Bậc lương giảng viên là vấn đề được rất nhiều người trong ngành giáo dục quan tâm. Riêng đối với giảng viên đại học, tính chất công việc cũng có nhiều sự khác biệt với giáo viên các cấp học thấp hơn. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Lương giảng viên đại học là vấn đề những người lao động có định hướng theo con đường giảng dạy này thường rất quan tâm. Liệu rằng mức lương giảng viên đại học có cao không? Để hiểu rõ hơn về mức lương giảng viên đại học, hãy cùng 123job tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
I. Bậc lương là gì? Phân loại lương giảng viên đại học
1. Khái niệm bậc lương
Bậc lương hiểu đơn giản là mức thăng tiến về tiền lương của người lao động. Mỗi bậc lương sẽ tương ứng với 1 hệ số lương nhất định. Điều này nhằm tạo sự khác biệt giữa những nhân viên, kích thích nhân viên làm việc chăm chỉ, năng suất hơn.
Xây dựng bậc lương để sử dụng tính toán lương là cả một quá trình phức tạp đối với cả Nhà nước và doanh nghiệp. Bậc lương phải đảm bảo tuân thủ đúng những quy định của pháp luật. Bậc lương vừa phải phù hợp với tính chất công việc và công sức bỏ ra của người lao động. Bậc lương càng cao tương ứng với mức hệ số lương càng cao. Người lao động luôn hướng đến việc tăng bậc lương để được hưởng mức lương cao hơn.
2. Phân loại mức lương giảng viên đại học
Nếu như thời học phổ thông, bạn thường chỉ nghe đến giáo viên biên chế hoặc giáo viên hợp đồng. Lên tới bậc đại học, có rất nhiều khái niệm để phân loại giảng viên khác nhau. Ngoài giảng viên chính/ trong biên chế sẽ còn có giảng viên hợp đồng, giảng viên thuê bên ngoài… Mỗi vị trí giảng dạy lại đòi hỏi bằng cấp và các trình độ khác nhau. Ví dụ trình độ chuyên môn từ Thạc sĩ trở lên, có chứng chỉ tiếng Anh tương đương 8.0-8.5 IELTS hoặc là cao hơn.
Chính vì sự khác nhau này nên lương giảng viên đại học không chỉ dựa vào số tiết dạy. Có rất nhiều tiêu chí khác khiến cho việc xây dựng bậc lương giảng viên đại học cũng phức tạp hơn. Bạn sẽ bắt gặp các nội dung về bậc lương giảng viên chính, bậc lương giảng viên cao cấp… Cụ thể hiện nay có những loại lương giảng viên đại học như sau:
- Lương giảng viên chính thức
- Lương giảng viên hợp đồng
- Lương giảng viên vào biên chế
- Lương giảng viên viên chức
- Lương giảng viên đã nghỉ hưu
- Lương giảng viên thuê ở ngoài
Mỗi loại lương trên sẽ có cách tính khác nhau. Một khái niệm khác luôn đi kèm với việc tính lương cho giảng viên đó là ngạch lương. Mức lương giảng viên đại học sẽ phụ thuộc vào bậc lương cùng ngạch lương, hệ số lương. Những giảng viên có số năm công tác lâu và vượt qua được những kỳ thi nâng ngạch sẽ có mức lương cao hơn người khác.
Xem thêm: Quy định tiền lương mới nhất về thang bảng lương trong công ty năm 2021
II. Các bậc lương giảng viên đại học, hệ số lương
Những thông tin về khung bậc lương giảng viên chính cũng như hệ số lương của giảng viên đại học chắc chắn quen thuộc với người trong nghề. Tuy nhiên nhiều ứng viên định hướng theo đuổi nghề giảng dạy, đặc biệt là những bạn trẻ sẽ không khỏi băn khoăn về vấn đề này. 123job sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn qua thông tin cập nhật dưới đây.
1. Các bậc lương giảng viên
Mức lương cũng như cách tính cùng ngạch, bậc lương của giảng viên đại học, cao đẳng đã được chỉnh sửa và bổ sung. Bạn có thể tham khảo tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ. Các điều luật mới này được áp dụng từ tháng 7 năm 2013. Trong đó có phân loại nhóm ngạch cùng bậc lương của công nhân viên chức nói chung và giảng viên đại học nói riêng, từ đó đưa ra hệ số lương cho từng mức lương cụ thể cho từng vị trí công tác khác nhau.
Cụ thể, 3 nhóm ngạch lương tương ứng với các bậc lương giảng viên chính hiện nay như sau:
- Viên chức loại A3: Trong đó bao gồm các giảng viên cao cấp thuộc A3.1 và A3.1 đối với hệ số lương cùng mức đang nhận. Tuy nhiên, sẽ có sự khác biệt về cấp bậc và thưởng
- Viên chức thuộc nhóm A2: Có nhóm giảng viên chính chia ra làm nhiều cấp bậc để hưởng lương
- Viên chức loại A1: Nhóm giảng viên thông thường
2. Hệ số lương
Hệ số lương là chỉ số phân loại mức độ kinh nghiệm của giảng viên. Người mới vào nghề theo quy luật thông thường sẽ có mức lương thấp hơn và lương giảng viên đại học cũng vậy. Tương ứng với đó là hệ số lương nằm ở mức khởi điểm. Khi làm việc càng lâu năm, càng có nhiều kinh nghiệm và thành tích giảng dạy tốt thì hệ số lương cũng sẽ cao hơn.
Hệ số lương khởi điểm theo trình độ học vấn hiện nay được chia thành 3 bậc, cụ thể là:
- Hệ số lương Đại học ở mức: 2,34
- Hệ số lương Cao đẳng ở mức: 2,1
- Hệ số lương Trung cấp ở mức: 1,86
III. Cách tính lương dựa theo bậc lương giảng viên
1. Công thức
Tổng lương được nhận = Lương + phụ cấp ưu đãi – bảo hiểm xã hội
Trong đó cách tính những yếu tố thành phần của tổng lương cụ thể là:
- Lương = Hệ số lương x 1.6 triệu đồng
- Phụ cấp ưu đãi = lương x 30%
- Tiền đóng BHXH = lương x 10,5%
Bảng lương giảng viên đại học
Bảng phụ cấp lương giảng viên đại học
2. Nguyên tắc
Để xây dựng thang bảng lương giảng viên đại học, ngoài việc dựa vào ngạch lương và hệ số như đã nói phía trên còn có một vài nguyên tắc khác. Những nguyên tắc này không chỉ áp dụng cho những khung bậc lương giảng viên đại học chính quy. Đây còn là cơ sở áp dụng xây dựng thang bảng lương cho các tổ chức khác ngoài ngành.
Ngoài thực tế công việc, trình độ nhân viên…hệ số bảng lương còn phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý.
Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương cao nhất với thấp nhất. Thông thường mức chênh nhau được tính khoảng 5% giữa 2 bậc lương liền kề.
Mức lương giảng viên đại học khởi điểm đã được quy định sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Những công việc có điều kiện lao động đặc biệt độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất là 7% so với mức lương của công việc hay chức danh có độ phức tạp tương đương và làm việc trong điều kiện bình thường.
Phải thường xuyên rà soát lại bảng lương, bảng lương cho phù hợp với tình hình thực tế để sửa đổi và bổ sung.
Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp. Công bố công khai và gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác minh đúng theo quy định pháp luật.
Xây dựng thang bảng lương dựa theo nguyên tắc bình đẳng.
3. Hệ thống bảng tính theo bậc
Nhóm ngạch | Bậc 1 | Bậc 2 | Bậc 3 | Bậc 4 | Bậc 5 | Bậc 6 | Bậc 7 |
Giáo sư và Giảng viên cao cấp (A3.1) | | | | | | | |
Hệ số lương | 6.2 | 6.56 | 6.92 | 7.28 | 7.64 | 8.00 | |
Mức lương hiện hành | 9.238 | 9.7744 | 10.310 | 10.847 | 11.383 | 11.920 | |
Mức lương từ ngày 01/7/2022 | 9.92 | 10.496 | 11.072 | 11.648 | 12.224 | 12.8 | |
Phó Giáo sư – Giảng viên chính (A2.1) | | | | | | | |
Hệ số lương | 4.40 | 4.74 | 5.08 | 5.42 | 5.76 | 6.10 | 6.44 |
Mức lương hiện hành | 6.556 | 7.062 | 7.563 | 8.075 | 8.582 | 9.089 | 9.595 |
Mức lương từ ngày 01/7/2022 | 7.04 | 7.584 | 8.128 | 8.672 | 9.216 | 9.76 | 10.304 |
Giảng viên (A1) | | | | | | | |
Hệ số lương | 2.34 | 2.67 | 3.00 | 3.33 | 3.66 | 3.99 | 4.32 |
Mức lương hiện hành | 3.468 | 3.978 | 4.470 | 4.961 | 5.453 | 5.945 | 6.436 |
Mức lương từ ngày 01/7/2022 | 3.774 | 4.272 | 4.800 | 5.328 | 5.856 | 6.384 | 6.912 |
4. Giảng viên đại học hạng I (Mã: V.07.01.01)
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp được quy định theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ như sau:
Được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm 1, từ hệ số lương 6.20 – 8.00 với điều kiện:
- Có bằng tiến sĩ,
- Trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2),
- Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên đại học (hạng I),
- Trình độ tin học đạt chuẩn.
5. Giảng viên đại học hạng II (Mã: V.07.01.02)
Được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm 1 từ hệ số lương 4.40 – 6.78 với điều kiện:
- Có bằng thạc sĩ trở lên,
- Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên đại học (hạng II),
- Trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1),
- Trình độ tin học đạt chuẩn.
6. Giảng viên đại học hạng III (Mã: V.07.01.03)
Được áp dụng hệ số lương viênichức loại A1, từ hệ số lương 2.34 – 4.98 với điều kiện:
- Có bằng thạc sĩ trở lên,
- Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên đại học (hạng II),
- Trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2),
- Trình độ tin học đạt chuẩn.
Xem thêm: Những thay đổi mới nhất về tiền lương cho người lao động từ năm 2021
IV. Những lưu ý về lương, bậc lương giảng viên
Việc xây dựng bậc lương và tính lương cho giảng viên vẫn luôn có nhiều thay đổi. Ngành giáo dục luôn hướng tới thu hút những người tài, đào tạo thế hệ “người lái đò” tương lai. Vì thế mức lương giảng viên đại học nói chung sẽ cần phải cải thiện hơn nữa. Bởi thực tế nhiều nhà giáo với đồng lương không đủ sống vẫn còn phải đi làm thêm ngoài để có thu nhập.
V. Kết luận
Qua bài viết trên, 123job đã chia sẻ các vấn đề liên quan đến lương giảng viên đại học. Hy vọng rằng, những thông tin của chúng tôi hữu ích đối với bạn quan tâm vấn đề này.