Tự động hóa là ngành gì mà được nhiều bạn sinh viên quan tâm và tìm hiểu? Nếu là một sinh viên hiện đại, bạn cũng nên tìm hiểu về tự động hóa để hiểu về nhịp độ tăng trưởng của quốc gia.

Khi Việt Nam hội nhập thế giới bằng cách hợp tác với nhiều doanh nghiệp nước ngoài để nhận chuyển giao công nghệ. Nhờ có công nghệ mà có một số ngành liên quan đến lĩnh vực sản xuất hoặc khoa học kỹ thuật để áp dụng công nghệ tự động hóa. Vậy tự động hóa là gì? Tại sao Việt Nam lại có sự chuyển mình từ lao động phổ thông sang tự động công nghệ? Nếu một sinh viên muốn theo đuổi ngành tự động thì cần những kỹ năng gì?

I. Ngành Tự động hóa là gì?

Ngành tự động hóa được sinh ra từ nhu cầu tiêu dùng của con người với sự đòi hỏi về yêu cầu trong năng suất sản xuất công nghiệp. Máy móc thiết bị được thiết lập tự động hóa có thể sản xuất đồng loạt sản phẩm số lượng lớn thay vì sử dụng sức người với năng suất thấp hơn. Chính vì vậy, để đáp ứng được mọi nhu cầu của người tiêu dùng, tính năng tự động là vô cùng quan trọng trong kỹ thuật điều khiển. Vậy cuối cùng có thể nói, ngành tự động hóa được hiểu là quá trình sản xuất sản phẩm nhờ vào dây chuyền công nghiệp và sản xuất. 

1

Ngành tự động hóa

II. Tự động hóa là gì? Việc làm tự động hóa là gì?

Ngày nay, không chỉ công nghệ phần mềm mà tính năng tự động hóa cũng là một người bạn không còn xa lạ với con người. Tự động hóa được hiểu là một ngành công nghệ riêng biệt dựa trên hoạt động ứng dụng kỹ thuật cơ khí hiện đại để điều khiển tự động hoặc vận hành tự động toàn bộ quá trình sản xuất. 

Khi hiểu về ngành tự động hóa, chúng ta thường liên tưởng đến những việc làm tự động hóa nhàm chán do hầu hết công việc đều được sắp xếp theo một quy trình. Tuy nhiên, thực tế chưa hẳn như vậy? Đừng lầm tưởng rằng, việc làm tự động hóa sẽ gắn liền với việc đứng máy, chỉnh sửa máy, một kỹ sư tự động phải đảm bảo từ khẩu quản lý vận hành các thiết bị tự động của một dây chuyền sản xuất. 

Công việc liên quan đến việc làm tự động hóa như kỹ sư tự động hóa phải đảm bảo công việc về tự động mọi nhiệm vụ để theo dõi hệ thống. Song song đó, họ cũng là người khắc phục kịp thời để hệ thống hoạt động hiệu quả nhất. 

Xem thêm: CDO là gì? Vai trò quan trọng của giám đốc kỹ thuật số trong sản xuất

III. Triển vọng nghề nghiệp 

1. Vai trò tầm quan trọng của ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Ngành tự động hóa là một trong những lĩnh vực đang phát triển và có nhiều cơ hội nghề nghiệp. Tự động sẽ thay thế sức lao động của con người trong khâu vận hành sản xuất hàng hóa. Hãy thử tưởng tượng, nếu một nhà máy sở hữu nhân viên là những robot tự động hóa. Nhờ vậy, con người có thể sử dụng chất xám cũng như năng lực của mình để giám sát toàn bộ máy móc thiết bị chung. 

2

Vai trò của tự động hóa

Trên thực tế, vẫn chưa có nhà máy nào như vậy, tuy nhiên, với tốc độ phát triển tự động như hiện nay thì viễn cảnh ấy không còn xa. Con người không còn phải sử dụng sức lực tay chân để làm việc mà có thể sử dụng kinh nghiệm của mình để quản lý cũng như vận hành hoạt động của máy móc. Từ đó, có thể thấy vai trò quan trọng của những kỹ thuật viên trong kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.

2. Cơ hội nghề nghiệp của ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Ngành tự động hóa không còn quá xa lạ với chúng ta, vì vậy nó cũng đang được nhiều người nhắc đến với việc làm tự động hóa. Vì độ hot của ngành tự động hóa mà vị trí công việc kỹ thuật điều khiển và tự động hóa được con người chú trọng phát triển mạnh mẽ. Sinh viên ngành tự động hóa cũng có thể thử sức ở những vị trí như kỹ thuật điều khiển và tự động, giảng viên hoặc nghiên cứu sinh ngành tự động hóa,... 

Khi tốt nghiệp ngành tự động hóa, sinh viên có thể làm việc tại nhiều vị trí công việc khác nhau ở những công ty trong và ngoài nước. Song song đó, sinh viên cũng có thể làm những công việc liên quan đến kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ở nhiều thành phố khác nhau. 

3. Một số chức danh và công việc chuyên sâu của một Kỹ sư Tự động hóa trong công ty tự động hóa

Trong ngành tự động hóa, sinh viên có thể tham khảo một số vị trí công việc liên quan đến kỹ sư tự động trong một doanh nghiệp:

  • Kỹ sư thiết kế chịu trách nhiệm thiết kế hệ thống tự động hóa 
  • Kỹ sư lập trình ứng dụng cho hệ vi xử lý, PLC, CNC,...
  • Tư vấn nhằm đưa ra giải pháp phù hợp 
  • Kỹ sư điện tự động hóa chịu trách nhiệm vận hành bảo dưỡng 
  • Chuyên gia hệ thống với nhiệm vụ phân tích nhu cầu về hệ thống điện

Các kỹ sư kỹ thuật điều khiển tự động thường tham gia trực tiếp vào dây chuyền sản xuất sản phẩm như lắp ráp xe máy, dịch vụ cung cấp,... 

Xem thêm: Định hướng công việc hoàn hảo cho nhân viên chuyên ngành kỹ thuật

4. Lương của Kỹ sư tự động hóa

Mức lương cơ bản của một kỹ sư điều khiển và tự động rơi  vào khoảng 4 triệu đến 9 triệu tùy vào trách nhiệm. Cao hơn một chút khoảng 12 triệu và 14 triệu cho những vị trí bậc cao.

3

Mức lương cơ bản của nhân viên kỹ thuật điều khiển tự động

IV. Học tự động hóa ở đâu?

1. Những kiến thức người trong ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa phải học hay học tự động hóa những gì?

Nguồn kiến thức liên quan đến kỹ thuật điều khiển và tự động hóa bao những những thông tin về cơ khí, điện tử và công nghệ thông tin. Đây được xem là kiến thức nền tảng không thể thiếu với hệ thống tự động hóa hoạt động. Một số thuật ngũ cơ bản về ngành điện như TBA, ATS, SMT với nhiều kiến thức đa dạng. 

  • Kiến thức về kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 
  • Kiến thức về tự động hóa dây chuyền sản xuất 
  • Kiến thức về thiết bị tự động 

2. Học Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa hay tự động hóa và điều khiển hay học công nghệ tự động hóa ở trường nào?

Một số trường Đại học đang có tư vấn tuyển sinh ngành tự động hóa: 

Hà Nội:

TPHCM:

3. Ngành tự động hóa lấy điểm chuẩn bao nhiêu?

TRƯỜNGĐIỂM CHUẨN 2020
Đại học Bách Khoa Hà NộiTừ 23.43 điểm
Đại học Công nghiệp Hà Nội26 điểm (Toán > 9 điểm)
Đại học Bách khoa Tp.HCM26.75 điểm
Đại học sư phạm kỹ thuật Tp.HCM26 điểm
Đại học sư phạm kỹ thuật Đà Nẵng21.67 điểm

V. Ai là người phù hợp học kỹ thuật điều khiển và tự động hóa?

Với những định nghĩa cơ bản về kỹ thuật điều khiển tự động, chúng ta đã hình dung được cơ bản những thông tin cũng như việc làm tự động hóa liên quan. Để một sinh viên có thể tìm hiểu về tư vấn tuyển sinh ngành kỹ thuật điều khiển tự động, một số thông tin về tính cách nên được cân nhắc:

1. Đam mê với ngành kỹ thuật 

Để tham gia vào ngành kỹ thuật điều khiển tự động thì đương nhiên bạn phải là một người có niềm đam mê với kỹ thuật. Khối ngành kỹ thuật và tự động hóa không hề dễ dàng với bất cứ ai, vì vậy nếu không có sự đam mê và tính kiên trì thì bạn khó có thể chịu được áp lực của ngành này. Song song đó, với ngành kỹ thuật điều khiển tự động, sinh viên cần cân nhắc trường Đại học trong quá trình tư vấn tuyển sinh vì mỗi trường có một chất lượng giảng dạy khác nhau. 

4

Niềm đam mê cùng kỹ thuật công nghệ

2. Tư duy logic nhưng không thiếu sự sáng tạo 

Đối với ngành kỹ thuật điều khiển tự động, sinh viên khi nghe tư vấn tuyển sinh sẽ biết được ngành kỹ thuật này đòi hỏi cao về tư duy logic. Vì ngành học liên quan mật thiết đến chế tạo hệ thống nên khi có tư duy logic kèm theo tư duy sáng tạo, bạn sẽ có cơ hội phát triển nghề nghiệp tốt hơn. 

Tưởng chừng như với những công việc liên quan đến tự động hóa, kỹ thuật thì tư duy sáng tạo không cần thiết. Tuy nhiên, với những vị trí liên quan đến chế tạo và thiết kế hệ thống thì tư duy sáng tạo lại đặc biệt hữu ích hỗ trợ công việc của bạn. 

Xem thêm: Kỹ thuật điện là ngành gì? Tìm hiểu cơ hội trong ngành kỹ thuật điện

3. Cẩn thận, tỉ mỉ 

Với việc làm tự động hóa, sự cẩn thận tỉ mỉ được yêu cầu cao và được xem là yếu tố bắt buộc cho nhân viên kỹ thuật điều khiển tự động. Khi phải làm việc với một hệ thống tự động hóa hoàn toàn, nhiều người không quan tâm và bỏ qua lỗi nhỏ. Tuy nhiên, trong ngành kỹ thuật điều khiển tự động, dù là những chi tiết nhỏ cũng không được bỏ qua. 

4. Làm việc nhóm tốt 

Để làm việc và vận hành một hệ thống, kỹ năng làm việc nhóm vô cùng quan trọng và được nhắc đến khi tham gia tư vấn tuyển sinh. Không chỉ với công việc liên quan đến tự động hóa mà ở bất cứ vị trí nào, lĩnh vực nào, kỹ năng teamwork chính là chìa khóa của mọi sự thành công. 

5

Xây dựng kỹ năng mềm

“Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau” - một câu nói thể hiện rõ quan điểm về sự quan trọng của đội nhóm. Sẽ không có cá nhân nào có thể một mình làm hết tất cả mọi việc, vì vậy sự hỗ trợ từ những thành viên sẽ giúp bạn hoàn thành công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn và tốt hơn. 

5. Khả năng phân tích và xử lý vấn đề linh hoạt 

Không chỉ vậy, khi tư vấn tuyển sinh bạn cũng được nghe về yêu cầu liên quan đến khả năng phân tích và xử lý vấn đề. Kỹ năng xử lý tình huống cũng đặc biệt quan trọng trong kỹ năng mềm. Nó không chỉ hỗ trợ cho công việc về kỹ thuật điều khiển tự động mà còn hỗ trợ cho nhiều công việc khác. Kỹ năng này hỗ trợ bạn đảm bảo những quy tắc cụ thể trong từng doanh nghiệp. 

6. Kỹ năng quản lý tốt

Kỹ năng lãnh đạo và quản lý cũng không còn quá xa lạ với bất kỳ ai, đặc biệt là sinh viên. Dù làm việc hay theo đuổi lĩnh vực nào thì sinh viên đều cần quan tâm đến việc xây dựng kỹ năng mềm. Dù ở vị trí hay cấp bậc nào, kỹ năng leader cũng quan trọng, vì chúng ta không chỉ cần quản lý người khác mà còn phải quản lý chính mình. 

Sự lầm tưởng khiến cho nhiều nhân viên bỏ qua kỹ năng lãnh đạo khi chưa trở thành leader, tuy nhiên hãy nghĩ xa hơn, trong tương lai, chúng ta vẫn có nhiều cơ hội phát triển. Vì vậy, bất cứ ai cũng có thể rèn luyện kỹ năng leader để làm nền tảng cho sự thăng tiến trong tương lai.

Xem thêm: Nhân viên kỹ thuật - Những kỹ năng cần có của nhân viên kỹ thuật

VI. Kết luận 

Tự động hóa không còn lạ lẫm gì với sinh viên Việt Nam, tuy nhiên hoạt động tư vấn tuyển sinh ngành tự động không dễ dàng. Với những ngành nghề liên quan đến kỹ thuật, tự động hóa, chúng ta cần sinh viên có khả năng tư duy logic phục vụ cho việc xây dựng hệ thống để đạt được hiệu quả làm việc tốt hơn.