Vị trí kỹ sư cơ khí trong ngành cơ khí là gì? Bản mô tả công việc của vị trí kỹ sư cơ khí như thế nào? Yêu cầu công việc và mức lương cũng như chế độ đãi ngộ dành cho vị trí kỹ sư cơ khí là gì? Hãy cùng 123job.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé
Hiện nay, xu hướng việc làm luôn thay đổi theo từng ngày tùy thuộc vào thị trường lao động cũng như nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Bên cạnh ngành công nghệ thông tin đang dẫn đầu xu hướng hiện nay thì ngành cơ khí với vị trí kỹ sư cơ khí cũng rất được ưa chuộng. Vậy vị trí kỹ sư cơ khí được hiểu như thế nào trong ngành cơ khí? Những công việc mà một kỹ sư cơ khí phải làm là gì? Bạn cần có những kỹ năng gì để có thể trở thành một kỹ sư cơ khí chuyên nghiệp? hãy cùng 123job.vn đi tìm hiểu những thông tin liên quan đến vị trí công việc kỹ sư cơ khí trong ngành cơ khí nhé.
I. Tổng quan về vị trí kỹ sư cơ khí
Tổng quan về vị trí kỹ sư cơ khí
Ngành cơ khí chính là một ngành truyền thống ở nước ta với nhiều cơ hội việc làm khác nhau. Kỹ sư cơ khí trong ngành cơ khí được dự báo là lĩnh vực bao hàm rất nhiều cơ hội việc làm khác nhau với mức thu nhập trung bình là khá cao so với các công việc khác ngoài ngành cơ khí. Và vị trí kỹ sư cơ khí chính là vị trí việc làm được săn đón hơn bao giờ hết với rất nhiều thông báo tuyển dụng kỹ sư cơ khí từ mới vào nghề đến tuyển dụng kỹ sư cơ khí chuyên nghiệp. Trong ngành cơ khí thì vị trí kỹ sư cơ khí có thể chúng ta đã nghe nói đến nhiều nhưng chưa chắc ai cũng hiểu rõ về vị trí này, đặc biệt là những kỹ sư cơ khí mới vào nghề. Đó là lý do vì sao bản mô tả công việc của vị trí kỹ sư cơ khí luôn là điều mà các ứng viên và nhà tuyển dụng quan tâm nhất.
Trong ngành cơ khí thì vị trí kỹ sư cơ khí chính là ngành có phạm vị hoạt động và ứng dụng lớn nhất nước ta hiện nay. Do đó, nhu cầu về nguồn nhân lực đối với ngành cơ khí mà đặc biệt là vị trí kỹ sư cơ khí chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt. Vậy trách nhiệm của vị trí kỹ sư cơ khí trong ngành cơ khí là gì? Đó chính là việc trực tiếp phân tích, nghiên cứu, thiết kế và cho ra đời các sản phẩm cơ khí mới như máy móc, thiết bị cơ khí, động cơ,... trong ngành cơ khí.
Ngoài những công việc trên thì khi làm ở vị trí kỹ sư cơ khí thì bạn còn phải thiết kế và trực tiếp điều hành, giám sát cũng như dõi theo tất cả các hoạt động có liên quan đến việc sản xuất thiết bị, máy móc trong các ngành công nghiệp khác nhau. Ngoài ra, vị trí kỹ sư cơ khí còn là người đóng góp công sức vào việc đưa các hệ thống máy móc vào phục vụ đời sống như thang máy, băng tải, thang cuốn,...
Xem thêm: Kỹ sư cầu đường và bản mô tả công việc
II. Bản mô tả công việc kỹ sư cơ khí
Bản mô tả công việc có lẽ là điều luôn được các ứng viên quan tâm nhất khi nhìn thấy bất kỳ tin tuyển dụng nào và vị trí kỹ sư cơ khí ngành cơ khí cũng không phải ngoại lệ. Bản mô tả công việc luôn là tài liệu thể hiện và bao hàm những thông tin giúp ứng viên hiểu rõ hơn về công việc trước khi quyết định nộp hồ sơ ứng tuyển. Trong bản mô tả thông việc thường sẽ bao gồm các thông tin sau đây: mô tả công việc, yêu cầu công việc, mức lương, quyền lợi, cách thức ứng tuyển, thời gian làm việc,...
Đối với bản mô tả công việc vị trí kỹ sư cơ khí thì cả nhà tuyển dụng và ứng viên nên nắm rõ tất cả những thông tin có trong bản mô tả công việc. Đối với các nhà tuyển dụng thì những thông tin có trong bản mô tả công việc vị trí kỹ sư cơ khí ngành cơ khí sẽ giúp họ dựa vào để thiết kế JD hoàn chỉnh cho công ty. Còn đối với ứng viên thì sẽ giúp họ biết chắc chắn có nên ứng tuyển cho vị trí kỹ sư cơ khí hay không?
1. Thiết kế, gia công lắp đặt
Thiết kế gia công lắp đặt
Đối với vị trí kỹ sư cơ khí thì việc tạo ra các sản phẩm mới hay góp phần tạo ra các sản phẩm mới là vô cùng cần thiết. Các doanh nghiệp sản xuất thiết bị, máy móc hay các cơ sở chế biến,... có nhu cầu tuyển dụng vị trí kỹ sư cơ khí để hỗ trợ họ trong công tác này. Kỹ sư cơ khí ngành cơ khí sẽ phải trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng các bản vẽ thiết kế sản phẩm. Tùy vào mô hình doanh nghiệp thì vị trí kỹ sư cơ khí có thể là cá nhân trực tiếp thi công sản xuất hoặc chỉ đạo các công nhân, nhân viên kỹ thuật cơ khí tiến hành thi công sản phẩm. Và cuối cùng là thực hiện lắp đặt các sản phẩm mới cho các khách hàng của doanh nghiệp và cho chính doanh nghiệp.
Trách nhiệm đầu tiên này của vị trí kỹ sư cơ khí được thể hiện qua các nhiệm vụ sau đây:
- Trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng, thiết kế các bản vẽ sản phẩm, thực hiện đọc bản vẽ, bóc tách các bản vẽ,... trên cơ sở yêu cầu của khách hàng hoặc trên nhu cầu thực trạng của doanh nghiệp sản xuất.
- Tùy vào cơ cấu nhân sự của doanh nghiệp mà vị trí kỹ sư cơ khí ngành cơ khí có thể là người trực tiếp tham gia vào quá trình thi công sản phẩm hoặc vị trí kỹ sư cơ khí sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn và quản lý quá trình gia công nhằm hoàn thiện sản phẩm, đảm bảo đúng với yêu cầu từ thiết kế của ngành cơ khí.
- Vị trí kỹ sư cơ khí sẽ trực tiếp tham gia hoặc chỉ đạo kỹ thuật viên thực hiện quá trình lắp đặt, vận hành, chạy máy kiểm tra và nghiệm thu những máy móc, sản phẩm mới.
Để đảm bảo được trách nhiệm này trong ngành cơ khí thì vị trí kỹ sư cơ khí phải có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, có kỹ năng kỹ thuật, am hiểu và biết cách sử dụng các phần mềm thiết kế kỹ thuật để ứng dụng trong quá trình xây dựng bản vẽ, bóc tách bản vẽ và trình chiếu bản vẽ kỹ thuật.
2. Lắp đặt trực tiếp vận hành các thiết bị
Lắp đặt trực tiếp vận hành các thiết bị
Trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và chế biến thì vị trí kỹ sư cơ khí không chỉ là người phụ trách công tác thiết kế mà còn phải chịu trách nhiệm trong quá trình lắp đặt, vận hành và ứng dụng các sản phẩm đó để phục vụ cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp trong ngành cơ khí. Vì là người tạo ra sản phẩm cơ khí nên vị trí kỹ sư cơ khí là người hiểu rõ những chức năng, thông số kỹ thuật và cách vận hành những sản phẩm đó hơn ai hết. Vị trí kỹ sư cơ khí chính là cá nhân trực tiếp lập kế hoạch cho sản phẩm đi vào hoạt động, hướng dẫn các công nhân sử dụng và thực hiện việc quan sát để tìm ra những vấn đề rủi ro.
Những nhiệm vụ cụ thể của một vị trí kỹ sư cơ khí đối với trách nhiệm này là như sau:
- Thứ nhất, đảm bảo nhiệm vụ lắp đặt trực tiếp cho các công trình công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp,... các máy móc, dây chuyền sản xuất và các thiết bị đã sản xuất trước đó. Vị trí kỹ sư cơ khí cần đảm bảo công tác lắp đặt đúng quy trình, đúng kỹ thuật, và cam kết về an toàn lao động trong quá trình lắp đặt sản phẩm.
- Thứ hai, vị trí kỹ sư cơ khí sẽ trực tiếp đảm bảo công tác giám sát, điều hành, quản lý và theo dõi quá trình vận hành, đảm bảo quá trình vận hành diễn ra thuận lợi và phát hiện kịp thời các sự cố.
3. Bảo dưỡng, bảo trì máy móc cơ khí
Bảo dưỡng bảo trì máy móc cơ khí
Trong ngành cơ khí thì vị trí kỹ sư cơ khí cần đảm bảo những sản phẩm được tạo ra trước đấy được ứng dụng và vận hành một cách suôn sẻ. Máy móc và thiết bị là các tác nhân tác động trực tiếp vào hoạt động sản xuất và phát triển của doanh nghiệp. Nhiệm vụ mà một vị trí kỹ sư cơ khí sẽ phải làm bao gồm như sau:
- Thứ nhất, vị trí kỹ sư cơ khí phải là người trực tiếp kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện các lỗi, các hư hỏng. Tham gia vào quá trình sửa chữa hoặc trực tiếp chỉ đạo phương án sửa chữa cũng như điều phối nhân sự thực hiện.
- Xây dựng và thiết lập các kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng và thực hiện triển khai kế hoạch này cho các thiết bị.
4. Nghiên cứu và đưa ra các đề xuất cải tiến
Nghiên cứu và đưa ra các đề xuất cải tiến
Với vai trò là người có chuyên môn và trình độ cao nhất thì vị trí kỹ sư cơ khí không chỉ là người trực tiếp tạo ra các sản phẩm cơ khí mà còn là người chịu trách nhiệm cập nhật, cải tiến và tìm ra phương án, giải pháp hay phương thức mới, đảm bảo hệ thống thiết bị hoạt động hiệu quả nhất. Trên cơ sở đó thúc đẩy quá trình sản xuất diễn ra một cách ổn định và nhanh chóng nhất. Các vấn đề về cải tiến được đúc kết từ quá trình mà vị trí kỹ sư cơ khí phải nghiên cứu, cũng như học hỏi thường xuyên các công nghệ kỹ thuật hiện hành.
Nhiệm vụ cụ thể bao gồm:
- Thực hiện các nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu trên tinh thần chủ động và đưa ra các đề xuất, ý kiến tham mưu nhằm cải tiến hoạt động của các dây chuyền sản xuất, máy móc và thiết bị.
- Xây dựng các kế hoạch cụ thể để thực hiện triển khai các ý tưởng trước đó về nhân lực và vật lực.
5. Một số nhiệm vụ khác
Ngoài những trách nhiệm chính ở trên thì vị trí kỹ sư cơ khí còn phải làm những nhiệm vụ sau đây nữa:
- Đề xuất và tham mưu cố vấn những gợi ý về các vấn đề liên quan đến kỹ thuật cơ khí, ngành cơ khí và công nghệ thuộc lĩnh vực ngành cơ khí.
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, phối hợp với bộ phận nhân sự để tiếp nhận, hướng dẫn và đào tạo tay nghề cho đội ngũ công nhân, nhân viên mới.
- Trực tiếp làm các báo cáo chi tiết về hoạt động thực hiện đột xuất hoặc theo định kỳ để báo cáo lên cấp trên.
Xem thêm: Kỹ sư R&D và cơ hội việc làm tại Việt Nam
III. Yêu cầu công việc đối với vị trí kỹ sư cơ khí
Yêu cầu công việc đối vưới vị trí kỹ sư cơ khí
Với bản mô tả công việc trên thì chúng ta thấy công việc, trách nhiệm của vị trí kỹ sư cơ khí là không hề nhẹ nhàng và đơn giản. Chính vì thế, các doanh nghiệp thường có những tiêu chí cụ thể khi tuyển dụng vị trí kỹ sư cơ khí để đảm bảo tìm được những ứng viên đáp ứng được các tiêu chí và phù hợp với vị trí kỹ sư cơ khí trong ngành cơ khí nhất. Những yêu cầu công việc của vị trí kỹ sư cơ khí cụ thể như sau:
- Có bằng cử nhân đại học trở lên với các chuyên ngành về kỹ thuật cơ khí, cơ khí - chế tạo máy,... hoặc một số ngành có liên quan.
- Ưu tiên những ứng viên đã từng có kinh nghiệm làm việc trong ngành cơ khí với các vị trí như kỹ thuật viên, kỹ sư,...
- Am hiểu các kiến thức về ngành cơ khí và có kỹ năng truyền tải tốt để phổ biến những kiến thức đó đến cho người khác
- Sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ thiết kế kỹ thuật như ProE, AutoCAD,... và tin học văn phòng
- Có kỹ năng giao tiếp, khả năng tư duy sáng tạo và logic
- Kỹ năng tính toán, nhạy bén với công nghệ, biết cách quan sát và giải quyết vấn đề nhanh chóng khi gặp sự cố
- Kiên nhẫn và chịu được áp lực cao
Xem thêm: Kỹ sư xây dựng là gì? Vì sao nên chọn nghề kỹ sư xây dựng?
IV. Mức lương và quyền lợi đãi ngộ của vị trí kỹ sư cơ khí
Mức lương và quyền lợi đãi ngộ của kỹ sư cơ khí
- Được tham gia làm việc ở môi trường hiện đại, có nhiều đồng nghiệp và cơ hội rèn luyện các kỹ năng mềm.
- Được hưởng các chế độ dành cho nhân sự tại doanh nghiệp
- Được tham gia đầy đủ các hình thức bảo hiểm dành cho người lao động cơ bản và cho những đối tượng lao động làm việc ở những ngành đặc thù
- Có nhiều cơ hội thăng tiến
- Mức lương phổ biến: 15 triệu đồng/tháng
- Mức lương trung bình: 9-30 triệu đồng/tháng
Xem thêm: Cẩm nang thiết kế CV nhân viên kỹ sư thiết kế
V. Kết luận
Như vậy, qua bài viết trên thì 123job.vn đã giúp mọi người tìm hiểu các kiến thức cơ bản liên quan đến vị trí kỹ sư cơ khí trong ngành cơ khí như bản mô tả công việc của vị trí kỹ sư cơ khí, yêu cầu công việc đối với vị trí kỹ sư cơ khí như thế nào, mức lương cũng như chế độ đãi ngộ dành cho vị trí kỹ sư cơ khí là gì,... Mong rằng bài viết có ích đối với những ai đang muốn tìm hiểu về vị trí kỹ sư cơ khí nói riêng và các vị trí việc làm khác trong ngành cơ khí nói chung.