Nhân viên thợ điện là một trong những công việc hot nhất hiện nay do nhu cầu sử dụng điện rộng khắp mọi ngành nghề, mọi khu vực. Vậy mô tả công việc nhân viên thợ điện là gì và cần làm gì để ứng tuyển nhân viên thợ điện?
Nhân viên thợ điện là việc làm phổ biến ở khắp các tỉnh thành trên cả nước bao gồm thợ kỹ thuật điện, điện lạnh, thợ điện nước, thợ điện dân dụng… Vậy mô tả công việc nhân viên thợ điện liệu có giống nhau không, việc làm nhân viên thợ điện có dễ tìm không và các yêu cầu khi ứng tuyển nhân viên thợ điện là gì? Hãy đọc bài viết của chúng tôi dưới đây để biết rõ hơn các thông tin trên nhé.
I. Nhân viên thợ điện là gì?
Nhân viên thợ điện là gì
Nhân viên thợ điện là gì? Đây là công việc của người thợ sử dụng các công cụ hỗ trợ, phụ tùng một cách chính xác và thành thạo để lắp đặt, thay thế, phục chế, sửa chữa các loại thiết bị sử dụng đến nguồn điện như đồ điện tử, điện lạnh, điện dân dụng…
II. Mô tả công việc của Nhân viên thợ điện
Mỗi ngành nghề đều có những việc làm khác nhau và nhân viên thợ điện cũng vậy, khi ứng tuyển nhân viên thợ điện, bạn cần biết về bản mô tả công việc nhân viên thợ điện sẽ có những ý chính như sau:
- Thực hiện thi công, lắp đặt hệ thống điện, nước công nghiệp trong các công trình lớn, nhỏ khác nhau.
- Bảo dưỡng, bảo trì, tu sửa các thiết bị điện của công ty hoặc của khách hàng yêu cầu.
- Đấu nối các thiết bị điện, nước trong tất cả các công trình được giao.
- Khắc phục các sự cố khẩn cấp một cách nhanh chóng, tối ưu khi có thông báo lỗi.
- Hoàn thành những công việc khác theo sự phân công của cấp trên.
- Thực hiện công việc theo yêu cầu thực tế trong cuộc sống.
- Nhận các đầu việc khác từ trưởng nhóm, trưởng dự án.
III. Các công việc chính của Nhân viên thợ điện
Các công việc chính của Nhân viên thợ điện
Việc làm nhân viên thợ điện thường đi làm tất cả các ngày trong tuần vì bất kỳ lúc nào xảy ra sự cố về kỹ thuật điện thì họ đều phải có mặt để khắc phục. Khi ứng tuyển nhân viên thợ điện, bạn sẽ được yêu cầu phụ trách những công việc sau:
- Phải đọc và phân tích bản thiết kế, sơ đồ của một bộ phận, máy móc hoặc một phần của thiết bị cần xử lý để xác định phương pháp sửa chữa, thay thế và hiểu được trình tự lắp ráp để xử lý các vấn đề liên quan.
- Xác định kích thước của các bộ phận, thành phần của máy móc, thiết bị, sử dụng những dụng cụ đo chuẩn để đảm bảo tính chính xác về kích thước đáp ứng được các thông số kỹ thuật.
- Vận hành các máy móc, thiết bị gia công kim loại để làm vỏ, phụ kiện cho sản phẩm.
- Kiểm tra các bộ phận của máy móc, thiết bị khi phát hiện vấn đề lỗi trên phần bề mặt sản phẩm.
- Sửa chữa, thay thế, hiệu chỉnh lắp ráp thủy lực và khí nén sao cho hợp lý nhất.
- Kiểm tra hiệu suất vận hành của các tổ hợp cơ điện, sử dụng thành thạo các dụng cụ để đo đạc, kiểm tra hiệu suất.
- Lắp đặt các bộ phận và phần cứng điện tử của các máy móc, thiết bị của công ty, sử dụng thiết bị hàn và dụng cụ cầm tay trong quá trình lắp đặt.
- Vận hành, thử nghiệm hoặc bảo trì thiết bị điện của công ty, của quy trình sản xuất.
- Phân tích, lưu giữ lại kết quả kiểm tra trên kho dữ liệu và chuẩn bị tài liệu bằng văn bản để báo cáo sau mỗi lần làm việc.
IV. KPI công việc với vị trí Nhân viên thợ điện
KPI của việc làm Nhân viên thợ điện là gì? Đây chính là các tiêu chí đánh giá mức độ hoạt động, làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng của nhân viên thợ điện. KPI của nhân viên thợ điện thường được đánh giá qua các tiêu chí sau:
- Tỷ lệ số vụ bảo hành, sửa chữa sản phẩm máy móc, thiết bị của công ty hoặc theo dịch vụ yêu cầu được giải quyết trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận các công việc và sản phẩm cần khắc phục.
- Số vụ phàn nàn của các phòng ban, khách hàng sau khi thực hiện xong dịch vụ sửa chữa điện.
- Số vụ phàn nàn của các phòng ban, khách hàng sử dụng sau khi thực hiện xong dịch vụ sửa chữa điện.
- Tỷ lệ các sản phẩm đạt chuẩn bảo hành, sửa chữa tại chỗ trong tổng số các sản phẩm được phân công phụ trách xử lý.
- Đạt chuẩn khung năng lực Nhân viên thợ điện mà doanh nghiệp đưa ra từ khi tuyển nhân viên thợ điện.
- Hoàn thành các công việc dịch vụ Kỹ thuật điện được phân công theo từng khách hàng hoặc từng loại hình sản phẩm.
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin dịch vụ kỹ thuật điện cho trưởng phòng kỹ thuật điện để cập nhật vào hệ thống dữ liệu các dịch vụ, sản phẩm, thiết bị, tài sản của công ty.
- Tinh thần làm việc nhóm, tích cực hỗ trợ, hợp tác với đồng nghiệp trong công việc và phối hợp nhịp nhàng với các phòng ban khác trong công ty.
V. Yêu cầu công việc của vị trí Nhân viên thợ điện
Yêu cầu công việc chính của Nhân viên thợ điện
Trong bản mô tả công việc nhân viên thợ điện, bạn sẽ thấy những yêu cầu của việc làm nhân viên thợ điện như sau:
- Tốt nghiệp hệ cử nhân ngành Kỹ thuật, chuyên ngành Điện, Điện tử, Viễn thông hoặc các chuyên ngành liên quan khác.
- Có hiểu biết về các hệ thống điện tử, có khả năng phát hiện, khắc phục và kiểm tra các sự cố về điện.
- Thiết kế các phương pháp thử nghiệm tối ưu nhất cho các thiết bị điện mới.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế mô hình mạch điện khác nhau.
- Có kỹ năng quản lý thời gian, quản lý dự án.
- Khả năng phân tích và tổng hợp thông tin, lập báo cáo quả nghiên cứu cho từng loại sản phẩm.
- Có tính tỉ mỉ, cẩn thận và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
VI. Những năng lực cần có để trở thành Nhân viên thợ điện giỏi
Để làm tốt việc làm nhân viên thợ điện chuyên nghiệp, bạn cần tích cực rèn luyện các kỹ năng sau:
- Khả năng định hướng chi tiết: Nhân viên thợ điện là người thực hiện và ghi chép các phép đo chính xác về kích thước sản phẩm điện tử.
- Tỉ mỉ, khéo léo trong công việc: Khi ứng tuyển nhân viên thợ điện bạn thường được hỏi về tính tỉ mỉ trong công việc để đáp ứng được yêu cầu xử lý các chi tiết nhỏ trong các thiết bị điện.
- Kỹ năng giao tiếp tốt: Việc làm nhân viên thợ điện yêu cầu kỹ năng giao tiếp để phối hợp làm việc cùng đồng nghiệp và khách hàng.
- Khả năng tư duy logic: Trong mô tả công việc nhân viên thợ điện là gì, ta thấy được tính phức tạp của các công việc mà họ phải làm, vì vậy yêu cầu nhân viên thợ điện giỏi phải có tư duy logic tốt.
- Kỹ năng tính toán: Đây là kỹ năng quan trọng giúp phân tích, thiết kế và xử lý sự cố trong các thiết bị điện.
- Am hiểu về cơ khí: Kỹ thuật viên điện chuyên nghiệp cần biết áp dụng lý thuyết và hướng dẫn của các kỹ sư cơ khí bằng cách tạo hoặc chế tạo các linh kiện mới cho máy móc và thiết bị công nghiệp. Việc làm nhân viên thợ điện yêu cầu phải có kinh nghiệm vận hành máy móc, thiết bị, bao gồm máy khoan, máy mài và máy tiện và một số máy móc khác trong quá trình sản xuất linh kiện.
VII. Bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên thợ điện
Câu 1: Bằng cấp của bạn là gì, bạn giỏi nhất về chuyên môn gì?
Câu 2: Chuyên môn của bạn trong công việc nhân viên thợ điện là gì: điện công nghiệp, điện dân dụng, điện cơ khi hay một chuyên ngành khác?
Câu 3: Bạn có từng sử dụng hoặc biết về phần mềm kỹ thuật điện nào không?
Câu 4: Dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều giống và khác nhau như thế nào?
Câu 5: Bạn biết máy biến áp là gì? Nêu công dụng của của máy biến áp trong việc làm thợ điện.
Câu 6: Máy phát điện là gì? Vai trò của máy phát điện với công việc nhân viên thợ điện là gì?
Câu 7: Bạn biết bao nhiêu công cụ để đo các thông số điện trong một mạch điện?
Câu 8: Hãy kể tên các dự án điện mà bạn đã thực hiện và nói về dự án bạn thành công nhất? Theo bạn, yếu tố quyết định sự thành công ở dự án đó là gì?
Câu 9: Theo bạn, nhân viên thợ điện muốn thăng tiến trong công việc cần phải có những kỹ năng gì?
Câu 10: Thử thách lớn nhất đối với bạn khi ứng tuyển nhân viên thợ điện là gì? Bạn đã chuẩn bị những gì để đi phỏng vấn?
VIII. Kết luận
Chúng ta vừa được tìm hiểu về việc làm nhân viên thợ điện và những công việc hàng ngày của họ. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn hiểu thêm về công việc khó khăn của những người thợ điện. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm việc làm thợ điện, hãy liên hệ ngay với 123job để được tư vấn thêm nhé!