Tùy tính chất công việc mà CV trợ giảng có thể được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Cách viết CV tiếng Anh chuyên nghiệp. Bài viết sau sẽ hướng dẫn từ A đến Z cách viết CV trợ giảng tiếng Anh.
Dù chỉ là vị trí trợ giảng tiếng Anh nhưng bạn vẫn cần đầu tư nếu muốn được nhận vào làm. Và bước đầu tiên trong quy trình đó chính là CV. CV luôn là thứ vô cùng quan trọng khi bạn muốn ứng tuyển vào mọi công việc nói chung và trợ giảng nói riêng. Tùy tính chất công việc mà CV trợ giảng có thể được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Bài viết sau sẽ hướng dẫn từ A đến Z cách viết CV trợ giảng tiếng Anh.
CV trợ giảng tiếng Anh nghe có vẻ phức tạp nhưng thật chất cũng giống với những CV thông thường. Với vị trí trợ giảng đặc biệt ví dụ như trợ giảng lớp Ngoại ngữ thì nên viết bằng tiếng Anh. Nhìn chung cách viết CV ứng tuyển trợ giảng tiếng Anh sẽ có những phần cơ bản sau:
I. Thông tin cá nhân (Personal Information)
Dù không phải là phần quan trọng nhất nhưng đây là phần không thể thiếu trong mọi CV. Thông tin cá nhân sẽ được đặt đầu CV trợ giảng tiếng Anh. Nội dung của phần này chủ yếu là để giới thiệu cho nhà tuyển dụng những thông tin cơ bản của ứng viên. Bạn cần nêu lên họ tên, năm sinh, địa chỉ hiện tại, số điện thoại liên hệ, email. Vì là cách viết CV bằng tiếng Anh nên hãy viết mọi thứ theo đúng chuẩn Anh ngữ.
Mẫu CV tiếng anh gợi ý
II. Học vấn (Education Background)
Tương tự như những CV khác, sau phần thông tin cá nhân sẽ là phần học vấn. Bạn hay liệt kê những thông tin liên quan đến quá trình học của mình. Trong phần này sẽ có ngành học, trường, khoa học, loại tốt nghiệp. Bạn có thể liệt kê nhiều thông tin miễn sao chúng có liên quan đến công việc trợ giảng của bạn. Lưu ý là nên đưa những ngành học nào đó chính, cốt lỗi sau đó mới đến những khóa học thêm (nếu có). Phần này để người tuyển trợ giảng tiếng Anh thấy được sự chuyên nghiệp và rõ ràng của bạn.
III. Kinh nghiệm làm việc (Experience)
Sau hai phần mở đầu trên, chính là phần quan trọng nhất trong cách viết CV – kinh nghiệm làm việc. Kinh nghiệm làm việc sẽ cho nhà tuyển trợ giảng tiếng Anh thấy quá trình làm việc, công tác của bạn từ trước đến nay. Người có kinh nghiệm làm việc dày dặn luôn được đánh giá cao. Nội dung trong phần này sẽ có tên công ty ban đang hoặc từng công tác, vị trí công việc, thời gian làm việc và những việc làm cụ thể mà bạn làm.
Với công việc trợ giảng tiếng Anh, đa phần ứng viên là sinh viên mới ra trường nên phần kinh nghiệm khá ít thậm chí, các bạn còn chưa từng làm việc chính thức ở đâu. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn có thể đưa nơi mình từng thực tập hoặc công việc cộng tác vào thay thế.
Ngoài ra, kinh nghiệm làm việc nên được liệt kê theo thứ tự thời gian ngược. Tức là từ những công việc mới nhất đến những việc cũ nhất.
Gợi ý phần kinh nghiệm làm việc
IV. Chứng chỉ và bằng cấp
Đối với cách viết CV xin việc trợ giảng tiếng Anh thì chứng chỉ và bằng cấp cũng là một trong những cách để tạo ấn tượng cho nhà tuyển tuyển trợ giảng tiếng Anh. Chứng chỉ và bằng cấp như là cách để khẳng định năng lực của bạn. Hãy liệt kê những chứng chỉ cũng như bằng cấp của bạn. Nhưng cần chú ý chỉ liệt kê những gì có liên quan đến công việc trợ giảng tiếng Anh của bạn.
Trên đây là những phần chính của CV trợ giảng tiếng Anh. Ngoài những phần trên còn có những phần phụ khách như mục tiêu nghề nghiệp, sở thích, giải thưởng, điểm mạnh và điểm cần khắc phục…
V. Mẫu CV tiếng Anh
Xin việc trợ giảng tiếng Anh nên đương nhiên, bạn cần sử dụng tiếng Anh để viết CV thuyết phục nhà tuyển trợ giảng tiếng Anh. Một bản CV tiếng Việt sẽ rất dễ bị “vứt sọt rác”. Chính vì vậy mẫu CV tiếng anh là vô cùng cần thiết đối với bạn.
Công việc trợ giảng tiếng Anh thường dành cho các bạn sinh viên còn đang trên ghế nhà trường hoặc mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm. Vậy, mẫu CV tiếng Anh của họ cần nêu bật điểm gì?
Câu trả lời là, CV cho trợ giảng tiếng Anh cũng gồm 5 phần chính như các mẫu CV theo ngành nghề thông thường.
1. Personal Details – Thông tin cá nhân
Bạn cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cơ bản sau:
- Full name – Họ tên đầy đủ
- Gender – Giới tính
- Date of birth – Ngày/tháng/năm sinh
- Phone number – Số điện thoại
- Address – Địa chỉ
- Email (email nghiêm túc)
- Portrait – Ảnh chân dung
Vì là CV bằng tiếng Anh nên bạn hãy viết mọi thứ theo đúng chuẩn Anh ngữ nhé.
2. Education – Trình độ học vấn
- University – Tên trường
- Time – Thời gian học
- Major – Chuyên ngành
- GPA – Điểm trung bình (nếu đã tốt nghiệp)
- Certifications – Giấy chứng nhận, chứng chỉ (IELTS, TOEFL, TOEIC sẽ là điểm cộng lớn cho bộ hồ sơ xin việc trợ giảng)
3. Working Experiences – Kinh nghiệm làm việc
Trong bản CV nhân viên kinh doanh, nhân viên kế toán hay bất kỳ mẫu CV tiếng Anh xin việc nào khác, hãy liệt kê những việc làm thêm, việc làm dự án, bất cứ hoạt động ngoại khóa, từ thiện, cộng đồng, khóa thực tập, khóa học bổ trợ nào liên quan tới ngành học của bạn và liên quan tới ngôn ngữ, tiếng Anh.
Tất cả nhằm mục đích cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người nhiệt huyết, năng động, hoàn toàn phù hợp với vị trí trợ giảng.
4. Skills – Kỹ năng
Một số kỹ năng bạn nên nhắc đến, đương nhiên bạn cũng phải thực sự sở hữu chúng ít hoặc nhiều chứ không phải “thêm vào cho đẹp”:
- Communication (giao tiếp)
- Presentation (thuyết trình)
- Decision-making (đưa ra quyết định)
- Planning (lên kế hoạch)
- Organizing (sắp xếp, tổ chức)
- Persuading (thuyết phục)
- Teamwork (làm việc nhóm)
- Computer (tin học)
- Time management (quản lý thời gian)
- Leadership (lãnh đạo)
- Teaching/ trainning (đào tạo)
- Negotiation (đàm phán)
5. Career Objectives – Mục tiêu nghề nghiệp
Mục này giúp nhà tuyển dụng kiểm tra tầm nhìn, chí tiến thủ, định hướng phát triển công việc của bạn đến đâu. Bạn nên đề cập tới những gì mà bạn đang hướng đến thành các mục rõ ràng theo tầm ngắn hạn, dài hạn.
6. Interests – Sở thích
Đây không phải là một mục chính nhưng nếu bạn biết cách viết khéo léo, nó sẽ khiến mẫu CV tiếng Anh, CV marketing hay các bản CV thông thường khác trở nên chất lượng, thu hút hơn.
Bạn không nên nêu ra những sở thích nhàm chán như watching TV, listening to music, shopping… vì chúng rất thiếu sự tương tác. Bạn cần liệt kê loạt hoạt động có liên quan, hỗ trợ cho cho công việc trợ giảng tiếng Anh bạn đang ứng tuyển, các hoạt động thể hiện bạn là người năng nổ, hòa đồng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể triển khai thêm các mục sau nếu có nhiều thông tin thú vị về bản thân để viết:
- Strengths and Weaknesses (Thế mạnh, điểm yếu)
- Achievements (Thành tựu)
- Research Experiences (Kinh nghiệm nghiên cứu)
- Extracurricular Activities (Hoạt động ngoại khóa)
VI. Một số điểm cần lưu ý
Khi áp dụng cách viết CV, để đảm bảo CV đúng chuẩn bạn cần chú ý những điều sau:
- CV luôn phải được trình bày ngắn gọn. Nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian nên nếu CV của bạn quá dài dòng rất dễ bị bỏ qua. Hãy dùng cách viết CV sao cho ngắn gọn, tập trung vào ý chính, không viết lan man.
- Hình thức CV nên trang nhã, không quá lèo loẹt gây khó chịu cho người xem
- Dù là CV tiếng Việt hay tiếng Anh cũng cần đảm bảo đúng chính tả. Nhất là công việc trợ giảng tiếng Anh thì yêu cầu này lại càng cao hơn. Hãy đọc thật kỹ để đảm bảo CV của mình không mắc bất kì lỗi ngữ pháp hay chính tả nào.
VII. Kết bài
Như vậy chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc thông tin chi tiết nhất về "Cách viết CV trợ giảng tiếng Anh "chuyên nghiệp nhất"?". Hy vọng bài viết đưa ra được những thông tin hữu ích nhất gửi đến bạn đọc. Chúc bạn thành công và tìm được công việc tốt nhất.