Activation là gì? Cần làm gì để chiến dịch Brand Activation thành công vượt bậc? Đây cũng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm đến lĩnh vực branding chú ý tới. Cùng 123job tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Trong muôn vàn các sản phẩm, thương hiệu cạnh tranh nhau khốc liệt ngoài kia, có cách nào để sản phẩm của doanh nghiệp lập tức thu hút sự chú ý của khách hàng? Làm thế nào, bí quyết gì khiến một số thương hiệu lại có thể trở nên gần gũi và ăn sâu vào tiềm thức khách hàng đến vậy? Câu trả lời nằm ở những chiến dịch brand activation. Để thị trường mục tiêu của bạn biết đến, hiểu và chấp nhận, thương hiệu phải làm brand activation. Vậy Activation là gì? Thành công của một chiến dịch Brand activation cần những yếu tố nào?
I. Activation là gì?
Activation hay brand activation là hoạt động marketing được sử dụng khi cần quảng bá hình ảnh thương hiệu, làm hình ảnh thương hiệu trở nên sống động hơn trong mắt đối tượng khách hàng mục tiêu, công chúng mục tiêu. Mục tiêu chính của brand activation là thúc đẩy, kích thích người tiêu dùng hành động có lợi cho doanh nghiệp, về doanh thu, về hình ảnh thương hiệu,... Hình thức marketing này vốn dĩ rất phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới.
Brand activation nói một cách dễ hiểu là một chiến dịch, sự kiện truyền thông giúp thương hiệu đến gần với công chúng, thông thường sẽ liên quan đến việc tạo ra những trải nghiệm thương hiệu để công chúng mục tiêu có thể nhìn thấy và tham gia. Mọi doanh nghiệp đều cần đến brand activation để chinh phục những vị trsi quan trọng trong tâm trí khách hàng mục tiêu, công chúng mục tiêu của mình.
Brand activation là gì?
Vậy khi nào thương hiệu cần làm brand activation?
Khi thương hiệu, sản phẩm của bạn mới ra đời và bạn cần một cú ra mắt hoàn hảo với khách hàng mục tiêu - chính là khi cần sức mạnh của các chiến dịch activation. Tuy nhiên không chỉ các thương hiệu hay sản phẩm mới mới cần đến những chiến dịch này, ngay cả những thương hiệu lâu năm, sản phẩm lâu năm có tiếng cũng cần đến brand activation khi thương hiệu sản phẩm có hướng đi mới và cần khách hàng biết đến và đón nhận hướng đi này.
II. Những ưu điểm của Activation là gì
Ưu điểm của các chiến dịch activation - kích hoạt thương hiệu là gì? Thông qua các chiến dịch brand activation, doanh nghiệp có thể đạt được nhiều mục đích như:
1. Thu thập được dữ liệu khách hàng
2. Thu thập được những phản hồi trực tiếp của khách hàng trong quá trình họ tương tác với thương hiệu, sản phẩm.
3. Tiếp cận nhiều công chúng mục tiêu hơn - những người chưa biết về thương hiệu của bạn
4. Tạo điểm nhấn của thương hiệu trên thị trường
5. Tiết kiệm chi phí cho các quảng cáo truyền thống khác như quảng cáo TV, Print Ads, Web Ads,...
III. Phân biệt Activation với các hoạt động khác
Có nhiều nhầm lẫn về khái niệm brand activation với các khái niệm khách trong branding, marketing, bạn cần phần biệt rõ ràng:
1. Activation và Brand marketing
Activation là một trong những hoạt động của brand marketing. Activation giống như một chú châm ngòi giúp thương hiệu chuyển đổi trạng thái, tạo đột phá và dấu ấn đầu tiên khác biệt trong tâm trí khách hàng trong khi branding marketing là một quá trình dài, đưa thương hiệu thân thuộc, được tin tưởng trong tâm trí khách hàng, công chúng mục tiêu.
2. Activation và Event
Event - tổ chức sự kiện là một công cụ quan trọng và đắc lực trong các hoạt động quảng bá tiếp thị. Event và activation có nhiều điểm tương đồng, khác biệt trước tiên có thể chỉ ra đó là event chỉ diễn ra 1 lần trong khi activation là chuỗi hoạt động lặp lại liên tục trong 1 khoảng thời gian nhất định.
Trong triển khai event, sai sót xảy ra không thể sửa chữa, nhưng đối với triển khai các hoạt động activation, bạn có thể khắc phục các lỗi, nhược điểm nhằm cải tiến hơn vào những lần sau.
3. Activation và Experiential marketing
Experiential marketing là marketing hướng tới đến trải nghiệm tương tác của khách hàng với sản phẩm dịch vụ. Brand activation sử dụng experiential marketing như một trong những hoạt động trong điểm của chiến dịch.
Điểm khác biệt giữa mục đích của Experiential marketing và brand activation là gì? Brand activation hướng tới đưa sản phẩm thương hiệu tới khách hàng, để khách hàng có cái nhìn đúng, hiểu và chấp nhận sản phẩm qua đó làm tăng độ tin cậy của sản phẩm trong mắt người dùng trong khi đó Experiential marketing có thể phục vụ cho các mục đích khác nữa như tạo hứng thú, gây thu hút cho người dùng.
IV. Các phương pháp Brand Activation đơn giản mà hiệu quả
Các phương pháp có thể sử dụng để kích hoạt thương hiệu là gì? Để thành công bạn không thể bỏ qua các phương pháp dưới đây:
1. In-store Brand Activation ( Kích hoạt thương hiệu tại điểm bán)
Kích hoạt thương hiệu tại điểm bán là loại hình hoạt động thường liên quan đến việc tổ chức các sự kiện đặc biệt các sự kiện in house như quà tặng miễn phí, giảm giá sản phẩm hay chiết khấu,.... Ngoài ra bạn cũng có thể thiết lập các trạm dừng cho khách hàng có thể thử sản phẩm trước khi họ quyết định mua.
In-store Brand Activation sử dụng những yếu tố trải nghiệm, biến điểm bán trở thành nơi khách hàng có thể chạm và tương tác với thương hiệu.
Kích hoạt thương hiệu tại điểm bán
Thương hiệu đồ chơi John Lewis với chiến dịch In-store Brand Activation thành công năm 2014 với tên gọi “Monty the Penguin” nhằm quảng cáo sản phẩm thú nhồi bông Monty mới. Họ cho dựng mô hình thú Monty tại khắp 49 cửa hàng trên cả nước và kể các câu chuyện về các nhân vật trong quảng cáo bằng công cụ nhập vai.
2. Experiential Marketing ( Tiếp thị trải nghiệm người dùng)
Brand activation luôn hướng tới trải nghiệm người dùng với sản phẩm, Experiential Marketing là một công cụ đắc lực để thực hiện mục đích này, giúp sản phẩm thương hiệu gần gũi và gắn bó hơn với khách hàng.
Hãy thử tưởng tượng từ chính trải nghiệm của bạn là một người dùng, có hai thương hiệu cùng ra dòng sản phẩm mới có nét tương đồng nhưng một bên cho khách hàng dùng thử sản phẩm, bên kia chỉ đơn thuần quảng cáo thông qua các TVC, Billboard,... bên nào sẽ gây thiện cảm và khiến bạn muốn dùng thử hơn?
Phân biệt Brand Activation và Experiential marketing
Tuy nhiên có một vấn đề khi sử dụng trải nghiệm để launching sản phẩm đó là làm thế nào để buổi trải nghiệm đó thú vị với người dùng, không đơn thuần chỉ là những hoạt động dùng thử đơn điệu. Bạn có thể tham khảo các chiến dịch marketing du kích để lấy ý tưởng cho các hoạt động Experiential Marketing của mình.
3. Sampling Campaign ( Chiến dịch trải nghiệm sản phẩm mẫu tại điểm bán)
Sampling Campaign là gì? chắc hẳn khái niệm này đã rất quen thuộc với nhiều người tiêu dùng với cái tên thuần việt - mẫu dùng thử. Đây là chiêu quen thuộc nhất trong activation. Bạn có lẽ đang liên tưởng ngay đến các booth di động tại các siêu thị, phố đi bộ, công viên, trường học,... nơi có nhiều người qua lại.
Sampling campaign là những chiến dịch dùng thử với mục đích cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm trực tiếp. Các cách thức để có một sampling campaign gồm những gì? Đối với hình thức này, thông thường mọi người nghĩ chỉ cần tiếp cận được càng nhiều người càng tốt.
Để làm được điều đó bạn không phải chỉ cần xuất hiện và phát sản phẩm dùng thử ở những nơi đông đúc mà bạn còn cần tiếp cận đúng người, tìm đến những người có khả năng sẽ ghé booth dùng thử của bạn để thử đồ cao hơn.
Sampling campaign của hãng giải khát mountain dew
Như hãng giải khát Mountain Dew, họ chọn cách thực hiện sampling campaign của mình bằng cách lái những chiếc xe tải khổng lồ có tên thương hiệu, đi vòng quanh đất nước, qua các lễ hội hay sự kiện náo nhiệt – nơi gần như chắc chắn sản phẩm sẽ được chào đón nhiệt tình để phân phát sản phẩm dùng thử. Sampling campaign thường được vận dụng nhiều bởi các thương hiệu đồ uống, thực phẩm,...
4. Brand Activation tại nhiều địa điểm
Thương hiệu nên tổ chức các chương trình brand activation của mình tại nhiều địa điểm để nâng cao phạm vi cũng như kết quả của chiến dịch. Một số địa điểm có thể tổ chức activation cho thương hiệu là gì?
Lễ hội: Tổ chức brand activation tại các lễ hội thường đem lại nhiều hiệu ứng tích cực, vì đây là những nơi tập trung đông người vui chơi và họ luôn khát khao trải nghiệm những điều mới.
Triển lãm thương mại: Hãy lựa chọn những triển lãm thương mại có liên quan đến ngành mà thương hiệu đang hoạt động, đây sẽ là địa điểm lý tưởng giúp thể hiện sản phẩm, đưa những thông điwwpj đặc tính của sản phẩm tới người dùng dễ dàng nhất.
Sự kiện thể thao: Phù hợp với các sản phẩm đồ uống, thực phẩm bổ sung năng lượng, Activation tại sự kiện thể thao có thể đặc biệt hiệu quả. Đây là địa điểm lý tưởng để phát các mẫu thử miễn phí và trưng bày sản phẩm của thương hiệu.
5. Digital marketing campaigns
Thời đại 4.0, các hình thức activation cũng dần được chuyển đổi số và thật tuyệt vì dường như các hoạt động activation trực tuyến cũng hiệu quả không kém. Môi trường digital marketing cho phép doanh nghiệp có thể thu thập được những thói quen của người dùng từ đó có thể tạo ra những trải nghiệm mang tính cá nhân hóa - xu hướng tiếp thị đang vô cùng thịnh hành và hiệu quả những năm gần đây.
Hãng snack Snickers có một chiến lược digital vô cùng sáng tạo với idea: bạn không thể viết đúng chính tả khi bạn đang đói - họ hợp tác với google và mua quảng cáo 25.000 cụm từ tìm kiếm hay bị viết sai nhất. Trong vòng 3 ngày, chiến dịch đã thu hút hơn 500.000 người - một con số vô cùng ấn tượng.
6. Promotional marketing
Promotional marketing -Tiếp thị khuyến mãi là một hình thức đã quá quen thuộc. Promotional marketing thường nhắm vào các doanh nghiệp, đại lý bán lẻ, bán buôn hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài ra, Promotional marketing có thể áp dụng dành cho chương trình khách hàng thân thiết, các cuộc thi, ưu đãi đặc biệt, quà tặng, rút thăm trúng thưởng, …
Activation là gì?
Hiện nay, trong thời đại công nghệ 4.0 thì các phương thức tương tác với chương trình Promotional marketing thường diễn ra trên các nền tảng digital đặc biệt là mobile như lấy mã giảm giá online, voucher online,...
7. Social Media Engagement
Thời đại của truyền thông xã hội, của facebook, instagram, làm branding không thể bỏ qua social media. Làm thế nào để khuyến khích khách hàng của bạn chia sẻ về sản phẩm, thương hiệu trên các nền tảng social media? Có rất nhiều cách tiếp cận để có thể xây dựng 1 chiến dịch activation trên social media, các số liệu lại rất dễ đo lường và theo dõi nữa chứ!
V. Yếu tố thành công của chiến dịch Brand Activation là gì?
Bí quyết để thành công trong việc kích hoạt thương hiệu là gì?
1. Tối đa hóa sự hiện diện trên các phương tiện truyền thông xã hội
Phương tiện truyền thông xã hội chính là nền tảng tốt nhất để đưa thương hiệu, sản phẩm lan tỏa và chạm tới đối tượng mục tiêu, vì thế không thể xem nhẹ công cụ này.
Truyền thông xã hội là một phương tiện tuyệt vời để tương tác, kể câu chuyện sản phẩm thương hiệu, thu hút khách hàng và khuyến khích họ chia sẻ. Hãy tận dụng hết các phương tiện social media một cách hiệu quả để triển khai activation thật tốt.
2. Đừng quên PR
PR giúp tăng tính hiệu quả cho các chiến dịch activation. Để các đơn vị khác phát biểu tích cực về thương hiệu bạn vừa tăng độ tin cậy, vừa có thể tiếp cận đối tượng mục tiêu ở quy mô rộng hơn.
3. Hãy mang đến những trải nghiệm liên tục
Việc mang tới những trải nghiệm liên tục giúp khách hàng luôn cảm thấy hứng thú với sản phẩm, thương hiệu. Họ sẽ cảm nhận sự thân thiết gắn bó với sản phẩm thương hiệu thông qua từng trải nghiệm với thương hiệu. Trải nghiệm càng liên tục, hiệu quả càng lớn và mang tính dài lâu.
VI. Kết luận
Brand activation là công cụ cần thiết cho mọi doanh nghiệp trong việc gây thiện cảm, ấn tượng với khách hàng từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường và giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu. Hy vọng thông qua bài viết bạn đọc phần nào đã có câu trả lời cho câu hỏi Activation là gì? Sampling là gì? kích hoạt thương hiệu là gì? Theo dõi 123job để tìm hiểu kĩ hơn về khái niệm này nhé !