Art Director là một công việc đang thu hút nhiều sư chú ý hiện nay và được đông đảo giới trẻ hiện nay theo đuổi. Vậy Art Director là gì? Chi tiết công việc của nó như thế nào và liệu nó khác với Designer như thế nào?
Art director là một công việc khá mới mẻ và nhiều người không hiểu rõ về nó. Nhưng Art Director đang ngày được chú ý hơn và chú trọng phát triển bởi nhiều công ty. Vậy Art Director là gì? Công việc cụ thể của nó như thế nào? Và liệu công việc của Art Director khác với Designer ở chỗ nào?
I. Art Director là gì?
Vậy khái niệm của Art Director là gì? Art Director, hay còn được gọi là Giám đốc Nghệ thuật, sẽ là người chịu trách nhiệm đưa ra phong cách và thiết kế hình ảnh trực quan, tổng thể theo một chủ đề hay một tác phẩm của một doanh nghiệp, một công ty thiết kế đồ họa hay truyền hình. Art Director cũng sẽ đảm nhiệm vai trò chỉ đạo, giám sát một đội ngũ để có thể phát triển được hình ảnh đã được đưa ra trước.
Một Art Director phải hiểu được thiết kế đồ họa là gì và Designer là gì
Tuy vị trí Art Director ta được gặp khá nhiều ở những nền công nghiệp sáng tạo như công nghiệp game, truyền hình truyền thông. Art Director là một công việc yêu cầu nhiều sự sáng tạo và linh hoạt của người đảm nhiệm để có thể làm tốt được vai trò Marketing cũng như xây dựng được hình ảnh đặc trưng theo đúng những điều được đưa ra ngay từ ban đầu.
II. Các công việc cần làm của một Art Director.
Là một Art Director, bạn sẽ có những trách nhiệm và những công việc cụ thể như sau:
Art Director sẽ là người lên ý tưởng concept sao cho đúng và phù hợp nhất với những ý tưởng và mong muốn ban đầu, đồng thời đúng với chủ đề của chương trình, chủ đề, hình ảnh của bài hát...Nói chung làm Art Director là bạn phải tìm cách hiệu quả nhất để có thể trình bày và đưa được người xem thông điêp về nội dung của sản phẩm hay bài hát.
Art Director sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp đến việc xác định những yếu tố sẽ được áp dụng để xây dựng sản phẩm, xác định hình ảnh cũng như những yếu tố nhỏ khác để có thể tạo ra được một sản phẩm có nội dung đẹp mắt, đúng ý tưởng và hoàn hảo nhất.
Họ cũng sẽ là người chịu trách nhiệm phát triển phong cách của một chiến dịch hay một ấn phẩm được chỉ định từ lúc bắt đầu.
Art Director cũng sẽ giám sát các hoạt động thiết kế, tạo hình sản phẩm và bảo đảm mọi thứ theo đúng tiến độ và đúng với những ý tưởng đã được xác định ngay từ ban đầu.
Một công việc khác của Art Director là họ sẽ có vai trò xem xét các đề án được đề cừ, phê duyệt những thiết kế được đưa lên và kiểm duyệt nội dung hình ảnh cho những sản phẩm nghệ thuật như nội dung, video.
Art Director ngoài hiểu biết thiết kế đồ họa là gì, Designer là gì, họ còn phải thành thục cả những việc này nữa
Art Director cũng là cầu nối trực tiếp giữa khách hàng và công ty để có thể hiểu và thu thập được những ý kiến, mong muốn, ý tưởng của khách hàng để có thể tổng hợp và xây dựng được concept đúng ý khách hàng. Sau khi đã lên được ý tưởng thì họ cũng là người sẽ thuyết phục và trình bày những ý tưởng này trực tiếp đến cho khách hàng.
Art Director cùng là người trực tiếp hối hợp với các phòng ban khác và đưa ra được một sản phẩm tốt nhất.
Họ cũng sẽ quản lý các phương án về sử dụng tài chính và ngân sách được chi, cũng như theo ngân sách của khách hàng để có thể ra được đúng sản phẩm phù hợp với số tiền khách hàng đã bỏ ra.
Bảo đảm thông điệp được truyền đi đúng, hay và đủ là một công việc rất cần thiết của Art Director để có thể làm Digital Marketing hay những truyền hình truyền thông đúng đắn.
Trong làm phim thì Art Director sẽ là người thiết kế và tạo hình hình ảnh cụ thể và cần thiết để có thể phù hợp được với nội dung phim.
III. Những tố chất cần có để trở thành một Art Director.
1. Truyền cảm hứng và biết cố vấn.
Để làm được một Art Director, bạn không chỉ cần phải có kiến thức chuyên sâu về Design mà bạn cũng cần phải có những kỹ năng như truyền cảm hứng và dẫn dắt cả một đội ngũ đi đúng hướng. Từng con người làm việc trong ngành Design đều sẽ có những phong cách thể hiện rất riêng và những thế mạnh riêng của họ. Một Art Director giỏi là người sẽ hiểu được những cá nhân trong nhóm của mình, truyền cảm hứng thiết kế cho họ và đặt họ đúng chỗ, để có thể vừa tạo ra được một sản phẩm vừa hoàn hảo mà vừa có cả những điểm rất riêng mà không lẫn đi đâu được. Để làm một Art Director thì điều này cũng không dễ dàng gì.
2. Có tầm nhìn
Không chỉ quan trọng mỗi tính sáng tạo của từng người và của bản thân, Art Director cần phải có một tầm nhìn rộng và bao quát. Art Director sẽ là người định hướng và dẫn dắt được cho cả khách hàng và cả nhóm của anh ta đến đươc với ý tưởng cuối cùng và hay ho nhất. Họ sẽ đánh giá từ những phần lớn nhaastc ảu một dự án như concept, phồng nền đến những điểm nhỏ và chi tiết nhất như kịch bản, nội dung, các hiệu ứng thị giác được sử dụng trong sản phẩm để có thể tìm ra và làm nổi bật được những thông điệp, ý nghĩa để tác động lên người xem. Nói một cách ngắn gọn hơn, Art Director là người có thể đảm nhận được cả CopyWriter và cả Designer.
3. Biết sáng tạo và đam mê.
Làm trong một ngành nghề đòi hỏi những điều mới, đặc sắc và có những điểm nhấn trong ngành thiết kế thì việc phải sáng tạo liên tục là một điều không thể thiếu của một Art Director. Bên cạnh đó, họ cũng phải có những đam mê để có thể theo đuổi một cách lâu dài vói ngành Art Director mà không bị chán nản hay nhụt chí khi những ngành công nghiệp đòi hỏi sáng tạo hiện nay đang trở thành một đấu trường khốc liệt.
Một Art Director cần không ngừng học hỏi và sáng tạo
4. Tạo được tầm ảnh hưởng.
Vì Art Director có thể hiểu là những người lãnh đạo của một nhóm để thực hiện một sản phẩm nghệ thuật nên họ phải tạo được tầm ảnh hưởng nhất định trong nhóm của mình cũng như bên ngoài để có thể có những đóng góp cho công việc. Một người có ảnh hưởng có thể dẫn dắt và điều khiển được một nhóm người theo đúng hướng đi, đồng thời tác động được đến những bộ phận khác hay những cơ quan khác theo nhiều cách khác nhau để có thể giúp ích cho công việc.
5. Biết cập nhật xu hướng mới nhất.
Một Art Director phải làm sao để có thể cập nhật và học hỏi được những điều mới nhất, hay nhất để có thể bắt kịp và khai thác tốt với một thị trường đang ngày càng cạnh tranh và có nhiều kẻ đối địch như hiện nay. Việc có được những xu hướng mới nhất sẽ giúp ích rất nhiều cho những công việc về sau của các Art Director.
IV. Khi nói về thiết kế đồ họa bạn cần gì?
1. Thiết kế đồ họa là gì, bạn biết không.
Hẳn dạo gần đây bạn sẽ nghe về cụm từ này nhiều. Ngày nay khi công nghệ phát triển thì những công việc liên quan đến thiết kế đồ họa trở nên quen thuốc và phổ biến với các bạn trẻ. Nhiều người đã chọn sẽ học để trở thành Designer và đồng hành cùng thiết kế đồ họa suốt một thời gian dài sau khi họ đã hiểu được thiết kế đồ họa là gì và Designer là gì. Vậy liệu bạn đã hiểu được thiết kế đồ họa là gì?
Thiết kế đồ họa là gì? Thiết kế đồ họa là việc tạo ra các sản phẩm có hình ảnh, có thể là báo chí, sách vở, truyện tranh, các sản phẩm âm nhạc hay hoạt hình. Thiết kế đồ họa sẽ có nhiệm vụ phối hợp thành thạo giữa màu sắc, hình ảnh để có thể tạo ra một sản phẩm có tính nghệ thuật cao và phục vụ được cho mục đích của mình như làm Marketing, hay muốn truyền tải thông điệp và tuyên truyền thông tin chẳng hạn.
Một sản phẩm thiết kế đồ họa thành công sẽ lôi kéo được nhiều chú ý và xem xét, khiến người ta có ấn tượng với doanh nghiệp hoặc sản phẩm của doanh nghiệp.
2. Học thiết kế đồ họa ở đâu
Hiện nay nhiều nơi đã cung cấp đầy đủ các khóa học về thiết kế đồ họa bởi vì xu hướng hiện nay cũng như những nhu cầu phát triển về ngành thiết kế đồ họa trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Những điều này tác động rất nhiều đến việc làm quảng cáo hay lôi kéo người xem nên nhu cầu về Designer và thiết kế đồ họa ngày càng nhiều. Về cơ bản, nhiều trường đã có tiếng trong việc học thiết kế đồ họa tại Việt Nam:
Bên cạnh việc theo đuổi một hệ thống học thiết kế đồ họa chính quy thì bạn cũng có thể học thiết kế đồ họa ở các trung tâm tư nhân khác nhau với lượng công việc sau tốt nghiệp khi học về thiết kế đồ họa khá nhiều, ví dụ như một nhiếp ảnh gia, chuyên viên hoạt họa, nhân viên in ấn đều sẽ là những công việc có nhiều nhu cầu.
3. Là một người thiết kế đồ họa, bạn được yêu cầu những gì:
Có thể vẽ tay, chỉnh sửa ảnh, in ấn, sử dụng các phần mềm đồ họa,..nói chụng là những kỹ năng chuyên môn về bên phần hình ảnh
Vậy thiết kế đồ họa là gì? Designer là gì? Ta cần tìm hiểu thêm
Có sức sáng tạo và thể hiện được cái tôi cũng như những nét đặc trưng trong quá trình thiết kế.
Có mắt thẩm mỹ tốt để có thể phối màu và các họa tiết để gây được một số hiệu ứng khác nhau cho người xem
Cần là một người có kỹ năng làm việc nhóm tốt.
Có kỹ năng quản lý thời gian tốt và có thể thiết kế được sản phẩm đúng như theo dự đoán.
4. Tại sao bạn nên chọn ngành thiết kế đồ họa?
Nếu bạn là một người yêu thích vẽ vời và muốn tận dụng nó thì đây quả thực ban nên tìm hiểu Designer là gì, đây là một ngành nghề tuyệt vời giành cho bạn. Bên cạnh đó, nhu cầu cho thiết kế đồ họa ngày càng cao nên việc bạn theo học thiết kế đồ họa sẽ có thể bảo đảm được một lượng công việc sau tốt nghiệp đầy đủ cho bạn. Bên cạnh đó:
Đồ họa thu hút ánh nhìn của mọi người và kích thích được sự chú ý của người xem.
Đồ họa cũng có thể dùng để truyền tải thông tin của mình đến với mọi người
Thể hiện được những cái tôi và cá tính khác nhau của bản thân chứ không phải là một sản phẩm của trí tưởng tượng nữa.
Lương cho thiết kế đồ họa cũng không hề thấp tẹo nào.
V. Kết
Hi vọng những thông tin vê Art Director và những thông tin cơ bản trên đây đã có thể phần nào giúp bạn định hướng và hiểu rõ hơn về ngành nghề này.