Ngành marketing ngày càng thu hút nhiều sinh viên, điều gì thu hút họ? Trong một lĩnh vực rộng như marketing thì có nhiều khái niệm chuyên ngành thu hút sinh viên như USP là gì, tìm hiểu ngay nhé!

Marketing là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn có thể được áp dụng ở nhiều ngành nghề khác nhau. Dù bạn đang làm việc trong ngành bán lẻ, B2B hay B2C, bạn đều sẽ nghe đến những khái niệm liên quan đến marketing. Trong ngành marketing, có nhiều khái niệm hay thuật ngữ chuyên ngành mà bất cứ ai làm trong ngành này đều phải nằm lòng. Một trong số những khái niệm cơ bản của ngành marketing chính là USP, vậy USP là gì và vì sao khái niệm này tồn tại trong marketing? 

I. USP là gì?

Bạn hiểu USP là gì?

Nếu là một sinh viên ngành Marketing thì chắc hẳn bạn sẽ nắm vững khái niệm USP là gì hơn ai hết. USP là 3 chữ cái đầu của Unique Selling Point được hiểu là điểm bán hàng độc nhất. Có thể nói USP là yếu tố giúp khách hàng phân biệt giữa sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn so với đối thủ cạnh tranh. Một vài khái niệm đại diện cho USP là gì như chi phí thấp, chất lượng sản phẩm cao, sản phẩm duy nhất trên thị trường hay một số đặc thù khác tùy vào lĩnh vực của bạn.  

Nếu hiểu được USP là gì, bạn sẽ thấy đây là một trong các công cụ marketing hiệu quả cho doanh nghiệp. Những USP tố với chất lượng độc đáo, có thể giúp giải thích việc chất lượng đó mang lại chất lượng gì cho khách hàng, USP cũng được thể hiện qua những thông điệp đáng nhớ. Hiện tại trong thị trường có nhiều công ty sử dụng USP làm khẩu hiệu để truyền tải cho khách hàng tiềm năng những thông điệp khác biệt của sản phẩm. 

1

USP là gì?

Trong ngành Marketing, có cách hiểu nào khác cho USP là gì không? USP cũng được xem là những đặc tính mà sản phẩm của bạn có đối thủ cạnh tranh của bạn không có. Vì vậy, đây chính là lý do vì sao doanh nghiệp chọn USP là một trong các công cụ marketing tuyệt vời nhằm xây dựng thương hiệu của mình. 

II. Vai trò của USP là gì?

Trong ngành Marketing, một USP rõ ràng, cụ thể chính là một trong các công cụ marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp định hình và tập trung vào mục tiêu marketing nhằm thiết lập thành công của sản phẩm và thương hiệu. Khi đã nắm rõ USP là gì, doanh nghiệp mới có thể truyền đạt được những lợi ích độc đáo mà khách hàng có thể nhận được, từ đó xây dựng chiến lược marketing phù hợp tạo ấn tượng tích cực cho người tiêu dùng. 

Khi một thị trường tồn tại nhiều doanh nghiệp với cùng một loại hàng hóa, làm sao để người tiêu dùng nhận ra sản phẩm và thương hiệu của bạn trong số 1000 thương hiệu ngoài kia. USP sẽ làm điều đó để thực hiện mục tiêu marketing. Khi doanh nghiệp xác định rõ USP là gì thì doanh nghiệp mới có thể truyền đạt rõ ràng thông điệp này đến với khách hàng mục tiêu thông qua tất cả sản phẩm marketing mà doanh nghiệp tạo ra. Đây cũng là lý do tại sao doanh nghiệp cần xác định USP là gì - tức xác định điểm riêng độc đáo nhất của chính mình. 

Hiểu rõ khái niệm USP là gì trong ngành Marketing cũng dễ mà phải không? Tuy nhiên không dễ dàng để một thương hiệu tận dụng USP như các công cụ marketing hiệu quả, vì trong một thị trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, việc bạn ra đời sau đã là một điều thiệt thòi. Tuy nhiên đừng vì vậy mà lùi bước. Khi ra sau, nếu tinh ý bạn sẽ tìm được những thiếu sót của những thương hiệu đi trước, từ đó khắc phục và xây dựng nó thành USP của sản phẩm mới. Vì vậy, dù xuất phát chậm hơn nhưng không có nghĩa là bạn không có cơ hội phát triển. 

2

Vai trò của USP

III. Làm thế nào để phát triển USP độc đáo và mạnh mẽ?

Đừng hiểu lầm với khái niệm USP là gì, hãy nhớ rằng USP không phải là một khẩu hiệu nhưng nếu một khẩu hiệu tốt thì có thể tóm tắt toàn bộ USP trong một câu để nó phát huy tác dụng. 

Mục đích để trả lời USP là gì, bạn cần trả lời một câu hỏi để thực hiện mục tiêu marketing: Tại sao khách hàng tiềm năng nên mua sản phẩm của bạn thay vì thương hiệu khác? Một USP được xem là thành công có thể chỉ chứa một vài từ nhưng cũng có thể được thể hiện như một đoạn văn. Số lượng từ không quan trọng, nhưng nội dung được trình bày phải thể hiện rõ lời hứa của thương hiệu với khách hàng, giúp sản phẩm của bạn tạo sự khác biệt như mong muốn. 

Xác định USP là gì bắt đầu từ bước nghiên cứu thị trường, bước đầu tiên nhằm mục đích thiết lập sự kết nối mạnh mẽ với khách hàng giúp tìm hiểu thói quen mua hàng và mối quan tâm của khách hàng. Một sản phẩm được đánh giá trên nhiều phương diện khác nhau, ví dụ như sự tiện lợi, chất lượng sản phẩm, sự thân thiện, độ tin cậy, hay dịch vụ  khách hàng,... tất cả những tiêu chí trên đều ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng và lôi kéo họ quay lại. 

Khi thực hiện nghiên cứu thị trường, bạn mới tìm được lý do tại sao khách hàng hiện tại chọn lựa chọn thương hiệu của bạn thay vì những đối thủ cạnh tranh khác cùng ngành. Nếu mới chỉ bắt đầu và chưa có tập khách hàng hiện tại để bạn có được cái nhìn chung thì hãy tận dụng đối thủ cạnh tranh của bạn. Khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, bạn cũng sẽ tìm ra được trong lĩnh vực mà bạn đang đầu tư, điều gì cần cải thiện và đổi mới. Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh cũng giúp bạn xây dựng thương hiệu và tạo ra USP độc đáo ngay từ ngày đầu ra mắt thị trường. 

3

Phát triển USP độc đáo

Hiểu USP là gì mới là bước đầu giúp bạn tìm ra USP của riêng bạn. USP thường được chia thành những loại như giá thành, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tốc độ, lựa chọn, đảm bảo, tùy chỉnh và chuyên môn hóa. Bạn có thể chọn một trong số đó làm giá trị cốt lõi cho lời hứa của bạn và thực hiện tiêu chí này thành USP của thương hiệu. 

Với mỗi loại hàng hóa, USP sẽ khác nhau, có thể với sản phẩm rau củ, khách hàng sẽ quan tâm đến chất lượng sản phẩm như độ tươi mới, tuy nhiên với những sản phẩm như quần áo, chất lượng sản phẩm lại là đường kim mũi chỉ hay chất liệu vải, vì vậy đừng dại dột mà áp dụng một USP cho toàn bộ ngành hàng, vì chắc chắn bạn sẽ không thành công.  

IV. 5 bước giúp xác định USP cho sản phẩm

Để bắt đầu nghiên cứu thị trường và tìm ra USP là gì cho sản phẩm của bạn, bạn có thể bắt đầu từ chính bạn. Bạn cũng là một người tiêu dùng, hãy thử tưởng tượng nếu là khách hàng, bạn mong đợi gì ở sản phẩm này, những tiện lợi nào được bạn quan tâm, tuy nhiên cần nhìn nhận một cách khách quan nhất để tìm ra USP hiệu quả nhất. 

1. Bước 1: Đặt ra các câu hỏi tại sao

Khi nghiên cứu thị trường, cũng là lúc bạn bắt đầu những câu hỏi tại sao liên quan đến sản phẩm hay lĩnh vực mà mình đang kinh doanh. Ví dụ như bạn đang muốn bán quần áo dạ tiệc và muốn xác định USP là gì cho sản phẩm của bạn, thì hãy đưa ra một số câu hỏi:

Tại sao họ cần đồ dạ tiệc? Có những buổi dạ tiệc như thế nào? Họ thường dự tiệc ở địa điểm nào? 

Từ những câu hỏi lớn, bạn hãy đi vào chi tiết với những câu hỏi nhỏ hơn như tiệc độc thân cho đối tượng nào, phù hợp với trang phục nào? Khi đặt ra càng nhiều câu hỏi, bạn càng hiểu hơn về khách hàng và sản phẩm của mình từ đó, đưa ra USP là gì và tìm đến mục tiêu marketing.

2. Bước 2: Đặt mình vào vị trí khách hàng và trả lời các câu hỏi

4

5 bước tìm USP là gì

Có một vài hiểu lầm xoay quanh USP là gì. USP của một sản phẩm phải là yếu tố độc nhất nhưng không được xa rời thực tế vì mỗi sản phẩm vẫn có những giới hạn nhất định. Trong ngành marketing, doanh nghiệp cần đặt mình vào vị thế của khách hàng để trả lời những câu hỏi. Khi đứng ở vị thế khách hàng và trả lời những câu hỏi giúp doanh nghiệp có cái nhìn khách quan hơn và hiểu rõ insight khách hàng hơn, từ đó xác nhận sứ mệnh của USP. 

3. Bước 3: Hiểu khách hàng, họ muốn gì

Khi doanh nghiệp đặt mình vào vị trí của khách hàng và trả lời được những câu hỏi mà bạn tự đặt ra từ đó biết được khách hàng muốn gì. Ví dụ khách hàng mua đồ dự tiệc sẽ thích những bộ đầm nổi bật, có thiết kế lạ mắt thu hút ánh nhìn,... USP cần được xác định rõ và phù hợp với đối tượng khách hàng mà bạn đang tìm kiếm. 

Điều quan trọng của ngành marketing là hiểu được khách hàng của mình, từ đó đưa ra chiến lược marketing phù hợp với các công cụ marketing hiệu quả. Hiểu khách hàng để cung cấp đúng nhu cầu sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm hơn, gia tăng doanh thu. 

4. Bước 4: Giá trị mà sản phẩm của bạn mang lại là gì

Sau đó, bạn có thể liệt kê ra những giá trị của sản phẩm của bạn một cách chi tiết và đầy đủ. Với những giá trị chi tiết này, bạn sẽ tìm ra điểm độc nhất của sản phẩm và xác định rõ USP là gì, nó phục vụ điều gì cho cho nhu cầu của khách hàng. 

5

Giá trị sản phẩm là USP

Khách hàng luôn quan tâm đến giá trị mà một sản phẩm mang lại, họ được gì khi phải chi tiền mua sản phẩm của bạn? Nếu không tìm được lợi ích xứng đáng với số tiền họ bỏ ra thì chắc chắn họ sẽ không đưa ra quyết định mua hàng. Mỗi khách hàng có một nhận định riêng về một loại sản phẩm, ví dụ như một người phụ nữ sẽ quan tâm đến sự tươi xanh của rau củ, nhưng với những người đàn ông không quan tâm đến vấn đề thực phẩm thì họ chỉ cần đúng loại rau củ họ muốn, tuy nhiên đối tượng khách hàng chính vẫn là nội trợ. Vì vậy đọc vị khách hàng để đưa ra đúng cái họ cần là công việc thương hiệu. 

5. Bước 5: Xác định giá trị độc nhất, điều gì khiến khách hàng chọn bạn mà không phải đối thủ?

Trong một thị trường đồ dạ tiệc với hàng ngàn thương hiệu khác nhau, làm sao khách hàng tìm được bạn? Khi đó USP là gì sẽ giúp bạn. Nếu bạn bán đầm dự tiệc, nếu có một giá trị mà cả thị trường chưa ai có, sản phẩm của bạn có, đồng thời khách hàng cũng cần đến giá trị này thì đây là USP của bạn. 

Khi xác định USP là gì, doanh nghiệp cần thực tế, nổi bật và mang lại giá trị thật cho khách hàng, bởi USP sẽ đồng hành song song cùng sản phẩm mãi mãi, vì USP cũng là cách để một thương hiệu để lại dấu ấn trong tâm trí khách hàng. 

Khi đã thực hiện đủ 5 bước trên bạn dễ dàng xác định được USP là gì cho sản phẩm của bạn, và xây dựng một thị trường riêng cho chính mình. Tuy nhiên nếu chỉ xác định USP là gì mà không có chiến lược kinh doanh phục vụ mục tiêu marketing này thì bạn không thể hiện thực hóa được USP. 

V. Những USP nổi bật của các thương hiệu

1. M & Ms: “Sô cô la sữa tan chảy trong miệng bạn, không phải trong tay bạn”

Đây là một ví dụ cụ thể về USP là gì. Chắc hẳn bạn đã biết đến thương hiệu sô cô la này, tuy nhiên bạn có biết đến USP của nó: “Sô cô la sữa tan chảy trong miệng bạn, không phải trong tay bạn” - đây được xem là một ví dụ kỳ quặc cho USP là gì. USP này thu hút sự quan tâm của hàng triệu người tiêu dùng, tuy nhiên bạn thấy như thế nào về USP này. USP cho thấy miễn là một lợi ích có ý nghĩa với khách hàng mục tiêu thì nó sẽ phát huy tác dụng, không cần phải xa rời thực tế mới làm được điều này, đây chính là mục tiêu marketing của họ. Trong trường hợp này, vỏ kẹo M&M giữ cho socola bên trong không bị chảy ra và làm bẩn tay bạn, đây chính là một lợi thế cạnh tranh của sản phẩm.

6

USP của thương hiệu 

2. Domino’s Pizza: “Bạn nhận được bánh pizza nóng giao tận nơi trong 30 phút hoặc ít hơn, nếu không, bạn sẽ nhận nó miễn phí”

Khẩu hiệu này tuy hơi dài nhưng đồng thời lại trở nên vô cùng độc đáo và hấp dẫn, nó làm trong vai trò của một trong các công cụ marketing - USP. Những điều khoản được đặt ra là sự cam kết của Domino về thời gian giao hàng và cam kết chất lượng sản phẩm. Trong nghiên cứu thị trường, USP này đã giúp cho hãng pizza này thành công, đặc biệt là dịch vụ giao hàng tận nơi. Tuy nhiên hiện nay, USP này không còn được sử dụng nữa. 

3. DeBeers: “Kim cương là mãi mãi”

Khẩu hiệu này được sử dụng từ những năm 1948 và vẫn được dùng cho đến ngày hôm nay. Khẩu hiệu chỉ ra rằng với một viên kim cương, gần như nó không thể bị phá vỡ và sẽ tồn tại mãi mãi, vì vậy đây kim cương cũng đặc trưng cho tình yêu vĩnh cửu. Vậy có thể thấy, USP của họ cho thấy kim cương là sự hoàn hảo cho nhẫn đính hôn. Khi nghiên cứu thị trường, hiểu được khách hàng một cách cụ thể là bước đi khôn ngoan giúp cho DeBeers gây ấn tượng với khách hàng. 

VI. Kết luận 

Thực tế không chỉ ngành marketing mới cần hiểu khái niệm về USP là gì mà bất cứ ngành nghề kinh doanh nào cũng cần hiểu được điều này để thực hiện nghiên cứu khách hàng thành công. Khi đã hiểu được khách hàng, không khó để họ mua hàng của bạn, vì vậy với mọi sản phẩm, bạn cần nghiên cứu thị trường và tận dụng USP thu hút khách hàng của mình.