Vị trí kinh doanh thuận lợi sẽ giúp cửa tiệm của bạn dễ dàng thu hút khách hàng. Vậy làm thế nào để có được mặt bằng kinh doanh ưng ý? Sau đây sẽ là những kinh nghiệm thuê mặt bằng kinh doanh giúp bạn có bàn đạp vững chắc khi khởi nghiệp.

Mặt bằng kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, bởi nó liên quan tới rất nhiều những yếu tố khác mà sức ảnh hưởng lớn nhất tới vốn và sinh lời. Nếu làm tốt, vốn sẽ sinh lời, nếu lựa chọn không đúng mặt bằng ắt sinh ra những thua lỗ. Vị trí kinh doanh thuận lợi sẽ giúp cửa hàng của bạn dễ dàng thu hút khách hàng và tăng lợi thế cạnh tranh. Vậy làm thế nào để có được được chỗ cho thuê mặt bằng ưng ý? Và cách làm hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh đúng quy định như nào? Trong bài viết này sẽ là những kinh nghiệm liên quan đến việc thuê mặt bằng kinh doanh, sẽ giúp bạn có bàn đạp vững chắc khi khởi nghiệp. Hãy theo dõi bài viết sau để có những lưu ý thiết thực nhất nhé!

I. Tìm hiểu khu vực, vị trí

Hôm nay 123job.vn sẽ giúp các bạn hiểu được tầm quan trọng của mặt bằng khi kinh doanh. Tại sao chúng ta phải thuê mặt bằng kinh doanh? Kinh doanh là buôn bán, là mối quan hệ trao đổi giữa người bán với khách hàng. Một địa điểm tốt, thuận lợi và có khả năng thu hút khách hàng chính là ưu tiên số 1 trong câu chuyện kinh doanh. Đừng đắn đo việc bạn phải bỏ ra số tiền khá lớn để thuê địa điểm đẹp thay vì thuê được nơi rẻ nhưng lại không bán được hàng. Hãy tự đặt câu hỏi cho mình rằng: Liệu khu vực này có phải là địa điểm khu vực tiềm năng? Nó có thu hút được khách hàng? Mặt bằng về đời sống của người dân xung quanh cao, thấp, hay trung bình? Có phù hợp với mặt hàng mà bạn kinh doanh? Nhìn chung, dù không quyết định được toàn bộ nhưng việc kinh doanh lại rất quan trọng việc đầu tư vị trí, địa điểm của mặt bằng kinh doanh.

Hay nói một cách đơn giản thì bạn cần phải xác định rõ được các khu vực mà bạn đã nhắm đến từ trước, thậm chí là cả đoạn đường cụ thể. Và hãy chắc rằng mặt bằng, địa điểm này phù hợp với mặt hàng mà bạn kinh doanh. Thêm vào đó là bạn nên dành thời gian để tìm hiểu về đối tượng khách hàng trước, tức là khách hàng tiềm năng của mặt hàng mà bạn sẽ kinh doanh. Từ đó bạn cũng xác định được khu vực tập trung lượng khách hàng tiềm năng đó dễ dàng hơn. Bởi thực tế mặt bằng kinh doanh sẽ xác định được lưu lượng khách hàng và đôi khi cả giá thuê mặt bằng, vì vậy các bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định lựa chọn thuê mặt bằng kinh doanh.

Nếu bạn tham gia kinh doanh trên cả những trang giao dịch thương mại điện tử thì có lẽ việc lựa chọn đơn vị vận chuyển cũng là một trong những vấn đề đáng chú ý. Và lúc này việc cần quan tâm thêm ngoài việc lựa chọn thuê mặt bằng kinh doanh thì các bạn cũng cần chọn nhà vận chuyển hợp lý nhất về giá cả và thời gian giao hàng là rất quan trọng đến thương hiệu. Hiện nay Viettel, giao hàng nhanh, giao hàng tiết kiệm… đã cho ra mắt ứng dụng giúp người dùng có thể biết được lịch trình di chuyển của đơn hàng của bạn đã đi đến đâu như tracking viettel. Như vậy việc lựa chọn thuê mặt bằng kinh doanh cũng cần chú ý thêm yếu tố thuận lợi cho việc có thể kinh doanh online để tận dụng cũng như nâng cao được doanh số bán hàng lên cao nhất có thể.

Tìm hiểu hiện trạng mặt bằng kinh doanh

Tìm hiểu hiện trạng mặt bằng kinh doanh

Xem thêm: Kinh nghiệm quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh dành cho startup

II. Sàng lọc các yếu tố liên quan để chọn mặt bằng kinh doanh

Để đầu tư và mở cửa hàng kinh doanh dù là mặt hàng hay bất kỳ lĩnh vực nào thì cũng cần phải có sự đầu tư không chỉ về mặt thời gian, công sức mà còn cả phần tài chính. Vì vậy việc vô cùng quan trọng sau khi lựa chọn được mặt hàng kinh doanh sẽ là bước chọn mặt bằng kinh doanh. Như bạn đã thấy rằng để có thể chọn ra được địa điểm phù hợp và thuận lợi cho việc kinh doanh về sau này không phải là chuyện ngày một ngày hai. Với nhà kinh doanh, đặc biệt là những người mới bắt đầu việc này cũng sẽ khó khăn hơn khá nhiều. Và để sàng lọc, bạn cần thu thập nhiều thông tin một cách chi tiết, tỉ mỉ. Chẳng hạn bạn đang cần tìm mặt bằng để kinh doanh Cafe, Oriflame, quán ăn... Vậy các thông tin liên quan đến thuê mặt bằng kinh doanh là gì? Hãy thực hiện theo ba khâu được 123job.vn thu thập từ nhiều chuyên gia kinh doanh chia sẻ nhé! 

1. Lọc thông tin nhân khẩu

Đối với khâu đầu tiên này thì bạn có thể hiểu đơn giản là mình cần tìm hiểu tình hình về dân cư tại khu vực đó, nhân khẩu ở đây chủ yếu là thuộc tầng lớp nào, nhiều nam hay nữ, già hay trẻ để xác định được nhu cầu thiết yếu, và quan trọng là tệp khách hàng tiềm năng của bạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số các nhân khẩu ở đây. Những sản phẩm bạn dự định kinh doanh liệu có phù hợp đối với xu hướng thị trường cũng như nhu cầu của người dân nơi đây hay không?

2. Lọc thông tin sản phẩm kinh doanh

Như trên đã nói, bạn cần phải hiểu rõ, để có sự tương quan giữa đối tượng khách hàng và hàng hóa mà bạn kinh doanh thì các bạn cũng cần phải nắm rõ được thông tin sản phẩm. Vì chẳng thể bán váy vóc trẻ trung tại khu vực có đại đa số người già sinh sống. Ngược lại, bạn lại chọn bán sản phẩm quần áo cho người cao tuổi khi khu vực đó chủ yếu là những hộ gia đình trẻ, có nhiều thanh niên. Hãy nhớ, sản phẩm kinh doanh cần phải phù hợp với tình hình nhân khẩu như vậy thì doanh số trong tương lai của bạn mới có thể đạt được ngưỡng như mục tiêu đã đề ra.

3. Lọc thông tin về những đối thủ xung quanh

Chúng ta biết rõ, nơi nào có dân cư thì ắt nơi ấy có kinh doanh và đương nhiên đối thủ của bạn cũng có thể thấy được lợi thế cũng như tiềm năng của khu vực. Như vậy, dù bạn kinh doanh lĩnh vực hay mặt hàng gì đi nữa thì cũng sẽ có đối thủ cạnh tranh xung quanh khu vực mà bạn lựa chọn thuê mặt bằng kinh doanh. Và theo như các chuyên gia kinh doanh thì bạn cần phải xác định được hai vấn đề.

Một là khu vực này chưa có ai kinh doanh mặt hàng mà bạn đang muốn kinh doanh, bạn sẽ là người đặt viên gạch đầu tiên vào đó và sẽ dễ thành công. Tuy nhiên, trước khi suy xét điều đó thì bạn cũng cần tìm hiểu lý do vì sao chưa có ai kinh doanh mặt hàng đó khu vực này, liệu nó thực sự phù hợp với nhân khẩu sinh sống tại khu vực này không. Hai là, dường như mọi thứ tại đây đã khá đầy đủ, nhưng đừng nản, hãy phân tích các đối thủ của mình. Phân tích là bước giúp bạn tìm ra và có những cải thiện hơn hẳn đối phương. Hãy thăm dò, xem xét xem những điểm mạnh và điểm hạn chế của các hộ kinh doanh đối thủ và từ đó rút ra được những bài học bổ ích cho mình. Đồng thời bạn cũng sẽ đưa ra chiến lược kinh doanh hoàn hảo hơn.

Xem thêm: Những câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng cho giới trẻ

III. Tìm hiểu hiện trạng mặt bằng kinh doanh

Thực tế hiện nay trước khi lên kế hoạch kinh doanh thì có lẽ bạn cũng đã biết rằng sẽ lựa chọn nhà đã được xây sẵn hay là muốn thuê lại khu vực đất trống để về tu sửa lại rồi đúng không? Nếu phân tích ra thì hai hình thức cho thuê mặt bằng này đều mang lại những lợi ích khác nhau, ví dụ như việc thuê nhà có sẵn để làm cửa hàng thì tất nhiên sẽ không phải mất chi phí xây dựng cũng như tu sửa lại giống như thuê khu đất trống. Tuy nhiên, việc thuê khu đất trống thì giá sẽ lại rẻ hơn. Do vậy, các bạn cũng cần phải tính toán và lựa sao cho phương án sao cho phù hợp với tình hình tài chính và kế hoạch kinh doanh của bạn. Nhưng nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc kinh doanh những mặt hàng bán lẻ trước đó thì cũng có thể lựa chọn phương án cho thuê mặt bằng nhà sẵn để mở cửa hàng và tiết kiệm được khoản đầu tư ban đầu.

Việc bắt đầu kinh doanh cũng thường xuyên xảy ra khá nhiều rủi ro, nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì việc lựa chọn thuê mặt bằng kinh doanh có sẵn cũng là một cách để có thể giảm thiểu tối đa được những rủi ro. Trong trường hợp bạn vẫn tự tin lựa chọn khu đất trống để làm mặt bằng kinh doanh thì có lẽ bạn cũng nên tính toán thật kỹ những khoản chi phí cần phải sửa chữa trước khi đưa ra quyết định thuê.

1. Diện tích của mặt bằng kinh doanh

Nếu vấn đề diện tích khiến bạn đắn đo, thì bạn cần phải biết rằng việc diện tích nhỏ có thể giá thuê sẽ rẻ nhưng nó có thể không đủ không gian để bạn có thể trình bày được những mặt hàng bạn kinh doanh. Như vậy việc thu hút được sự quan tâm của khách hàng cũng trở nên khó khăn và đương nhiên nó sẽ phần nào tác động tiêu cực đến doanh số của bạn. Đối với vấn đề diện tích thì cũng cần phụ thuộc vào mặt hàng kinh doanh, nhưng bạn cũng nên xác định được diện tích và mặt tiền tối thiểu là bao nhiêu mét cả về chiều rộng lẫn chiều ngang. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ nhận diện và tâm lý mua hàng của người tiêu dùng. Vì khi bạn đặt địa vị vào khách hàng thì khi thấy cửa hàng có diện tích vừa đủ và những mặt hàng được trưng bày đẹp mặt thì tâm lý mua hàng cũng sẽ thấy thoải mái hơn.

Cho thuê mặt bằng kinh doanh

Cho thuê mặt bằng kinh doanh

2. Giá thuê của mặt bằng kinh doanh

Thực tế thì khi lên kế hoạch lựa chọn cho thuê mặt bằng kinh doanh thì có lẽ bạn cũng đã dành thời gian để nghiên cứu, khảo sát thị trường để dự đoán được mức giá thuê chung của khu vực đó. Ngoài ra, để chắc chắn được mức chi phí thuê mặt bằng kinh doanh thì bạn cũng có thể tìm hiểu thêm và dự trù về mức doanh thu cùng với chi phí hoạt động để thấy được mức có thể chi được cho việc thuê mặt bằng kinh doanh. Từ đó bạn cũng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn khu vực và khi biết được định mức thì bạn cũng sẽ tránh được những nơi không tiềm năng có mặt bằng kinh doanh rẻ, loại bỏ được những khu vực vượt quá ngân sách cho phép.

3. Mức độ nhận biết của mặt bằng kinh doanh

Lợi thế lớn nhất đối với bất cứ một cửa hàng hay mặt bằng kinh doanh nào chính là việc khách hàng có thể nhìn thấy cũng như nhận diện được từ xa. Tức là nó dễ nhìn, dễ gây sự chú ý với người qua lại và đương nhiên nó cũng hơn nhiều so với các vị trí khuất. Đôi khi việc lựa chọn nơi có lượng người lưu thông qua lại quá đông cũng sẽ là một trong các cách mà nhiều nhà kinh doanh lớn lựa chọn để làm nổi bật cửa hàng và chắc chắn sẽ có một lượng khách hàng khổng lồ.

Sự thuận tiện của vị trí mặt bằng kinh doanh luôn là một yếu tố đóng góp lớn cho sự phát triển kinh doanh của bạn, khi bạn chọn khu vực dễ dàng cho khách ghé qua thì dường như bạn cũng đã loại bỏ được những rào cản trong việc thu hút kiểu đối tượng khách “lười biếng”. Ngoài ra, bạn cũng cần phải nhận biết được một số yếu tố như vỉa hè có đủ để xe cho khách để, đủ bao nhiêu chỗ, và muôn vàn những vấn đề khác mà bạn cần quan tâm.

4. Thời hạn thuê mặt bằng kinh doanh

Có thể nói rằng thời hạn thuê mặt bằng trong hợp đồng thuê mặt bằng càng dài thì sẽ thuận lợi cho người cho thuê mặt bằng, bởi trước khi lựa chọn thuê mặt hàng kinh doanh thì bất cứ ai cũng dành thời gian nhiều để tìm hiểu và nghiên cứu nên có lẽ chỗ đó cũng sẽ không gặp vấn đề gì. Nhưng trong những trường hợp nơi đó có yêu cầu rất cao về vấn đề tiền cọc phải tỷ lệ thuận với thời gian thuê thì bạn cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, bạn cũng nên tính toán sao cho thời hạn thuê mặt bằng kinh doanh cần phải gấp đôi thời gian mà bạn có thể hoàn được vốn trở lên.

5. Hướng nhà (phong thủy) của mặt bằng kinh doanh

Để thuận lợi hơn trong việc kinh doanh thì bạn cũng đừng quên xem hướng phong thủy phù hợp với chính bạn. Đặc biệt bạn nên tránh những nơi cho thuê mặt bằng kinh doanh chính Tây có nắng chiếu trực tiếp mỗi khi buổi chiều đến. Thực tế thì bạn cũng đừng xem thường khi nắng chiếu vì nó dễ dàng làm cho cửa hàng của bạn luôn phải đóng kín hoặc là che chắn, như vậy sẽ bị mất tầm nhìn đối với khách hàng. Thêm vào đó nếu nắng chiếu cũng có thể chính là yếu tố làm hư hỏng những mặt hàng của bạn.

Ngoài ra người phương Đông chúng ta thường tin phong thủy,  nhất là đối với những nhà kinh doanh. Việc thuê mặt bằng kinh doanh nên tránh đi những hướng không tốt, hướng không phù hợp là cần thiết, bởi vì chính là “có kiêng có lành”. Và biết đâu nó cũng sẽ giúp cho việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn.

6. Tình trạng lối đi của mặt bằng kinh doanh

Lối đi không quyết định tới hiệu quả kinh doanh nhưng nó cũng có một chút phiền toái nếu cửa hàng phải có lối đi chung. Như vậy, cửa hàng sẽ rất khó kiểm soát hàng hóa vào buổi tối, khi đã đóng cửa. Bạn sẽ gặp khó khăn khi muốn bàn giao trách nhiệm quản lý tài sản cho những nhân viên quản lý.

Trong trường hợp này, nếu mà bắt buộc bạn phải chọn một mặt bằng như vậy. Bạn có thể lắp camera quan sát có đầu thu để thu lại toàn bộ hình ảnh 24/24. Ngoài ra, bạn có thể thiết kế thêm những tủ kệ có khóa để cuối ngày nhân viên cho toàn bộ hàng hóa vào vị trí này và khóa lại.

7. Thái độ chủ nhà

Chọn thuê mặt bằng kinh doanh cũng cần xem xét đến mức độ thiện chí của chủ nhà. Vì họ là một đối tác sẽ gắn bó trong suốt thời gian bạn làm kinh doanh tại vị trí đó. Mặc dù bạn có thể công chứng hợp đồng thuê mặt bằng và mọi thứ sau đó sẽ giải quyết theo những thỏa thuận “giấy trắng mực đen”. Tuy nhiên, trên thực tế thì lại không chỉ đơn giản như vậy.

Nếu hai bên mà “cơm không lành, canh không ngọt” thì bạn sẽ rất khó yên ổn làm ăn. Chẳng hạn, lỡ họ có ý định bán mảnh đất mà bạn đang thuê thì sẽ có nhiều rắc rối về sau. Do đó, hãy có những điều khoản thỏa thuận đền bù rõ ràng. Cũng cần lưu ý khi chủ nhà quá khó chịu hay quá xét nét về tiền bạc. Khi đó bạn phải cẩn thận với những điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng. Nhất là việc cải tạo mặt bằng và lộ trình tăng giá thuê.

Nếu được thì bạn nên cố gắng tạo mối quan hệ tốt nhất, được lòng chủ nhà. Đôi khi điều này quan trọng không kém so với những điều khoản ký kết hợp đồng. Bạn có thể thường xuyên trò chuyện, hỏi thăm sức khỏe hay biếu quà cáp. Khi họ yêu quý bạn, mọi vấn đề rắc rối phát sinh đều sẽ được giải quyết nhẹ nhàng, êm đẹp hơn.

Xem thêm: 5 vấn đề pháp lý cần biết để tránh phiền phức khi bắt đầu khởi nghiệp

IV. Nguyên tắc thương lượng khi thuê mặt bằng

1. Hãy dành thời gian thương lượng

Khi tìm được mặt bằng kinh doanh phù hợp thì đừng vội chấp nhận ngay giá của chủ nhà đưa ra. Nếu như họ thực sự muốn cho thuê thì họ sẽ chấp nhận thương thảo. Việc làm này sẽ giúp bạn tối ưu hơn về chi phí. 

2. Nguyên tắc “Đôi bên cùng thắng”

Hãy đàm phán những điều khoản trong hợp đồng một cách hợp lý nhất để hai bên cùng có lợi. Tạo điều kiện để chủ nhà và chính bản thân mình hài lòng, vui vẻ khi ký kết. Chẳng hạn, như việc bạn sẽ nâng cấp mặt bằng và trả tiền thuê gộp theo chu kỳ 3-6-12 tháng,…

Tránh trường hợp hết hạn hợp đồng mà chủ nhà không chịu ký tiếp. Hoặc khi không có được lợi ích thỏa đáng, có thể họ sẽ tìm cách phá rối để lấy lại nhà. Điều này sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều tới việc kinh doanh vì lúc này bạn đã có thương hiệu, có lượng khách quen và mọi thứ đang dần ổn định. 

3. Đừng để cảm xúc lấn át lý trí khi lựa chọn

Một kinh nghiệm thuê mặt bằng kinh doanh xương máu đã được rất nhiều người đúc rút là tuyệt đối tránh để cảm xúc chi phối mọi thứ. Nếu như mặt bằng tốt nhưng không hợp tiêu chí kinh doanh hoặc vượt quá ngân sách thì đừng do dự mà hãy mạnh dạn bỏ qua nó.

Xem thêm: Những ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần tránh khi khởi nghiệp

V. Làm hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh đúng quy định

1. 7 điểm phải có trong hợp đồng

Hợp đồng thuê mặt bằng bắt buộc cần phải có đủ 7 điểm sau: diện tích thuê, thời gian thuê, giá thuê, tiền cọc, khoản tăng giá hằng năm (nếu có), ngày bàn giao mặt bằng, hiện trạng mặt bằng lúc bàn giao.

2. Phải công chứng hợp đồng

Nên công chứng hợp đồng tại bất kỳ phòng công chứng tư nhân hoặc UBND cấp quận/huyện để đảm bảo được hiệu lực trước pháp luật. Công chứng viên sẽ xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của chủ nhà - bên cho thuê mặt bằng với mặt bằng cho thuê. 

3. Thỏa thuận các khoản chi phí trong quá trình làm hợp đồng

Bạn hãy thỏa thuận rõ những khoản phí liên quan trong hợp đồng như: chi phí công chứng, thời gian sửa chữa, cơi nới, sửa chữa (nếu có)… Nếu không am hiểu về pháp lý thì có thể nhờ đến luật sư hoặc những người đã có kinh nghiệm thuê mặt bằng kinh doanh trước đó soạn thảo sẵn mẫu hợp đồng cho bạn.

Xem thêm: Bật mí cách tính lương theo doanh số bán hàng giúp ích mọi doanh nghiệp

VI. Nguyên tắc: Không thỏa thuận với bất cứ vấn đề gì bạn còn thắc mắc

Nguyên tắc là “Không thỏa hiệp” luôn đúng trong mọi trường hợp. Nếu bạn cảm thấy mặt bằng không ổn hoặc còn nghi ngờ về vấn đề nào đó mà chưa được chủ nhà giải đáp cụ thể, có dấu hiệu của sự lấp liếm thì đừng tiếc mà hãy bỏ qua. Dành thêm thời gian tìm kiếm cho mình một mặt bằng kinh doanh khác lý tưởng hơn.

VII. Kết luận

Hy vọng với những kinh nghiệm thuê mặt bằng kinh doanh mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn tìm được vị trí mở cửa hàng phù hợp và có một bản hợp đồng thuê mặt bằng đúng mẫu. Chúc các bạn sẽ chọn được một nơi đắc địa cho việc kinh doanh của mình thêm hiệu quả!