Từ khóa Chiến lược Marketing không còn xa lạ gì với bạn đọc. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết phải làm gì để xây dựng chiến lược Marketing hoàn hảo? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về các chiến lược marketing thường gặp trong doanh nghiệp.

Dù bạn là nhà quản trị doanh nghiệp, là trưởng phòng Marketinghay bạn là nhân viên bán hàng thì bạn đều cần biết đến chiến lượng Marketing là gì. Vậy chiến lược Marketing là gì, các chiến lược marketing thường gặp trong doanh nghiệp và quy trình xây dựng chiến lược marketing đầy đủ nhất là như thế nào? Hãy cùng 123job đi tìm câu trả lời hữu ích nhất nhé!

I. Chiến lược Marketing là gì?

Chiến lược Marketing là gì?

Chiến lược Marketing là gì?

Chiến lược marketing hay còn gọi là chiến lược tiếp thị sản phẩm của các công ty, doanh nghiệp đến với tập khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng, dễ dàng và lưu lại ấn tượng tốt nhất. Đồng thời, thông qua Chiến lược marketing, doanh nghiệp có cơ hội chuyển đổi từ khách hàng mục tiêu thành khách hàng tập khách hàng thân thiết. Như vậy bạn đã hiểu được Chiến lược marketing là gì rồi đúng không!

* Chiến lược marketing đơn giản nhất của doanh nghiệp thường thực hiện là:

  • Khẳng định giá trị doanh nghiệp
  • Truyền tải thông điệp chính qua sản phẩm
  • Định hướng khách hàng mục tiêu
  • Thông tin về những phương pháp thực hiện

* Các chiến lược marketing thường gặp trong doanh nghiệp

Chiến lược marketing trong doanh nghiệp thường được chia ra làm 2 loại chính là: Lập chiến lược theo các yếu tố trong marketing mix và Lập chiến lược theo các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu.

Chiến lược Marketing mix là gì?

Chiến lược Marketing mix là gì?

1. Phân loại theo các yếu tố trong marketing mix

Bốn yếu tố cần có trong chiến lược marketing mix là:

2. Phân loại theo phương án lựa chọn thị trường mục tiêu

Chiến lược marketing mix không phân biệt thị trường: Doanh nghiệp không trú trọng vào việc phân loại khách hàng mà gom toàn bộ người tiêu dùng sản phẩm thành thị trường mục tiêu.

  • Chiến lược marketing mix phân biệt thị trường: Doanh nghiệp sàng lọc khách hàng mục tiêu và phân tích đối thủ theo phân đoạn thị trường mục tiêu.
  • Chiến lược marketing mix tập trung: Doanh nghiệp lựa chọn một phân đoạn thị trường mục tiêu nhất định để tập trung triển khai chiến lược.

II. Hướng dẫn quy trình xây dựng chiến lược marketing đầy đủ nhất

Quy trình xây dựng chiến lược marketing là gì? Các bước cần làm để có được các chiến lược marketing hoàn hảo là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến mỗi doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu xem quy trình xây dựng chiến lược marketing là gì nhé!

1. Xác định đúng mục tiêu của marketing

Thông thường, các chiến lược marketing có thể nhắm đến một hoặc nhiều mục tiêu như:

  • Thương hiệu (quảng bá thương hiệu, hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu)
  • Tăng doanh số bán hàng.
  • Chiếm lĩnh thị trường
  • Nâng cao doanh thu, lợi nhuận
  • Phát triển sản phẩm

2. Nghiên cứu thị trường

  • Sàng lọc và phân tích khách hàng mục tiêu, khách hàng thân thiết.
  • Tổng hợp, phân tích các đối thủ cạnh tranh.

Để xây dựng chiến lược marketing hoàn hảo, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu marketing phổ biến nhất như: Ansoff, SWOT, Porter 5 Forces...

3. Xác định phân khúc thị trường và thị trường mục tiêu

Khi phân tích chiến lược marketing ta thấy các chiến lược marketing thường có phân khúc thị trường riêng, doanh nghiệp thường xác định phân khúc theo hành vi sử dụng sản phẩm của khách hàng hoặc phân khúc theo nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

4. Xây dựng, hệ thống các chiến lược marketing

Doanh nghiệp sẽ sử dụng ma trận DPM (Directional Policy Matrix) với mục đích đánh giá phân khúc thị trường hướng tới và chọn thị trường mục tiêu cho các chiến lược marketing.

5. Xây dựng các kế hoạch triển khai

Tìm hiểu về chiến lược marketing là gì, ta biết được một chiến lược marketing được chia nhỏ thành nhiều giai đoạn để triển khai như:

  • Chiến lược định giá sản phẩm
  • Chiến lược quảng bá thương hiệu
  • Chiến lược truyền thông nhân sự
  • Chiến lược củng cố sản xuất và cung cấp
  • Chiến lược hỗ trợ bộ phận kỹ thuật
  • Chiến lược xác định chuỗi giá trị sản phẩm.
  • Chiến lược truyền thông nội bộ.
  • Chiến lược nâng tầm giá trị tập khách hàng.
  • Chiến lược kinh doanh sản phẩm, dịch vụ.
  • Chiến lược hậu cần kho vận
  • Chiến lược phát triển kênh marketing
  • Chiến lược tăng tài nguyên

6. Xây dựng quy chuẩn theo dõi, đánh giá

* Xây dựng quy chuẩn theo dõi:

  • Theo dõi kế hoạch dự trù bán hàng
  • Lập kế hoạch tính giá sản phẩm và lợi nhuận gộp
  • Xây dựng kế hoạch đặt hàng và giao hàng
  • Xây dựng kế hoạch quản trị quan hệ khách hàng
  • Phân tích chiến lược marketing truyền thông
  • Xây dựng kế hoạch tổ chức kênh truyền thông
  • Lập kế hoạch marketing tổng thể
  • Xây dựng kế hoạch kêu gọi vốn đầu tư
  • Xây định mức chuẩn giá trị khách hàng
  • Kế hoạch bán hàng
  • Tổ chức củng cố sản xuất và cung cấp
  • Tổ chức các buổi hỗ trợ bộ phận kỹ thuật.
  • Kế hoạch tận dụng tối đa nguồn tài nguyên.

* Xây dựng quy chuẩn đánh giá:

Khi phân tích chiến lược marketing, ta có các quy chuẩn đánh giá chiến lược marketing là gì - chính là các yếu tố để đánh giá tiến độ, tiếp nhận đóng góp của khách hàng, rút ra bài học sau mỗi sự kiện và định hướng giải pháp thông qua:

  • Các chỉ tiêu phấn đấu đã đề ra trong văn hóa doanh nghiệp.
  • Mục tiêu phát triển sản xuất, kinh doanh của từng giai đoạn.
  • Phân tích chiến lược marketing thông qua phản hồi của khách hàng.

III. TOP 3 nguyên lý của chiến lược marketing trong thời đại công nghệ 4.0

1. Làm rõ mục tiêu kinh doanh của chiến lược marketing

Để hiểu được làm rõ mục tiêu kinh doanh của chiến lược marketing là gì, ta phải hiểu về thị trường, nắm bắt xu hướng và tích cực xuất hiện các phương tiện truyền thông mới nổi để quảng bá thương hiệu doanh nghiệp cũng như sản phẩm mà chiến lược marketing hướng tới.

Tuy nhiên, một chiến lược Marketing hiệu quả không phải là việc kết hợp thật nhiều công cụ truyền thông vào đó mà là nó mang lại kết quả như thế nào, có đạt đúng mục tiêu đề ra hay không. Vì vậy, bạn cần xác định đúng mong muốn của mình trước khi thực hiện chiến lược marketing cho doanh nghiệp để tránh những thất bại không đáng có.

Khi tìm hiểu về chiến lược marketing là gì, ta phát hiện ra rằng có một xu hướng marketing có thể tạo ra một phương pháp tiếp cận phù hợp với mọi đối tượng, mọi dự án. Một cách nói khác là các nhà phân tích chiến lược marketing sẽ tạo ra mô hình marketing phức tạp để xây dựng các mục tiêu tiếp thị. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp sẽ chọn cách nhận diện đơn giản và đầy đủ thông qua việc phân tích và đánh giá 3 chỉ số là: nhận thức, kinh doanh và vận động.

Một số thương hiệu tập trung vào quảng bá hình ảnh ra cộng đồng, một số khác lại đang loay hoay chuyển đổi nhận thức để tăng doanh số và số còn lại thì  tác động vào nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Trong khi đó, mỗi doanh nghiệp đều cần cả ba mục tiêu trên, việc bạn cần làm là tập hợp các mục tiêu nhỏ lẻ để tạo ra chiến lược marketing mix hoàn hảo hoặc đứng yên chấp nhận thất bại.

2. Đánh giá và triển khai các cơ hội mới

Marketing Executives là những nhân viên thực sự bận rộn. Công việc của họ trong quy trình xây dựng chiến lược marketing là giám sát thị trường mục tiêu, nắm bắt cơ hội kinh doanh, phối hợp với các bộ phận và triển khai các chiến dịch quảng cáo.

Vì vậy, để chiến lược marketing của bạn được tốt nhất thì doanh nghiệp cần đầu tư đội ngũ nhân viên Marketing chuyên nghiệp, có kỹ năng tìm kiếm các cơ hội mới, gặp gỡ và giao lưu với các startup, triển khai các chương trình thử nghiệm và tự nâng cao kỹ năng của bản thân.

Khi doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội mới để thực hiện thành công chiến lược marketing thí điểm thì sớm muộn công ty bạn cũng có thể mở rộng được quy mô sản xuất, kinh doanh và mang lại hiệu quả trên mong đợi.

3. Chiến lược tách nhỏ và cải tiến

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thường gộp tất cả chiến lược phát triển vào cùng chiến lược marketing và yêu cầu nhân viên của họ triển khai chúng cùng một lúc. Tuy nhiên điều đó thật “ngu ngốc” vì mục tiêu của hai chiến lược là hoàn toàn khác nhau.

Đó là lý do vì sao bạn cần những nhân viên Marketing có đầu óc sáng tạo để đủ tỉnh táo phân tách các chiến lược marketing thành những bước nhỏ và thực hiện chúng theo đầu óc sáng tạo của họ. Bạn có quyền lựa chọn phê duyệt chiến lược marketing mà nhân viên đề xuất hoặc chấp nhận thất bại vì thất lại luôn đến từ một sự lựa chọn độc nhất.

Có rất nhiều công ty đầu tư mạo hiểm tập trung vào lĩnh vực công nghệ và nghĩ rằng xu hướng thị trường sẽ giúp họ thành công. Tuy nhiên, họ đã thất bại vì họ không tự tạo ra lựa chọn dự phòng như bất động sản hoặc kinh doanh mặt hàng khác.

IV. Điểm danh những chiến lược marketing đình đám của các doanh nghiệp

1. Coca-Cola

Coca-Cola thương hiệu đồ uống hàng đầu thế giới

Coca-Cola thương hiệu đồ uống hàng đầu thế giới

Coca-Cola được biết đến là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới với các chiến lược Marketing nổi tiếng bậc nhất. Với thiết kế Logo màu đỏ và trắng, Coca-Cola được biết đến ở khắp mọi nơi và thật dễ để nhận ra thương hiệu Coca-Cola vì nó quá nổi bật cả về hình ảnh và hương vị.

Coca-Cola đã xây dựng bộ nhận diện thương hiệu bằng cách giữ bản sắc thương hiệu và sản phẩm của họ trong suốt quá trình phát triển dài hơn 130 năm. Mặc dù công ty đã trải qua nhiều lần đổi mới từ logo tới thông điệp nhưng đa số đều tương đối giống nhau.

Điều này chỉ ra rằng chiến lược marketing để xây dựng thương hiệu thành công cần có tính nhất quán thì mới có thể giúp doanh nghiệp ghi dấu ấn trong lòng người tiêu dùng.

2. Apple

Apple - thương hiệu gắn liền với các tin đồn

Apple - thương hiệu gắn liền với các tin đồn

Apple - thương hiệu gắn liền với các tin đồn. Apple lựa chọn một cách marketing thông minh, không dựa vào việc quảng bá sản phẩm mới với chi phí khủng mà chọn cách tạo ra các tin đồn trong cộng đồng người dùng. Họ đã sử dụng chiến lược marketing truyền miệng khiến cho người dùng sốt sắng, truyền tai nhau về sản phẩm mới và mong chờ ngày ra mắt.

Đây có thể coi là một trong các chiến lược marketingnổi tiếng xuất hiện từ năm 1984 trong mẫu quảng cáo là “Big Brother” và một thông điệp đã được truyền tải, ảnh hưởng tới cả một thế hệ lúc bấy giờ: “Throw off your shackles. Break the status quo. Think different”.

Bên cạnh đó, Apple còn tận dụng kênh truyền thông là phim ảnh và các chương trình truyền hình, phim điện ảnh để tiếp cận tập khách hàng lớn hơn và tăng nhận diện thương hiệu nhiều hơn trước người dùng. Hình ảnh mà bạn hay thấy là những ngôi sao, diễn viên chính trong phim luôn cầm chiếc Iphone đời mới cộng với tiếng chuông đặc trưng của dòng máy khiến người xem rất dễ ấn tượng mạnh.

3. Starbucks

Starbucks dựa vào các chiến lược Social media

Starbucks dựa vào các chiến lược Social media

Truyền thông xã hội xuất hiện đã giúp cho nhiều doanh nghiệp nổi tiếng nhanh chóng. Các doanh nghiệp dựa vào các chiến lược Social media để tạo lập bản sắc thương hiệu, ghi lại dấu ấn và niềm tin trong lòng khách hàng. Các kênh truyền thông xã hội còn được coi là nơi giao lưu, tương tác trực tiếp giữa khách hàng và nhà sản xuất, giúp xây dựng mối quan hệ gần gũi, tin tưởng giữa 2 bên.

Starbucks là một trong những đơn vị kinh doanh tận dụng tốt chiến lược social media trong các chiến lược marketing hoàn hảo của mình. Điều mà các nhà quản trị Starbucks khai thác là những thứ mà khách hàng của họ muốn. Starbucks xây dựng một tài khoản Facebook, Twitter và Instagram có sức hút và tầm ảnh hưởng to lớn.

Có một vài lý do tạo nên sự thành công nhất định cho Starbucks đó là:

  • Thống nhất cùng một chủ đề truyền thông trên tất cả phương tiện Social media khác nhau.
  • Chia sẻ rộng rãi các chiến dịch kinh doanh sắp tới của doanh nghiệp trên social media với mục đích khai thác nhu cầu người dùng.
  • Tiếp xúc trực tiếp và thân thiện với mọi khách hàng.
  • Các chương trình giảm giá được quảng cáo rộng rãi.
  • Sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng để thu hút khách hàng.
  • Sử dụng hiệu ứng về hình ảnh, video, tệp Gif rất tinh tế.

Vận dụng các chiến lược marketing Social media, thương hiệu Starbucks đã thành công trong việc gắn kết mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời tạo ra những trải nghiệm thú vị cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Starbucks.

4. Colgate

Colgate - Không vận dụng quá nhiều chiến lược marketing

Colgate - Không vận dụng quá nhiều chiến lược marketing

Không vận dụng quá nhiều chiến lược marketing mix vào công cuộc quảng bá thương hiệu của mình, Colgate lựa chọn cách tiếp cận khách hàng trực tiếp, tạo ra niềm tin vào chất lượng sản phẩm kem đánh răng tốt nhất và sử dụng phương thức giáo dục người tiêu dùng thói quen sử dụng sản phẩm thay thế.

Chiến lược Marketing nổi tiếng mà Colgate đã sử dụng giúp thương hiệu không chỉ được biết đến là đơn vị sản xuất và bán các loại kem đánh răng mà còn là thương hiệu kem đánh răng hàng đầu về chất lượng. Trong Marketing, có rất nhiều cách để quảng bá thương hiệu và tạo niềm tin cho người tiêu dùng, nhưng dường như không có cách nào hiệu quả bằng việc khách hàng tự nhận thức được  những kiến thức hữu ích mà bạn muốn truyền tải và bạn cần chứng minh cho họ thấy sản phẩm chính là sự lựa chọn tốt nhất cho người dùng.

Là một phân đoạn quan trọng trong chiến lược Marketing của nhãn hàng Colgate, họ bắt đầu từ một trung tâm chăm sóc răng miệng, họ hướng dẫn người dùng những bước vệ sinh răng miệng đúng cách thông qua các video và bài học trực tuyến. Họ chia sẻ cho khách hàng về cách chải răng, giữ gìn răng miệng thơm tho, khỏe mạnh, cách sử dụng các sản phẩm chỉ nha khoa đúng cách và những điều cần làm để ngừa sâu răng… Người tiêu dùng tiếp nhận thông tin hữu ích và tất nhiên là miễn phí, họ bắt đầu tìm hiểu rồi áp dụng vào cuộc sống của thường ngày, sau đó lan tỏa cho những người xung quanh.

Colgate đã thành công trong việc giúp người dùng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống của hằng ngày và điều Colgate nhận lại là tăng dần các đơn đặt hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu qua phương thức truyền miệng rộng rãi. Các nhà quản trị của Colgate thật đúng đắn khi dành ngân sách hàng triệu đô la vào chiến lược marketing độc đáo này để đầu tư các video, hình ảnh, nội dung vô cùng hữu ích, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng ở cả hiện tại và tương lai.

5. Chanel

Chanel - Chiến lược marketing khác biệt

Chanel - Chiến lược marketing khác biệt

Chanel được biết đến là hãng hàng hiệu xa xỉ với phần lớn thị trường người tiêu dùng trên toàn thế giới. Với tiêu chí 3 không: Không giảm giá sản phẩm - không bán hàng online - không quan tâm đối thủ cạnh tranh chính là các chiến lược Marketing nổi tiếng “có một không hai” của Chanel. Có thể nói đây là thương hiệu thời trang đẳng cấp hàng đầu thế giới với uy tín và chất lượng của những dòng sản phẩm cao cấp, thiết kế tinh tế, sang trọng, kết hợp cổ điển và hiện đại phù hợp với tầng lớp thượng lưu, giới nhà giàu. Chiến lược marketing mix của Chanel đánh vào các yếu tố là sản phẩm và giá. Cách mà Channel quảng bá thương hiệu của mình khiến cho nhãn hàng này nổi bật hơn hẳn so với các thương hiệu cùng ngành khác.

Chiến lược sản phẩm của Chanel không đi theo một xu hướng nhất định trên thị trường mà họ là những người tạo ra xu hướng. Sản phẩm của Chanel thường được thiết kế theo phong cách riêng, giữ được nét thanh lịch, nhã nhặn, không quá xa hoa, hào nhoáng. Chiến lược sản phẩm có phần cứng nhắc của Chanel đã đưa họ chạm mốc thành công nhất định trên thị trường hàng hóa xa xỉ.

Với tiêu chí không quan tâm đối thủ cạnh tranh, Chanel dường như khá dửng dưng khi thấy đối thủ có dấu hiệu ra mắt sản phẩm mới, truyền thông thương hiệu hay giảm giá sản phẩm. Khác biệt với những thương hiệu khác, Chanel luôn luôn từ chối các chiến lược giảm giá, họ khẳng định rằng sản phẩm của họ không cần giảm giá vẫn hết hàng… Thay vào đó, để thúc tăng đơn hàng bán ra, Chanel lựa chọn chiến lược phát triển nhiều sản phẩm phù hợp với các phân khúc khách hàng bình dân để phục vụ nhu cầu của mọi người tiêu dùng.

Chanel sử dụng Mạng xã hội như một phương tiện khẳng định đẳng cấp, truyền tải thông tin sản phẩm, họ không phát triển kênh bán hàng qua đây và cũng không chăm sóc khách hàng online. Chanel chỉ quan tâm và chăm sóc khách hàng khi họ đến tận showroom chọn và mua đồ. Dù chiến lược marketing này khá khác biệt nhưng chính sự kiêu kỳ này đã giúp Chanel khẳng định được giá trị thương hiệu của mình đặc biệt hơn đối thủ cùng ngành.

V. Kết luận

Như vậy qua bài viết trên, chúng ta đã tìm hiểu chiến lược marketing là gìcác chiến lược marketing đặc biệt của những thương hiệu hàng đầu thế giới. Hy vọng bạn sẽ tìm được cho doanh nghiệp của mình một chiến lược marketing hoàn hảo. Chúc bạn thành công!