Vaccine là một trong những biện pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả cho mọi đối tượng. Tìm hiểu ngay những thông tin cơ bản về vaccine để hiểu được công dụng của vaccine trong phòng và chữa bệnh.
Trong thời gian gần đây, khi dịch bệnh kéo dài và hoạt động tiêm chủng vacxin trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Người dân ngày càng quan tâm hơn với những chủng loại vaccine vì nguồn gốc cũng như chất lượng vaccine cần được hiểu rõ trước khi tiêm chủng. Vậy chúng ta đã hiểu rõ vaccine là gì? Cơ chế hoạt động của một vaccine là gì?
I. Vaccine là gì?
Vaccine hay còn được gọi là vắc xin là một chế phẩm có tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi khuẩn gây bệnh hay vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên tương tự vi sinh vật gây bệnh, được bào chế và đảm bảo được độ an toàn cần thiết giúp cho cơ thể tự tạo tình trạng miễn dịch giúp chống lại những tác nhân gây bệnh.
Vaccine là gì?
Vaccine có chữa những phiên bản suy yếu của virus hay gây giống như virus còn được gọi là kháng nguyên. Điều này chứng tỏ các kháng nguyên không thể tạo ra các dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh, tuy nhiên chúng kích thích hệ thống miễn dịch để tạo ra kháng thể. Những kháng thể giúp bảo vệ cơ thể khi có tiếp xúc với các loại virus xâm nhập trong tương lai.
Xem thêm: Vaccine covid 19 là gì? Hỏi & Đáp những thông tin về vắc xin phòng Covid-19
II. Công dụng của vaccine là gì?
Tìm hiểu về khái niệm vaccine là gì đồng thời hiểu rõ hơn về công dụng của nó với cơ thể con người. Vaccine giúp thúc đẩy khả năng kháng bệnh của cơ thể. Khi tiêm chủng vacxin, hệ miễn dịch bên trong cơ thể nhận diện được vaccine là một vật thể lạ sẽ tiêu diệt và ghi chú chúng, từ đó tạo ra trí nhớ miễn dịch. Về sau, khi những tác nhân bệnh thật xâm nhập vào cơ thể thì hệ miễn dịch sẽ tấn công những tác nhân gây bệnh với tốc độ nhanh chóng và hiệu quả nhằm bảo vệ cơ thể chống lại bệnh đó.
Nhờ sự xuất hiện của vaccine mà hàng triệu trẻ em không bị chết do bệnh truyền nhiễm và người được tiêm chủng vacxin không bị mắc bệnh hay gặp di chứng do bệnh dịch gây ra.
Đối với một căn bệnh thì hoạt động tiêm chủng vacxin giúp con người được chủng ngừa với căn bệnh đó, đôi khi còn giúp cho bệnh đó biến mất hoàn toàn khỏi cộng đồng và chương trình tiêm chủng vacxin cũng có thể dừng lại, ví dụ điển hình là bệnh đậu mùa. Tuy nhiên, hiện nay có một số bệnh như bệnh sởi nếu dừng chương trình tiêm chủng, tỷ lệ tiêm chủng chỉ giúp giảm tình hình bùng phát dịch bệnh.
III. Đặc tính cơ bản của vaccine
Tính kháng nguyên đặc thù là một khả năng kích thích cơ thể giúp tạo thành kháng thể. Kháng nguyên mạnh là loại kháng nguyên khi đưa vào cơ thể một lần có thể sinh ra nhiều kháng thể, còn những kháng thể yếu là loại chất phải đưa vào nhiều hoặc kèm theo một tá dược mới có thể sinh ra được một ít kháng thể.
Đặc tính cơ bản của vaccine
Tính sinh miễn dịch là khi vaccine tạo ra miễn dịch bằng một vi khuẩn hay virus giảm độc lực, hay với một loại protein đặc hiệu có tính kháng nguyên giúp gây ra một đáp ứng miễn dịch tạo ra hiệu quả đề kháng cho cơ thể trong tương lai khi tác nhân gây bệnh xâm nhập đủ độc tính.
Xem thêm: Những lưu ý trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19 bạn phải biết
IV. Cơ chế hoạt động
Khái niệm vaccine là gì, nghe thì đơn giản nhưng đây chính là yếu tố quan trọng giúp cơ thể bạn miễn dịch với những tác nhân gây bệnh. Vaccine giúp cho hệ miễn dịch của bạn tấn công ngược lại các tác nhân gây bệnh bằng cách chuẩn bị sẵn hệ miễn dịch ứng phó với một số bệnh cụ thể. Từ đó, nếu như virus hay vi khuẩn tấn công cơ thể bạn trong tương lai thì hệ miễn dịch của bạn sẽ tự động nhận diện và tìm cách chống lại.
V. Phân loại
1. Vacxin giải độc tố
Vaccine giải độc tố được sản xuất từ ngoại độc tố của vi khuẩn bằng cách làm mất đi tính độc, tuy nhiên vẫn giữ được tính kháng nguyên. Khi hệ miễn dịch tiếp nhận vaccine giải độc tố, chúng sẽ học được cách chống lại độc tố tự nhiên và hệ miễn dịch sản sinh ra những kháng thể trung hòa độc tố. Ví dụ như vaccine bạch hầu, vaccine uốn ván,...
2. Vacxin bất hoạt (chết)
Vaccine bất hoạt là sản phẩm được sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh đã chết. Loại vaccine này ổn định và an toàn hơn vaccine sống, các vi sinh vật gây bệnh đã chết thì không thể đột biến trở lại. Các kháng nguyên giúp kích thích đáp ứng miễn dịch. Tuy nhiên, vaccine chết thì đáp ứng miễn dịch yếu hơn những loại vaccine sống nên được chia ra tiêm thành nhiều liều hoặc tiêm nhắc lại để duy trì miễn dịch. Đặc tính này có thể gây ra hạn chế cho những đối tượng sống ở vùng thiếu điều kiện về chăm sóc y tế thường xuyên và không thể tiêm nhắc lại đúng lịch. Ví dụ như vaccine tả, vaccine thương hàn, vaccine ho gà,...
Vacxin bất hoạt (chết)
3. Vacxin sống giảm độc lực
Vaccine sống giảm độc lực là một loại sản phẩm được sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh hay vi sinh vật tương tự vi sinh vật gây bệnh đã làm giảm độc lực không còn khả năng gây bệnh. Do vaccine sống, giảm được độc lực gần giống như đáp ứng với nhiễm trùng tự nhiên nên tạo ra đáp ứng miễn dịch và sinh kháng thể mạnh, thường dây miễn dịch lâu dài chỉ với 1 hoặc 2 liều. Ví dụ như vaccine BCG sống, vaccine thương hàn,...
Khi sử dụng loại vaccine này cần phải quan tâm đến tính an toàn của vaccine sống, phải đảm bảo nó không còn khả năng gây bệnh hay chỉ gây bệnh nhẹ và vi sinh vật phải có tính di truyền ổn định để không trở lại độc lực ban đầu.
Xem thêm: Tại sao vaccine Covid -19 của Pfizer được mong chờ nhất?
4. Vacxin tách chiết
Vaccine tách chiết là loại kháng nguyên được tách chiết từ vi sinh vật. Ví dụ như kháng nguyên polysaccharid của cầu khuẩn màng não hay polysaccharid của phế đầu,...
5. Vacxin tái tổ hợp
Vaccine tái tổ hợp được tổng hợp bằng công nghệ sinh học hiện địa, mã hóa gen cho kháng nguyên vi sinh vật cần có để khiến cho vaccine được tác và tái tổ hợp vào E. coli hoặc một dòng tế bào khác thích hợp. Ví dụ như vaccine thương hàn hay tả,...
VI. Vaccine có an toàn không?
Tiêm chủng vacxin rất an toàn. Với đối tượng trẻ nhỏ, tiêm chủng vacxin giúp cho con của bạn không bị tổn hại về mặt sức khỏe vì hiện nay có nhiều căn bệnh có thể phòng ngừa vàng vaccine. Tất cả vaccine đều được kiểm tra tính an toàn một cách nghiêm ngặt gồm thử nghiệm lâm sàng trước khi được đưa vào sử dụng trong cộng đồng. Dù là loại vaccine nào, kể cả vaccine covid 19 đang được sử dụng rộng rãi hiện nay đều được thử nghiệm lâm sàng với hàng ngàn người trước khi đưa vào sử dụng có điều kiện trong trường hợp khẩn cấp. Các quốc gia chỉ đăng ký và phân phối những loại vaccine có đáp ứng đủ tiêu chuẩn chặt chẽ về chất lượng và độ an toàn.
Vaccine có an toàn không?
Vaccine luôn đạt một mức độ an toàn nhất định, những tác dụng phụ nghiêm trọng thường rất hiếm. Hầu hết các triệu chứng như ốm mệt hay khó chịu sau khi tiêm chủng vacxin rất nhẹ, ví dụ như đau nhức ở chỗ tiêm, sốt nhẹ. Những triệu chứng này có thể kiểm soát bằng những loại thuốc giảm đau do bác sĩ kê hoặc có thể đắp khăn lạnh lên chỗ tiêm. Nếu bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng thì cha mẹ cần hỏi thăm bác sĩ hay nhân viên y tế để điều trị kịp thời.
Xem thêm: Vaccine AstraZeneca là gì? Những thông tin cần biết trước khi tiêm vắc xin
VII. Những vấn đề cần lưu ý khi tiêm vaccine
1. Đối tượng tiêm vaccine
Đối tượng tiêm chủng vacxin là những người có nguy cơ cao nhiễm vi sinh vật gây bệnh mà chưa có miễn dịch. Trẻ em là đối tượng nên được tiêm chủng rộng rãi, còn với những người lớn thì chỉ cần tiêm chủng cho những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Tiêm chủng cần đạt được trên 80% đối tượng chưa có miễn dịch mới có khả năng ngăn ngừa dịch. Tiêm chủng vacxin mở rộng là tiêm chủng phổ cập cho hầu hết đối tượng trẻ em nên diện bảo vệ rất lớn góp phần quan trọng cho phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia.
2. Đối tượng tuyệt đối không tiêm chủng vacxin
- Đối tượng là người đang bị sốt cao
- Đối tượng có biểu hiện dị ứng
- Vacxin sống giảm độc lực không nên tiêm cho người bị thiếu hụt miễn dịch hay người đang dùng những loại thuốc đàn áp miễn dịch, những người mắc bệnh ác tính hay phụ nữ đang mang thai.
3. Thời gian tiêm chủng
- Tiêm chủng trước dịch, thời gian đủ để cơ thể hình thành miễn dịch
- Vaccine tạo miễn dịch cơ bản cần được tiêm đủ số lượng với khoảng cách thời gian hợp lý phù hợp với từng loại vaccine
- Thời gian tiêm chủng vacxin nhắc lại tùy thuộc vào thời gian duy trì để hình thành miễn dịch còn đủ hiệu lực bảo vệ với mỗi loại vaccine.
4. Liều lượng
Liều lượng tiêm chủng vacxin không giống nhau giữa mỗi loại vaccine và đường đưa vào cơ thể. Nếu liều lượng quá thấp thì không đủ khả năng kích thích đáp ứng miễn dịch còn nếu liều lượng quá lớn thì dẫn đến tình trạng dung nạp đặc hiệu.
Liều lượng tiêm chủng vacxin
5. Đường tiêm
- Đường tiêm chủng là con đường cổ điển thường ít dùng
- Tiêm còn phụ thuộc vào từng loại vaccine có thể tiêm trong da, dưới da hay tiêm bắp
- Uống giúp kích thích miễn dịch tại đường ruột hơn tiêm.
6. Tác dụng không mong muốn
Nếu như bạn có theo dõi tin tức trong những ngày gần đây thì hẳn cũng nghe được những thông tin liên quan đến dịch bệnh covid 19 và những tác dụng phụ sau khi tiêm chủng vacxin. Đây cũng là trường hợp thực tế mà mỗi người tiêm chủng vacxin đều sẽ gặp. Sau khi tiêm vắc xin thì có thể gây ra một số tác dụng phụ, ví dụ như sốt, ho, đau nhức, sưng tại nơi tiêm,... Cũng có một số trường hợp co giật hay sốc phản vệ nhưng rất hiếm gặp.
Xem thêm: Vaccine Moderna là gì? Những ai nên tiêm ngừa vắc xin mRNA-1273 của Moderna
7. Tiêu chuẩn của vacxin
Tiêu chuẩn của vaccine phải đảm bảo an toàn với tiêu chí vô trùng, không độc, thuần khiết và hiệu lực gây miễn nhiễm ở mức độ cao và có thể tồn tại lâu.
8. Bảo quản vacxin
Vaccine thường được bảo quản tốt ngay từ khâu sản xuất đến khi tiêm vào cơ thể con người. Thông thường, quy trình bảo quản vaccine không giống nhau nhưng đều cần được bảo quản trong điều kiện khô, tối và lạnh. Nhiệt độ, ánh sáng có thể phá hủy vaccine, đặc biệt là loại vaccine sống, còn đông lạnh sẽ phá hủy nhanh các loại vaccine giải độc tố.
VIII. Những điều cần lưu ý khi tiêm vaccine cho trẻ nhỏ
1. Lưu ý khi tiêm chủng vacxin viêm gan B cho trẻ nhỏ
Để phòng bệnh viêm gan B thì cách tốt nhất là nên tiêm đầy đủ 4 mũi cho trẻ em, trong đó mũi đầu tiên cần được tiêm trong vòng 25 giờ sau sinh. Mặc dù nhận biết được tính nghiêm trọng của việc tiêm chủng vacxin nhưng nhiều bậc phụ huynh không đồng ý tiêm liền. Nguyên nhân là vì người dân đang thiếu lòng tin sau nhiều sự cố tiêm chủng vacxin khiến cho trẻ em tử vong, dù sau đó những chuyên gia y tế đã xác định được nguyên do chính không phải do vaccine. Ngoài ra, nhiều phụ huynh cũng thắc mắc lý do vì sau phải tiêm chủng vacxin sau trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Ở một số bệnh viện cho phép thực hiện tiêm chủng vacxin cũng ngần ngại khi tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh.
Theo các chuyên gia y tế thì cách tốt nhất để phòng bệnh viêm gan B thì cách tốt nhất chính là tiêm đủ 4 mũi cho trẻ em, mũi thứ nhất tiêm trong vòng 24 tiếng đầu sau sinh. Nếu người mẹ không mắc viêm gan B thì trẻ em cần được tiêm vaccine vì trẻ có thể bị lây từ những nguồn bệnh tiếp xúc khác trong quá trình chăm sóc.Đặc biệt, với vaccine viêm gan B, khoảng thời gian 24 giờ đầu sau sinh là cách tốt nhất để phòng ngừa lây nhiễm virus từ mẹ sang con, hiệu quả lên tới 90% .
Lưu ý khi tiêm chủng vacxin viêm gan B cho trẻ nhỏ
2. Lưu ý khi tiêm chủng vacxin sởi cho trẻ nhỏ
Không chỉ vaccine viêm gan B thì vaccine sởi - rubella cũng là một trong những loại vaccine cần tiêm cho trẻ em. Số trẻ em chưa được tiêm chủng hoặc đã tiêm nhưng không có miễn dịch ngày càng nhiều, tuy nhiên điều kiện virus sởi lại có khả năng gây dịch lớn. Bộ Y tế cũng đã có kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vacxin sởi cho nhiều trẻ em ở khắp nơi trên cả nước. Phụ huynh cần động viên và tạo điều kiện để trẻ em hiểu đúng về tiêm chủng để trẻ không sợ đi tiêm chủng vacxin. Sau khi tiêm chủng vacxin thì trẻ em cũng sẽ được theo dõi trong vòng 30 phút và theo dõi tại nhà trong vòng 1 - 2 ngày. Nếu như trẻ em xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào như sốt cao co giật, li bì, khó thở,... thì cần đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được xử lý kịp thời.
Sau khi tiêm phòng, không phải 100% người được tiêm đều sẽ phòng được bệnh vì khả năng phòng bệnh còn phụ thuộc vào điều kiện đáp ứng miễn dịch của từng cá thể và nguồn lây. Có nhiều trường hợp, trẻ em chưa đủ khả năng miễn dịch phòng bệnh sau khi tiêm mũi đầu tiên, nên có thể bị mắc bệnh trước khi đến lịch tiêm nhắc lại.
IX. Kết luận
Hiện nay, biện pháp tiêm vaccine không còn quá xa lạ gì trong hoạt động phòng chống dịch bệnh, vì vậy hiểu về vaccine là gì và những thông tin liên quan giúp bạn bảo vệ chính mình và người thân. Hiểu về vaccine giúp bạn biết mình nên tiêm loại vaccine nào và tác dụng của nó với cơ thể mỗi người chúng ta.