng nhằm mục đích xin rút khỏi hay hủy bỏ các yêu cầu, mục đích ban đầu của các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn, corporate, jsc, xí nghiệp... 

Tìm hiểu chung về mẫu đơn xin rút hồ sơ

Tìm hiểu chung về mẫu đơn xin rút hồ sơ

Ví dụ như là các bậc phụ huynh muốn làm đơn xin rút hồ sơ để cho con chuyển đến một trường khác. Hay với các doanh nghiệp đã gửi yêu cầu về việc đăng ký doanh nghiệp, nhưng bởi vì một số lý do nào đó nên phải hủy bỏ, muốn làm đơn xin rút hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử. Các bạn sinh viên cũng nộp hồ sơ để xin đi du học, nhưng do các bạn ý cũng gặp vấn đề nên không thể tiếp tục và cần phải viết đơn xin rút hồ sơ du học,… Hoặc một đơn vị kinh doanh vì một vài lý do nào đó, mà họ muốn làm đơn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Như vậy có thể thấy, mẫu đơn xin rút hồ sơ được sử dụng cho rất nhiều trường hợp, mục đích khác nhau, bất kể là cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp,… đều có thể và có lúc cần sử dụng đến mẫu đơn này. 

Xem thêm: Đào tạo Kỹ năng quản lý hồ sơ trong nội bộ doanh nghiệp

II. Các mẫu đơn xin rút hồ sơ phổ biến hiện nay

Như đã phân tích ở trên, mẫu biên bản, đơn xin rút hồ sơ được sử dụng trong rất nhiều trường hợp khác nhau. Mỗi mục đích sử dụng của đơn này thì nó sẽ yêu cầu về nội dung riêng. Tuy nhiên để xét về hình thức, thì hầu hết các mẫu đơn xin rút hồ sơ này đều phải tuân thủ theo quy định, cũng như thủ tục của một văn bản hành chính. 

Dưới đây 123job gửi đến bạn đọc thông tin về 3 mẫu đơn xin rút hồ sơ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, bạn đọc quan tâm có thể theo dõi và tham khảo các mẫu này nhé! 

1. Mẫu đơn xin rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Mẫu đơn xin rút hồ sơ doanh nghiệp được sử dụng khi mà cá nhân, tổ chức đã gửi hồ sơ đến cơ quan chức năng để nhờ đó xin đăng ký cho phép doanh nghiệp có thể hoạt động hợp pháp, tuy nhiên trong quá trình chuẩn bị, những họ lại gặp phải một số vấn đề khó khăn nào đó như là cổ đông lại rút vốn, và các tác động khác từ ngoại cảnh,… Theo đó, họ sẽ cần gửi mẫu đơn xin rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, làm đơn xin rút hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử và không thành lập doanh nghiệp ở thời điểm đó nữa. 

Mẫu đơn xin rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Mẫu đơn xin rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Về nội dung của một mẫu đơn xin rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, thì nó sẽ bao gồm như sau: 

- Đầu tiên sẽ là quốc hiệu, tiêu ngữ, thời gian và tiêu đề của văn bản theo quy định, thủ tục hành chính. 

- Tiếp đến là thông tin cơ quan tiếp nhận mẫu đơn này (Kính gửi:…). 

- Thông tin về người đại diện cho tổ chức, doanh nghiệp (họ tên, giới tính, chức danh, số điện thoại, ngày sinh, dân tộc, quốc tịch, số chứng minh nhân dân kèm ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại). 

- Giới thiệu cá nhân là đại diện theo ủy quyền của công ty để có thể thực hiện các thủ tục liên quan đến việc đăng ký doanh nghiệp

- Trình bày các nội dung cụ thể về việc xin rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Ví dụ như: “Ngày 15/2/2021 tôi đã nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh cho cơ quan, biên nhận hồ sơ số 9. Hiện nay tôi muốn làm đơn xin rút hồ sơ đã nộp. Lý do là vì tình hình dịch bệnh phức tạp, công ty không thể kinh doanh loại hình dịch vụ”. 

- Sau đó, trong mẫu đơn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ cần phải  có lời cam kết về việc chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Pháp luật về sự chính xác, trung thực của các nội dung kê khai ở trên kèm trong đơn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh theo lời kính đề nghị phòng đăng ký kinh doanh xem xét, giải quyết. 

- Cuối cùng trong đơn này sẽ là chữ ký chính thức, ký nháy của người đại diện theo sự ủy quyền trong đơn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh.

TẢI XUỐNG: Link

2. Mẫu đơn xin rút hồ sơ chuyển trường

Đối với mẫu đơn xin rút hồ sơ chuyển trường, thì nó sẽ có phần khác so với mẫu đơn xin rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Hiện nay, việc chuyển trường học cho các bạn học sinh, sinh viên vẫn luôn là điều rất bình thường. Có nhiều lý do để phụ huynh thực hiện việc chuyển trường cho con như là chuyển nhà đến nơi khác, chuyển đến trường tốt hơn,… 

Mẫu đơn xin rút hồ sơ chuyển trường

Mẫu đơn xin rút hồ sơ chuyển trường

- Các thông tin về tên trường học, quốc hiệu, tiêu ngữ, tên tiêu đề văn bản theo quy định. 

- Kính gửi đến ông (bà) hiệu trưởng trường….

- Thông tin về người làm đơn thì ở đây sẽ thường là bậc phụ huynh học sinh (tên, số điện thoại, là phụ huynh của học sinh nào, ngày sinh, lớp, niên khóa, trường của con). 

- Lý do viết đơn xin rút hồ sơ chuyển trường (ghi thật chi tiết, cụ thể). Ví dụ như là: “Gia đình tôi chuyển vào TPHCM để sinh sống, và nó rất xa Hà Nội, do đó tôi viết đơn này xin được rút hồ sơ học bạ của cháu Nguyễn Thị A,…”. 

- Cuối cùng sẽ là lời cảm ơn kèm theo thông tin về ngày làm đơn, người viết đơn ký, xác nhận của giáo viên chủ nhiệm, ý kiến của hiệu trưởng. Dưới đây là mẫu đơn xin rút hồ sơ chuyển trường mới và chuẩn nhất, bạn đọc có thể chọn tải về để tham khảo thêm nhé. 

TẢI XUỐNG: Link

3. Mẫu đơn xin rút hồ sơ chuyển thầu

Mẫu đơn xin rút hồ sơ dự thầu thì xét về hình thức, các nội dung chính thì nó cũng tương tự như mẫu đơn xin rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì là sử dụng cho mục đích rút hồ sơ dự thầu ở trong lĩnh vực xây dựng nên cũng sẽ vẫn phải cần có điểm khác biệt cùng các yêu cầu riêng.

Cụ thể về nội dung của mẫu đơn xin rút hồ sơ dự thầu xây dựng, thì nó sẽ gồm có: 

- Quốc hiệu, tiêu ngữ, thời gian làm đơn, tên tiêu đề văn bản theo đúng quy định. 

- Căn cứ để lập mẫu đơn xin rút hồ sơ dự thầu ở tại địa điểm cụ thể. 

Mẫu đơn xin rút hồ sơ chuyển thầu

Mẫu đơn xin rút hồ sơ chuyển thầu

- Thông tin về người làm đơn (họ tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân kèm theo ngày cấp – nơi cấp, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, số điện thoại liên hệ). 

- Trình bày về vấn đề xin rút hồ sơ dự thầu bao gồm có thời gian xin thầu

- Đưa ra lý do xin rút hồ sơ dự thầu cụ thể, chi tiết và kính mong trung tâm tổ chức đấu thầu cho phép rút lại hồ sơ dự thầu. 

- Đính kèm một số đơn, giấy tờ liên quan đến dự án thầu. 

TẢI XUỐNG: Link

Xem thêm: Những điều cần biết về hồ sơ đăng ký kinh doanh

III. Tìm hiểu quy trình rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

1. Có được rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp?

Chủ thể nộp hồ sơ đăng ký có thể đề nghị Phòng đăng ký kinh doanh cho phép được rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (hay nó còn gọi là chuyển hồ sơ sang dạng “Bị từ chối”) ở trong một số trường hợp cụ thể như sau:

  • Do nộp hồ sơ nhầm loại hình đăng ký (ở đây là thường đối với hồ sơ nộp qua mạng).

  • Việc kê khai các thông tin không đăng ký bị thay đổi.

  • Có nguyện vọng xin rút hồ sơ đăng ký vì lý do nội bộ của doanh nghiệp.

2. Cách thức rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp?

Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đề nghị để rút hồ sơ bằng cách thao tác ở trên hồ sơ Đăng ký doanh nghiệp đã được nộp qua mạng, không trực tiếp đến nộp đơn xin rút hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh.

Cách thức rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Cách thức rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Thực hiện thủ tục để rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thông qua việc bạn thực hiện bổ sung, sửa đổi hồ sơ, và bạn cần phải  đính kèm thêm công văn Đơn xin rút hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử vào phần tài liệu đính kèm sau đó xác nhận thủ tục.

Sau khi hồ sơ ra yêu cầu bổ sung đã được nộp trực tuyến về đơn xin rút hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử , Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét đơn xin rút hồ sơ để xử lý hồ sơ do doanh nghiệp nộp. Trong trường hợp mà hồ sơ đăng ký qua mạng hợp lệ, thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ từ chối hồ sơ và doanh nghiệp được tiếp tục thực hiện đăng ký hồ sơ qua mạng điện tử. Sau đó hồ sơ sẽ được chuyển sang tình trạng là “Bị từ chối”.

Xem thêm: Tổng hợp quy định quản lý hồ sơ dành cho doanh nghiệp

IV. Một số quy định về việc rút hồ sơ đại học hiện nay

Căn cứ theo Luật về quy chế Đào tạo cấp bậc  Đại học của Bộ giáo dục và Đào tạo hiện nay thì đã có những quy định trong các thủ tục của việc chuyển trường, do vậy nếu bạn muốn tiến hành thủ tục rút hồ sơ Đại học mới nhất, thì bạn cần phải tuân thủ theo quy định này.

Cụ thể là tại điểm a khoản 3 điều 9 của Quy chế đào tạo Đại học của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định về “Những sinh viên xin chuyển trường thì cần phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo như quy định của nhà trường.” Như vậy, nếu muốn làm đơn rút hồ sơ Đại học thì cần phải tuân thủ thực hiện các quy định của nhà trường.

Hiệu trưởng ở trường mà các sinh viên mong muốn chuyển đến học sẽ ra quyết định sẽ nhận sinh viên hay không, dựa vào năm học và số học phần mà sinh viên đó chuyển đến trường sẽ phải học bổ sung.

Một số quy định về việc rút hồ sơ đại học hiện nay

Một số quy định về việc rút hồ sơ đại học hiện nay

Sinh viên đầu tiên cần làm đó chính là đơn rút hồ sơ đại học rồi sau đó nộp cho nhà trường, sau đó bên phía nhà trường sẽ họp và xem xét đề ra các quyết định có giải quyết thủ tục cho sinh viên đó trong việc rút hồ sơ đại học hay không. Theo như quy định hiện hành thì thông thường sinh viên sẽ chỉ phải thanh toán phần học phí tính đến thời điểm mà sinh viên đó học và cũng chỉ cần thanh toán các khoản phí ký túc xá nếu có, đồng thời phải trả đầy đủ sách mượn của thư viện nên sinh viên làm đúng với quy trình và thủ tục sẽ không phải mất khoản gì bên ngoài. Khoản phí phải nộp khi thực hiện rút hồ sơ đại học có thể sẽ do từng trường Đại học quy định.

Trường hợp sinh viên hay phụ huynh muốn biết rõ hơn về các thủ tục, cũng như là những quy chế phát sinh của mỗi trường, thì các bạn hoàn toàn có thể đến trực tiếp phòng công tác học sinh, sinh viên của trường đó để được thầy cô hướng dẫn và làm các thủ tục để rút hồ sơ đại học.

Xem thêm: Hướng dẫn cách viết hồ sơ xét tuyển đại học, xét tuyển học bạ mới nhất

V. Hướng dẫn cách rút hồ sơ chuyển thầu qua mạng 

1. Cách nộp hồ sơ chuyển thầu qua mạng

Nếu như bạn muốn nộp hồ sơ đấu thầu qua mạng thì rất đơn giản, bạn hãy làm theo quy trình được hướng dẫn ở dưới đây: 

  • Bước đầu tiên, bạn cần truy cập vào website trung tâm đấu thầu qua mạng quốc gia.

  • Bước tiếp theo là các nhà thầu sẽ lựa chọn gói thầu, sau đó nhập thông tin theo yêu cầu của bên mời thầu và cũng như đính kèm các file trong hồ sơ.

  • Cuối cùng là bấm nút cam kết và gửi về hệ thống. 

2. Cách rút hồ sơ chuyển thầu qua mạng

Cách rút hồ sơ chuyển thầu qua mạng

Cách rút hồ sơ chuyển thầu qua mạng

Nếu như mà nhà thầu không muốn thực hiện đấu thầu, thì họ được phép rút hồ sơ trước thời điểm đóng thầu. Sau đó, hệ thống sẽ thực hiện thông báo cho nhà thầu về tình trạng rút hồ sơ (đã thành công hay không thành công). Tiếp theo, hệ thống sẽ thực hiện ghi lại thông tin về thời gian rút hồ sơ của nhà thầu.

Bước để thực hiện: Nhà thầu cần chọn vào mục hồ sơ dự thầu cần rút qua mạng, tiếp đó là chọn rút hồ sơ dự thầu.

3. Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ chuyển thầu qua mạng

Về mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ chuyển thầu qua mạng nhằm để đánh giá tính hợp lệ, đồng thời đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và xác định được giá thầu qua mạng. Dưới đây 123job sẽ gửi tới bạn đọc mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ chuyển thầu qua mạng.

TẢI XUỐNG: Link

Xem thêm: Bảo lãnh dự thầu là gì? Quy định của pháp luật về bảo lãnh dự thầu

VI. Kết luận

Qua những thông tin trên đã giúp cho bạn đọc hiểu thêm được về đơn xin rút hồ sơ, các mẫu đơn xin rút hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử và mẫu đơn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh. Rất hy vọng những thông tin trên do 123job cung cấp về đơn xin rút hồ sơ, đơn xin rút hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử và đơn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ thật sự hữu ích với bạn đọc!