Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển là một vị trí vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn vững chắc. Vậy làm thế nào để ứng tuyển Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển thành công?
Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển là gì, công việc hằng ngày của vị trí trưởng phòng R&D liệu có nhàn hạ hay vất vả, ứng tuyển Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển như thế nào? Bạn đọc hãy cùng tôi đi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây về mô tả công việc trưởng phòng nghiên cứu và phát triển và những yêu cầu, kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết để trở thành trưởng phòng R&D xuất sắc nhé.
I. Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển là gì?
Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển là gì?
Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển là người đứng đầu bộ phận R&D của một công ty, doanh nghiệp bất kỳ. Trưởng phòng R&D là người chịu trách nhiệm về toàn bộ chiến lược phát triển của bộ phận R&D và là người điều hành mọi công việc diễn ra trong cả quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
II. Mô tả công việc của Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển
Mô tả công việc của Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển là gì?
Mô tả công việc của Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển có phần giống với nhân viên R&D, tuy nhiên việc làm Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển có phần bao quát và khó khăn hơn:
- Lên kế hoạch nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ theo yêu cầu, định hướng và chiến lược của công ty.
- Tìm kiếm và sáng tạo những ý tưởng mới phục vụ cho mục đích đa dạng hóa sản phẩm, kiểu dáng, chất lượng và phù hợp với giá cả thị trường.
- Cập nhật công nghệ mới để áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào nghiên cứu thiết kế sản phẩm và về cải tiến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ mới theo mục tiêu của công ty.
- Hoàn thiện, nâng cấp quy trình công nghệ, tối ưu điều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Theo dõi, giám sát toàn bộ quá trình sản xuất các sản phẩm mẫu.
- Tiếp cận, chăm sóc khách hàng hoặc phối hợp với bộ phận kinh doanh để nắm rõ trải nghiệm người dùng từ đó đưa ra các giải pháp xử lý cần thiết.
- Quản lý và đưa ra các giải pháp kịp thời cho các dự án R&D về sản phẩm mới, sản phẩm cải tiến.
- Xem xét, cập nhật các tiêu chuẩn đầu ra về chất lượng, định mức sản phẩm, quy trình sản xuất… cho các sản phẩm, dịch vụ của công ty.
- Theo dõi và tổ chức các hoạt động, chức năng của Phòng R&D (bao gồm quản lý nhân sự, tổ chức đào tạo, tạo và theo dõi kế hoạch làm việc cho cả phòng…).
- Báo cáo tình hình hoạt động của Phòng R&D theo ngày, tuần, tháng hoặc theo yêu cầu cho ban Giám đốc Công ty.
III. Các công việc chính của Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển
Hiện nay có rất nhiều công ty đăng tuyển Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển với những bản mô tả công việc khá hoàn chỉnh bao gồm nhiều công việc cụ thể. Trong đó có thể kể đến việc lường trước được các rủi ro trong suốt quá trình hình thành và phát triển của công ty. Song song với đó, việc làm Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển là đưa ra các giải pháp đối phó với những rủi ro đã lường được để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, đem lại giá trị cuối cùng là lợi nhuận và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó bạn có biết vai trò của trưởng phòng nghiên cứu và phát triển là gì, đó là việc quản lý khu vực phát triển của toàn bộ ý tưởng sản phẩm, dịch vụ của công ty, tham gia vào hoạt động lãnh đạo và quản lý bộ phận R&D của doanh nghiệp. Việc làm Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển có nhiệm vụ thực hiện trách nhiệm của mình đối với phạm vi sản phẩm toàn cầu bao gồm các hoạt động phát triển lợi thế cạnh tranh và bảo vệ - tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ngoài ra, trong bản mô tả công việc Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển còn có những nhiệm vụ, vai trò quan trọng khác trong việc xác định các công nghệ có rủi ro cao, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của công ty nhưng lại đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, để tiến hành nghiên cứu và nâng cao công nghệ hiện có của doanh nghiệp.
Hơn nữa, trưởng phòng R&D cũng ngày càng trở nên quan trọng hơn trong quá trình lập chiến lược phát triển, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nên việc tuyển Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển hiện nay rất phổ biến. Việc làm Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển sẽ thẩm định chiến lược và công nghệ mới cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đôi khi, trong bản mô tả công việc Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển, họ còn là người phát triển truyền thông thương hiệu của doanh nghiệp và duy trì mạng lưới bên ngoài trong quá trình nghiên cứu và phát triển.
Nhìn chung, việc làm Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển là vị trí quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Trách nhiệm mà một trưởng phòng R&D cần thực hiện khá nặng nề, họ không chỉ làm nhiệm vụ của một người giám sát, quản lý, đánh giá dự án mà còn phải thực hiện rất nhiều những công việc chuyên môn R&D khác như những nhân viên nghiên cứu và phát triển bình thường.
IV. KPI công việc với vị trí Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển
KPI của việc làm Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển là gì? Đó là những chỉ tiêu đánh giá chất lượng công việc mà họ thực hiện trong suốt quá trình làm việc tại công ty. Cụ thể những chỉ số KPI của Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển là:
- Chỉ số Net Promoter Score – NPS đánh giá độ thiện cảm của khách hàng.
- Tỷ lệ First Pass Yield – FPY đo lường chất lượng đạt chuẩn của sản phẩm, dịch vụ ngay từ đầu.
- Chỉ số Customer Satisfaction Index đo lường mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Tỷ lệ Customer Retention Rate là tỷ lệ duy trì khách hàng của doanh nghiệp.
- Tỷ lệ Customer Complaints đo lường mức độ khiếu nại của khách hàng.
- Tỷ lệ Market Growth Rate đánh giá mức tăng trưởng của thị trường chung.
- Tỷ lệ Operating Expense Ratio – OER thể hiện các chi phí hoạt động trong doanh nghiệp.
V. Yêu cầu công việc của vị trí Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển
Yêu cầu công việc của vị trí Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển
Yêu cầu công việc của vị trí Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển thường khá cao, vì công việc của họ rất khó khăn nên cần rất nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống:
- Ít nhất 5 năm kinh nghiệm ở vị trí nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm hoặc vị trí QA của dự án. Ưu tiên cho các ứng cử viên đã có kinh nghiệm làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp Startup.
- Là kỹ sư có chuyên môn kỹ thuật, công nghệ và cập nhật công nghệ thông tin tốt.
- Có kỹ năng lãnh đạo đội, nhóm, tinh thần làm việc nhóm tốt và nhạy bén xử lý các công việc được giao. Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển cần khả năng làm việc độc lập, chịu áp lực công việc tốt, năng động sáng tạo và kỹ năng quản lý tốt.
- Tốt nghiệp bằng cử nhân chuyên ngành kỹ thuật trở lên.
- Ưu tiên ứng viên có hiểu biết về các quy định pháp luật liên quan đến việc ra mắt sản phẩm mới với thị trường.
VI. Những năng lực cần có để trở thành Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển giỏi
Việc làm Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển giỏi cần những năng lực đặc biệt để thăng tiến trong công việc:
- Thành thạo các kỹ năng tổ chức, quản lý, giám sát, hướng dẫn, hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch kinh doanh, tham mưu…
- Có kỹ năng thuyết trình, đào tạo, huấn luyện chuyên nghiệp.
- Có khả năng xây dựng kế hoạch, cải tiến các chính sách, quy trình sản xuất cũ, lạc hậu.
- Nhạy bén, cẩn trọng, có trách nhiệm cao và tinh thần quyết đoán trong xử lý công việc được giao.
- Khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, chịu áp lực cao, nhiệt tình trong công việc.
- Có khiếu thẩm mỹ tốt và biết tiếp thu ý kiến của mọi người.
VII. Bộ câu hỏi phỏng vấn Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển
Câu hỏi 1: Bạn đã từng là nhân viên nghiên cứu và phát triển ở đâu chưa?
Câu hỏi 2: Bạn đã biết gì về các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi chưa?
Câu hỏi 3: Bạn có ý tưởng gì mới cho thiết kế bao bì sản phẩm này của chúng tôi không?
Câu hỏi 4: Bạn có kiến thức gì về các hệ thống quản lý chất lượng như ISO; HACCP… hay chưa?
Câu hỏi 5: Sở thích đặc biệt của bạn là gì?
Câu hỏi 6: Bạn có tự tin nắm bắt xu hướng mới của ngành R&D?
Câu hỏi 7: Bạn sẽ làm gì nếu nhận thấy yêu cầu phát triển một sản phẩm của khách hàng không khả thi?
Câu hỏi 8: R&D và Application Engineer khác nhau như thế nào?
Câu hỏi 9: Theo bạn nên yếu tố nào là quan trọng nhất để phát triển một doanh nghiệp?
Câu hỏi 10: Hãy đưa ra cho chúng tôi một lý do để lựa chọn bạn?
VIII. Download bản mô tả công việc Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển
Download bản mô tả công việc Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển
IX. Kết luận
Như vậy, bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ nhất về bản mô tả công việc Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển và các việc làm cũng như yêu cầu cụ thể của vị trí quan trọng này. Chúng tôi hy vọng sau khi tham khảo bài viết của chúng tôi, bạn đọc sẽ có những định hướng cụ thể về đam mê cũng như công việc ổn định cho cuộc sống sau này. Chúng tôi chúc bạn thành công và may mắn!